3. CHIÊM NGHIỆM ĐỂ NHẬN RA Ý CHÚA
Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe
được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi
ở chỗ nào. KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
1. “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!” (câu 13)
Đây là lời 10 người phong hủi kêu cứu Đức Giêsu, 10 người Do
thái với một người Samari, xưa nay là thù địch của nhau. Cả 10 mười
đểu bị phong hủi, bị đẩy ra vùng biên, bị loại trừ, chẳng ai thương xót.
Họ chạy đến với Đức Giêsu, mà họ tôn là THẦY, với tâm tình của
một môn đệ, theo cách ông Phêrô gọi Đức Giês, (xem Lc 5,5). Họ chỉ
còn biết chạy đến với Đức Giêsu –“Thiên Chúa-Cứu” và "Thầy-
Người dạy tôi sự Sống thật”. Nhớ lại đời mình, tôi đã chạy đến với
Chúa Giêsu khi nào, để làm gì? Cho tới hôm nay, thật sự Đức Giêsu
là ai cho tôi ? Vì sao tôi đi theo Ngài? Để được gì?
.....................................................................................................
.....................................................................................................
2. Người Samari “lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa... sấp mình
dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn.. Đức Giêsu mới nói: “Chín
người kia đâu ? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên
Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” Rồi người nói với
anh ta: Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”
(c.15…19)”.
Chỉ có một người Samari quay lại để (1) "lớn tiếng tôn vinh Thiên
Chúa”, (2) “sấp mình dưới chân Đức Giêsu”, (3) “tạ ơn. Một kẻ”
ngoại đạo. Anh trở lại với Đức Giêsu như thế nào?
lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa: vì hồng ân anh đã nhận được và
muốn cho mọi người biết ai đã làm ơn cho mình.
sấp mình dưới chân: anh nhận ra Đức Giê-su là Thiên Chúa, vì
hành vi này chỉ dành cho Thiên Chúa.
tạ ơn : vì anh biết ơn, và bày tỏ ra bên ngoài.
Tôi đã biết ơn Chúa Giêsu ở chỗ nào? và tạ ơn Chúa như thế nào?
.....................................................................................................
.....................................................................................................