VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - MƠ NGUYỄN -

 
Mo Nguyen
Fri, Jan 20 at 11:37 AM
 
 
 

 

               ĐÔI LỜI MỞ ĐẦU

 

Kính thưa Quý Vị Phụ Huynh,/

Cùng các Cháu Người Việt sinh trưởng tại ngoài Nước Việt Nam,/

 

 

Tôi xin hân hạnh giới thiệu với Quý Vị và các Cháu / một công trình Hướng Dẫn Học Đánh Vần Tiếng Việt đột phá / và hết sức hữu dụng cho mọi gia đình Người Việt ở ngoài Nước / có con cháu đang độ tuổi học trò./ Công trình này là kết tinh những sáng nghĩ,/ cùng với kinh nghiệm nghề nghiệp dạy Vietnamese as A Second Language,/ trong suốt 25 năm tôi hành nghề Giáo Viên Trung Học / và một năm Đại Học,/ trong Hệ Thống Chính Mạch (main stream) tại Melbourne,/ cho các học sinh hoàn toàn sinh trưởng tại Úc./ Trong suốt ¼ thế kỷ,/ chúng tôi cùng trong một Department of Languages,/ gồm các đồng nghiệp dạy Italian,/ Spanish và English as a Second Language,/ tôi đã học hỏi được rất nhiều phương pháp thực tập thực tiễn từ những bạn đồng nghiệp này./

 

Để duy trì ổn định được sĩ số học sinh Lớp 7 ghi danh học Tiếng Việt as A Second Language hằng năm tại trường chính mạch./ Các học sinh Lớp 8,/ Lớp 9 và Lớp 10 chuyền tai nhau về Phương Pháp Học Đánh Vần mà tôi trình bày trong video này./ Qua 25 năm tôi hành nghề LOTE Teacher,/ có hàng trăm,/ hàng ngàn học sinh non-Vietnamese đã học qua các phương pháp thực dụng như trong video này,/ các em đã cảm thấy rất tự tin,/ khi các em sử dụng nhuần nhuyễn được cả chùm chìa khóa hướng dẫn Đánh Vần Tiếng Việt khởi đầu quan trọng này,/ để phát triển bốn kỹ năng của bất cứ ngôn ngữ nào:/ Listening and Speaking Skills + Reading & Writing Skills./

 

Với lời cảm ơn chân thành,/ xin thân gửi đến người bạn hiền Nguyễn Khắc Thiệu đã tận tâm,/ tận lực giúp đỡ tôi hoàn chỉnh Công Trình Hướng Dẫn Học Đánh Vần Tiếng Việt này./

 

Bản thân tôi,/ được Chính Phủ và Người Dân Úc ban quyền định cư cho tôi nơi Quê Hương Mới,/ với hai bàn tay trắng /– Tôi được phép bảo lãnh gia đình đoàn tụ /- Tôi có cơ hội làm lại cuộc đời trên Quê Hương Thứ Hai / – Giờ đây tôi đã nghỉ hưu, / tôi xin chân thành chia sẻ lại những kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi,/ thân tặng lại cho những con cháu Người Việt sinh trưởng tại Úc và các thế hệ Hậu Duệ kế tiếp trong tương lai muốn cùng Cha Mẹ,/ Ông Bà tìm về nguồn: / như cây có cội, / như nước có nguồn:/ chính là 

 

   Ngôn Ngữ và Văn Hoá của Tổ Tiên Người Việt Nam có hơn Bốn Ngàn Năm Văn Hiến.

 

Ước mong và mến chúc Quý Vị phụ huynh dùng tài liệu hữu dụng này,/ để giúp các Cháu Người Việt sinh trưởng tại hải ngoại duy trì được tài sản vô giá là “Tiếng Việt còn – Nước Việt còn”.

 

CÁC VIDEO NHỎ TRONG LINK SAU ĐÂY LÀ NHỮNG BÀI HỌC THỰC HÀNH SOẠN SẴN - XIN QUÝ VỊ SUBSCRIBE ĐỂ CÙNG HỢP LỰC:

 

               https://www.youtube.com/channel/UCeuGpjo0blEX

 

                                                                                LOTE Teacher  Nguyễn Văn Mơ

***************************************************************************************************

Kính thưa Quý Vị Phụ Huynh có con cháu sinh ra ở ngoài Nước Việt Nam,

 
Sau đây tôi xin lần lượt gửi từ từ Công Trình Hướng Dẫn Học Tiếng Việt trích dẫn từ Electronic Booklet, / để cho Quý Vị Phụ Huynh của Trang Nhà chiaseloichua.org / tiện bề sử dụng trong gia đình, /giúp thăng tiến sự cảm thông,/ tạo không khí hài hòa giữa hai thế hệ Cha Mẹ và con cái đang ở tuổi thành niên / qua việc cùng nhau trau dồi song ngữ (bilingual).

                                                           NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

 

1. SO SÁNH VỀ PHỤ ÂM CUỐI:

 Trong Ngôn Ngữ Tiếng Việt, chúng ta không phát âm tám phụ âm cuối: - n; - ng; - c; - t ; - p; - ch; - nh; - m. Ví dụ: son; song song; Bắcbắt; mập; sách; nhanh nhanh; mâm.

Trong khi Tiếng Anh có 24 phụ âm đầu (initial consonants) và 24 phụ âm cuối (final consonants); nhưng với 24 phụ âm cuốitrừ bốn phụ âm sau đây không phát: throb, thumb, cab, mob, babe (beib); Allah (a-elơ); show (sơu); và nếu từ vựng nào có tận ....j.

Còn lại hai mươi phụ âm cuối (20 final consonants) sau đây có tận khác nhau đều phải phát âm đầy đủ: stop ( pờ); debt (tờ); dad (đờ); book ( kờ) ; bag (gờ); church (chờ); judge ( đờ-gi..ờ); staff (phờ); five (vờ); month (thờ); with (thờ); forests ( xờ); bees (dờ); push ( sờ); measure (gi..ờ); Mum (mờ); nun (nờ); sing (ngờ); will (lờ); far (rờ).

2.  SO SÁNH VỀ NGUYÊN ÂM:

Năm nguyên âm: a, e, i, e, u này cả hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh đều giống nhau.

Ngoại trừ 7 nguyên âm sau đây chỉ có trong Tiếng Việt: ă, â, ê, ô, ơ, ư, y.

Như vậy, Tiếng Anh chỉ có 5 nguyên âm, trong khi Tiếng Việt có thêm 7 nguyên âm nữa. Tổng cộng là 12 nguyên âm.

 3.  BỘ DẤU CỦA TIẾNG VIỆT:

Chỉ trong Tiếng Việt mới có 5 dấu: Sắc - Huyền - Hỏi – Ngã - Nặng. (Các từ vựng mang dấu Sắc & Ngã sơn đỏ, nhắc ta khi nói hoặc đọc phải lên giọng Các từ vựng mang dấu Huyền, Hỏi, Nặng sơn màu xanh da trời nhạt, nhắc ta khi nói hoặc đọc phải xuống giọng Còn 50% các từ vựng không mang năm dấu này giữ nguyên màu đen, nhắc ta khi nói hoặc đọc phải giữ nguyên bình giọng. )

Tôi mượn mặt hình người minh hoạ 5 dấu này, nhằm sinh động hoá bài học khi chúng ta thực tập:

 

Ps.

* Trên đây chỉ là phần lý thuyết

* Phần thực tập: Xin Quý Vị vào Link sau đây và chọn bài phù hợp:

                  https://www.youtube.com/channel/UCeuGpjo0blEX