VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - MƠ NGUYỄN

  •  
    Mo Nguyen

    Sau đây là phần giáo khoa trích tiếp theo từ Electronic Booklet: HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT, để cho các Độc Giả nào quan tâm và có nhu cầu tiện dụng:

    Vietnamese Alphabet 

      
     

     
    4. Về cách đọc 7 nguyên âm đặc biệt

    ă: đọc là á  ñ

    â: đọc là ớ  ñ

    ê: đọc là ê  ò

    ô: đọc là ô    ò

    ơ: đọc là ơ   ð

    ư: đọc là ư  ð

    Y: đọc kéo dài bằng hai (ii)ngắn ð

    5. So sánh Bảng Chữ Cái Tiếng Anh có 26 chữ cái

    Trong khi Bảng Chữ Cái Tiếng Việt có 29 chữ cái, gồm 12 nguyên âm và 17 phụ âm:a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.

     6. Về bốn bước đánh vần mỗi từ vựng Tiếng Việt:  

    bốn bước áp dụng khi thực tập đánh vần mỗi từ vững, buộc phải tuân theo qui tắc như sau:

    Bước 1: xướng âm một trong 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i/y, ô, o, ơ, u, ư.

    Bước 2: nối nguyên âm đó với một trong 8 phụ âm cuối: c, t, n, ng, m, p, ch, ng, nh tạo ra âm mới.

    Bước 3: lấy một trong 17 phụ âm đơn /đầu: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

    hoặc 11 phụ âm ghép / đầu: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, qu, th, tr. kết với hợp âm mới của Bước 1&2 làm thành vần, để chờ Bước 4, đánh dấu vào nguyên âm cho hoàn tất từ vựng đó.

    Bước 4: buộc phải đánh dấu vào nguyên âm đơn - Nếu có hai nguyên âm: dấu 95% đánh vào nguyên âm thứ nhất Nếu có ba nguyên âm: dấu 99% đánh vào nguyên âm giữa. 

     

    HƯỚNG DẪN THỰC TẬP 1: DẤU SẮC & DẤU HUYỀN BẰNG CỬ ĐIỆU:

    * Giơ tay phải lên trên mắt phải - kéo chéo xuống bên trái ngay trái tim - vừa kéo vừa nói SẮC.

    * Giơ tay trái lên trên mắt trái - kéo chéo xuống bên phải ngay lá phổi bên phải - vừa kéo vừa nói HUYỀN.

    * Nhắm mắt lại - chầm chậm vừa vẽ trong tưởng tượng-vừa nói SẮC - HUYỀN

    * Mở mắt ra - một người làm cử động - người kia nói to tên dấu SẮC hoặc HUYỀN ra.

    * Đổi phiên cho nhau - người kia bây giờ làm cử động - người làm cử động trước đây bây giờ nói to tên dấu SẮC hoặc HUYỀN ra.

    * Dùng một tờ giấy trắng A4 vẽ 20 vòng tròn nhỏ - dùng bút vừa vẽ vào mỗi vòng tròn, vừa nói tên DẤU SẮC hoặc DẤU HUYỀN vào đúng vị trí bên mắt phải cho DẤU SẮC và bên mắt trái cho DẤU HUYỀN.

    HƯỚNG DẪN THỰC TẬP 2: DẤU NGÃ & DẤU HỎI BẰNG CỬ ĐIỆU

    * Giơ tay phải lên ngang sống mũi - vẽ tưởng tượng một cái móc câu thấp hơn giữa hai dấu sắc và dấu huyền - vừa vẽ, vừa nói HỎI

    * Giơ tay phải lên trán - vẽ tưởng tượng một cái móc hai đầu ngược nhau, ngay trên trán, cao hơn giữa hai dấu sắc và dấu huyền - vừa vẽ, vừa nói NGÃ.   

    * Nhắm mắt lại - chầm chậm vừa vẽ trong tưởng tượng vừa vẽ, vừa nói HỎI.   Vừa vẽ, vừa nói NGÃ

    * Mở mắt ra - một người làm cử động - người kia nói to tên dấu NGÃ hoặc HỎI ra.

    * Đổi phiên cho nhau - người kia bây giờ làm cử động - người làm cử động trước đây bây giờ nói to tên dấu NGÃ hoặc HỎI ra.

    * Dùng một tờ giấy trắng A4 vẽ 20 vòng tròn nhỏ - dùng bút vừa vẽ vào mỗi vòng tròn, vừa nói tên DẤU NGÃ hoặc DẤU HỎI vào đúng vị trí giữa hai mắt phải và mắt trái cho DẤU HỎItrên trán, giữa hai con mắt cho DẤU NGÃ.

    HƯỚNG DẪN THỰC TẬP 3: DẤU NẶNG BẰNG CỬ ĐIỆU

    * Nắm tay phải lại đập nhẹ vào cằm - vừa đập, vừa nói NẶNG

    * Dùng ngón tay trỏ bên phải chỉ ngay vào cằm - vừa chỉ, vừa nói NẶNG.   

    * Nhắm mắt lại - chầm chậm dùng ngón tay trỏ bên phải rờ vào cằm - vừa rờ, vừa nói NẶNG

    * Mở mắt ra - một người chỉ vào cằm - người kia nói to tên dấu NẶNG.

    * Đổi phiên cho nhau - người kia bây giờ rờ vào cằm - người này nói to tên dấu NẶNG.

    * Dùng một tờ giấy trắng A4 vẽ 20 vòng tròn nhỏ - dùng bút vừa chấm vào đúng vị trí cái cằm trong mỗi vòng tròn, vừa chấm, vừa nói tên dấu NẶNG.

     Ghi chú:

    Thực tập càng nhiều lần, càng nhập tâm và khi đã thành phản xạ rồi sẽ giúp cho việc đánh vần tiến bộ rất nhanh.

    Hai người đứng đối diện với nhau, người này nói tên bất ngờ của một trong 5 dấu - người kia phải vẽ bằng cử động tạo ra hình ảnh đúng của dấu đó. Cứ thế thay phiên nhau làm càng làm nhiều lần càng tốt.

    Bốn dấu: sắc - huyền - hỏi - ngã lúc nào cũng phải đánh trên đầu nguyên âm.

     Ví dụ: á, à, , ã (dấu sắc và ngã sơn đỏ/ nhắc phải lên giọng) (dấu

    huyền và hỏi sơn màu xanh da trời nhạt/ nhắc phải xuống giọng)

    Chỉ có dấu nặng buộc phải đánh dưới nguyên âm:

    Ví dụ: ạ (dấu nặng cũng sơn màu xanh da trời nhạt/ nhắc phải xuống giọng)

    Trong Tiếng Việt có 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư.

                                   Luật đánh dấu ở trên áp dụng cho tất cả 12 nguyên âm:

     Khi một từ có hai nguyên âm, 95% các dấu phải đánh vào nguyên âm đầu. Ngoại trừ 5 nguyên âm đôi sau đây phải đánh dấu vào nguyên âm thứ hai.

    Ví dụ: bưc (step), biết (to know), Hun (Proper Name), quì (to kneel down), mun (to want).

     Khi một từ có ba nguyên âm, 99% các dấu phải đánh vào nguyên âm giữa. Ngoại trừ chỉ có một chùm ba nguyên âm đặc biệt sau đây phải đánh dấu vào nguyên âm thứ ba

    Ví dụ: Nguyn (Family name), Huyến (Proper Name). truyn, chuyn, Huyn (words).

    GHI NHỚ

     

    4 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã

    đánh trên nguyên âm - trừ dấu nặng phải đánh dưới nguyên âm.

     

    CÁC VIDEO NHỎ TRONG LINK SAU ĐÂY LÀ NHỮNG BÀI HỌC THỰC HÀNH SOẠN SẴN - XIN QUÝ VỊ SUBSCRIBE ĐỂ CÙNG HỢP LỰC:

     

                   https://www.youtube.com/channel/UCeuGpjo0blEX

     

     LOTE Teacher  Nguyễn Văn Mơ