VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH -THIÊN NHÂN HỢP NHẤT

  •  
    Hung Dao
     
    Mon, Sep 7 at 9:09 AM
     
     
     

    Bàn về ý nghĩa của “Thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa truyền thống

    Minh Huệ Net
     
     

    Văn hóa Hoa Hạ là văn hóa Thần truyền, tư tưởng Thiên – Nhân hợp nhất là cốt lõi của tinh thần nhân văn truyền thống Trung Quốc, luôn chiếm vị trí chủ đạo trong văn hóa truyền thống, đối với các lĩnh vực như luân lý đạo đức, quan niệm giá trị, ý thức thẩm mỹ… đều có ảnh hưởng rất sâu xa.

    “Thiên – Nhân hợp nhất” là lấy “quan hệ giữa Trời và Người” làm trung tâm để xem xét vấn đề nhân sinh và vũ trụ, đó là một loại thế giới quan và vũ trụ quan, là cảnh giới cao cả mà con người theo đuổi, là nơi trở về và cội nguồn tư tưởng của quan niệm truyền thống. Nội hàm của “Thiên – Nhân hợp nhất” rộng lớn tinh thâm, những ghi chép trong sử sách có bao hàm những nội dung sau:

    Quan sát Đạo Trời, thực hành ý Trời

    Trong con mắt của người xưa, vũ trụ là một vũ trụ của sinh mệnh, “Đạo” là cội nguồn của vạn vật, là nguồn gốc của sinh mệnh. Thế gian vạn vật biến đổi muôn ngàn chỉ trong nháy mắt, duy chỉ có Đạo Trời là vĩnh hằng bất biến. Lão Tử nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”, đã nói rõ quan hệ giữa con người và tự nhiên, đã cho thấy vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều phải tuân theo đặc tính vũ trụ và quy luật vận hành sống động không ngừng nghỉ của nó. “Quan sát Đạo của Trời, thực hiện theo ý chỉ của Trời”, đã nói rõ nguyên tắc làm người và xử sự, tức là hành vi con người cần phải thuận theo Đạo Trời, khiến toàn bộ thân và tâm của bản thân thống nhất với Đạo Trời, tự nhiên, thì mới có thể bao dung được hết thảy, thiên hạ sẽ quy về, thì mới có thể lâu bền được.

    Sách Trung Dung viết: “Thế nên Trời sinh ra con người, ban cho khí để thành hình, lại ban cho lý để thành tính. Thế nên phép Trời là to lớn khởi đầu, hanh thông, lợi ích và chân chính (nguyên, hanh, lợi, trinh), mà tứ thời ngũ hành thiên biến vạn hóa, không điều gì là không từ phép Trời mà sinh ra. Phép tắc ở con người chính là Nhân Nghĩa Lễ Trí, mà lý của tứ đoan ngũ điển, vạn sự vạn vật, không điều gì mà không được bao hàm ở trong đó”. Đây chính là Đạo vô xứ bất tại (Đạo không nơi nào mà không có), ở trên trời thì là Đạo Trời, ở dưới đất thì là Đạo Đất, ở con người là Đạo con người. Đem nguyên hanh lợi trinh của Đạo Trời, tức sinh trưởng toại thành và ngũ thường của Đạo con người là Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín thống nhất lại. Đồng thời còn cho rằng trong hành vi hậu thiên của mình, con người chỉ có chuyên tâm nắm chắc cái thiện của bản tính tiên thiên của con người thì mới có thể thuận theo Đạo Trời mà hưng thịnh, chỉ có thể thuận ứng theo phép tắc tự nhiên, yêu người yêu vật thì mới có thể đạt được Thiên – Địa – Nhân hòa thành nhất thể, mới có thể sinh trưởng không ngừng nghỉ.

    Trong Lễ Ký có viết: “Chân thành là Đạo của Trời, truy cầu chân thành là Đạo của con người”. Đổng Trọng Thư đời Hán nói: “Giữa con người và Trời, hợp lại thành một thể”. Đó đều là những chuẩn mực của những người khéo tu Đạo thời cổ đại.

    Trước tiên đề ra là con người hợp với Trời chứ không phải Trời hợp với con người; là Trời và con người hài hòa chứ không phải là ‘nhân định thắng Thiên’. Nghiêm khắc tuân theo Đạo Trời, nguyên tắc “trợ giúp sự tự nhiên của vạn vật” một cách lý tính, tự giác cao độ, đạt được “Hợp đức cùng Trời Đất, hòa quang cùng Nhật Nguyệt, hợp trật tự cùng tứ thời”. “Dĩ đức phối Thiên”, hợp đức cùng Trời Đất chính là sự biểu đạt rõ ràng của tư tưởng Thiên – Nhân hợp nhất. Từ đó cũng có thể nhìn ra tư tưởng Thiên – Nhân hợp nhất truyền thống ngay từ khởi đầu đã gắn liền với vấn đề đạo đức, vì vậy duy hộ chân lý và đạo đức chính là sứ mệnh và trách nhiệm của con người.

    Trời là sự tồn tại có thể phát sinh quan hệ cảm ứng với con người

    Thiên – nhân tương ứng, Thiên – nhân tương thông. Có câu cổ ngữ rằng: “Người giỏi giảng Đạo Trời sẽ biết lấy Đạo Trời ứng nghiệm vào con người. Người giỏi giảng chuyện xưa sẽ biết lấy chuyện xưa ứng nghiệm vào chuyện ngày nay. Người giỏi giảng khí lý sẽ biết đem khí lý ứng nghiệm vào vạn vật. Người giỏi giảng cảm ứng sẽ biết thống nhất với tạo hóa của Trời Đất. Người giỏi giảng sinh hóa, biến thông sẽ thông hiểu lý của Thần linh”. Văn hóa truyền thống xuất phát từ ý niệm này biểu hiện là trọng Đạo, trọng Thần, trọng Đức, trọng hài hòa.

    “Trang Tử – Đạt sinh” viết: “Trời Đất là cha mẹ của vạn vật”. Trương Tái đời Tống viết trong “Tây minh” rằng: “Càn (Trời) gọi là cha, khôn (Đất) gọi là mẹ, còn ta nhỏ bé như thế này, nhưng hòa đồng Đạo của Trời Đất trong thân. Do đó chứa đầy khí ở giữa Trời Đất là thân thể ta, dẫn dắt vạn vật trong Trời Đất là bản tính tiên Thiên của ta. Nhân dân là đồng bào của ta, vạn vật là cùng tính với ta”. Đây chính là nói đến cảnh giới con người và Trời Đất vạn vật hợp thành nhất thể. Trình Hạo đời Tống đã chỉ rõ rằng: “Nhân đức coi Trời Đất vạn vật là nhất thể”, tức là nói Trời Đất vạn vật vốn là nhất thể, mà đặc tính Nhân quán thông xuyên suốt tất cả.

    Người xưa nhận thức được Thiên – Nhân là một chỉnh thể, giữa chúng có tồn tại mối liên hệ và quan hệ đối ứng. Sự biến hóa của thiên tượng sẽ dẫn động những biến hóa xảy ra trong xã hội nhân loại. “Sử ký – Nhạc thư” viết: “Trời và con người tương thông, giống như quan hệ giữa hình với ảnh và khí. Người làm việc tốt, Trời báo bằng phúc. Người làm việc xấu, Trời báo bằng họa. Giống như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, là đạo lý rất tự nhiên. Do đó người xưa giảng, suy Đạo Trời để hiểu rõ chuyện con người. Bậc quân vương cần hành động giống như Trời, tâm thái chí thành của quân vương có thể cảm động đến Trời, khiến âm dương biến đổi. Nếu quân vương trái với âm dương, trái với ý Trời, thì sẽ có tai họa, dị tượng xảy ra. Đó là Trời cảnh cáo quân vương”. Vì vậy các triều các đời đều vô cùng coi trọng quan sát thiên văn, thiên tượng, không chỉ dùng để tính toán lịch pháp, mà còn dùng để quan sát sự biến hóa ở nhân gian. Trong lịch sử, có rất nhà tiên tri, cao nhân đều có thể thông qua quan sát thiên tượng mà biết trước được đại sử xảy ra và sự thay triều đổi đại, như “Mã tiền khóa” của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, “Hoa mai thi” của Thiệu Ung đời Tống, “Thiêu bính ca” của Lưu Bá Ôn đời Minh. Còn một số trước tác tiên văn tinh tượng như “Ngũ tinh chiêm”, “Sử ký – Thiên quan thư”, “Thiên văn chí”, “Ngũ hành chí”… Thiên – nhân cảm ứng, quan hệ đối ứng, quan hệ nhân quả, như bóng theo hình, kẻ sĩ minh trí nên lựa chọn để đón cát tránh hung.

    Trời là đối tượng mà con người kính sợ và thờ phụng

    Trời đất cực kỳ rộng lớn, che chở vạn vật, con người có lòng cảm ân. Khổng Tử nói: “Trời Đất là cha mẹ của vạn vật, con người là anh linh của vạn vật”; “Trời vô tư che phủ, Đất vô tư mang chở, nhật nguyệt vô tư chiếu sáng”, ông ca ngợi ân hóa dục của Trời Đất. Trời đất mãi mãi bất biến, ban cho vạn vật, tự thân lại không tiếp nhận bất cứ sự vật nào, chất phác, khiêm tốn, rộng lớn vô tư.

    “Thượng thư” viết: “Thánh nhân cổ đại biết cái lý Thiên – nhân hợp nhất. Do đó đối với việc con người thì không dám không tận tâm, mà đối với Đạo thì không dám không cẩn trọng. 4 người họ Hy, họ Hòa của vua Nghiêu, Thất Chính của vua Thuấn, Ngũ Kỷ của Hồng Phạm, họ Bảo Chương của Chu Quan, đều cẩn trọng với những điều này. Thế nên luôn dùng kính đối đãi với người, luôn kính Trời mà không dám lơ là”. Thiên tử cổ đại coi trọng nhất là tế tự. Tế tự là để kính Thần, ca tụng sự vĩ đại của Thiên Đế, coi sự thành công của bản thân trị sửa thiên hạ là do Thượng Thiên chỉ đạo, giúp đỡ và bảo hộ, thế thì khi tế tự thì ngoài sự thành kính ra, ngoài sự long trọng của lễ nghi ra, còn cần phải chế tác ra âm nhạc để ca tụng Thần, để bày tỏ sự kính ngưỡng đối với Thần.

    Vua Nghiêu quan sát thiên văn, định ra lịch pháp, thuận theo Đạo Trời mà trị vì, dạy dỗ thần dân Ngũ Điển – tức 5 loại mỹ đức: phụ nghĩa, mẫu từ, huynh hữu, đệ cung, tử hiếu để chỉ đạo hành vi bản thân. Vua giáo dục bách tính chung sống hòa thuận, đã thực hiện được “9 dòng tộc đã hòa mục”, khiến phong tục người dân thuần hậu. Vua Nghiêu chế tác nhạc vũ Đại Chương để ca tụng thịnh đức của Thiên Đế, đồng thời ngụ ý lấy đức để kính Trời. Vua Thuấn dùng Hiếu trị vì thiên hạ, dùng đức cảm hóa người, vô tư vì dân, khiến bách tính trong thiên hạ nâng cao đạo đức, ai nấy đều trọn đạo hiếu, tín Thần kính Trời. Vua Thuấn thực hành văn hóa lễ nhạc, coi trọng tế tự, đồng thời phối hợp với văn học, thi ca, đã chế tác ra Thiều Nhạc để tế tự Thượng Thiên, đức âm bình hòa của nó khiến “phượng hoàng đến múa theo lễ nghi, cầm thú cảm hóa bởi đức”. Chu Công thuận theo Thiên Đạo chế tác lễ nhạc, thông qua lễ nhạc, đạo đức giáo hóa quy phạm tư tưởng và hành vi con người, “đại nhạc hòa đồng cùng Trời Đất, đại lễ cùng khánh tiết với Trời Đất”, khiến cho quốc gia được thịnh trị. Các triều đình các thời đại hàng năm đều định kỳ cử hành lễ nghi đại điển “tế Trời” long trọng, mọi người cũng tế lễ “Thần Xã Tắc” cai quản thổ địa, ngũ cốc. Thánh nhân minh quân dẫn dắt người dân kính Trời, mọi người kính Trời tín Thần, phong tục thế gian tường hòa, đối với tất cả mọi thứ đề biểu hiện ra không tranh giành, khiến thiên hạ xuất hiện cảnh tượng trong sáng, thái bình.

    Trời làm chủ sự tồn tại của vận mệnh con người, xã hội và sự tồn tại của cát hung họa phúc cấp cho con người

    Thiên mệnh quan cổ đại đã rõ ràng ban cho con người thuộc tính đạo đức “kính đức bảo dân”, “thiên mệnh” và “nhân sự” là tương thông với nhau, “Ông Trời không thân với ai, chỉ trợ giúp người có đức” (Tả Truyện – Hy Công ngũ niên). Quy phạm đạo đức là cái mà Trời vì để bảo vệ người dân mà ban cho nhân gian, con người phục tùng Thiên mệnh là một loại hành vi đạo đức, Trời sẽ ban thưởng cho con người, nếu không thì Trời sẽ trừng phạt con người. Hành vi thiện ác của con người có thể được Trời cảm ứng, tức “Trời soi xét con người, không khác gì tấm gương”; “làm điều thiện thì Trời Đất đều biết, làm điều ác thì Trời Đất cũng đều biết”.


    Xem lại lịch sử nhân loại, thiên tai dường như chưa bao giờ dứt. Sử sách đồng thời cũng ghi chép rất nhiều câu chuyện người hành thiện thì dịch bệnh không xâm phạm đến họ được, không bị tai ương của thủy hỏa phong lôi (lũ lụt, hỏa hoạn, bão gió, sấm sét), tâm thiện có thể cảm động Trời Đất. Những sự tích chân thực này đã chứng thực đầy đủ trọng đức hướng thiện là cách tốt nhất để được Thượng Thiên để ý và bảo hộ, cho dù là ở hoàn cảnh hiểm nguy thì cũng có thể hóa hiểm thành an, bởi vì “Tự có Trời bảo hộ thì cát tường, không điều gì là không thuận lợi”. Nếu con người làm những việc trái với lẽ Trời, Trời sẽ giáng tai họa cảnh cáo, để con người phản tỉnh, nếu có thể kịp thời sửa chữa lỗi lầm, bù đắp những tổn thất, thế thì sự trừng phạt của Trời sẽ tự giảm thiểu hoặc chấm dứt. Thay đổi cái tâm chính là biện pháp căn bản nhất giải quyết vấn đề, có thể thông qua giáo hóa mà hành thiện.

    Như “Hán thư” ghi chép: Thời Hán Nguyên Đế, vùng kinh thành Trường An có những thiên tai như nhật thực, địa chấn… Nguyên Đế cảm thấy kinh sợ và lo lắng, thế là hỏi quần thần về những điều làm được và không được về mặt chính trị. Khuông Hoàng – người đảm nhiệm chức Cấp sự trung, đã chiểu theo kinh điển Nho gia trả lời rằng: “Từ quân vương đến thứ dân, tất cả đều kính Trời sùng thiện. Quân vương cần phải tiếp nhận Thiên ý để thực hành nền nhân chính, làm việc thiện, cầu phúc cho bách tính. Nên giảm quy mô cung thất, tu nội và ngoại, gần gũi những người trung chính, tránh xa gian nịnh. Công khanh đại phu cần tuân theo lễ, cung kính khiêm nhường, thích nhân nghĩa, thí xả, trọng nghĩa khinh lợi, làm tấm dương cho dân chúng. Sau đó thúc đẩy đạo đức giáo hóa trong bách tính, hoằng dương phong khí nhân – hòa. Trên thực hành, dưới làm theo, như thế thì quốc gia có thể hưng vượng, bách tính có thể an cư lạc nghiệp”. Khuông Hoành nhằm vào tệ nạn đương thời mà đề ra biện pháp tốt, được Nguyên Đế, các đại thần và bách tính ủng hộ và tán thành. Sau khi thực thi, quả nhiên phong khí xã hội trở nên tốt đẹp, các dị tượng không xảy ra nữa, quốc thái dân an.

    Trời là sự tồn tại ban cho con người đức tính, thiện tính và bản tính nhân, nghĩa, lễ, trí

    Khổng Tử nói: “Trời sinh đức cho ta, Hoàn Đồi làm gì ta được”; “Trời chưa diệt văn hóa đó, người Khuông làm gì được ta”. Đó là nói: Đức là do Trời ban cho ta, ta thụ mệnh từ Trời, bất kể sự tình gì đều không thể làm gì ta được. Mạnh Tử nói: “Người tận tâm theo thiện thì biết bản tính của mình. Người biết bản tính của mình thì có thể thờ Trời được” (Mạnh Tử – Tận tâm thượng). Tức là cần phải kiên trì giữ vững lương tri, cái tâm của bản thân, tu thân dưỡng đức thì mới có thể đạt đến cảnh giới biết được Trời, thờ Trời và chí thiện. Nho gia cho rằng “Lòng Trời có nhân đức”, đã nói rõ cái lý của Trời Đất: “lòng người bất nhân thì lòng Trời không bảo hộ”, nhấn mạnh sùng nhân chuộng lễ, khiêm hòa cung kính, quang minh lỗi lạc, thuận ứng với trật tự âm dương của Trời Đất, từ sự lựa chọn trên các phương diện thời gian, không gian, hoàn cảnh và đạo đức, hành vi, truy cầu lý tưởng của bản thân, đồng nhất với Đạo của Trời Đất.

    Lý niệm Thiên – nhân hợp nhất hàm chứa ở trong hệ tư tưởng Nho gia, Đạo gia và Phật gia, thể hiện ra tinh thần nội tại của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nhìn từ Nho gia, có thể thấy Trời là bản nguyên của nguyên tắc và quan niệm đạo đức, bản tính nhân nghĩa lễ trí là Trời ban cho, là thứ cố hữu trong tâm con người. Nhưng do hậu thiên của con người bị mê hoặc bởi các loại danh lợi và dục vọng, muốn thông qua tu thân để trừ bỏ các loại tư tâm và tạp niệm, từ đó đạt đến một cảnh giới tự giác thực hành các nguyên tắc đạo đức. Đó chính là điều Khổng Tử nói: “70 tuổi làm theo những gì lòng mong muốn mà không vượt ra ngoài phép tắc”. Nhìn từ Phật gia, có thể thấy Phật tính là thứ con người ai ai cũng có, nhưng do con người mê lạc trên thế gian nên bản tính mất đi mà không tự biết, thông qua tu luyện, không ngừng thăng hoa có thể tu thành giác giả – cảnh giới của Phật. Nhìn từ Đạo gia, có thể thấy ngộ Đạo tu Chân, phản bổn quy chân, cuối cùng tu thành Chân nhân. Do đó có thể thấy, muốn đạt được cảnh giới con người thông với Trời thì con người ắt phải thăng hoa đạo đức, đạt được tiêu chuẩn cao hơn, cho đến tiêu chuẩn của Phật Đạo Thần.

    Người Trung Quốc từ xưa đến nay tin và tuân theo chân lý Thiên – nhân hợp nhất, kính Trời kính đức, tin vào sự đối ứng trực tiếp của thiên tượng biến hóa với sự việc nhân gian, tin thiện ác hữu báo, coi trọng nâng cao đạo đức. Nhưng ngày nay, Trung Cộng nghịch Trời phản Đạo, phản Thiên phản Địa, phản đạo đức, phản quy luật vũ trụ, đã tạo ra vô số các bi kịch nhân gian, khiến đạo đức xã hội suy bại, thì lẽ Trời ắt không dung thứ. Ngày nay, ở Bình Đường, Quý Châu đã phát hiện ra tảng đá lớn, ở mặt cắt sau khi vỡ ra, người ta tháy có 6 chữ lớn “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong” (Đảng CSTQ diệt vong). Có thể thấy tà đảng Trung Cộng tội ác tày Trời, con người và Thần đều phẫn nộ, Trời sẽ tiêu diệt nó. Phong trào “thoái đảng” ở Trung Quốc hiện nay chính là một loại thể hiện của thiên tượng ở nhân gian. Càng ngày càng nhiều người có hiểu biết đã thoái xuất khỏi Trung Cộng và tất cả các tổ chức phụ thuộc của nó, kình thuận Thiên ý, kiên trì giữ vững đạo đức, lựa chọn chính nghĩa và tiền đồ tươi sáng.

    HOA TỰ DO
    Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
    Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
                    

     

    --