VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH : NGƯỜI TÍNH - TRỜI TÍNH

 
Hung Dao 
 
 
 

Tại sao nói 'người tính không bằng Trời tính'?

Tường Hòa  

 

image.png
Bất kể là ai thì cũng phải tuân theo luật nhân quả thiện ác hữu báo và chân lý không mất thì không được, được thì phải mất.  

"Người tính không bằng Trời tính" là một câu nói thường nghe, ngẫm nghĩ kỹ thì thấy nó có mang cả ý bó tay bất lực. Thực tế đây chính là sự thể hiện của luật nhân quả - thiện ác hữu báo, và đạo lý không mất thì không được, được thì phải mất.

Từ "người" trong câu này có thể là một người cụ thể, cũng có thể là một nhóm người, một tổ chức. Vậy từ "tính" có nghĩa là gì?

Một người hoặc một nhóm người tính, là vì để có được lợi ích của bản thân hoặc của cả nhóm. Mọi người dốc sức nỗ lực trên nhiều phương diện, nhưng cuối cùng có thành công hay không còn phải xem phúc vận và nhân duyên của bản thân họ. Có lúc đã dốc sức nỗ lực rất lớn nhưng lại đạt được thành công rất nhỏ, thậm chí là thất bại. Có lúc bỏ công sức rất ít nhưng lại thu được kết quả cực lớn. Thế nên mọi người mới nói: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên", ý nghĩa cũng không khác mấy so với câu "Người tính không bằng Trời tính".

Trời là gì? "Trời" ở đây thực tế chính là Thần, là sinh mệnh cao cấp hơn con người. Năng lực và tầng thứ của Thần vượt rất xa con người, có thể căn cứ vào nghiệp lực của con người và những nhân tố liên quan khác của người đó để an bài hết thảy mọi thứ cho họ, thế nên nói chính xác thì câu trên là: "Người tính không bằng Thần tính".

Điều này cũng giống như chúng ta nhìn loài kiến, thực tế đẳng cấp con người vượt xa rất nhiều so với loài kiến, nhưng dù con kiến ở đẳng cấp nào trong đàn kiến, hoặc ở vị trí nào trong đàn kiến thì cũng bị con người khống chế hết sức dễ dàng.

Con người làm việc tốt thì được thiện báo, làm việc xấu thì bị ác báo, nhưng do các mối quan hệ nhân duyên bao đời bao kiếp, nên rất nhiều lúc thiện báo và ác báo không xuất hiện trong thời gian ngắn, hơn nữa có lúc còn bị ẩn lấp đi.

Trong một vở kịch truyền thống nói về một cô con gái nhà giàu lấy chồng, trong lúc vô ý đã làm một việc tốt. Nhiều năm sau này, đúng lúc cô nghèo khổ, thất bại thì gặp lại người mà cô từng giúp đỡ xưa kia, và được người đó báo ân, đắc rất nhiều thiện báo. 

Trong cuộc sống, những sự việc chân thực như thế này cũng không ít, mọi người cảm thấy sao mà trùng hợp như vậy? Thực ra đó đều là do Thần an bài, Thần "tính" cả rồi, con người trong cõi mê nên không trông thấy Thần, thì cho là trùng hợp.

 

Ác báo đương nhiên cũng như vậy. Có một người nọ, sau khi anh ta giết người thì bỏ trốn đã nhiều năm. Một hôm lòng hứng khởi muốn đi chợ phiên, gặp ngay viên cảnh sát phụ trách việc truy bắt anh ta. Viên cảnh sát này cũng đã truy tìm anh ta ở vùng này rất lâu rồi, đang chuẩn bị nếu ngày hôm đó không tìm được thì ngày hôm sau sẽ trở về. Kẻ giết người kia vô cùng hối hận vì đã đi ra ngoài ngày hôm đó, nhưng anh ta nào có biết đó chính là thời điểm anh ta phải chịu báo ứng đã đến. Thần đang an bài tất cả, đang "tính" chính xác tất cả những điều này.

Còn có câu chuyện Phật giáo rằng, tôn giả Mục Kiền Liên dùng thần thông đã cứu được một người sắp chết. Tôn giả cho rằng mình đã thành công rồi, nhưng kết quả người đó vẫn bị chết. 

Điều này có nghĩa là Thần cũng chia làm nhiều tầng thứ, mỗi tầng lại cao hơn tầng dưới. Thần ở tầng thứ thấp cảm thấy mình có thể an bài việc này, nhưng thực ra việc đó lại được Thần ở tầng thứ cao hơn "tính" cả rồi, và khác với Thần ở tầng thứ thấp, nên cuối cùng vẫn theo kết quả của Thần ở tầng thứ cao.

Đối với loài kiến mà nói thì con người chẳng khác nào một vị Thần. Còn đối với loài người mà nói thì Thần ở tầng thứ thấp cũng đã thần thông quảng đại ghê gớm lắm rồi. Nhưng đối với Thần ở tầng thứ cao so với Thần ở tầng thứ thấp cũng chỉ như con người so với loài kiến mà thôi. Vậy nên bất kể là ai thì cũng phải tuân theo luật nhân quả thiện ác hữu báo và chân lý không mất thì không được, được thì phải mất.

Tường Hòa

HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
          

 

--