VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH -HÙNG ĐÀO- TU DƯỠNG LỚN NHẤT

  •  
    Hung Dao
    VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH
     
    Wed, Apr 28 at 10:59 PM
     
     
     
     
     
     

     Tu dưỡng lớn nhất không phải lễ phép, lịch sự mà là điều này

    Hoàng Mai 

    image.png
    Sự việc tốt đẹp nhất ở thế gian luôn không bắt mắt, nhưng càng nhìn càng vừa mắt.

    Làm người cũng vậy, chính là cái gọi là “Cao nhân không lộ tướng, lộ tướng không phải chân nhân”.

    Sách “Thái căn đàm” có viết: “Văn chương đến cực điểm thì không có sự kỳ lại nào khác, chỉ là vừa vặn. Nhân phẩm đến cực điểm thì không có sự kỳ lạ nào khác, chỉ là bản nguyên vốn có”.

     

    Sự việc tốt đẹp nhất ở thế gian luôn không bắt mắt, nhưng càng nhìn càng vừa mắt.

    Làm người cũng vậy, chính là cái gọi là “Cao nhân không lộ tướng, lộ tướng không phải chân nhân”.

    Không phải cố ý tạo dáng vẻ vụng về ngu ngốc, chỉ là hành vi của họ không phải vì để người khác chú ý đến, nhưng khiến người ta dễ chịu.

    Mắt rộng bao dung cảnh, tâm rộng bao dung người

    Tăng Quốc Phiến từng nói: “Người nóng vội ắt không có hiểu biết về nghị lực trầm tĩnh, người sợ hãi ắt không có kiến thức trác việt, người ham dục ắt sẽ không có tiết tháo khảng khái”.

    Người có lòng dạ hẹp hòi, đại đa phần đều không có kiến thức chín chắn, không có tầm nhìn xa trông rộng, không có khí phách khảng khái.

    Không phải họ có EQ thấp, mà là không có cái tâm bao dung người, không coi trọng người khác.

    Hễ làm việc gì cũng so đo tính toán, nói lời khắc bạc, chỉ muốn mình khoan khoái, nói thẳng ra đó là tự tư.

    Cư xử dễ chịu với người không phải là việc dễ dàng, cần phải cẩn thận chú ý từng việc, cẩn thận đối đãi với người khác, thì mới không khiến người ta xấu hổ, ngượng ngùng. Điều này đối với người “có sao nói vậy” mà nói thì quả là hà khắc.

    Một người tùy tiện nói, tùy tiện nói đùa, tự cảm thấy không ảnh hưởng gì lắm, nhưng đối với người khác mà nói, có thể là một chiếc gai đâm vào tim họ.

    Bao nhiêu người vì hiếu thắng mà nắm chặt lấy việc cỏn con không buông, tranh cãi hoàn toàn không để ý đến thể diện, sau này nhìn lại mới thấy hoàn toàn không cần thiết.

     

    Con người chung sống với nhau, kỳ thực không có phân biệt thắng thua, cao thấp. Nếu cứ phòng bị nhau, thì đó là lãng phí lớn nhất của cả 2 bên.

    Lúa Mạch, Getreideanbau, Trồng Lúa Mạch, Ngũ Cốc
    Con người chung sống với nhau, kỳ thực không có phân biệt thắng thua, cao thấp. Nếu cứ phòng bị nhau, thì đó là lãng phí lớn nhất của cả 2 bên. 

    Lãng phí tài năng tri thức của hai bên, lãng phí tâm trạng của hai bên, lãng phí nhân duyên của 2 bên. Kỳ thực, con người giao lưu tương tác với nhau, vốn có thể cùng thành tựu lẫn nhau.

    Tục ngữ nói “Tâm lớn bao nhiêu, vũ đài lớn bấy nhiêu”.

    Tâm lớn bao nhiêu thì đối xử với người dễ chịu bấy nhiêu, quan hệ nhân duyên rộng lớn bấy nhiêu. So với việc tạo ra kẻ thù thì đây mới là đáng giá nhất.

    Hạ thấp mình, khiêm tốn đối xử với người

    Trong “Tam quốc diễn nghĩa” có nói: “Rồng có thể biến lớn thu nhỏ, có thể bay lên ẩn tàng”.

    Người được gọi là cao nhân, đại đa phần đều là “tục nhân” trong dân gian, họ không hiện lộ gì khác thường, xuất sắc, đối xử với người khác bình hòa, đôi khi khiêm tốn hoặc “bị tổn hại”, nhưng trong lĩnh vực của họ thì làm cực kỳ xuất sắc.

    Họ không vì để nâng cao bản thân mà chiếm lợi thế khi nói năng, càng không bao giờ cười giễu người khác, không mượn thế áp chế người để có được sự khoan khoái trong tâm.

    Trái lại, họ hiểu sâu sắc ưu thế bản thân sẽ khiến người khác cảm thấy áp lực và không thoải mái, do đó họ luôn cẩn thận không gây ra phản cảm.

    Bất kể là người lợi hại như thế nào, chỉ cần có tật tâng bốc mình thì đều bị người ta né tránh, vì không ai có thể khoan dung, có thể vui thích gặp người tự cao tự đại.

    Thêm phần ôn hòa, thêm phần khiêm tốn hoàn toàn không giảm hào quang bản thân

     

    Xét cho cùng thì bản chất của ôn hòa là rút ngắn khoảng cách giữa người với người, đưa “người tài giỏi” từ trên “đàn tế” cao chót vót xuống, hạ thấp bản thân, đem lại cảm giác như tắm trong gió xuân cho người khác.

    Điều này chính là  tôn trọng lớn nhất đối bất kỳ người nào. Bởi vì tôn trọng nên khách khí, khiến người ta có cảm giác ân cần chu đáo.

    Đáng tiếc là nhiều người cho rằng, sự tôn trọng của người khác có nghĩa là sự ưu việt của mình, từ đó tự cao tự đại, không coi ai ra gì.

    Họ nào có hay, hạ thấp mình, loại bỏ hết cảm giác ưu việt, khoe khoang mình, thì mới thực sự được người khác công nhận, mới được tôn trọng thực sự.

    Lúa Mì, Cây Lúa Mì, Lúa Mạch, Cây Trồng, Ngũ Cốc
    Người có tật tâng bốc mình thì đều bị người ta né tránh, vì không ai có thể khoan dung, có thể vui thích gặp người tự cao tự đại

    Khiến người dễ chịu, tự mình dễ chịu

    Khổng Tử nói: “Điều mình muốn thì hãy làm cho người, điều mình muốn đạt được thì hãy đạt được cho người”

    Người nói lời cay nghiệt thì chớ hy vọng người khác khoan dung hòa ái với mình.

    Người luôn khiến người khác thảm hại thì chớ hy vọng người khác ôn hòa với mình.

    Người luôn ép người thì chớ trách người khác bắt bí mình.

    Làm người hãy lưu lại một con đường, sau này còn gặp lại.

    Đối xử với người hãy lưu lại một con đường, thì mình mới có đường lùi.

     

    Người với người không đồng đều, bất kể là dung mạo, năng lực hay làm người, đều không thể giống nhau, nhưng điều này không phải là lý do để chúng ta làm khó người, làm người ta thảm hại.

    Đúng như có người nói, “cảnh giới cao nhất của việc làm người ta dễ chịu chính là vô ngã”.

    Vô ngã, không phải vứt bỏ hay đánh mất tự ngã, mà là: mặc dù tôi không đồng ý với bạn, cũng sẽ dành cho bạn sự tôn trọng đầy đủ.

    Bạn không cách nào yêu thích tất cả mọi người trên thế gian được, cũng không cách nào khiến tất cả mọi người yêu thích mình được. Điều bạn có thể làm được là giảm thiểu tổn thất không cần thiết, giảm nhẹ gánh nặng cho mình, thoải mái dễ chịu sống cùng người khác.

    Nếu không, bạn phá hỏng tâm trạng người ta, thì có thể bản thân bạn cũng không vui vẻ.

    Để người ta dễ chịu, tự mình cũng vui vẻ dễ chịu, đó mới là hai bên cùng có lợi chân chính.

    Lục tổ Thiền tông nói: “Nếu là người chân tu thì không thấy cái sai của thế gian”

    Một người tâm trong sạch, thì không thấy chuyện thị phi giữa người với người, càng không tùy ý tranh chấp với người.

    Đây chính là lòng bao dung đối nhân xử thế.

    Bởi vì không có tâm niệm đối địch, đối xử dễ chịu với người, do đó không nảy sinh phiền não.

    Người ta nói “Người nhân đức không có kẻ thù” chính là như vậy.

    Hoàng Mai


    Garanti sans virus. www.avast.com

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "HoaTuDo".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/hoatudo/CAKtO7RhusQ%3DHqbwAsm%2B66L7zxNmdDYpnV%3DTYYX3QLv%3DOZJhSjA%40mail.gmail.com.