VAN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - SỰ CHỌN LỰA CỦA TÔI

  •  
    DM Tran
    Thu, Jun 30 at 5:46 PM
     
     

    CHỌN LỰA CỦA TÔI

    (My choice)

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    Thân thể của tôi (My body). Chọn lựa của tôi (My choice). Phò phá thai (Pro-Choice). Những từ ngữ này đang được nghe trên các phương tiện truyền thông cánh tả, trong các cuộc biểu tình rầm rộ tại nhiều thành phố trên đất Mỹ sau ngày Tối Cao Pháp Viện bằng cuộc bỏ phiếu vào sáng hôm thứ Sáu, 24 tháng 6, đã chính thức đảo ngược phán quyết của án lệ Roe v. Wade (Roe kiện Wade) năm 1973.

    Thẩm phán Samuel Alito đã chấp bút cho dự thảo luật này cùng với sự tham gia của 5 thẩm phán bảo thủ khác. Theo ông, đa số các vị thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện tin rằng án lệ Roe kiện Wade đã được phán quyết sai lầm cách đây 49 năm. Nó không phù hợp với Hiến Pháp Hoa Kỳ và phải được trả lại quyền quyết định cho mỗi tiểu bang.    

     

    NHỮNG PHẢN ỨNG

     

    a-Phản ứng tích cực

     

    Với tỷ số 6-3 để duy trì luật Mississippi hạn chế hầu hết các ca phá thai sau 15 tuần, đồng thời, các thẩm phán cũng đã bỏ phiếu với tỷ số hẹp hơn, 5-4, lật ngược phán quyết Roe kiện Wade. Đây là chiến thắng đã được chờ đợi từ lâu của những người chống phá thai, những người ủng hộ sự sống của các thai nhi.

     

    Theo Jeanne Mancini, chủ tịch của Diễn Hành Phò Sự Sống (March for Life), Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ lần này đã đưa ra một trong những phán quyết đáng vinh dự nhất của họ trong nhiều thập niên. Nó đã sửa chữa một trong những kỷ nguyên đen tối nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, vì căn cứ vào án lệnh Roe v. Wade, thì bất cứ luật nào hạn chế quyền phá thai đều vi hiến.  

     

    Đối với Tổ Chức Thống Nhất Phò Sinh Hoa Kỳ (American United for Life) thì với án lệnh mới này, Tối Cao Pháp Viện không những đã sửa chữa những sai lầm lịch sử, mà còn tạo điều kiện cho các nhà lập pháp một lần nữa duy trì quyền sống của con người.

     

    Xét về khía cạnh tôn giáo, đây cũng là một chiến thắng lớn lao cho những tâm hồn thiện chí đang ngày đêm chiến đấu cho sự sống các thai nhi. Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB), và Đức Tổng Giám Mục William E. Lori của Baltimore, chủ tịch Ủy Ban Về Các Hoạt Động Phò Sinh của USCCB đã gọi đó là một ngày lịch sử. Nó là kết quả của những lời cầu nguyện, sự hy sinh, và ủng hộ của nhiều người từ mọi nẻo đường cuộc sống. [1]

     

    Ngoài ra, chủ tịch Hàn Lâm Viện Tòa Thánh Về Sự Sống, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia cũng ca ngợi quyết định này. Ngài đã ra thông cáo ủng hộ tuyên ngôn của các giám mục Mỹ, và chào mừng phán quyết của Tối Cao Pháp Viện nước này lật ngược phán quyết cách đây gần 50 năm cho phá thai. Theo quan điểm của Hàn Lâm Viện Tòa Thánh, đây là vấn đề phát triển những chọn lựa cho sự thăng tiến xã hội và hỗ trợ sự sống mà không rơi vào những lập trường mang thiên kiến ý thức hệ…Cũng theo Đức Tổng Giám Mục Paglia, đứng trước xã hội Tây Phương đang đánh mất lòng say mê sự sống, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ là một lời kêu gọi mạnh mẽ để cùng nhau suy tư về vấn đề quan trọng và cấp thiết là sự sinh sản của con người, tạo điều kiện để điều này có thể diễn ra, vì khi chọn lựa sự sống, là chúng ta có trách nhiệm đối với tương lai của nhân loại. [2]

     

    b-Phản ứng tiêu cực

     

    Thành phần phản đối án lệnh của Tối Cao Pháp Viện cũng rất đông đảo. Họ bao gồm cả những thẩm phán “cấp tiến”, những chính trị gia khuynh tả, giới truyền thông thiên tả, và một số đông hội đoàn, đoàn thể cũng như những người ủng hộ và những người chủ trương phá thai.  

     

    Ba thẩm phán tòa tối cao - Stephen Breyer, Sonia Sotomayor và Elena Kagan - là những người thuộc phe “cấp tiến” đã bỏ phiếu phản đối án lệnh. Đối với ba vị thẩm phán này, bất kể các luật lệ áp dụng theo sau phán quyết là gì, nó đều mang ý nghĩa là: “Cắt giảm các quyền của phụ nữ.”

     

    Các dân biểu thuộc đảng Dân Chủ, kể cả ông Joe Biden cũng lên tiếng chỉ trích Tối Cao Pháp Viện vì đã “quyết định sai lầm.”  Phát biểu của tổng thống Joe Biden và những bài bình luận trên các cơ quan truyền thông thiên tả tại Mỹ như dầu đổ vào lửa, khiến nhiều nơi đã thật sự xảy ra bất ổn. Dân biểu Ocasio-Cortez đứng giữa đám đông ở New York tuyên truyền rằng quyết định của Tối Cao Pháp Viện “không hợp pháp”. Bà cùng với những người ủng hộ phá thai đã sánh vai Sunsara Taylor, một nhà lãnh đạo cộng sản, kêu gọi đám đông nổi dậy lật đổ chính phủ. 

     

    Nhưng ồn ào nhất, hung hăng nhất, và cuồng nhiệt nhất là quần chúng gồm thành phần phá thai, ủng hộ phá thai đang bị tác động bởi những cơ quan truyền thông cánh tả, bởi những chính trị gia khuynh tả, và bị ảnh hưởng của những tư tưởng cấp tiến xã hội chi phối.   

     

    CHỌN GIẾT HAY CHỌN CỨU SỐNG

     

    “Con ra đời có Mẹ Cha,

    là trời cao biển lớn bao la.

    Từng ngày qua giữa tuổi ngọc ngà,

    con là nụ hoa bé nhỏ trong nhà.

    Nhờ công Cha, nhờ nghĩa Mẹ,

    con khôn lớn trong muôn lời ca.” [3]

     

    Không có ai từ đất chui lên hay từ trời rơi xuống. Đó là định luật bất di bất dịch của trời đất. Dù con sau này khôn lớn có ra sao đi nữa thì vẫn mang trong mình dòng máu cha, dòng sữa mẹ. Vẫn thừa hưởng những yếu tố di truyền của cha và mẹ. Đó là chưa kể chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, và những tháng ngày của tuổi thơ, tuổi trẻ và trưởng thành sau này.

     

    Câu nói: “Thân xác này là của tôi”, phản ảnh tư tưởng chủ thuyết “vô gia đình”, một tư tưởng phủ nhận những ràng buộc và liên hệ huyết thống. Nhưng dù lý thuyết có phủ nhận, thì mối giây liên hệ huyết thống là một ràng buộc thiêng liêng không thể chối cãi. Những người phá thai, giết chết thai nhi của mình, dù họ có muốn chối bỏ sự thật hiển nhiên về con người của mình, thì họ vẫn là những người đang mang ơn, đang nợ với chính cha mẹ của họ về sự hiện hữu và con người của họ. Ngoài ra, họ còn nợ với gia đình, với những người thân yêu, và với xã hội. Thomas Merton đã viết một tác phẩm rất giá trị nói về mối tương quan này dưới tựa đề “Không ai là một hòn đảo” (No man is an island). Theo ông, không ai sinh ra đời mà không có mẹ cha, và cũng không ai sống trên đời, phát triển, thành đạt mà không cần đến mối tương quan của xã hội. Ngoài luật sinh tồn, xã hội tính cũng là định luật tự nhiên, thiên phú của con người.

     

    Con người với những liên kết ràng buộc thể lý, tâm lý, tâm linh và xã hội. Những điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến quyết định và sự lựa chọn của mỗi người.      

     

    Tại phần lớn các nước tiên tiến, khi một thanh thiếu niên bước vào tuổi 18, em được cho là đã tới tuổi trưởng thành, đủ để chịu trách nhiệm về những hành vi nhân sự mình làm. Em có thể bị ngồi tù nếu vi phạm những luật lệ của xã hội. Do sự mặc nhiên công nhận của xã hội, việc một người chọn lựa phá thai hay ủng hộ phá thai được cho là một chọn lựa thuộc quyền riêng tư, và quyết định cá nhân.    

     

    Nhưng liệu trong những quyết định như vậy, những thanh thiếu nữ kia, hoặc những người đang hô hào và ủng hộ phá thai kia, có hoàn toàn trưởng thành về tâm lý và khách quan đối với chọn lựa và quyết định của mình hay không? Mặc dù, “Khi bạn suy nghĩ là bạn hành động” - I Think, Therefore I Feel and Act. (Joseph Goldstein)

     

    Chọn lựa trưởng thành là một hành động phối hợp giữa lý trí và tự do. Ta gọi đây là hành vi nhân tính bởi vì trong hành động này có tự do và có suy nghĩ. Nhưng khi chọn phá thai, có nghĩa là lý trí đã mất đi khả năng suy luận và quyết định một cách chính xác và sáng suốt. Bởi vì lý trí tự nhiên đều biết rằng phá thai là bỏ đi một mầm sống, giết chết một mạng người từ trứng nước. Hành động đi ngược với nhân tính ấy còn trở nên nặng nề hơn ở chỗ, người đó tự giết, tự loại bỏ con của mình.  

     

    Chúng ta không tranh luận ở đây mạng sống của một người được bắt đầu từ lúc nào? Lý do nào mang thai, và mang thai trong hoàn cảnh nào? Tất cả những lý do này, tất cả những đề tài này đã được nhiều học giả, các nhà khoa học, bác sỹ bàn luận đến từ rất lâu. Điều đáng nói ở đây là, những người phá thai nghĩ gì và thực sự họ làm gì với hành động mà họ cho là quyền tự do chọn lựa ấy. Một thứ quyền sinh sát, tự loại bỏ người con của mình.

     

    Từ một cái nhìn nhân bản, luân lý và đạo đức xã hội, khi nói “thân xác tôi”, và “chọn lựa của tôi” với ý tưởng liên quan đến phá thai hoặc ủng hộ phá thai, những người này đang ngụy biện, đang tự đánh lừa lương tâm mình, bằng chính sự ích kỷ căn cứ trên việc cho phép hay chấp nhận của luật pháp xã hội.

    Về phương diện quốc gia thì: “Một quốc gia cho phép giết các con mình là một quốc gia không có hy vọng.” - A nation that kills its own children is a nation without hope. (Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II)   

     

    _______

     

    Tham khảo :

     

    1. USCCBUSCCB Statement on U.S. Supreme Court Ruling in Dobbs v. Jackson

     

    2.Vatican Praises US Court Decision on Abortion, Saying It ...

    https://www.voanews.com › vatican-praises-us-court-de...

     

    3. Cầu Cho Cha Mẹ 7.  Phanxicô