ĐỜI SỐNG TÂM LINH - THỨ NĂM CN34TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Nov 26 at 1:25 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Giờ cứu rỗi đã gần đến.

    26/11 – Thứ Năm tuần 34 thường niên.

    "Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho các dân ngoại chấm dứt".

     

    Lời Chúa: Lc 21, 20-28

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi các con thấy Giêrusalem bị các đạo binh bao vây, các con hãy biết rằng đã gần đến lúc thành ấy bị tàn phá. Bấy giờ những ai ở trong đất Giuđa, hãy chạy trốn lên núi, những ai ở trong thành, hãy rời xa, và những ai ở vùng quê, chớ có vào thành; vì những ngày ấy là những ngày báo oán, để ứng nghiệm mọi lời đã ghi chép.

    "Khốn cho những đàn bà đang mang thai và nuôi con thơ trong những ngày ấy: vì chưng sẽ có sự khốn cực cả thể trong xứ và cơn thịnh nộ trút xuống dân này. Chúng sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ phải bắt đi làm tôi trong các dân, và Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho dân ngoại chấm dứt.

    "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn, chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến".

     

     

    Suy Niệm 1: Sắp được cứu chuộc

    Suy niệm:

    Theo Josephus, một sử gia người Do Thái đáng tin cậy,

    bốn quân đoàn của vị tướng Rôma là Titus

    đã vây hãm thành phố Giêrusalem vào lễ Vượt Qua năm 70,

    khiến người dân trong thành rơi vào cảnh đói khát cùng cực.

    Ông kể chuyện một phụ nữ quê ở Pêrêa vì quá đói

    đã túm lấy đứa con còn thơ dại, giết con và nướng để ăn.

    Cũng theo sử gia này, quân Rôma đã dùng gươm

    để giết hơn một triệu người ở Giêrusalem và Giuđê.

    Những người Do Thái bị bắt làm tù binh là gần một trăm ngàn.

    Ai có thể tưởng được điều khủng khiếp như vậy đã xảy ra

    chỉ bốn mươi năm, sau khi Đức Giêsu nói những lời tiên báo.

    Giêrusalem là thành trì vững chắc, nơi trú ẩn an toàn,

    bây giờ lại là nơi nguy hiểm, cần phải tránh xa (c. 21).

    Tai họa ập xuống trên phụ nữ mang thai và cho con bú (c. 23).

    trên cả tội nhân lẫn trẻ thơ vô tội.

    Thành đô đã bị bao vây, bị thiêu rụi, bị quân Rôma giày xéo.

    Dân thành bị ngã gục, bị đi đày, phải tản mác khắp nơi.

    Sự sụp đổ của thành đô đã là một biến cố trên đất Israel.

    Nhưng trước khi Đức Giêsu ngự đến trên mây trời

    như Con Người đầy quyền năng và vinh hiển (c. 27),

    sẽ có những dấu lạ đáng sợ khác trên bầu trời và ngoài biển cả (c. 25).

    Thánh Máccô nói đến hiện tượng mặt trời, mặt trăng mất sáng,

    và các vì sao sa xuống từ trời (Mc 13, 24-25).

    Thánh Luca nói đến cảnh biển gào, sóng thét.

    Những điều đó làm muôn dân hoang mang, hồn xiêu phách lạc,

    nhưng không làm các môn đệ hoảng hốt, âu lo.

    Ngược lại họ mừng vui vì Đấng họ chờ đợi từ lâu nay đã đến.

    “Anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên” (c. 28).

    Đứng thẳng để đón Đấng mà họ đã suốt đời thắp đèn chờ đợi.

    Ngẩng đầu để mừng giây phút ơn cứu chuộc đã đến gần.

    Chỉ khi Đức Giêsu phục sinh trở lại như Đấng xét xử quyền năng,

    Ngài mới trọn vẹn hoàn thành Nước Thiên Chúa trên mặt đất.

    Vào cuối năm phụng vụ, Lời Chúa nói với chúng ta về ngày tận thế.

    Đó là ngày vừa đáng sợ, vừa chan chứa niềm vui,

    ngày được gặp mặt Đấng chúng ta đã tin tưởng, mến yêu và hy vọng.

    Người ta vẫn hay đoán già đoán non về ngày tận thế.

    Nhiều người tưởng là năm 2000, gần đây có người lại nói là 2012.

    Điều quan trọng là làm sao tôi có thể đứng thẳng, ngẩng đầu khi Ngài đến,

    làm sao nhân loại trên trái đất này sẵn sàng ra nghênh đón Ngài

    như đón Đấng Cứu Tinh mà họ nóng lòng chờ đợi.

    Nếu ngày mai Ngài đến với cả thế giới hay đến với riêng mình tôi,

    tôi có sẵn sàng chưa hay còn bị còng lưng, cúi đầu vì bao gánh nặng?

    Mỗi người đều có ngày tận thế của mình.

    Xin cho tôi được bình an khi ngày ấy đến mà không có điềm lạ nào báo trước.

     

    Cầu nguyện:

    Lạy Chúa Giêsu,

    nếu ngày mai Chúa quang lâm,

    chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.

    Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,

    còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.

    Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,

    Chúa đâu muốn mất một người nào...

    Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa

    xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,

    vui tươi và hạnh phúc,

    để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn

    cho mọi người và cho cả vũ trụ.

    NHỜ ƠN CHÚA nuôi dưỡng nơi chúng con

    niềm tin vững vàng

    và niềm hy vọng nồng cháy,

    để tất cả những gì chúng con làm

    đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    Suy Niệm 2: ĐỨNG THẲNG VÀ NGẨNG ĐẦU LÊN

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Chúa cho biết sẽ đến ngày khốc hại. Dân ngoại nắm quyền sinh sát. Tàn phá thành thánh. Chà đạp đền thờ. Giết hại tín hữu. “Sẽ có cơn khốn khổ cùng cực trên đất này, và cơn thịnh nộ sẽ giáng xuống dân này. Họ sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ bị đày đi khắp các dân các nước, và Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày xéo”.

    *Lại còn thêm những điềm lạ trên trời, sóng biển gào thét. Khiến con người hồn xiêu phách lạc. Nhưng trong những tai ương kinh khiếp ấy, người con Chúa “hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc”. Quả thật những ngày cuối cùng của vũ trụ sẽ là nỗi kinh hoàng của dân ngoại. Nhưng đối với con cái Chúa đó lại là niềm hi vọng. Vì đã đến ngày được ơn cứu độ.

    Điều đó đã từng xảy ra thời vua Đa-ri-ô. Người Do thái bị bắt làm nô lệ. Bị buộc phải thờ lạy tượng vua. Phải ăn thịt heo. Đa-ni-en, vì trung thành với Chúa. Nên ông bị tố cáo. Và bị ném xuống hầm sư tử. Sư tử là nỗi khốn cùng của dân Ba-by-lon. Nhưng lại là dụng cụ Chúa dùng khiến Đa-ni-en được tôn vinh. Đa-ni-en đã đứng thẳng người hiên ngang ngẩng cao đầu. Vì “Thiên Chúa đã sai thiên sứ đến khoá hàm sư tử khiến chúng không hại được thần”. Trái lại, hang sư tử trở thành nỗi kinh hoàng của những kẻ ác độc, tố cáo gian cho Đa-ni-en. Vì thế xác họ còn chưa đến đáy hang thì sư tử đã chồm lên cắn xé họ. Qua đó Chúa được tôn vinh. Vua Đa-ri-ô viết sắc lệnh đi khắp đế quốc truyền phải kính sợ Thiên Chúa của Đa-ni-en (năm lẻ).

    Sách Khải huyền cũng trình bày thời sau hết của thế gian. “Thành Ba-by-lon vĩ đại! Nó đã trở nên sào huyệt của ma quỷ, hang ổ của mọi thứ thần ô uế”. Nhưng rồi đến ngày Chúa ra tay. Ba-by-lon điêu tàn. Mọi người phải chết. “Bởi vì các con buôn của ngươi từng là kẻ quyền thế trên mặt đất, bởi vì ngươi đã dùng phù phép mà làm cho muôn nước mê hoặc”. Còn những người trung tín với Chúa. Đã chịu khổ cực ở trần gian. Đã bị giết chết. Nay được vinh quang. Ca tụng Thiên Cháu: “Thiên Chúa ta thờ là Đấng Cứu Độ, Đấng vinh hiển uy quyền… Vì Người đã xét xử Con Điếm khét tiếng …, và Người đã bắt nó phải đền nợ máu các tôi tớ của Người mà chính tay nó đã giết” (năm chẵn).

    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG:

    Hãy noi gương Đa-ni-en. Không bị Con Điếm cám dỗ. Không khuất phục trước bả vinh hoa của vua chúa trần gian. Chỉ trung tín với Chúa. Dù bị thiệt thòi. Hãy can đảm làm chứng cho Chúa. Rồi đến lúc mọi người chịu khuất phục. Ta sẽ đứng thẳng và ngẩng cao đầu. Vì Thiên Chúa đến cứu ta.

     

    ----------------------------------