ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - DÒNG ĐỒNG CÔNG 70 NĂM

  •  
    Tinh Cao


     

    Câu chuyện chuyển Nhà Mẹ ra Giáo Phận Qui Nhơn, chỉ vì nhu cầu linh mục dòng cần phải được chính dòng đào luyện, là cả một vấn đề gay go và kéo dài. Thật vậy, sau khi dòng di cư vào nam năm 1954, và sau khi đã ổn định ở Thủ Đức, Anh Cả liền nghĩ đến việc huấn luyện anh em và phát triển dòng ở trong miền đất mới free cộng sản này.

     

    Trước hết Anh Cả ngỏ ý xin Đức Cha Phạm Ngọc Chi cho dòng mở lớp triết học, vị giám mục đại ân nhân thứ hai của dòng, (sau vị đại ân nhân thứ nhất là Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn, vị giám mục đã cho dòng thành Hội Đạo Đức vàop năm 1948, bước đầu tiên để thành dòng), đã giúp dòng trong việc được tòa thánh hợp thức hóa vào cuối năm 1952. Thế nhưng ngài không đồng ý, bởi trong Sắc Lệnh ngài ban hành của ngài bấy giờ trong Giáo Phận Bùi Chu để thành lập Dòng Đồng Công là Dòng Giáo Dân (Congregatio Laicalis).

     

    Tuy nhiên, theo hiến pháp dòng (khi em còn ở trong dòng) thì Dòng Đồng Công được ghi rõ ràng là "dòng giáo sĩ", và Hiến Pháp Dòng đã được Tòa Thánh châu phê là "dòng giáo sĩ" từ cuối năm 1952, (chứ không phải dòng giáo dân, thuần túy làm frere như các Sư Huynh Dòng Gioan Lasan chuyên giáo dục thanh thiếu niên nghèo), trong đó hiến pháp dòng xác định rõ thành phần linh mục cần phải có để phục vụ anh em dòng cả về hành chính quản trị phụng vụ lẫn mục vụ, nhưng chỉ ở con số 1/3 trong tổng số anh em dòng.

     

    Sau đó, Anh Cả đã xoay sở cách khác. Vào năm 1960, Tổng Giáo Phận Sài Gòn có tân Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình. Anh Cả đã ngỏ ý xin ngài mở lớp triết học cho các anh em dòng được chọn học làm linh mục. Ngài đồng ý. Và đó là lý do lớp triết đầu tiên được mở màn với 7 anh: Độ, Đức, Nam, Tự (4 anh Đội I), Xuân (Đội II), Giản và Kiên (Đội III). Tuy nhiên, khi học hết hai năm triết vào năm 1963 thì bị ngưng lại, bởi Đức Tổng đặt điều kiện nếu nhà dòng muốn mở khoa thần học, đến độ nếu Anh Cả chấp nhận thì dòng không còn quyền lợi gì về linh mục và cũng không có quyền tuyển chọn linh mục theo nhu cầu của dòng.

     

    Nên lưu ý ở đây là, Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn đã quá biết dòng đang cho anh em theo học linh mục ở Chủng Viện Xuân Bích (Sulpice) ở Sài Gòn, nên có thể vì thế mà ngài đặt vấn đề khi dòng xin mở khoa thần học, khi dòng còn ở tầm cấp giáo phận, lệ thuộc vào ngài, chưa thuộc cấp giáo hoàng, ngoài quyền hạn của ngài. Những anh em linh mục đầu tiên của dòng học ở Chủng Viện Xuân Bích và được thụ phong bởi ngài thứ tự như sau:

     

     

    Anh Augustino Đặng Ngọc Hưởng (thụ phong ngày 5-9-1963);

    Anh Matthia Trần An Tĩnh (thụ phong ngày 15-12-1963, anh là nghĩa tử của Anh Minh Đăng, từ Dòng Chúa Cứu Thế chuyển sang, đã học xong chỉ còn chờ thụ phong);

    Anh Trần Đình Trung (đã xuất), Anh Philiphê Phạm Đức Thịnh  Anh Ignatio Lê An Đại (cả 3 thụ phong ngày 29-6/1966).

     

    Trước khi có các đợt linh mục đầu tiên thuần túy của dòng và từ dòng này, dù được đào luyện từ bên ngoài, Thiên Chúa cũng liệu cho dòng có một số linh mục triều gia nhập dòng chỉ vì lòng kính phục Anh Cả. Đó là các vị linh mục (thứ tự theo năm chịu chức) sau đây:

     

    Anh Trần Thế Hào (21-5-1932)

    Anh Nguyễn Minh Đăng (29-5-1941)

    Anh Vũ Long Toàn (1942)

    Anh Đỗ Tri Tâm (4-8-1945)

    Anh Phạm Văn Hóa (4-8-1946)

    Anh Phạm Duy Lễ (chết ngày 21/6/1957)

    Anh Bùi Khải Hoàn (14/12/1947)

    Anh Nguyễn Hiến Tân (1-6-1951)

    Chưa kể hai Anh Phạm Văn Từ và Cao Hiến Trương (đã xuất).

     

     

    Chính vì nhu cầu linh mục bất khả thiếu cho dòng trong tương lai mà Anh Cả đã hết sức nỗ lực để thực hiện cho bằng được. Vào năm 1962, Anh đã lên Đồng Xoài xin phép chính quyền Ngô Đình Diệm bấy giờ mua 3500 mẫu rừng ở Quận Đôn Luân, Tỉnh Phước Long, để trồng cao su. Bấy giờ khu Đồng Xoài Phước Long này thuộc Giáo Phận của Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, nên Anh Cả đã ngỏ ý dời Nhà Mẹ về đấy để có thể mở học viện thần học, và đã được ngài chấp thuận với điều kiện chính ngài sẽ khảo hạch tín lý thần học của các thày được tuyển chọn thụ phong linh mục. Anh Cả đồng ý liền.

     

    Thế là tiến trình làm nhà mẹ cho dòng ở địa phương mới này được bắt đầu. Anh em trồng được 100 cây chôm chôm và mấy chục cây sầu riêng, hơn một mẫu mía, gần 30 mẫu cao su, và mới kiến thiết được 2 cái nhà, mỗi nhà có 6-7 căn mái lợp lá và tường vây gỗ, thì bất ngờ bùng nổ chiến tranh ở Quận Đôn Luân, chỉ cách dòng có 6-7 cây số, nhưng dòng vẫn cố trụ cho tới năm 1964 mới hoàn toàn chịu đầu hàng triệt thoái rút lui vì bấy giờ giao thông hoàn toàn bị bế tắc.

     

    Vào thời điểm cuối đường hầm ấy của dòng trong việc tuụ đào luyện linh mục cho dòng đã xuất hiện một tia sáng. Đó là chính khi lớp triết đầu tiên của dòng vừa học xong năm triết thứ hai vào năm 1963 thì lại là thời điểm Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Hoàng Văn Đoàn làm giám mục chính tòa Giáo Phận Qui Nhơn. Thế là Anh Cả chộp ngay lấy cơ hội hiếm có. Anh đích thân ra Qui Nhơn gặp ngài để xin chuyển Nhà Mẹ và Thần Học Viện của dòng về Giáo Phận Qui Nhơn của ngài. Ngài đồng ý.

     

    Thế là Nhà Mẹ được chuyển ra Mỹ Chánh Qui Nhơn là giáo điểm truyền giáo đầu tiên của dòng từ năm 1957, nơi có Trường Toàn Mỹ (sở dĩ có tên Toàn Mỹ này là vì ở vùng này các nơi đều có tên là Mỹ, như các Xã Mỹ Chánh, Mỹ Thọ, Mỹ Hòa, Mỹ Lợi, Mỹ Thắng, Mỹ Đức, Mỹ Phong, Mỹ Cát thuộc Quận Phù Mỹ), nơi Đội IX, sau khi khấn lần đầu ở Qui Đức ngày 24/9/1967, cách đây 55 năm, đã được sai đến vào năm 1967 để dạy học, có em tâm phương phục vụ bếp núc cho anh em, dưới quyền quản trị của Anh Giám Đốc Phạm Tiến Đức bấy giờ.

     

    Tuy nhiên, số phận của Dòng Đồng Công không thể tách lìa với vận mệnh gian nan khốn khó hoạn nạn của đất nước, từ ngoài bắc vô nam, từ trong nước ra hải ngoại v.v. Bởi thế, trong khi lớp thần học 1 đã bắt đầu năm thứ nhất ở Qui Đức ngay trong Thị Xã Qui Nhơn, thay vì ở Mỹ Chánh xa xôi, cách Tòa Giám Mục cả 150 cây số, với đường đi hiểm trở và nguy hiểm, thì vào giữa mùa hè năm 1964, khắp tỉnh Qui Nhơn xẩy ra biến cố biểu tình của Phật giáo, ban ngày Phật giáo xuống đường, ban đêm Việt cộng hò hét, anh em không thể nào học được. Đó là lý do Anh Cả phải xin Đức Cha Đoàn cho phép anh em tạm dời về Thủ Đức tiếp tục thần học năm thứ 2, tại Khu Kitô Vương. Ở đây, có thêm các Anh Thiên (Đội I), Anh Hiếu  Anh Sáng (Đội II), Anh Ái  Anh Hòa (Đội III) được tuyển chọn vào năm triết thứ 1, và tiếp tục học ở đây cho tới Tháng 6/1966, thời điểm Đội IXA của em ra Qui Nhơn vào Nhà Thử ngặt và sau đó vào Tập Viện.

     

    Sau năm thần học thứ 2 của lớp linh mục đầu tiên 7 người, Đức Cha Đoàn buộc anh em phải trở lại Qui Đức Qui Nhơn để học thần học năm thứ 3, để rồi, vào lễ Hiện Xuống năm 1966, anh em đã được chịu chức Cắt Tóc để được gia nhập hàng Tư Giáo ở 4 chức nhỏ. Sau cùng, vào ngày 29/1/1967, Đức Cha Hoàng Văn Đoàn, vị đại ân nhân thứ ba của dòng, (sau vị đại ân nhân thứ 2 là Đức Cha Phạm Ngọc Chi và vị thứ nhất là Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn), đã phong chức linh mục cho 4/7 anh đợt linh mục đầu tiên, đó là: Anh Phạm Tiến Đức và Anh Trần Đức Nam (Đội I - Anh Nam là giáo sư tu đức của Đội IXA, đã xuất trong thời kỳ Đội IX còn ở Qui Nhơn 1968-1970), Anh Đoàn Phú Xuân (Đội II) và Anh Nguyễn Đức Kiên (Đội III), 4 anh linh mục đầu tiên được chính dòng (nói đúng hơn được chính Anh Cả) đào luyện.

     

    Vào ngày 2/2/1973, Đức Cha Hoàng Văn Đoàn lại phong chức linh mục cho đợt linh mục thứ hai do chính dòng đào luyện, đó là: Anh Cyrillo Vũ Thanh Thiên và Anh Polycarp Trần Thái Sơn (Đội I), Anh Micae Nguyễn Trung Giáo và Anh Giacôbê Vũ Đại Lượng (Đội II), Anh Giuse Phan Ngọc Huyên (Đội III), Anh Tadêô Nguyễn Ngọc Ban (Đội IV), và Anh Gioan Bosco Phạm Ngọc Liên (Đội V). Một anh linh mục chịu chức lẻ ở Việt Nam sau 1975 là Anh Nguyễn Tri Thức (Đội III) ngày 2-6-1976.

     

    Đợt linh mục thứ ba cũng do dòng đào tạo, vừa hoàn toàn 7 năm học linh mục nhưng chưa kịp chịu chức thì Đức Cha Hoàng Văn Đoàn qua đời, đồng thời bấy giờ lại xẩy ra tình hình đất nước biến đổi một cách mau chóng đến độ anh em dòng, theo ý Đấng sáng lập phải: "ra đi để giữ lấy dòng và để truyền giáo", đã xuất ngoại sang Hoa Kỳ, nơi đã có 12 vị linh mục Việt Nam đầu tiên ở hải ngoại, phát xuất từ Dòng Đồng Công, vào ngày 27/5/1977, đó là 12 tu sĩ Đồng Công sau đây: Anh Nguyễn Mạng Cách và Anh Đỗ Đình Vạn (Đội I), Anh Ngô Châu Minh và Anh Mai Vĩnh Lộc (Đội II), Anh Đỗ Thái Hòa, Anh Nguyễn Công Hoan, Anh Trần Công Lý, Anh Phạm Ân Sử  Anh Phạm Minh Vận (Đội III), Anh Đoàn Quang Báu, Anh Đinh Vương Cần  Anh Nguyễn Thành Huynh (Đội IV).

     

    Đợt linh mục thứ tư, tuy không chịu chức ở Việt Nam như 2 đợt đầu, nhưng cũng bắt đầu học linh mục từ Việt Nam trước 1975. Em tâm phương này không được chứng kiến thấy lớp linh mục này có học linh mục từ Việt Nam hay chăng, như hai lớp linh mục đầu ở Nhà Đá Qui Nhơn, nhưng vẫn tin như thế. Bởi chính bản thân em, khi được Anh Cả sai phái về Lương Sơn để dạy học, sau 2 năm phục vụ ở Tiểu Chủng Viện Simon-Hòa Đà Lạt (1972-1974), đã bảo em rằng học Latinh với Anh Phan Thiện Giản cũng ở đó bấy giờ. Rất tiếc em không được hân hạnh học với học giả và văn sĩ Đồng Công Hoàng Thiện Giản, vị từng học linh mục lớp đầu tiên, là dịch giả của một số tác phẩm nổi tiếng về đạo, (bút hiệu Phạm Duy Lễ, tên của một anh linh mục triều vào dòng Đồng Công đã qua đời), và là thày dạy Latinh cho nhiều anh em học linh mục của dòng, vì vào tháng 10/1974, em lại được lệnh Anh Cả ra Nhà Đá dạy học rồi về làm bếp cho tới khi di tản về Thủ Đức vào cuối Tháng 3/1975.

     

    Đợt linh mục thứ tư của dòng bắt đầu học linh mục ở Việt Nam nhưng hoàn tất học trình linh mục ở Mỹ và chịu chức ở Mỹ, tất cả là 4 đợt 10 anh, trong đó bao gồm cả các anh từ Đội Khấn V tới Đội Khấn VII. Thứ tư như sau: 

     

    Chịu chức ngày 13/6/1981: Anh Bùi Anh Tuấn và Anh Nguyễn Linh Uy (Đội III), Anh Nguyễn Huy Chương (Đội V), Anh Vũ Khiêm Cung (Đội VI); 

    riêng Anh Trần Ngọc Diệp (Đội VII ) - chịu chức trong Ngày Thánh Mẫu 8/1982; 

    Chịu chức ngày 31/5/1983: Anh Đỗ Linh Sáng (Đội II), Anh Đinh Thành Bắc (Đội V), Anh Lương Minh Tuất và Anh Nguyễn Quang Đán (Đội VIII); 

    riêng Anh Phạm Quang Huy (Đội III) - chịu chức ngày 28/11/1985.

     

    Đợt linh mục thứ năm: Nếu căn cứ vào tiêu chuẩn linh mục được dòng đào tạo, đặc biệt bởi chính Anh Cả và đối với anh em tu trước năm 1975, thì sau thời gian Anh Cả trở về từ ngục tù cộng sản năm 1993, còn có 5 anh nữa, chịu chức cả ở Việt Nam cũng như ở Hoa Kỳ.

    Ở Việt Nam: Anh Phạm Cao Đích (Đội VIII), Anh Nguyễn Ngọc Lâm (Đội IXA) và Anh Đinh Viết Phục (Đội IXC) - chịu chức vào tháng 5/2001;

    Ở Hoa Kỳ: Anh Vũ Kim Ngân (Đội VIII từ VN sang HK) - chịu chức ngày 4/6/2000; Anh Trần Hữu Thảo (Đội IXA từ VN sang HK) - chịu chức ở Hoa Kỳ ngày 2/6/2002. 

     

    Sau đợt linh mục thứ năm này, những anh em tu trước năm 1975 thuộc các lớp khấn từ Đội IX trở lên, còn một anh nữa là Anh Phụng (IXC), được thụ phong đợt 9 anh em ngàt 18/6/2006, trước khi Anh Cả qua đời 3 ngày.

     

     

    Không kể các anh linh mục đã học xong thần (12 vị), những anh thuộc lớp thần 3 do dòng đào tạo, và triết ở Việt Nam (10 vị, bắt đầu từ LK 5 tới VII), thuộc lớp thần 4 kể từ khi dòng được tự đào tạo linh mục ở Nhà Mẹ Nhà Đá Qui Nhơn, nhưng vì quốc biến 1975, 22 anh này đã được truyền chức linh mục ở Hoa Kỳ, như được liệt kê trên đây, còn có các đợt linh mục ở Tỉnh dòng, không do dòng đạo tạo, mà được đào tạo về học trình linh mục ở những nơi chọn lọc xứng đáng, nhờ đó và từ đó chung dòng có thêm các đợt linh mục ở Tỉnh dòng Hoa Kỳ thứ tự như sau:

     

    Lớp linh mục thứ 1 - thành phần đã vĩnh thệ ở Việt Nam và di tản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, trong đó bắt đầu có các anh đa số thuộc Đội 9 (4/5), chịu chức từ năm 1987 - 1989, gồm có 5 anh, thứ tự như sau: Anh Nguyễn Hồng Ân (Đội VI), Anh Nguyễn Mạnh Thư và Anh Cao Xuân Cảnh (Đội IXA) - chịu chức ngày 6/8/1987;  Anh Đỗ Cao Tùng và Anh Nguyễn Châu Diên (Đội IXA) - chịu chức ngày 31/5/1988.

     

    Lớp linh mục thứ 2 - trong đó có quí anh tu ở Việt Nam trước năm 1975 nhưng vĩnh thệ bên Hoa Kỳ, nghĩa là bắt đầu có các anh linh mục Đội X (3/7), chịu chức từ năm 1989 đến 1991, gồm có 7 anh, thứ tự như sau: Anh Đinh Viết Luận (Đội IXA)Anh Nguyễn Hải Dương, Anh Nguyễn Hữu Ngạn và Anh Thân Như Hữu (Đội X) - chịu chức ngày 28/5/1989; Anh Ngô Đức Vượng (Đội VI), Anh Ngô Hoàng Khôi và Anh Nguyễn Đức Thuần (Đội IXC) - chịu chức ngày 9/6/1991.

     

    Lớp linh mục thứ 3 - trong đó có quí anh tu ở Việt Nam trước năm 1975 nhưng vĩnh thệ bên Hoa Kỳ,  bắt đầu có các anh linh mục thuộc lớp khấn XI (5/13), chịu chức từ năm 1992 đến năm 1996, gồm có 13 anh, thứ tự như sau: Anh Trần Ngọc Thoại (Đội VII) và Anh Vũ Minh Nhiên (Đội XI) - chịu chức ngày 31/5/1992; Anh Hoàng Anh Thăng (Đội IV), Anh Đỗ Quang Chinh (Đội IXB) và Anh Trần Minh Duệ (Đội XI) - chịu chức ngày 5/6/1993; Anh Nguyễn Đức Huyến (Đội IXC), Anh Nguyễn Trung Khánh và Anh Phạm Trung Thực (Đội X), Anh Phạm Hữu Độ và Anh Trần Thế Lực (Đội XI) - chịu chức ngày 4/6/1994; Anh Trần Thanh Liêm (Đội VII), Anh Trần Đình Diễm (Đội X) và Anh Phạm Ngọc Bích (Đội XI) - chịu chức ngày 2/6/1996.

     

    Lớp linh mục thứ 4 - trong đó bắt đầu có quí anh tu ở Hoa Kỳ, bắt đầu có hầu hết lớp khấn XII (9/11), chỉ còn 2 anh tu trước 1975 ở Việt Nam, chịu chức từ năm 1997 đến 2003, gồm có 11 anh, thứ tự như sau: Anh Nguyễn Trọng Thưởng (người đệ tử đầu tiên bên Mỹ, đã xuất) - chịu chức ngày 1/6/1997; Anh Trần Hưng Long và Anh Đoàn Quang Diệm (Đội XII) - chịu chức ngày 30/5/1999; Anh Vũ Hữu Mục (Đội IX), Anh Âu Quốc Thanh (Đội XII) - chịu chức ngày 4/6/2000; Anh Cao Vũ Nghi (Đội XII) - chịu chức ngày 2/6/2001; Anh Vũ Minh Trân (Đội XII) - chịu chức ngày 2/6/2002; Anh Phạm Kim Bân, Anh Trần Bình Khả  Anh Lê Phúc Điềm - chịu chức ngày 7/6/2003; Anh Nguyễn Tuấn Bình - thụ phong ngày 29/5/2004.

     

     

    Lớp linh mục thứ 5 - lớp linh mục này hoàn toàn là những anh em tu ở Hoa Kỳ, bắt đầu có đa số lớp khấn XIII (8/11), không còn một anh nào tu ở Việt Nam trước năm 1975 nữa, chịu chức từ năm 2005 đến 2009, gồm có 13 anh: thứ tự như sau: Anh Đào Duy Kiêm (Đội XII)  Anh Trần Quốc Toản (Đội XIII) - thụ phong ngày 4/6/2005;  Anh Phạm Đức Sinh  Anh Trần Vi (Đội XII), Anh Phạm Ngọc Trác, Anh Vũ Toàn Khoa  Anh Nguyễn Huy Châu (3 anh Đội XIII) - thụ phong ngày 3/6/2006; Anh Nguyễn Tuấn Nhã (Đội XII) và Anh Hoàng Nghĩa Hiệp (Đội XIII - đã nhập GP Venice Florida)  Anh Lâm Bá Trọng (Đội XIII) - thụ phong ngày 12/1/2008; Anh Nguyễn Hoan Lương và Anh Nguyễn Châu Hy (cả 2 Đội XIII) - thụ phong ngày 10-1-2009.

     

    Lớp linh mục thứ 6 - lớp linh mục bắt đầu có đa số lớp khấn XIV (8/13) tu ở Hoa Kỳ, gồm có 13 anh, chịu chức từ năm 2009 đến 2012, thứ tự như sau: Anh Nguyễn Trung Chánh (Đội XIII), Anh Đỗ Thanh Cao và Anh Ngô Tiến Hóa (cả 2 Đội XIV) chịu chức ngày 6-6-2009;  Anh Trần Trung Thành (Đội XIII), Anh Đỗ Long Vân và Anh Trần Hà Nhuận (cả hai Đội XIV) - chịu chức ngày 5-6-2010 (hai anh Đội XIV này đang thử nghiệm để ra nhập địa phận thích hợp với mình); Anh Trương Trường Kỳ và Anh Hoàng Việt Thắng (cả 2 Đội XIV) - chịu chức ngày 4-6-2011; Anh Trần Thế Mạc (Đội X), Anh Nguyễn Ngọc Quang (Đội XII), Anh Vũ Toàn Tri (Đội XIII), Anh Nguyễn Tâm Năng và Anh Vũ Lưu Truyền (cả 2 Đội XIV) - chịu chức ngày 2-6-2012.

     

    Lớp linh mục thứ 7 - lớp linh mục bắt đầu có lớp khấn XV (3/9) tu ở Hoa Kỳ, gồm có 9 anh, chịu chức từ năm 2014 đến 2017, thứ tự như sau: Anh Đinh Tuyến Viễn, Anh Trương Thịnh Đạt, Anh Đỗ Văn Kiệt (cả 3 Đội XIV), Anh Tạ Tân Văn (Đội XV) - chịu chức ngày 8-6-2014; Anh Nguyễn Tuấn Bảo (Đội XIV), Anh Trần Hiền Vương và Anh Hoàng Hải Đăng (Đội XV) - chịu chức ngày 11-6-2016; Anh Nguyễn Đức Học (Đội XII) và Anh Phạm Thuận Tự (Đội XV) - chịu chức ngày 10-6-2017.

     

    Lớp linh mục thứ 8 - lớp linh mục hoàn toàn là lớp khấn XV, gồm có 4 anh: Aa. Đào Đức Pháp (XV) và Nguyễn Huy Mạch (XV) - chịu chức ngày 15/6/2019, nhưng trong 2 anh này đều từ Nhà Mẹ qua, Anh Mạch sau khi thụ phong đã xin về lại Nhà Mẹ. 2 năm 2020 và 2021 vị đại dịch nên tiến trình thụ phong linh mục cũng bị ảnh hưởng cho đến năm 2022 với 2 anh: Phạm Hồng Ân (XV) và Phạm Duy Quý (XV) - chịu chức ngày 15/1/2022.

    Tóm lại, cho tới cuối năm 2022 số linh mục tỉnh dòng còn là 72, chưa bao gồm 25 anh đã qua đời (xin xem hình ảnh anh em qua đời của tỉnh dòng ở phần Đồng Công Hiệp Thông), 7 anh về VN (Aa. Đại và Đức LK 1, Kiên và Tuân LK 3, Thăng LK 4, Ngạn LK X, Nhiên LK XI, không kể Anh Uy LK 3 ở HK lại chết ở VN, và 2 anh Ngân LK VIII và Thảo LK IXA từ VN sang HK), và ít là 4 anh đã ra triều (Aa. Thưởng LK XII, đệ tử sinh đầu tiên của dòng ở hải ngoại; Hoàng Hiệp Nghĩa LK XIII - 2017 chính thức nhập ĐP Venice, FL; Trần Hà Nhuận LK XIV - 2018 chính thức nhập ĐP Great Falls-Billings, MT; Đỗ Long Vân LK XIV - 2021 chính thức nhập TGP Miami, FL).

    Nếu không kể 7 linh mục từ VN sang HK năm 1975 (Aa. Đại, Thiên và Sơn LK 1, Lượng LK 2, Ban LK 4, Tĩnh LK 5, Hào LK 7Anh Kiên LK 3 từ Roma trực tiếp sang HK năm 1975 là 8, khi anh em Đồng Công mới từ các hải đảo Guam và Wake vào nội địa và đang ở trại chuyển tiếp Fort Chaffee Arkansas) thì Tỉnh dòng đã thêm được, từ năm 1977 cho đến hết năm 2022, tất cả là 100 vị, nghĩa là trong vòng 47 năm ở HK Tỉnh dòng mỗi năm trung bình thêm được 2 vị linh mục Đồng Công để kịp đáp ứng nhu cầu mục vụ càng ngày càng đòi hỏi.

    Có thể nói năm 2012 là mốc điểm trổ sinh của hội dòng Đồng Công ở Việt Nam. Bởi vì, sau khi Anh Cả là Đấng sáng lập qua đi như "hạt lúa miến mục nát đi mới sinh nhiều hoa trái" (Gioan 12:24), được một thời gian, thì trong nhiệm kỳ đầu tiên (2007-2012) thời Anh Tổng Phục Vụ Đoàn Phú Xuân, người kế vị đầu tiên của Đấng sáng lập trong việc chẳng những bảo tồn mà còn phát triển dòng nữa, anh em dòng, những anh đã được Anh Cả chọn học làm linh mục và đã học xong, bắt đầu được thụ phong linh mục một số đợt, cho tới năm 2012, khi dòng tiếp tục được Anh Nguyễn Quang Đán, theo đà trổ sinh từ vị tiền nhiệm, phát triển dòng trong 2 nhiệm kỳ (2012-2022) của anh trong vai trò Tổng Phục Vụ II.

    Phát triển dòng ở đây không phải chỉ ở nơi nhân sự và cơ sở, mà còn ở nơi con số linh mục của dòng, một yếu tố bất khả thiếu để có thể phát triển về mặt truyền giáo, một sứ vụ chính yếu của một dòng truyền giáo như dòng Đồng Công. Tuy nhiên, trong thời gian Anh Cả còn sống sau khi ở tù bất ngờ được về với anh em dòng vào năm 1993, từ đó mới chỉ có lưa thưa lẻ tẻ một số anh được thụ phong linh mục: 1/2000, 3/2001, 1/2002, 2/2003, 1/2006, và 9/2007 trước khi Anh Cả qua đời 3 ngày. Nghĩa là mới chỉ có 17 vị. 

    Cũng chính vì tình trạng khan hiếm linh mục, chưa đủ linh mục ở Việt Nam, nên Anh Kiên và Anh Đại sau năm 2000 đã từ Hoa Kỳ về phụ Anh Cả quản trị Dòng. Thế nhưng từ năm 2008, sau khi hạt lúa miến QP mục nát đi, con số linh mục dòng bắt đầu thừa thắng xông lên: 12/2008 + 7/2009 + 10/2010 + 7/2011 + 8/2012 + 16/2013 + 18/2014 + 8/2015 + 18/2016 + 36/2017 + 15/2018 + 11/2019 + 5/2020 + 12/2021 + 1/2022. 

    Sau đây là danh sách linh mục dòng ở Việt Nam từ năm 2000 tới 2022, năm nào cũng có, không nhiều thì ít, liên tục, trừ 2 năm 2004 và 2005.

    2000 ANH NGÂN

    2001 Aa. ĐÍCH, LÂM, PHỤC

    2002 Aa. THO, CƯỜNG

    2003 Aa. MN, TÒNG

    2006 ANH SƠN

    2007 Aa. QUÝ, TẶNG, LÃNG, TRIỆU

    2008 Aa. THUN, ÁNH, SỸ, BÌNHNHA, THAO, TÚY, PHÙNG, VĨ, GIA, TRIU, TOÀN

    2009 Aa. ỜNG, THỌ, VŨ, CN, ĐÌNH, NHU, NG

    2010 Aa. KIỆT, THIẾT, DÂN, ĐĂNG, V. DUY12QUANG, TẤN, DUY, TRUYỀN, CƯỜNG13

    2011 Aa. ÂN, ANTRINH, NINH, LAM, SỦNG, THẾ

    2012 Aa. HUY13 TUẦN, THẬN, LÂN, TÍNH, NGUYỆN, NHẠC, ĐOÁN

    2013 Aa. HIỆP12, NHT, THÍNH, HƯƠNG, KHI, LINH, TRANG, TRIT, ĐIN, LĨNH, UY, TUÂN13 CHIẾN, TÍN, HUYẾN, PHÁT   

    2014 Aa. XUYÊN, HUYÊN, BNG, LƯU, ĐOAN, TOÁN, LUÂN, ĐỈNH, CHÂU, THỊNH, THỤC, SINH, KHUYẾN, HÀO, THÂN, LĂNG, CHN, X.HÀO13

    2015 Aa. THIỆN12, CƯƠNG, KHOA, HIU, TRỰC12, ANH, HOT, TRNH

    2016 Aa. KHANH, PHAN, TRẠNG, TRIÊM, CHUNG, CẨM, LẬP, TRỰC, THUYẾT, TUẤN, TUỆ, CHUYÊN, TRƯỜNG, VÕ, PHÁN, KIM, NHIM, SAN

    2017 Aa. TRA, PHỤNG, LUT, BNG, NHT, ĐÍNH, ĐIN, RNG, THÀNH, NGC, DANH, DIỄN, THUẬN, ĐNG, ĐO, MNH14,

                    DOÃN, CHUẨN, VƯƠNG, DU, VIÊN, CHƯƠNG, KHÔI, TRƯỞNG, Y PHAN, VƯỢNG, TRIỂN, CƠ, HẢO16 , SÁNG, TRÁNG, LC, ĐNG, DUYỆT, TUYÊN16

    2018 Aa. NHÀN, TO, HIN, CÁC, VŨ16, TỜNG16,PHIÊN, HẠ, TƯ, CHÁNH, N.CHÂU12, PHONG, KHOA13, TĨNH, THỐNG

    2019 Aa. HOAN, HUẤN, HUYKHANGMẠCH, VÂN, LỘC16, TRÚC, TẬP, TUẤN16, VINH

    2020 Aa. TÚ, GIÁM, ĐƯỜNGANH VƯƠNG17

    2021 Aa. LIÊM, LY, TUY, HẬU, HOÁ, QUANG17  HỒNG, NHÃ, THUẬT, PHI, KHIẾT, THOẠI 

    2022 Anh ĐỐC

    Thời điểm năm 2012, 10 năm trước đây, dòng đã có thêm, từ sau khi Anh Cả trở về năm 1993, 17 vị linh mục, và 44 vị nữa từ khi Anh Cả chết năm 2007 cho tới năm 2012, một lực lượng 61 vị linh mục vừa đủ để chẳng những phục vụ đời sống thiêng liêng và quản trị nội bộ dòng càng ngày càng phát triển về nhân số cũng như về các trụ sở mới, cùng với các việc mục vụ về nhiều lãnh vực khác nhau, mà còn bắt đầu có thể phục vụ công việc chính yếu mà dòng nhắm đến theo bản chất vừa giáo sĩ vừa truyền giáo của mình, đó là truyền giáo.

    Bởi thế, ngay năm 2012 đã có 2 anh em dòng xuất hiện tại Giáo Phận Bắc Ninh, phục vụ ở Giáo xứ Đại Điền, trong đó, có một anh em đầu tiên trong dòng được Đức Cha giáo phận ở vùng truyền giáo truyền chức cho, trước khi ủy thác cho anh vai trò Phó xứ Đại Điền. Để rồi, càng truyền giáo đắc lực anh em dòng lại càng được mời gọi đến nhiều nơi ở các giáo phận khác nữa, nhờ đó dòng lại càng tăng thêm nhiều linh mục thừa sai hơn, những anh em linh mục được chính các Đấng bản quyền ở các địa phương truyền giáo phong chức.

    Cho tới nay, thời điểm cuối năm 2022 và đầu năm 2023, số anh em linh mục dòng hiện còn sống là 268 vị: 196 ở Việt Nam từ năm 2000, và 72 ở Hoa Kỳ từ sau năm 1975chưa kể còn khoảng 100 vị phó tế ở Việt Nam nữa đã sẵn sàng và đang chờ thời cơ. Thậm chí sau này, số linh mục dòng ở Việt Nam, càng ngày càng dồi dào, có thể, theo dự tính của vị tân Tổng Phục Vụ III Vũ Minh Nhiên, còn được "xuất cảng" sang Mỹ để hỗ trợ việc mục vụ của Tỉnh dòng, nơi cũng đã có cả 100 vị linh mục (con số từ 7 vị năm 1975), nhưng các vị linh mục từ đội XI trở lên (từ VN sang HK 1975) giờ đây đã chết (25 vị, bao gồm cả 7 vị về ở Nhà Mẹ Việt Nam là Aa. Kiên, Đại, Ngạn, Nhiên và 3 anh đã qua đời là Aa Đức, Tuân và Thăng), chưa kể một số linh mục trẻ, ít là 4 vị, đã ra triều, hoặc già đã về hưu hay đang yếu bệnh cần thay thế. 

    Tổng cộng cả ở Hoa Kỳ lẫn Việt Nam số linh mục Đồng Công do chính dòng đào tạo ở Việt Nam, cùng với số linh mục tỉnh dòng ở Hoa Kỳ được đào tạo ở ngoài, đã lên trên 300 vị, nếu bao gồm cả những anh đã qua đời cả ở Việt Nam lẫn Hoa Kỳ, và một số linh mục trẻ ở tỉnh dòng đã ra triều. Tuy Hiến pháp Dòng đã từng xác định số linh mục là 1/3 tổng số anh em dòng, để phục vụ anh em dòng về cả đời sống thiêng liêng lẫn việc quản trị. Nhưng hiện nay, vì nhu cầu truyền giáo ở Việt Nam và nhu cầu mục vụ ở Hoa Kỳ, con số linh mục đã phá kỷ lục 1/3, mà lên tới 50% hay hơn. Ở Nhà Mẹ còn có thể vẫn dưới 50%, ở con số 200 vị, nhưng ở Tỉnh dòng thì phải nói là 80%, như ở trụ sở Carthage Missouri, anh em linh mục trên cung thánh khi cử hành phụng vụ Thánh Thể, nhất là khi có họp linh mục hằng năm, đông hơn anh em tu sĩ ngồi lưa thưa rải rác bên dưới. Nếu lấy con số 300 linh mục thuần túy Đồng Công, không kể quí linh mục triều vào dòng, như ước tính cho đến nay, thì con số anh em dòng, cả ở VN lẫn HK khoảng 600 anh em dòng, nghĩa là gấp đôi con số linh mục.

     

    --