10. Bức Thư Tình - Tâm Thư CHÚA Gửi

KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH - PHÚC THẬT TÁM MỐI -

  •  
    Chi Tran

     
     
     

    BÁT PHÚC LÂM MÔN

    Phúc Thậ t Tám Mối

    HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI

     
                    TIN MỪNG MAT-THÊU 5, 1-12 : BÀI GIẢNG TRÊN NÚI

     

    Đêm giao thừa, mọi tất bật lo toan cho những ngày Tết hầu như đã xong. Vạn vật, không gian dường như chùng xuống để đón chờ những giây phút tống tiễn năm cũ và nghênh đón năm mới. Theo tục lệ từ trước đến nay, đêm nay là đêm quan trọng không kém ngày đầu năm. Là đêm canh thức để đón ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

     

    Người Việt Nam rất có nghĩa tình, cho dù phải trải qua nhiều rủi ro trắc trở hoặc tài vận hanh thông, mọi người vẫn tiễn đưa năm cũ với tấm lòng biết ơn vì được Trời Đất cho hưởng lộc sống trọn vẹn năm qua.

     

    Người Công giáo cũng hòa mình vào tục lệ truyền thống của dân tộc. Người người cùng nhau tham dự Thánh lễ tạ ơn được cử hành trước giây phút giao thừa. Vừa để cảm tạ Thiên Chúa vì những hồng ân đã nhận lãnh trong năm qua, vừa cầu xin phúc lành cho năm mới đang tới.

     

    Bỏ lại sau lưng bao niềm vui - nỗi buồn, thành công - thất  bại, bao điều mãn nguyện cũng như thất vọng năm cũ. Ai cũng nao nức hướng tới năm mới với tâm nguyện “cầu sung dzừa đủ xài” như mâm ngũ quả truyền thống được chưng trên bàn thờ ngày Tết.

     

    Theo quan niệm dân gian, con số 5 gồm số chẵn 2 tượng trưng cho sự cân bằng âm dương tạo thành thái lưu (hay nguồn gốc của vạn vật) kết hợp với số lẻ 3 tượng trưng cho tam đa (đa phúc, đa lộc, đa thọ). Nên ngày Tết người ta thường hay chúc nhau được ngũ phúc lâm môn.

     

    Ngũ phúc lâm môn là năm điều phúc đến nhà gồm trường thọ (sống lâu, không bị chết yểu, chết non), phú quý (nhiều tiền nhiều của, địa vị cao quý), khang ninh (thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên ổn), hiền đức (lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh), thiện chung (chết lành, thân thể không đau đớn vì  bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ung dung tự tại rời khỏi nhân gian). 

     

    Nhưng hạnh phúc sao nổi khi kiếp nghèo, kiếp mạt, kiếp nô lệ, kiếp phụ thuộc … vẫn còn đầy dẫy trong xã hội. Bao mùa Xuân đã qua đi nhưng lời cầu chúc vẫn còn nguyên vì đó là mơ ước của con người. Đức Giêsu trong Tin Mừng Thánh lễ tạ ơn Giao thừa đã công bố bát phúc có vẻ “khó nghe”, chẳng mấy phù hợp với não trạng và mơ ước của con người.

     

    Thay vì chúc nhau phú quý thì Đức Giêsu lại ban phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ. Phúc nghèo không phải là sự mỉa mai mà là tinh thần biết sống “nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Không tham, không ham của người vì sự giàu có làm cho tâm hồn chúng ta chất đầy “tham-sân-si”, chỉ lo tích cóp của cải trần gian và không còn chỗ tiếp thu Lời Chúa.

     

    Trong thế giới chồng chất những bon chen, cạnh tranh, ganh ghét… những người ăn ở hiền lành xem ra không được khôn ngoan cho lắm. Người hiền lành thường bị coi là kẻ yếu thế, nhu nhược. Họ thường bị ức hiếp, chịu bất công, sầu khổ, nhưng theo Tin Mừng lại là người có phúc.

     

    Nghịch lý của mối phúc không phải là sự gồng mình cam chịu những nghịch cảnh phi lý, mà là sự đón nhận thử thách bằng nội tâm của mình. Người “hiền” là người biết sống vì người khác. Dám chấp nhận đau khổ như quà tặng của Thiên Chúa ban vì thế họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.

     

    Ta thường tin rằng hạnh phúc, niềm vui và giải trí là những điều tốt nhất trong cuộc sống. Và xem những nỗi đau trong gia đình, những bệnh tật … là điều “phiền não”, bất hạnh. Con người không muốn đau khổ, thích lờ đi những tình huống đớn đau và cố che giấu chúng. Nhưng “phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an”, chỉ có những có tâm hồn sầu khổ mới dám đối diện với chúng và mới hiểu thế nào là được Thiên Chúa ủi an và ban hạnh phúc.

     

    Với chủ nghĩa vị kỷ, hưởng thụ, con người rất dễ đi vào những con đường bất chính và thường ngụy biện rằng: ngày nay nó phải thế! Họ khéo léo luồn lách, chạy chọt, giẫm đạp lên bao nhiêu người để thỏa mãn lợi ích cá nhân và khiến bao người phải chịu đau khổ, bất công.

     

    Chỉ có những ai khát khao nên người công chính thì mới được Thiên Chúa cho thoả lòng. Và những người tâm hồn trong sạch, có trái tim tinh khiết, biết yêu thương một cách tinh ròng, không hai lòng, không bụi bẩn rồi ra sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

     

    Nhưng không chỉ có thế, con người còn phải sống chung với nhau và vì nhau nên còn cần phải yêu thương tha nhân, vun đắp mối tình nhân ái, cũng như sẵn sàng dấn thân, bảo vệ làm chứng cho sự thật, đạo Chúa. Theo dòng lịch sử biết bao người đã bị bách hại, và tiếp tục bị bách hại chỉ đơn giản là vì họ đã sống công chính và chiến đấu cho công lý.

     

    Người ta thường có thói quen làm ngược điều bát phúc: không xót thương nhưng muốn được thương xót, không đóng góp mà muốn hưởng quyền lợi. Con người vừa muốn ngũ phúc lâm môn nhưng lại vừa muốn được hạnh phúc Nước Trời!

     

    Đức Giêsu đã đưa ra hệ quả: đặt bát phúc là hạnh phúc thánh thiêng. Mối phúc trong Tin Mừng phải ở bậc cao hơn mối phúc mà người ta vẫn chúc nhau. Chỉ có Thiên Chúa mới là hạnh phúc vĩnh cửu, nhờ Ngài mà mối phúc Nước Trời được mở ra để đón tiếp những ai biết sống và dấn thân.

     

    Vậy, hãy tạ ơn vì biết bao hồng ân Thiên Chúa đã ban, cúi đầu tạ lỗi vì những thiếu sót với Chúa và tha nhân trong năm qua. Hãy để tâm hồn thanh thản cộng hưởng với những tiếng chuông ngân báo hiệu thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Phó thác những ưu phiền lắng lo vào tay Chúa quan phòng và đặt trọn niềm tin vào sự vần xoay của Ngài để khởi đầu những điều tốt đẹp trong năm mới.

     

    Xin Chúa Xuân ngự trị trong mỗi gia đình, mỗi người, nhất là những người trẻ để họ được lớn lên và trưởng thành về thể lý, tâm lý, tâm linh, và phân định ơn gọi (Thư chung 04/10/2019 của HĐGM VN). Xin cầu chúc mọi người biết lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa (Lc 11,28) để xứng hưởng bát phúc lâm môn trong suốt năm Canh Tý.

     

    Jos. Hoàng Mạnh Hùng

    -------------------------------------------------

    CHÚA NHẬT 3 TN -A LÀ CHÚA NHẬT LỜI CHÚA: GIÚP MỌI TÍN HỮU HỌC HỎI - SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA.
     
     

KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH -- THỨ SÁU CN2MV-A

 

  •  
    Tinh Cao
    Dec 12 at 6:08 PM
     
     

    Thứ Sáu CN2MV-A

     

    LẮNG NGHE Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: Is 48, 17-19

    "Chớ gì ngươi lưu ý đến giới răn của Ta".

    Trích sách Tiên tri Isaia.

    Thiên Chúa là Ðấng Thánh của Israel, Ðấng Cứu Chuộc ngươi phán: Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Ðấng phán dạy ngươi những điều hữu ích, Ðấng dẫn dắt ngươi trong con đường phải đi. Nếu ngươi lưu ý đến các giới răn của Ta, thì hạnh phúc của ngươi sẽ như dòng sông, và sự công chính của ngươi sẽ như sóng biển. Dòng dõi ngươi sẽ như cát và con cháu ngươi sẽ đông đúc, và danh ngươi sẽ không bị xoá, bị diệt trước nhan thánh Ta.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6

    Ðáp: Lạy Chúa, ai theo Chúa sẽ được ánh sáng ban sự sống (x. Ga 8, 12).

    Xướng: 1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. - Ðáp.

    2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. - Ðáp.

    3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. - Ðáp.

     

    Alleluia:

    Alleluia, alleluia! - Này đây Ðức Vua là Thiên Chúa địa cầu sẽ đến. Chính Người sẽ cất ách tù đày của chúng ta. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 11, 16-19

    "Họ không nghe lời Gioan và lời Con Người".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Ta sẽ so sánh thế hệ này với ai? Họ giống như bọn trẻ ngồi nơi phố chợ, gọi lũ trẻ khác mà rằng: "Chúng tôi thổi sáo, sao các bạn không múa nhảy; chúng tôi than vãn, sao các bạn không khóc lên!"

    "Vì Gioan đến, không ăn không uống, thì họ nói: "Ông ta phải quỷ ám!" Con Người đến, ăn uống giống như thường, thì họ nói: "Ðó là người mê ăn mê uống, là bạn của quân thu thuế và những kẻ tội lỗi". Nhưng sự khôn ngoan được biện minh bằng các công việc của mình".

    Ðó là lời Chúa.


     

     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ

     

     nhập thể sự thật  



    Hôm nay, Thứ Sáu tuần thứ hai Mùa Vọng, bài Phúc Âm tiếp tục về nhân vật Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, một bài Phúc Âm tiếp ngay sau bài Phúc Âm cũng của Thánh ký Mathêu hôm qua:

     

    "Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: 'Ta sẽ so sánh thế hệ này với ai? Họ giống như bọn trẻ ngồi nơi phố chợ, gọi lũ trẻ khác mà rằng: 'Chúng tôi thổi sáo, sao các bạn không múa nhảy; chúng tôi than vãn, sao các bạn không khóc lên!' Vì Gioan đến, không ăn không uống, thì họ nói: 'Ông ta phải quỷ ám!' Con Người đến, ăn uống giống như thường, thì họ nói: 'Ðó là người mê ăn mê uống, là bạn của quân thu thuế và những kẻ tội lỗi'. Nhưng sự khôn ngoan được biện minh bằng các công việc của mình".

     

    Nếu mầu nhiệm nhập thể "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14) là một mầu nhiệm thật là mầu nhiệm, đến độ có thể thành cớ vấp phạm cho nhiều người trong dân Do Thái, như đã thực sự xẩy ra khi thành phần lãnh đạo của họ lên án tội lộng ngôn phạm thượng của Người, vì Người chỉ là loài người mà lại dám xưng mình ngang hàng với Thiên Chúa (xem Gioan 10:33; Mathêu 26:63-66), mà Thiên Chúa đã cần phải dọn đường cho Con của Ngài xuất hiện bằng cách sai Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đến trước Người như là một vị "tiên hô của Đấng Tối Cao" (Luca 1:76).

     

    Bởi vậy, cũng như không nhận biết Chúa Kitô thì không thể nhận biết Cha là Đấng sai Người cũng là Đấng Người tỏ ra cho biết thế nào, thì ai không chấp nhận Tiền Hô Gioan Tẩy Giả là "tiếng kêu trong sa mạc", cũng không thể nào có thể nhận biết chính "Lời" nhập thể là "tất cả sự thật" (Gioan 16:13) của tiếng kêu trong sa mạc ấy. Đó là lý do, trong Bài Phúc Âm hôm nay, chính Chúa Giêsu đã khẳng định: "Gioan đến, không ăn không uống, thì họ nói: 'Ông ta phải quỷ ám!' Con Người đến, ăn uống giống như thường, thì họ nói: 'Ðó là người mê ăn mê uống, là bạn của quân thu thuế và những kẻ tội lỗi'".

     

    Quả vậy, thực tế sống đạo cho thấy, một khi con người không thành tâm tìm kiếm chân lý là một thực tại khách quan hoàn toàn có thật ở bên ngoài mình và ở bên trên mình, (như thực tại mặt trời hiện hữu để chiếu tỏa ánh sáng cho sinh vật trên mặt đất này sống động và phát triển), soi sáng cho con người của mình và chi phối cuộc đời của mình, thì con người sẽ chẳng bao giờ nhận ra chân lý và được chân lý giải phóng (xem Gioan 12:32), nếu một khi họ cứ muốn tạo ra chân lý theo ý nghĩ thiển cận lại đầy thiên kiến và hết sức mù quáng chủ quan của họ.

     

    Thành phần muốn sáng tạo nên sự thật này là thành phần hết sức độc đoán, đúng như thái độ và hành động của bọn trẻ con chẳng biết gì mà cứ tưởng mình là nhất, ai cũng phải theo mình mới được, một bọn trẻ con đã được chính Chúa Giêsu sử dụng trong bài Phúc Âm hôm nay, để ám chỉ thành phần tương đối hóa tuyệt đối (là chân lý và lề luật của Thiên Chúa) và tuyệt đối hóa tương đối (là ý nghĩ, ý thích và ý riêng của con người): "Họ giống như bọn trẻ ngồi nơi phố chợ, gọi lũ trẻ khác mà rằng: 'Chúng tôi thổi sáo, sao các bạn không múa nhảy; chúng tôi than vãn, sao các bạn không khóc lên!'"

     

    Hai nguyên tổ ngày xưa trong vườn địa đàng cũng chẳng khác gì như bọn trẻ con này. Ở chỗ, các vị đã bất chấp sự thật lời Chúa về trái cấm và việc đụng đến trái cấm ấy, và coi ý nghĩ, ý thích và ý riêng của mình, do rắn quỉ tinh ranh dối trá lừa đảo mớm cho, là sự thật, là đúng nhất. Và vì sự thật bao giờ cũng là sự thật, cho dù nó có bị phủ nhận và triệt hạ nơi lương tâm và hành động của con người, không một loài thụ tạo nào có thể tạo nên sự thật, trái lại, h cần phải nhận biết, chấp nhận và tuân theo "tất cả sự thật" nữa mới được bình an, công chính và sự sống. 

     

    Tuy đã sa ngã bởi chối bỏ sự thật và sau đó mới nhận ra sự thật thì đã lỡ hết rồi, đã bị chết đúng như lời cảnh báo vô cùng chân thật của Thiên Chúa (xem Khởi Nguyên 2:15-17;3:19). Thế nhưng, vẫn chưa muộn, nếu con người còn biết chấp nhận sự thật là mình đã lầm lạc mà hối lỗi, xin lỗi và chừa lỗi. Bởi vì Thiên Chúa là Đấng thấu suốt con người là tạo vật của Ngài hơn ai hết, hơn chính bản thân họ, nên lúc nào Ngài cũng sẵn sàng tha thứ cho họ và ra tay cứu độ họ một khi họ thành tâm chạy đến với Ngài, khi họ còn thiện chí lắng nghe Ngài, như Ngài đã nói qua miệng Tiên Tri Isaia trong Bài Đọc 1 hôm nay: 

     

    "Thiên Chúa là Ðấng Thánh của Israel, Ðấng Cứu Chuộc ngươi phán: Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Ðấng phán dạy ngươi những điều hữu ích, Ðấng dẫn dắt ngươi trong con đường phải đi. Nếu ngươi lưu ý đến các giới răn của Ta, thì hạnh phúc của ngươi sẽ như dòng sông, và sự công chính của ngươi sẽ như sóng biển. Dòng dõi ngươi sẽ  như cát và con cháu ngươi sẽ đông đúc, và danh ngươi sẽ không bị xoá, bị diệt trước nhan thánh Ta".

     

    Bài Đáp Ca hôm nay cũng theo chiều hướng của cả Bài Đọc 1 lẫn Bài Phúc Âm hôm nay trong việc kêu gọi con người hãy sống theo sự thật và trong sự thật hơn là gian ác dối trá, nhờ đó họ mới không bị hủy diệt mà còn được tồn tại và phát triển nữa:

     

    1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. 

     

    2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt.

     

    3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    MV.II-6.mp3  

     

 

KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH - THỨ BA CN30TN-C

 

  •  
    Tinh Cao
    Oct 28 at 6:01 PM
     
     

    Thứ Ba CN30TN-C

     Lời Chúa LÀ BỨC THƯ TÌNH

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Rm 8, 18-25

    "Các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa".

    Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, tôi nghĩ rằng những đau khổ ở đời này không thể sánh với vinh quang sắp tới sẽ được mạc khải cho chúng ta. Vì chưng các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa. Các tạo vật đã phải tùng phục cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn như vậy, nhưng vì Ðấng đã bắt chúng phải tùng phục, với hy vọng là các tạo vật sẽ được giải thoát khỏi vòng nô lệ sự hư nát, để được thông phần vào sự tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa.

    Vì chúng ta biết rằng cho đến bây giờ, mọi tạo vật đều rên siết và đau đớn như người đàn bà trong lúc sinh con. Nhưng không phải chỉ có các tạo vật, mà cả chúng ta nữa, là những kẻ đã được hưởng ơn đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên rỉ trong mình chúng ta khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử của Thiên Chúa và ơn cứu độ thân xác chúng ta.

    Vì chưng nhờ niềm cậy trông mà chúng ta được cứu độ. Nhưng hễ nhìn thấy điều mình hy vọng thì không phải là hy vọng nữa. Vì ai đã thấy điều gì rồi, đâu còn hy vọng nó nữa? Nhưng nếu chúng ta hy vọng điều chúng ta không trông thấy, chúng ta sẽ kiên tâm trông đợi.

    Ðó là lời Chúa.

    Ðáp Ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6

    Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi (c. 3a).

    Xướng: 1) Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan. - Ðáp.

    2) Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan. - Ðáp.

    3) Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận của tôi, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. - Ðáp.

    4) Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo; họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa. - Ðáp.

     Alleluia: Tv 118, 34

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin giáo huấn con, để con tuân cứ luật pháp của Chúa và để con hết lòng vâng theo luật đó. - Alleluia.

    Phúc Âm: Lc 13, 18-21

    "Hạt cải mọc lên và trở thành một cây to".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Nước Thiên Chúa giống như cái gì? Và Ta sẽ so sánh nước đó với cái gì? Nước đó giống như hạt cải mà người kia lấy gieo trong vườn mình. Nó mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó".

    Người lại phán rằng: "Ta sẽ so sánh Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước đó giống như tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả khối đều dậy men".

    Ðó là lời Chúa.

    Image result for Lc 13, 18-21

    Suy Nghiệm Lời Chúa:

     

    Nước Thiên Chúa là một sự sống phát triển

     

    Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Ba Tuần XXX Thường Niên, thuật lại 2 dụ ngôn được Chúa Giêsu sử dụng để sánh ví về "Nước Thiên Chúa" như sau:

    Dụ ngôn thứ nhất: "Nước Thiên Chúa giống như cái gì? Và Ta sẽ so sánh nước đó với cái gì? Nước đó giống như hạt cải mà người kia lấy gieo trong vườn mình. Nó mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó".

    Dụ ngôn thứ hai: "Ta sẽ so sánh Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước đó giống như tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả khối đều dậy men".

    Trong cả hai dụ ngôn này đều cho thấy sự sống của "Nước Thiên Chúa", được tỏ hiện qua sự phát triển của sự sống siêu nhiên và thiêng liêng này, một sự sống thần linh, trước hết, bắt nguồn chỉ là một cái mầm, nhỏ như là một "hạt cải", nhưng sau đó đã "mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó".

    Phải chăng "hạt cải" đây ám chỉ đức tin, "người kia" đây ám chỉ Chúa Kitô, "gieo" đây ám chỉ việc Chúa Kitô tỏ mình ra, nhất là qua cuộc Vượt Qua của Người, "trong ruộng mình" đây ám chỉ trên thế gian này? Nếu những diễn giải theo suy đoán này không sai thì ý nghĩa của dụ ngôn này có thể hiểu là Nước Trời giống như đức tin cứu độ được Chúa Kitô gieo vãi trên thế gian này vậy. 

    Chính đức tin cứu độ này, một khi "mọc lên", hình ảnh ám chỉ một Chúa Kitô Phục Sinh, thì sẽ "trở thành một cây to" ám chỉ Giáo Hội Chúa Kitô, một cộng đồng đức tin, đồng thời cũng là một bí tích cứu độ trần gian của Người và với người, một phương tiện cứu độ các linh hồn như "chim trời đến nương náu trên ngành nó".

    Sự phát triển tiêu biểu cho sự sống thần linh này còn được ví như "tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả khối đều dậy men". 

    Phải chăng "tấm men" đây ám chỉ lời Chúa hay Phúc Âm và bí tích thánh (Phụng Vụ Thánh Thể); "người đàn bà kia" ám chỉ Giáo Hội; "bỏ vào" ám chỉ áp dụng, cử hành, ban phát; "ba đấu bột" ám chỉ 3 thành phần làm nên cộng đồng dân Chúa, cộng đồng đức tin, đó là giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ (tất nhiên giáo sĩ bao gồm cả hàng giáo phẩm); "đều dậy men" ám chỉ các phần tử của Giáo Hội được hiệp nhất nên một với Chúa Kitô để sinh muôn vàn hoa trái thiêng liêng?

    Đến đây, nếu các dẫn giải vừa được suy diễn không sai, thì chúng ta thấy 2 dụ ngôn về "Nước Thiên Chúa" này, một liên quan đến "hạt cải" và một liên quan đến "tấm men" liên hệ với nhau. Ở chỗ, một dụ ngôn liên quan đến sứ vụ của Chúa Kitô ("người kia", rõ hơn là "người đàn ông kia - a man") trong công cuộc gieo vãi đức tin cứu độ ("hạt cải") trên thế gian, và một dụ ngôn liên quan đến vai trò của Giáo Hội ("người đàn bà kia") trong việc làm cho 3 thành phần chính yếu của Giáo Hội được thấm nhuần tinh thần và sự sống của Chúa Kitô. 

    Đức tin cứu độ và Giáo Hội Chúa Kitô dường như được Chúa Kitô ám chỉ trong 2 dụ ngôn về "Nước Thiên Chúa" trong bài Phúc Âm hôm nay chính là những yếu tố chính yếu bất khả thiếu cho tình trạng phục hồi của tất cả thiên nhiên tạo vật đã được Thiên Chúa dựng nên cho con người nhưng vì tội lỗi của con người mà "rên siết và đau đớn" nên vẫn hằng "ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa", như Thánh Tông Đồ Phaolô cảm nhận, xác tín và khẳng định trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay:

    "Các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa. Các tạo vật đã phải tùng phục cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn như vậy, nhưng vì Ðấng đã bắt chúng phải tùng phục, với hy vọng là các tạo vật sẽ được giải thoát khỏi vòng nô lệ sự hư nát, để được thông phần vào sự tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa. Vì chúng ta biết rằng cho đến bây giờ, mọi tạo vật đều rên siết và đau đớn như người đàn bà trong lúc sinh con. Nhưng không phải chỉ có các tạo vật, mà cả chúng ta nữa, là những kẻ đã được hưởng ơn đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên rỉ trong mình chúng ta khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử của Thiên Chúa và ơn cứu độ thân xác chúng ta".

    Bài Đáp Ca hôm nay, cũng y hệt bài Đáp Ca Chúa Nhật XXX Thường Niên đầu tuần, nhưng hôm nay phản ảnh tình trạng của "Các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa" trong Bài Đọc 2 cho năm lẻ hôm nay:

    1) Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan. 

    2) Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan. 

    3) Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận của tôi, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. 

    4) Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo; họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa. 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.XXXL-3.mp3  

     

     

    --

 

KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH- CHIA SẺ LỜI CHÚA CN34TN-C

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
    Nov 22 at 1:59 AM
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT

    ----oooOooo----

    CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN NĂM C (24/11/2019)

    SỐNG THEO ĐẤNG BỊ ĐÓNG ĐINH THẬP GIÁ

    "I.N.R.I: Giê-su Na-da-rét Vua dân Do-thái"

     

    GẶP GỠ ĐỨC GIÊ-SU BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI MÌNH

    ANH TRÔM LÀNH ĐÃ GẶP ĐƯỢC CHÚA

     

    I. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

    LỜI CHÚA TRONG Lễ Chúa Ki-tô Vua vũ trụ. Hội Thánh Công giáo kế thừa truyền thống Thánh Kinh Do-thái giáo khi tuyên xưng Đức Giê-su là Vua vũ trụ vạn vất, là Chúa muôn dân muốn nước. Theo mạc khải Thánh Kinh thì đó là ngày Cánh Chung, ngày Thiên Chúa hoàn tất Công Trình Cứu Độ nhân loại. Nhưng ngay từ bấy giờ Hội Thánh vẫn có quyền mừng trước Danh Hiệu và Chức Vị Cao Quý của Chúa Ki-tô, Đấng đã chịu nạn chịu chết trên thâp giá để cừu chuôc loài người tội lỗi. 

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 23,35-43: “Khi ấy, các thủ lãnh cùng với dân chúng cười nhạo Chúa Giê-su mà rằng: "Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Đấng Ki-tô, người Thiên Chúa tuyển chọn". Quân lính đều chế diễu Người và đưa dấm cho Người uống và nói: "Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi". Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy-lạp, La-tinh và Do-thái là: "GIÊ-SU NA-DA-RÉT VUA DÂN DO THÁI".

    Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục Người rằng: "Nếu ông là Đấng Ki-tô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa". Đối lại, tên kia mắng nó rằng: "Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao? Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng với việc chúng ta đã làm, còn ông này, ông có làm gì xấu đâu?"  Và anh ta thưa Chúa Giê-su rằng: "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi". Chúa Giê-su đáp: "Ta bảo thật ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta".

     

    III. QUYẾT TÂM SỐNG LỜI CHÚA THEO TIN MỪNG LU-CA 20,27-38:

    3.1 Đức Giê-su bị đóng đinh vào thập giá với lý do hay danh hiệu là “Vua dân Do-thái”  Nhưng Đức Giê-su không chỉ là vua dân Do-thái mà Người còn là vua của muôn dân muôn nước, như Người đã nói trước nhà cầm quyền là họ sẽ thấy Con Người ngự đến trên đám mây mà đến, để xét sử mọi người và thưởng phạt cho từng người.

    3.2 Hai người cùng bị treo trên thập giá với Đức Giê-su:  một người không nhận ra và xỉ nhục Người: “Nếu ông là Đấng Ki-tô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữaNhưng người kia thì nhận ra nên đã cầu xin và tuyên xưng Người: "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi" Chúa Giê-su đã đáp lại lời câu xin của người ấy: "Ta bảo thật ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta", chứng tỏ Người là Thiên Chúa quyến năng và là Đấng thưởng phạt công minh! Vậy chúng ta hãy noi gương người trộm lành mà chạy đền với Đấng Bị Đóng Đinh Thập giá mà xin ơn tha thứ bvà cứu độ.

     

    IV. THỰC HÀNH LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 20,27-38:  là chúng ta 4.1 Tin và tôn Vương  Đấng Bị Đóng Đinh Thập Giá: đó là việc làm đầu tiên của người tín hữu

    4.2 Làm chứng và loan truyền Vương Quốc/Triều Đại Yêu Thương của Thiên Chúa  bằng lời nói, việc làm và cách sống.

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN VÀ SỐNG LỜI NGUYỆN NÀY VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA   20,27-38:

    MỞ ĐẦU:   

    Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng hằng hữu, chúng con ngợi khen, chúc tụng và cảm tạ Cha vì Con Cha là Đức Giê-su Ki-tô đã dậy cho chúng con biết Người chính là Vua và là Chúa của kẻ sống cũng như của kẻ chết. Xin Cha lắng nghe lời cầu nguyện tha thiết của chúng con.

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN VÀ  SỐNG  CẦU NGUYỆN

    1. «Khi ấy, các thủ lãnh cùng với dân chúng cười nhạo Chúa Giê-su mà rằng: "Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Đấng Ki-tô, người Thiên Chúa tuyển chọn»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho những người không tin và xúc phạm đến Thiên Chúa và Con của Ngài là Chúa Giê-su Ki-tô.

    Xướng: Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    *NHỜ ƠN CHÚA, CON QUYẾT TÂM......

    2 «Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi" Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du Thái Lan và Nhật Bản để cho dân chúng hai nước ấy được đánh động bởi sự khiêm nhường, hiền hòa, yêu thương và cởi mở của vị lãnh đạo cao nhát của Giáo Hội Công Giáo Rô-ma.  

    Xướng:  Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3 «Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy-lạp, La-tinh và Do-thái là: "GIÊ-SU NA-DA-RÉT VUA DÂN DO THÁI»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi người tín hữu xác tín Chúa Giê-su Ki-tô là Vua của mình và của toàn thể nhân lọai.

    4. «Và anh ta thưa Chúa Giê-su rằ2 ng: "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi". Chúa Giê-su đáp: "Ta bảo thật ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho người dân Thái Lan và Nhất Bản được Chúa Ki-tô ban cho ơn cứu độ.

    Xướng: Chúng con  cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    KẾT: 

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã sai Con Một Cha xuống trần gian để đem Ơn Cứu Độ cho chúng con và dậy chúng con biết Người là Vua vũ tụ vạn vật và là Chúa muôn dân muôn nước.

    Chúng con xin cảm tạ, chúc tụng và ngợi khen Cha. NHỜ THÁNH THẤN THÚC ĐẨY, CHÚNG CON NHẬN Ngài làm Vua và làm Chúa của chúng con, của gia đình, giáo xứ và dân tộc chúng con.

    Chúng con cầu xin Cha, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. Amen      

    Sài-gòn ngày 22 tháng 11 năm 2019

           Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.           

     

     

     

     

     

KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH - THỨ NĂM CN28TN-C

  •  
    Tinh Cao
    Oct 16 at 5:59 PM
     
     

    Thứ Năm CN28TN-C

     

    BỨC THƯ TÌNH LÀ LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Rm 3, 21-30a

    "Con người nhờ đức tin mà được công chính hoá, chứ không phải bởi việc làm theo lề luật".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, hiện giờ sự công chính của Thiên Chúa đã tỏ hiện không tuỳ vào lề luật, nhưng có lề luật và các tiên tri làm chứng. Sự công chính của Thiên Chúa nhờ tin vào Ðức Giêsu Kitô sẽ ban cho mọi kẻ tin vào Người, không có gì phân biệt: vì mọi người đều phạm tội và đã thiếu mất vinh quang của Thiên Chúa, họ được công chính hoá cách nhưng không, do ơn nghĩa của Người và nhờ sự cứu chuộc nơi Ðức Giêsu Kitô, Ðấng Thiên Chúa đã đặt làm của lễ đền tội, nhờ tin vào máu của Người, để tỏ cho thấy đức công chính của Người, bởi Người tha thứ những tội đã phạm khi trước, trong thời kỳ nhịn nhục của Thiên Chúa, ngõ hầu tỏ ra đức công chính của Người trong lúc này, để tỏ ra chính Người là Ðấng công chính và công chính hoá người tin vào Ðức Giêsu Kitô.

    Vậy đâu là việc tự hào của ngươi? Nó đã bị loại đi rồi. Bởi lề luật nào? Có phải lề luật chỉ việc làm không? Không phải, song là bởi lề luật đức tin. Quả thế, chúng tôi thâm tín rằng: con người nhờ đức tin mà được công chính hoá, chứ không phải bởi việc làm theo lề luật. Hay là Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa của người Do-thái thôi sao? Người không phải là Thiên Chúa các dân ngoại nữa sao? Ắt hẳn Người là Thiên Chúa các dân ngoại nữa: vì chỉ có một Thiên Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 129, 1-2. 3-4ab. 4c-5

    Ðáp: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giầu ơn cứu độ (c. 7).

    Xướng: 1) Từ vực sâu, lạy Chúa, con kêu lên Chúa. Lạy Chúa, xin nghe tiếng con cầu! Dám xin Chúa hãy lắng tai, hầu nghe thấu tiếng van nài của con. - Ðáp.

    2) Nếu Chúa nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư? Nhưng Chúa thường rộng lượng thứ tha, để cho thiên hạ tôn thờ kính yêu. - Ðáp.

    3) Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Ngài. Linh hồn con mong đợi Chúa, hơn người lính gác mong trời rạng đông. Hơn lính gác mong hừng đông dậy, Israel đang mong đợi Chúa. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 14, 5

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 11, 47-54

    "Sẽ bị đòi nợ máu của các tiên tri đã đổ ra, kể từ máu của Abel cho đến máu của Giacaria".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa phán: "Khốn cho các ngươi! Hỡi những người xây cất mồ mả các tiên tri, mà tổ phụ các ngươi đã giết chết. Thật, các ngươi làm chứng và tán thành những hành động của tổ phụ các ngươi: vì thực ra họ đã giết các vị tiên tri, còn các ngươi thì xây mồ mả cho họ. Bởi đó mà sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã nói: Ta sẽ sai đến với chúng các tiên tri và các tông đồ, trong số các vị đó, người thì chúng giết đi, người thì chúng bách hại, khiến cho dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu của tất cả các tiên tri đã đổ ra từ lúc tạo thành vũ trụ, kể từ máu của Abel cho đến máu của Giacaria, người đã bị sát hại giữa bàn thờ và thánh điện. Phải, Ta bảo các ngươi, dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu. Khốn cho các ngươi! Hỡi những tiến sĩ luật, vì các ngươi cất giữ chìa khoá sự hiểu biết. Chính các ngươi đã không được vào, mà những người muốn vào, các ngươi đã ngăn cản họ lại".

    Khi người phán bảo cùng các biệt phái và tiến sĩ luật những lời đó, thì họ bắt đầu oán ghét Người một cách ghê gớm, và chất vấn Người về nhiều vấn đề, cố gài bẫy Người để may ra bắt bẻ được lời gì do miệng Người thốt ra chăng.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Image result for Lc 11, 47-54

     

     

    Suy Nghiệm Lời Chúa

     

    Hôm nay, Thứ Năm Tuần XXVIII Thường Niên, Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca được tiếp tục với bài Phúc Âm hôm qua là bài Phúc Âm thuật lại lời Chúa Giêsu khiển trách cả thành phần biệt phái lẫn thành phần luật sĩ về tính chất giả tạo và đời sống hình thức của họ. 

    Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nói với cả 2 thành phần này một lúc, những lời nói khiến họ cảm thấy bị hạ nhục một cách công khai trong khi họ là những bậc thày dạy về luật lệ trong dân chúng và cho dân chúng. Bởi thế, ở đoạn kết bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Luca đã cho chúng ta thấy phản ứng dữ dội nơi 2 thành phần này như sau:

    "Khi người phán bảo cho các người biệt phái và tiến sĩ luật những lời đó, thì họ bắt đầu oán ghét Người một cách ghê gớm, và chất vấn Người về nhiều vấn đề, cố gài bẫy Người để may ra bắt bẻ được lời gì do miệng Người thốt ra chăng".

    Vậy, sau khi khiển trách từng thành phần trong họ ở bài Phúc Âm hôm qua, Chúa Giêsu đã nói với cả hai thành phần này những gì nữa khiến họ đã tỏ ra căm tức quá như thế? Căn cứ vào những lời Chúa Giêsu nói với họ, thì Người cảnh báo rằng họ sẽ bị trả nợ máu:

    "Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã nói: Ta sẽ sai đến với chúng các tiên tri và các tông đồ, trong số các vị đó, người thì chúng giết đi, người thì chúng bách hại, khiến cho dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu của tất cả các tiên tri đã đổ ra từ lúc tạo thành vũ trụ, kể từ máu của Abel cho đến máu của Giacaria, người đã bị sát hại giữa bàn thờ và thánh điện. Phải, Ta bảo các ngươi, dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu".

    Thực tế cho thấy họ chẳng giết hại tiên tri nào vào thời của họ hết, như vị vẫn được coi là tiên tri như Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, vị đã bị quận vương Hêrôđê giết chứ không phải họ. Thế nhưng, cũng căn cứ vào lời Chúa Giêsu khẳng định, thì việc họ xây mồ mả cho các vị tiên tri do cha ông của họ sát hại là việc họ, bề ngoài, như thể tỏ ra tôn kính các tiên tri, bù đắp cho các vị, nhưng gián tiếp họ đã tỏ ra công nhận là cha ông họ đã sát hại các vị tiên tri ấy:

    "Khốn cho các ngươi! Hỡi những người xây cất mồ mả các tiên tri, mà tổ phụ các ngươi đã giết chết. Thật, các ngươi làm chứng và tán thành những hành động của tổ phụ các ngươi: vì thực ra họ đã giết các vị tiên tri, còn các ngươi thì xây mồ mả cho họ". 

    Thế nhưng, hành động xây mồ mả cho các vị tiên tri của họ, đối với Chúa Giêsu, không phải là việc họ bù đắp cho các vị tiên tri hay công nhận các vị tiên tri, cho bằng họ "làm chứng và tán thành những hành động của tổ phụ các ngươi". Tại sao Chúa Giêsu lại có vẻ hiểu lầm họ một cách oan nghiệt như thế, như thể Người muốn ngăn chặn con đường ăn năn hoán cải của họ, bằng cách hoàn toàn phủ nhận công việc lành thánh họ muốn làm để bù đắp lỗi lầm cho cha ông của họ như vậy chứ?   

    Phải chăng ở đây Chúa Giêsu muốn ngầm tiên báo cho họ biết trước rằng, cho dù họ có thiện chí xây dựng lại mồ mả cho các vị tiên tri nạn nhân của cha ông họ, họ cũng chẳng hơn gì cha ông của họ đâu, mà thậm chí họ còn tệ hơn cha ông của họ nữa, bởi họ có thực sự không sát hại các vị tiên tri như cha ông của họ đã làm, nhưng họ sẽ nhúng tay vào việc sát hại một vị đại tiên tri trên hết các tiên tri, Vị Thiên Sai của Thiên Chúa là chính bản thân Người!?! - "dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu" là thế! 

    Đúng vậy, họ "sẽ bị đòi nợ máu" của chính Đấng Thiên Sai Cứu Thế, như chính họ đã tự nguyện chấp nhận với Tổng Trấn Philatô: "hãy cứ để cho máu của hắn đổ lên chúng tôi và con cháu chúng tôi" (Mathêu 27:35), nhưng lại chính là máu đổ ra để cứu chuộc họ, đổ ra một cách nhưng không và vô cùng nhân ái, hoàn toàn không do công nghiệp của họ và cho dù họ cố tình nhúng tay vào việc sát hại Người chăng nữa, miễn là họ tin tưởng vào Người, chứ không tin vào việc tuân giữ lề luật của họ. 

    Bằng những lời khiển trách của mình, Chúa Kitô muốn thức tỉnh thành phần trí thức Do Thái giáo là biệt phái và luật sĩ, thành phần tự cho mình là công chính nhờ việc họ giữ lề luật. Thế nhưng, họ sẽ chẳng thể nào tự mình có thể mở mắt ra nhận biết mình được, trái lại, còn bị tẩu hỏa nhập ma trước những lời chê bai chỉ trích và nguyền rủa của Chúa Kitô nữa, cho đến khi họ được Chúa Kitô đích thân quật ngã và gọi đích danh như trường hợp của chàng Saolê đang hung hăng đi bắt giam các Kitô hữu tiên khởi, nhờ đó, chàng thanh niên biệt phái thuộc chi Benjamin quá nhiệt thành với Do Thái giáo này mới được chiếm đoạt, biến đổi để nhờ đó trở thành một tông đồ Phaolô cho dân ngoại, một vị tông đồ đã truyền dạy cho giáo đoàn Roma nói riêng, ở Bài Đọc 1 hôm nay, kinh nghiệm của bản thân mình về vấn đề công chính thật sự là do bởi ơn Chúa (hơn là công nghiệp của mình) và nhờ đức tin (hơn là việc giữ luật của mình) như sau:

    "Anh em thân mến, hiện giờ sự công chính của Thiên Chúa đã tỏ hiện không tùy vào lề luật, nhưng có lề luật và các tiên tri làm chứng. Sự công chính của Thiên Chúa nhờ tin vào Ðức Giêsu Kitô sẽ ban cho mọi kẻ tin vào Người, không có gì phân biệt: vì mọi người đều phạm tội và đã thiếu mất vinh quang của Thiên Chúa, họ được công chính hoá cách nhưng không, do ơn nghĩa của Người và nhờ sự cứu chuộc nơi Ðức Giêsu Kitô, Ðấng Thiên Chúa đã đặt làm của lễ đền tội, nhờ tin vào máu của Người, để tỏ cho thấy đức công chính của Người, bởi Người tha thứ những tội đã phạm khi trước, trong thời kỳ nhịn nhục của Thiên Chúa, ngõ hầu tỏ ra đức công chính của Người trong lúc này, để tỏ ra chính Người là Ðấng công chính và công chính hoá người tin vào Ðức Giêsu Kitô".

    Một khi tâm hồn nhờ ơn Chúa, nhờ lòng thương xót Chúa, nhận biết bản thân tội lỗi, hèn yếu và xấu xa của mình, như Thánh Phaolô coi mình là "kẻ tội lỗi nhất - quorum primus" (1Timôthêu 1:15), họ mới có thể có những tâm tình của Thánh Vịnh gia trong Thánh Vịnh 129 ở Bài Đáp Ca hôm nay:

    1) Từ vực sâu, lạy Chúa, con kêu lên Chúa. Lạy Chúa, xin nghe tiếng con cầu! Dám xin Chúa hãy lắng tai, hầu nghe thấu tiếng van nài của con.

    2) Nếu Chúa nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư? Nhưng Chúa thường rộng lượng thứ tha, để cho thiên hạ tôn thờ kính yêu.

    3) Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Ngài. Linh hồn con mong đợi Chúa, hơn người lính gác mong trời rạng đông. Hơn lính gác mong hừng đông dậy, Israel đang mong đợi Chúa.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.XXVIII-5.mp3