17. Thân Tâm Mạnh Khỏe

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - DIỀU GIÚP SỐNG LÂU

  •  
    Kim Vu
     
    2 điều quan trọng trong bí quyết trường thọ của người Okinawa - Nhật Bản  
    Mạn Nhu
     
    v
    Những người già ở Okinawa đều là nông dân và ngư dân, cuộc sống của họ rất dơn giản.
    Nhật Bản được mệnh danh là "đất nước có tuổi thọ cao nhất thế giới", hiếm có nơi nào người dân có tuổi thọ trung bình sống lâu như người Okinawa. Tuổi thọ trung bình của họ là 81,2 tuổi.
    Đối với nữ tuổi thọ trung bình là 86 tuổi và nam là 75 tuổi. Do đó, Okinawa có số lượng người sống thọ cao nhất trên thế giới. Với tỷ lệ 100.000 người thì có 34 người từ một trăm tuổi trên, trong khi ở Hoa Kỳ 100.000 người thì chỉ có 10 người trên 100 tuổi.

    Vậy tại sao người Okinawa lại có được tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới?

    Tuổi thọ liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống
    Hầu như người Okinawa rất ít mắc những căn bệnh nặng. Tỷ lệ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư ở Okinawa là thấp nhất trên thế giới. Nguy cơ tim mạch của họ thấp hơn 80% so với người Mỹ.

    Các bác sĩ khám cho người dân Okinawa phát hiện ra rằng người dân ở đây thường có động mạch khỏe mạnh như những người trẻ và mức cholesterol cực thấp. Ung thư vú rất hiếm gặp, và hầu hết đàn ông lớn tuổi chưa bao giờ nghe nói về ung thư tiền liệt tuyến. Ngay cả khi người Okinawa bị ung thư, tỷ lệ sống sót sau ung thư của họ cao hơn gấp đôi so với các vùng khác.

    Cuối cùng, các bác sĩ kết luận rằng "bí quyết kéo dài tuổi thọ" của người Okinawa có liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên và một thái độ sống tích cực. Vậy, vũ khí ma thuật sức khỏe của họ là gì?

    Chế độ ăn uống đơn giản và bổ dưỡng

    Những người già sống lâu ở Okinawa không có những sản phẩm, thực phẩm bổ dưỡng thượng hạng cho sức khỏe như: yến sào, nhân sâm, vây cá mập đắt tiền… Họ ăn một số loại thức ăn đơn điệu trong nhiều thập kỷ. Đây có phải là bí quyết trường thọ?

     

    Thực đơn bữa ăn đơn giản, rất ít chất béo động vật.
    Trong gian bếp của bà lão 104 tuổi Okumura, thực đơn bữa trưa của bà đơn giản là: cơm, đậu hũ ky (váng đậu) và canh giá đỗ, da heo xào mướp đắng, cá luộc chấm muối và cá khô kho rau. Có rất ít chất béo (mỡ động vật) trong số đó. Đừng coi thường những món ăn khiêm tốn này. Rau rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chúng được kết hợp với protein tuyệt vời trong cá, đậu phụ và da lợn. Tuy giản dị nhưng chúng đầy đủ dinh dưỡng.

    Các chuyên gia y tế cho rằng cuộc khủng hoảng gây ra lão hóa hiện đại không phải là suy dinh dưỡng, mà là mất cân bằng dinh dưỡng. Quá nhiều mỡ động vật, đường và muối, nhưng không cung cấp đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất đã góp phần làm giảm liên tục các bệnh mãn tính ở lứa tuổi trẻ.

    Những người già ở Okinawa đều là nông dân và ngư dân. Họ ăn cá tươi đánh bắt từ vùng biển sạch 2-3 lần một tuần. Người dân ở đây rất thích ăn thức ăn từ rong biển.

     

    Người dân địa phương thường uống khoảng 3 tách trà xanh mỗi ngày. 
    Người dân địa phương thường uống một loại rượu gạo nấu tại nhà và uống khoảng 3 tách trà xanh mỗi ngày. Họ ăn sáu hoặc bảy phần thực phẩm ngũ cốc, bao gồm gạo trắng, lúa mì, kiều mạch, v.v. Các sản phẩm từ đậu nành cũng là một yêu thích của người già, chủ yếu là đậu Nhật và đậu phụ.

    Khoai lang đã không rời khỏi bàn ăn của người Okinawa kể từ khi được giới thiệu vào thế kỷ 17. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khoai lang rất giàu carotene chống oxy hóa chống ung thư, cũng như canxi, magie, kali, axit folic, vitamin C, vitamin E và lycopene.

    Người già ở Okinawa cũng có cách nấu thịt lợn đặc biệt. Họ thường loại bỏ chất béo sau đó nấu và bảo quản, do đó làm giảm lượng chất béo ăn vào.

    Tập thể dục và yêu lao động
    Điều kiện sống năng động như làm việc đồng áng có tác dụng quan trọng trong việc giảm tốc độ lão hóa của cơ thể.

    Hầu hết người dân Okinawa kiếm sống bằng nghề đánh cá và trồng trọt. Họ làm việc không mệt mỏi mỗi ngày, vận động nhiều và hít thở không khí trong lành. Họ cũng thường xuyên tập thể dục nhịp điệu, bao gồm võ thuật và khiêu vũ truyền thống, cũng như làm vườn và đi bộ.

    Tập thể dục ngoài trời thúc đẩy cơ thể con người sản xuất vitamin D dưới tác động của ánh sáng mặt trời, đây là một yếu tố thúc đẩy hệ xương phát triển vững chắc. Đi bộ còn có thể duy trì mật độ xương, đây là một trong những lý do tại sao người Okinawa ít bị loãng xương hơn.

    Họ cũng thích chơi croquet(1) vài lần một tuần, một môn thể thao tương tự như bowling. Các bác sĩ địa phương tin rằng môn thể thao này sẽ cho phép họ ra khỏi nhà, tắm nắng và giải tỏa căng thẳng. Người Okinawa có cơ thể mềm dẻo và linh hoạt, nhiều người sống thọ trăm tuổi có thể ngồi xếp bằng trên sàn trong một thời gian dài.

     

    Ngay cả khi đã 90 hoặc thậm chí 100 tuổi, người già ở Okinawa vẫn không nghỉ hưu. 
    Ngay cả khi đã 90 hoặc thậm chí 100 tuổi, người già ở Okinawa vẫn không nghỉ hưu. Họ làm vườn, giao lưu, làm ruộng hoặc làm đồ thủ công trong các xưởng sản xuất nhỏ ở thị trấn. Lối sống năng động này có tác động lớn đến việc giảm tốc độ lão hóa của cơ thể. Công việc thủ công phức tạp, như dệt vải, kích thích não bộ và giữ cho não bộ luôn tươi mới.

    Những người già sống lâu ở Okinawa thường xuyên giao tiếp xã hội. Họ đến quán trà vào mỗi buổi sáng và tối để uống trà, trò chuyện với bạn bè và thường tham gia các dịch vụ thiện nguyện. Các nhà nghiên cứu Centenarian đã phát hiện ra rằng hỗ trợ lẫn nhau có thể kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa bệnh tật và ở một mức độ nào đó, tăng cường khả năng miễn dịch.

    (1): Croquet - thuật ngữ chuyên môn quốc tế, tiếng Việt gọi là môn “bóng cửa” nó lai giữa môn thể thao Golf và Billiard.

    Mạn Nhu
     
     
    --
     
     
     
     
     

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - DINH DƯỠNG TUỔI GIÀ

  •  
    'nam Giang' via PSXH>
    Fri, Nov 26 at 2:16 PM

    Dinh Dưỡng Cho Tuổi Già - BS. Hồ Ngọc Minh


    Định nghĩa “cao tuổi” trong thời đại hiện nay rất khó phân biệt biên giới rõ rệt.

    Ngày xưa, trên 50 đã gọi là cao tuổi, là “cụ”, thế mới có câu: “ngũ thập tri thiên mệnh”. Ngày nay, 60 tuổi được cho là còn trẻ như 50 của thế kỷ trước. Tuổi thọ trung bình của con người cũng tăng cao hơn so với thế kỷ trước: ở Mỹ là 77 cho đàn ông, và 81 cho đàn bà, còn ở Việt Nam thì 72 cho đàn ông bà 80 cho đàn bà. Sống trên 90 được cho là quá thọ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho biết, tuổi thọ tối đa của con người là 121 tuổi, chỉ trừ một vài trường hợp hiếm có thì có thể kéo dài thêm một hai năm nữa mà thôi.

     

    Vì mức độ già cỗi thay đổi theo mỗi cá nhân tùy theo điều kiện sống, môi trường, và yếu tố di truyền, có thể nói, “cao tuổi” hay không tùy theo mỗi người. Có khi trên 50 được kể là cao tuổi, nhưng nói chung chung, trước tuổi thọ trung bình độ 5, 10 năm thì được kể là cao tuổi, không còn chối cãi được.

     

    Khi còn trẻ chúng ta được dạy, phải ăn nhiều rau cải, nhiều trái cây, giữ cân bằng trong tất cả các loại thực phẩm, và nhất là không quên uống nước. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng cần phải thay đổi. Người cao tuổi có khi cần nhiều thành phần thức ăn hơn, thí dụ như chất vôi calcium, và cần ít số lượng calories hơn. Sự thay đổi còn tùy theo mỗi cá nhân, và tình trạng sức khoẻ của mỗi người.

    Trên mạng internet, bạn đọc có thể tham khảo nhiều nơi để tìm hiểu thêm chi tiết về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người cao tuổi. Ở đây, bạn có thể tham khảo thêm cách ăn uống để sống lâu, sống khoẻ, sống minh mẫn.

     

    Một cách tổng quát, người cao tuổi nên:

    Ăn nhiều trái cây, tương đương khoảng 2, hay 3 nắm tay trái cây đủ loại mỗi ngày.
    Ăn khoảng 2, hay 3 nắm tay rau tươi mỗi ngày
    Tiêu thụ khoảng 1,200 mg calcium mỗi ngày. Nguồn của calcium nên đến từ sữa tươi, hay nước cốt xương. Nghiên cứu mới cho biết, uống thuốc bổ xương không có lợi mà có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim.
    Ăn cơm, tốt nhất là cơm gạo lứt thay vì ăn nhiều tinh bột và đường.
    Ăn khoảng 1 gram protein cho mỗi pound cân sức nặng, tối thiểu là 1 gram protein cho mỗi kilo sức nặng. Nguồn protein có thể đến từ sữa, thịt cá, trứng gà, các loại đậu…
     
    Thí dụ, trung bình một con cá thu nhỏ bằng cổ tay đã có đủ 80 gram protein, hay một lát thịt bằng ½ bàn tay có đủ 40 gram protein. Nếu ăn không đủ thì có thể uống thêm sữa Ensure. Tuy nhiên vì trong sữa Ensure có nhiều đường, bạn có thể thay bằng whey protein và pha với sữa tươi hay sữa đậu nành. Một muỗng bột whey protein có chứa khoảng 23 gram protein.
    Ở đây cũng cần nêu lên một số quan niệm nhầm lẫn về nhu cầu dinh dưỡng cho người già:

     

    1. Người trên 60 tuổi không cần nhiều chất bổ – Sai !

    Sự thật là nhu cầu calories khi lớn tuổi không nhiều so với thanh niên trai trẻ, nhưng ngược lại, người lớn tuổi cần nhiều chất bổ hơn vì khả năng hấp thụ từ đồ ăn kém đi, thí dụ như vitamin D và vitamin B12. Người lớn tuổi nên uống thuốc đa sinh tố multivitamin nhưng không nên uống những loại vitamin với nồng độ cao, lại độc cho cơ thể.

     

    2. Người lớn tuổi không lo sợ béo phì, trên cân – Sai !

    Trên cân hay béo phì là vấn nạn cho dân Mỹ, kể cả người Việt ở Mỹ. Đừng lầm tưởng là người Việt mình nhỏ con, không thấy béo. Thật ra có tình trạng gọi là “ốm mà béo” (skinny fat), có nghĩa là nhỏ con, nhẹ cân nhưng tỉ lệ mỡ so với thịt bắp rất cao, nhất là kích thước vòng bụng. Ai cũng biết, trên cân, càng ít hoạt động, càng dễ bị bệnh tật kinh niên như bệnh tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ. Như thế, người cao tuổi lại càng nên bớt ngồi yên một chỗ.

     

    3. Người cao tuổi không cần ăn nhiều, và nên nhịn đói – Sai !

    Tôi vẫn thường khuyên bạn đọc thỉnh thoảng nên nhịn đói. Tuy nhiên, người cao tuổi nên cẩn thận. Người già có thể biếng ăn, vì ăn không ngon miệng, tuy nhiên không nên viện cớ này mà bỏ bữa ăn. Càng thường xuyên bỏ ăn càng làm cho người cao tuổi thành thói quen biếng ăn, và như thế, ăn không đủ dinh dưỡng. Cho dù không ăn được nhiều cũng nên ráng ăn chút đỉnh cho mỗi bữa ăn.

     

    4. Người cao tuổi không cần uống nước nhiều, chỉ khi nào khát mới uống, sợ són tiểu – Sai !

    Cảm nhận khát nước của người cao tuổi thường ít bén nhạy, vì thế khi biết khát thì có thể đã cạn khô. Thí dụ như bà Hillary Clinton chẳng hạn, bi xỉu vì không uống nước đầy đủ khiến huyết áp giảm tuột cấp kỳ. Sự khát nước còn gây ra bởi các loại thuốc men đang uống, và trái thận đã suy. Vì thế, nên uống nước thường xuyên, nước trà, nước lạnh, ít ít suốt ngày.

     

    5. Người già không cần ăn nhiều, uống thuốc bổ là đủ – Sai !

    Thuốc bổ không thể thay thế cho đồ ăn. Uống thuốc bổ nhiều chỉ là thuốc độc, có hại cho lá gan, trái thận, gây ra táo bón hay đi tiêu chảy bất thường. Bất kỳ ở lứa tuổi nào, chỉ có thức ăn thật mới cung cấp đủ chất bổ dinh dưỡng cho cơ thể. Cho dù bạn đang có bệnh như cao huyết áp, hay tiểu đường cũng không nên kiêng cử. Theo ý tôi, nếu đã trên 70 tuổi thì cũng không nên kiêng cử một cách tuyệt đối, thái quá.

     

    Một điều cuối cùng không kém phần quan trọng là người già không nên ăn một mình. Ăn uống phải có bạn, nên ăn chung với gia đình hay con cháu. Ngược lại con cháu cũng không nên để cho cha mẹ mình ăn uống trong cô đơn buồn tẻ. Khi ăn một mình, các cụ sẽ kém vui, và kém ăn đi, không tốt cho sức khoẻ. Sự cô đơn sẽ làm miếng ăn thêm cay đắng.

    Gần đây, một số bệnh nhân của tôi, độ tuổi 30, đã bắt đầu xưng “con” với tôi. Hóa ra mình đã già?

    Tôi than thở với các cô thư ký, và được nhắc nhở: “Bộ bác sĩ không nghĩ là bác sĩ già rồi hay sao?”

     

    Hình như tôi đang viết những lời khuyên về cách ăn uống cho chính mình thì phải?

     

    BS. Hồ Ngọc Minh 

    ----------------------------------

     

    --

     

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - DƯỠNG LÃO XƯA VÀ NAY

  •  
    Hung Dao
     
    Mon, Mar 29 at 8:47 AM
     
     
     
     
     

    VIỆN DƯỠNG LÃO: CHUYỆN XƯA, CHUYỆN NAY

     lltran

     

    image.png

    Viện dưỡng lão, nhà [cho người] già hay “nursing home” là mấy chữ khó khăn cho người nghe, nhất là những người cao niên.
    Không mấy ai hoan hỷ nghe hay muốn bàn chuyện viện dưỡng lão vì hình ảnh các cụ cao niên lọm khọm, cô đơn ngồi ngó trời ngó đất là một ám ảnh nặng nề.

    Người trẻ thì chuyện “dưỡng lão” xa vời qua, “còn lâu mới tới phiên mình”. Người già thì sợ hãi trước viễn tượng sống buồn bã, cô đơn giữa những người xa lạ. Người chưa già lắm thì xao xuyến, băn khoăn và lo âu khi phải tìm hiểu về viện dưỡng lão cho thân nhân.

    Chuyện cá nhân thì riêng tư như thế nhưng chuyện cộng đồng, quốc gia thì cả một chính sách cần thiết hầu trợ giúp, chăm nom hiệu quả hơn các công dân luống tuổi, những người không còn khả năng tự chăm nom.

    Đại dịch Covid 19 thổi qua địa cầu, cư dân sống trong viện dưỡng lão là những người nhiễm bệnh và tử vong ở mức cao nhất.
    Các con số ấy đã đánh thức thế giới và nhà cầm quyền nơi nơi đã bắt đầu chú ý hơn đến viện dưỡng lão.

    Tại Hoa Kỳ, khi thuốc chủng ngừa có mặt, cư dân viện dưỡng lão là những người ưu tiên trên danh sách chủng ngừa vì họ là những người dễ nhiễm bệnh lại sinh sống trong môi trường chung đụng với nhiều người khác.

    Tại những quốc gia khác, cách giải quyết vấn nạn nhiễm trùng trong các trung tâm dưỡng lão sẽ nói lên phần nào tương lai của các cư dân luống tuổi sinh sống ở địa phương ấy. Sức khỏe, tính mạng của họ có được xem trọng hay không qua các chính sách y tế dành cho người già.

    Mức tử vong của người già trong viện dưỡng lão do trận đại dịch Vũ Hán đã khơi dậy những bất bình từ cư dân Hoa Kỳ, và họ đòi chính quyền thay đổi chính sách kiểm soát, theo dõi hoạt động của viện dưỡng lão để trợ giúp người già đắc lực hơn, không thể để họ chết như rạ như việc đã xảy ra.

    Tất nhiên các vấn nạn ấy không là điều mới mẻ mà là hệ quả của những hoạt động cũ. Lịch sử đã chứng minh điều ấy.
    Để hiểu rõ hơn, ta cần xem xét những dữ kiện từ lịch sử của viện dưỡng lão, bắt đầu từ đâu và đã diễn tiến, phát triển ra sao; các nguyên nhân nào đã thay đổi cái nhìn của xã hội về tuổi già.

    Tại Hoa Kỳ, số người già tuổi 85 trở lên mỗi ngày một đông, cư dân sống lâu hơn mức liệu định của xã hội nên ta chưa có các chính sách rõ ràng hầu giải quyết các vấn nạn y tế, xã hội liên quan đến tuổi già.

    Người già sức lực kiệt quệ …như chuối chín cây… cần được chăm sóc cẩn thận về sức khỏe cũng như được trợ giúp trong các nhu cầu cá nhân.
    Có cụ cần được cho uống thuốc men hằng ngày vì không còn minh mẫn để tự sử dụng các món thuốc cần thiết.
    Có cụ mất cả khả năng tự tắm rửa, thay quần áo.
    Rất ít những cư dân luống tuổi được gia đình chăm sóc đầy đủ. Số còn lại trông nhờ vào các dịch vụ công cộng và tùy địa phương họ sinh sống, phẩm chất cũng như số lượng của các dịch vụ ấy thay đổi.

    Ngày nay, viện dưỡng lão, “nursing home” hoặc “skilled nursing home”, thường bao gồm cả dịch vụ y tế, cung cấp các bữa ăn và đôi khi cả các dịch vụ giải trí để ngày tháng bớt nhàm chán.
    Ta lại có cả các trung tâm phục hồi, rehabilitation, dành cho các cụ luống tuổi hồi phục sau cơn bạo bệnh sau khi rời bệnh viện và trở về nhà (nhưng chưa cần mức chăm sóc tại viện dưỡng lão).

    Các trung tâm chăm sóc ấy còn có cả nơi dành riêng cho những người đã bị lẫn (dementia); tạm hiểu là đủ mọi loại và mức độ chăm sóc từ trợ giúp, phục hồi đến trông nom toàn phần.
    Cách “phân chia” dịch vụ thành nhiều phần như thế là một kiểu mẫu làm ăn buôn bán, càng nhiều dịch vụ, mức phí tổn càng cao.

    Các bài phân tích dịch vụ y tế cho ta thấy được vài điều quan trọng, sự thay đổi theo thời gian, đi ngược về lịch sử từ thế kỷ XVII.
    Cuốn sách “Old and Sick in America: The Journey Through the Health Care System” của Tiến Sĩ Muriel R. Gillick, trong những năm 1600 – 1700, khi người Âu Châu chiếm lãnh châu Mỹ, họ mang theo các tập quán sinh sống kể cả việc thành lập “almshouse” tạm dịch là “nhà tế bần” [của tư nhân] dành cho những người không được chăm nom bởi thân nhân hoặc láng giềng; cộng đồng hay quận hạt, chính quyền địa phương.

    Nhà tế bần không chỉ dành cho người già yếu mà còn nhận cả các trẻ mồ côi, người khuyết tật hoặc kẻ lang thang không nhà, cung cấp chỗ ở cũng như các bữa ăn.
    Đến những năm 1800 – 1900, nhà tế bần là nơi duy nhất cung cấp một số dịch vụ cần thiết cho người nghèo khó, những người không thân nhân để nương tựa.

    Mãi đến đầu thế kỷ XX, ta mới thấy nhà “dưỡng lão” hay “old age home” ra đời tại Hoa Kỳ.
    Nhà “tế bần” trở thành nơi dành cho những người bệnh tật, nghiện ngập và không còn là nơi dành cho người nghèo khó nữa.
    Người nghèo khó, “worthy poor”, được hiểu là những người không có khả năng làm việc để sinh sống và cũng không có thân nhân để nương tựa.

    Nhà dưỡng lão thủa ấy thường do các tổ chức tôn giáo hoặc các nhóm đồng chủng / hội ái hữu như Evangelicals, Jewish people, Germans… thành lập và điều hành vì tin rằng họ có trách nhiệm chăm sóc những người “cùng hội cùng thuyền”.
    Từ đó ta có Boston’s Home for Aged Woman, Indigent Widows’ and Single Women’s Society in Philadelphia và các trung tâm chăm sóc người già khác.

    Các nhà dưỡng lão này thường nhỏ, chỉ có khoảng 30-50 giường; với một lệ phí khiêm nhường, cư dân có chỗ ăn và ở nhưng đủ khả năng dọn dẹp chỗ ngủ và tự vào phòng ăn mỗi ngày.
    Vào thời khủng hoảng kinh tế, thập niên 30 của thế kỷ trước, xã hội cần nhiều nhà dưỡng lão hơn nữa vì số cung thấp hơn mức cầu rất xa.
    Mức dịch vụ cung cấp tại nhà tế bần trở nên tồi tệ [thiếu tiền tài trợ] nên bị xã hội lên án nặng nề.

    Các nhà lập pháp thủa ấy cho rằng một ngân sách khiêm nhường để chăm sóc người già sẽ tiết kiệm được các khoản tiền điều hành nhà tế bần.
    Từ đó, đạo luật An Sinh Xã Hội, the Social Security Act, ra đời năm 1935, bao gồm cả chương trình Trợ Giúp Người Già, the Old Age Assistance (OAA) program, tài trợ cả người nghèo không nơi nương tựa.

    Để xóa bỏ nhà tế bần, chương trình OAA không trợ cấp cho người cư trú, vì vậy họ di chuyển sang các nhà dưỡng lão của tư nhân.
    Thấy có tiền trợ cấp từ chính phủ, các công ty buôn bán đứng ra thành lập “trung tâm dưỡng lão”, quy mô hơn, rộng lớn hơn để kiếm tiền vì có thể kiếm lời từ việc chăm sóc người cư trú hợp lệ.
    Nghĩa là từ “nhà” sang “viện” hoặc “trung tâm” dưỡng lão. Cách hoạt động này đánh dấu việc chính quyền tham dự vào việc điều hành viện dưỡng lão [chi tiền nên có quyền điều khiển] của các công ty / tổ chức tư nhân ngày nay.

    Một thập niên sau, năm 1946, Quốc Hội ban hành Hill-Burton Act cho phép nhà dưỡng lão được thành lập / xây cất chung với bệnh viện và cho phép chính phủ kiểm soát các hoạt động ấy.
    Viện dưỡng lão trở thành nơi cung cấp các dịch vụ y tế [ở mức độ thấp hơn bệnh viện], tạm hiểu là viện dưỡng lão chuyển từ hệ thống an sinh (welfare) sang hệ thống y tế (healthcare) và theo các tiêu chuẩn hoạt động riêng.

    Theo bà Gillick, người Hoa Kỳ trong thập niên 50 xem hệ thống y tế công cộng như bệnh viện, và viện dưỡng lão khi nằm sát bên bệnh viện cũng là một loại bệnh viện dù không có mặt bác sĩ thường xuyên.
    Các trung tâm dưỡng lão liên bang sinh sôi nảy nở rầm rộ; một số chịu nhiều tai tiếng và bị đóng cửa vì kém tiêu chuẩn y tế và an toàn.

    Năm 1965, tu chính Medicare & Medicaid được thêm vào đạo luật Social Security Act thì việc thành lập và điều hành viện dưỡng lão trở thành một ngành kỹ nghệ, buôn bán làm ăn rầm rộ như mọi ngành kỹ nghệ khác.

    Đến giữa thập niên 70 thì số viện dưỡng lão gia tăng 140% và mức buôn bán gia tăng 2000%. Số lượng gia tăng nhưng phẩm chất của viên dưỡng lão lại sút giảm. Đến nỗi các trung tâm này bị gọi là “nơi dừng chân & chết” hay “park and die facilities”.

    Thượng Nghị Sĩ / Dân Biểu David Pryor đã gọi viện dưỡng lão là nơi nằm giữa xã hội và nghĩa địa, “halfway houses between society and the cemetery.”
    Từ thời điểm này, chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục kiểm soát để duy trì các tiêu chuẩn y tế áp dụng tại viện dưỡng lão.

    Người nghèo khó, không có nguồn lợi tức nào khác, cư trú tại những viện dưỡng lão tài trợ bởi Medicaid. Ở đó, mỗi phòng thường có 3 – 4 giường và những chiếc tủ đứng có khóa cho mỗi người cư trú sử dụng nên phòng ốc thường chật chội.

    Tại những viện dưỡng lão dành cho người khá giả, thân nhân thường phàn nàn về phẩm chất dịch vụ mà họ phải trả tiền. Và khi bất bình, khách hàng thường tìm kiếm những nơi trú ngụ vừa ý hơn, tương xứng với món tiền phải trả.

    Nhu cầu này dẫn đến sự xuất hiện của các trung tâm cung cấp dịch vụ trợ giúp người già, assisted living vào thập niên 80; mức độ trợ giúp tùy thuộc vào sự cần thiết của người trú ngụ, từa tựa như nhà trọ và không mấy liên quan đến “y tế” như viện dưỡng lão.

    Nói chung, mùi tiền bạc thu hút người buôn bán đến làm ăn qua việc cung cấp dịch vụ “trợ giúp người già”.
    Kỹ nghệ này cũng nhanh chóng phát triển, nhanh chóng đến nỗi nhiều tài phiệt bỏ cuộc vì mức lời lãi không như họ mong muốn: Xây cất một tòa nhà thì dễ dàng nhưng chăm sóc người cư trú trong các tòa nhà ấy là việc khó khăn.

    Cách chủ nhà hoạt động [làm ăn buôn bán] ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của người cư trú, nhất là những người đau yếu, sức khỏe mòn mỏi, không còn minh mẫn để tự chăm sóc.
    Kỹ nghệ này chú trọng sức khỏe thể xác, theo tiêu chuẩn tối thiểu của chính phủ như bữa ăn, vệ sinh thân thể cho người cư trú.
    Để đạt đủ tiêu chuẩn chăm sóc người già, ta cần nhiều yếu tố nhất là sự hiểu biết về y tế của chủ nhà và nhân viên làm công việc chăm sóc.

    Những kiểu mẫu mới bắt đầu xuất hiện, nhà dưỡng lão chú trọng đến tâm thần của người cư trú ngoài sức khỏe thể xác, con số này rất khiêm nhường, chưa mấy phổ thông.

    Dù mức tử vong tại viện dưỡng lão do đại dịch Vũ Hán là một con số kinh hoàng, 170,000+ con người trên toàn quốc, viện dưỡng lão vẫn là nơi cư trú thiết yếu cho người già nghèo khó vì các trung tâm trợ giúp, assisted living facilities, không nhận chăm sóc người nghèo trong khi viện dưỡng lão, nursing home, được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ qua chương trình Medicaid.
    Tính đến hôm nay, chăm sóc người già là một kỹ nghệ lớn trị giá khoảng 100 tỷ mỹ kim hàng năm, tài trợ bởi Medicaid và nguồn tài lực tư nhân.

    Câu hỏi khiến các nhà xã hội băn khoăn là làm thể nào để kiểm soát, theo dõi hoạt động của các trung tâm chăm sóc người già này hiệu quả hơn, tránh được các vấn nạn xảy ra trong thời đại dịch?

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "HoaTuDo".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/hoatudo/CAKtO7Rj9aBDoPpAhah9%3Dqn2xh9Adsw4sgSgkGNadXwYEMVkV7w%40mail.gmail.com.
     
     

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - DUNG QUÊN 9 BÍ QUYẾT

Sống khỏe mạnh và trường thọ hơn, đừng quên 9 bí quyết này

image.png

 

Bạn có muốn sống tới 100 tuổi không? Hãy đọc ba lần “bí quyết” khỏe mạnh, hạnh phúc và trường thọ sau đây.

Để sống khỏe, từ bây giờ hãy bắt đầu dưỡng thành những thói quen tốt! Kỳ thực, đối với nhiều người mà nói, muốn tìm được bí quyết trường thọ là điều không thể. Rất nhiều người không biết phương cách để cải thiện sức khỏe. Đã có một bài viết được đăng trên mạng Internet, giảng rõ về bí quyết khỏe mạnh, trường thọ, hạnh phúc của chuyên gia sức khỏe – giáo sư Vạn Thừa Khuê.

1. Khỏe mạnh và trường thọ là do di truyền

Giáo sư Khuê nói, theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, sự khỏe mạnh và trường thọ của một người được quyết định bởi 15% do di truyền, 10% do các nhân tố xã hội, 8% do điều kiện trị liệu, 7% do ảnh hưởng khí hậu, và 60% do cá nhân.

Ăn cơm nhất định phải: Ăn sáng thật ngon, ăn trưa đủ, ăn tối ít. Con người hiện nay đều làm ngược lại, buổi sáng ăn qua loa, buổi trưa ăn đối phó, buổi tối ăn đẫy bụng, đây chính là nguồn gốc của bách bệnh. Bữa cơm buổi sáng bằng với việc uống thuốc bổ, là bữa ăn quan trọng nhất, nhất định phải ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng.

Đồ ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng phải có 4 loại sau: Sữa bò, sữa đậu nành, trứng gà hoặc thịt, thức ăn chính bắt buộc phải có rau và hoa quả.

2. Thói quen có hại nhất thế giới là hút thuốc

Trong số 5 thói quen có hại nhất thế giới, đứng đầu chính là thói quen hút thuốc. Người hút thuốc cả đời, sống ít hơn 20 đến 25 năm, hút thuốc một lần giảm thọ 11 phút. Sáng sớm vừa ngủ dậy đã hút thuốc, là cực kỳ nguy hiểm. Người hay hút thuốc, thường bị viêm phế quản, viêm phổi, mắc bệnh tim phổi, và cuối cùng là ung thư phổi.

3. Thừa dinh dưỡng quá nhiều cũng bằng như trúng độc

Thừa dinh dưỡng quá nhiều cũng bằng như trúng độc. Ăn đồ ăn trong một ngày phải có quy tắc: thứ 2 đến thứ 7. Mỗi ngày ăn một đĩa rau, cần ăn 8 lạng đến 1 cân rau; mỗi ngày ăn 2 trái hoa quả; 3 muỗng dầu thực vật, không được vượt quá 25g; Thứ 5 hàng tuần ăn 2 bát cơm hoặc 4 cái bánh bao; thứ 6 hàng tuần ăn các thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao như lòng trắng trứng, thịt, trứng, sữa, cá, đậu nhưng phải có quy định về lượng, 1 lạng thịt, một quả trứng gà, nửa cân đến một cân sữa bò, một miếng đậu phụ hoặc 1 bát sữa đậu nành, tào phớ, thịt, trứng, sữa, cá 30g, không nên vượt quá 1 lạng, 6 cốc nước hoặc 6g muối.

Mỗi ngày nhất định phải uống 8 cốc nước. Bởi vì nước là sinh mệnh của con người.

Hiện nay có nhiều người không biết uống nước, khát nước mới uống. Đó là sai lầm, nhất định khi có thời gian rỗi phải uống nước, chứ không phải khi khát mới uống.

8 cốc trà có được không? Trà không được, vậy còn 8 cốc cà phê? Nước ngọt, cà phê, bia đều không thể thay thế nước. Nếu uống trà cũng nên uống trà nhạt, không được uống trà đặc. Cần ghi nhớ, nước là sinh mệnh của con người.

4. Con người không phải chết vì già, không phải chết vì bệnh, mà là chết vì tức

Con người ai có thể không tức giận? Con người là động vật có tình cảm, vui buồn ưu tư bi ai lo sợ. Đó là biểu hiện tình cảm phong phú của con người. Giả sử con người chỉ có một loại tình cảm, người này sẽ không khỏe mạnh.

Một người mà tình cảm phong phú, nên biểu hiện thế nào thì biểu hiện như thế, nhưng bạn cần chú ý: Thứ nhất không được quá độ, thứ hai nếu quá độ thì không được diễn ra trong thời gian dài, phải điều chỉnh trở lại thật nhanh, đó mới là trạng thái khỏe mạnh.

Sách Hoàng đế nội kinh từ lâu đã giảng rất rõ ràng: “Phẫn nộ hại Can, hoan hỉ hại Tâm, ưu sầu hại Phê, suy nghĩ nhiều hại Tỳ, lo sợ hại Thận, bách bệnh đều từ tức giận mà sinh ra”. Rất nhiều người nói lời chân thực rằng, con người không phải chết vì già, không phải chết vì bệnh, mà là chết vì tức.

Cho nên con người “không thể không tức giận, nhưng nhất định phải biết cách tức giận; nhất định không được làm nô lệ của cảm xúc, nhất định phải làm chủ của cảm xúc.

Nhất định phải điều khiển được cảm xúc, không được để cảm xúc điều khiển bạn.

5. Đi bộ là một phương thức rèn luyện cực kỳ tốt

Bất cứ cái gì cũng phải có mức độ, ăn phải có mức độ, ngủ phải có mức độ, luyện tập cũng phải có mức độ, luyện tập quá mức cũng sẽ khiến cho chức năng miễn dịch bị giảm. Mỗi ngày nên tập luyện từ 30 phút đến 1 tiếng, nội dung tập luyện có thể sử dụng những phương pháp đơn giản nhất, đi bộ, đi dạo 30 phút cũng được, đó là phương pháp đơn giản, kinh tế và hiệu quả nhất.

Tuy vậy, đi bộ cũng phải có tìm hiểu nghiên cứu, thanh niên cần đi nhanh, bước nhanh, nhanh tới mức nào? Một phút cần đi được 130 bước, nhịp tim cần đạt 120 lần/phút, mới có thể đạt được mục đích rèn luyện tim tạng. Để đạt tới 130 bước, nhịp tim 120 lần, đương nhiên không phải là điều trong phút chốc có thể làm được, cần có một quá trình để thích ứng, nếu bạn có thể kiên trì liên tục trong nửa năm, chức năng tim phổi của bạn sẽ có thể đề cao rất nhanh, từ 30 – 50%.

6. Uống say một lần với rượu trắng, bằng với việc bị viêm gan cấp tính một lần

Thế giới nêu ra 6 loại sinh hoạt gây tổn hại nhất cho sức khỏe: Đứng đầu là hút thuốc, thứ hai là nghiện rượu, uống rượu quá độ. Uống một lượng ít còn có chỗ tốt, ví dụ một ngày uống 50ml rượu trắng, hoặc uống 100ml rượu nho đặc biệt là rượu vang nho, hoặc nửa lít đến 1 lít bia. Nếu quá đi sẽ làm tổn hại thân thể, hại gan, hại não, hại tim, hại các cơ quan nội tạng.

Uống say một lần với rượu trắng, bằng với việc bị viêm gan cấp tính một lần. Vì sao người uống nhiều rượu, trí nhớ không tốt, năng lực nhận biết giảm? Bởi vì một lượng lớn tế bào đại não đã bị tổn thương. Nếu có uống thì một ngày chỉ uống 50ml rượu trắng, đây là mức an toàn.

7. Gia đình không hòa thuận, con người sẽ sinh bệnh

Có chuyên gia cho rằng:

70% bệnh tật của con người đến từ gia đình, 50% bệnh ung thư của người ta đến từ gia đình.

Trong gia đình ngàn lần không nên “ngày nào cũng cãi nhau một trận nhỏ, qua 3-6-9 ngày lại cãi nhau một trận lớn”, nhưng cũng không nên trở thành một gia đình hiu quạnh, không tranh luận, không nói chuyện, cả nửa tháng không nói năng gì, như thế không phải trong nội tâm đang hậm hực sao?

Tôi đã từng xem qua một bài báo cáo, nói về một những người ly hôn, những người ở góa thọ mệnh trở nên rất ngắn, việc này đều có căn cứ khoa học. Cô độc còn đáng sợ hơn nghèo khó, phu thê sống lành mạnh có thể trường thọ, sự cô độc còn dễ khiến xuất hiện vấn đề, dễ khiến cho đoản mệnh, đây là quy luật phổ biến. Nhưng làm sao để cho gia đình trở nên hòa thuận, đây là cả một mảng tri thức.

Bắt buộc phải giải quyết 4 vấn đề: Thứ nhất cần phải kính trọng người già; thứ hai cần giáo dục tốt con cái; thứ ba cần xử lý tốt quan hệ mẹ chồng nàng dâu; thứ tư đặc biệt quan trọng, vợ chồng cần phải có thời gian chăm sóc thương yêu nhau, đây là điều chủ yếu.

8. Thu nạp đầy đủ những thứ lành mạnh vào não bộ

Khỏe mạnh cần bắt đầu thực hiện hằng ngày, mỗi ngày khỏe mạnh, thì cả đời sẽ khỏe mạnh. Nhất định cần ghi nhớ mấy câu sau: “Có thể ăn có thể uống không phải là khỏe mạnh, biết cách ăn biết cách uống mới có thể khỏe mạnh, ăn uống tùy tiện sẽ gặp tai họa”, “Dùng bụng để ăn cần ấm no, dùng miệng để ăn giảng về hưởng thụ, dùng đầu để ăn sẽ giữ được sự khỏe mạnh.” cần làm được:

“Ăn sáng như hoàng đế, ăn trưa như đại thần, ăn tối như ăn mày”.

9. Khoai lang là thực phẩm tốt nhất trên thế giới

Xin mọi người ghi nhớ nguyên tắc sau:

Nên ăn 70 – 80% những thứ là thực vật, chỉ nên dùng 20 – 30% đồ ăn là động vật

Chúng ta hiện nay làm ngược lại, cho nên rất nhiều bệnh xuất hiện, nào là bệnh béo phì, bệnh tiểu đường… Không thể không ăn rau xanh, không ăn hoa quả, trẻ con hiện nay đặc biệt không ăn rau xanh, rất nhiều người không có thói quen ăn hoa quả, mọi người cần ghi nhớ, mỗi ngày ăn 2 đến 4 loại hoa quả, 3 đến 5 loại rau xanh, có thể phòng chống ung thư, bảo hộ tim tạng, đây chính là chiến lược dinh dưỡng mới của thế kỷ 21.

Khoai lang (địa qua) là thực phẩm tốt nhất trên thế giới, Nhật Bản từng là quốc gia mắc bệnh ung thư nhiều nhất, để giảm thiểu tình trạng ung thư, người Nhật Bản đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp, nhưng đều không có hiệu quả, cuối cùng họ đã dần dần tìm ra, họ đã chọn lọc ra từ rất nhiều loại rau xanh, chọn ra 20 loại rau xanh có thể phòng chống ung thư, khoai lang luộc, khoai lang sống đứng số 1, rau xanh chống ung thư đứng thứ 2. Để phòng chống ung thư, bảo hộ tim tạng, làm mềm huyết quản, thông tiện v.v… đều không thể thiếu hai loại này.

Tuệ Minh

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - DƯỠNG SINH ĐỂ CÓ SỨC KHỎE

  •  
    Kim Vu


     

    11 bí quyết dưỡng sinh để có sức khỏe tốt

     


     

    Các chuyên gia sức khỏe, dưỡng sinh nổi tiếng chia sẻ về 11 lối sống tốt nhất để có được sức khỏe, ai cũng nên tham khảo .

    Lối sống là yếu tố quan trọng nhất quyết định tuổi thọ của bạn 

    Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu nói rằng con người có thể sống thọ trên trăm tuổi, nhưng vì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đa số người đểu chỉ sống được rất ngắn và thấp hơn mức nghiên cứu khá nhiều.

    Trong khi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cuộc sống tự nhiên của con người có thể đạt hơn 100 tuổi, nhưng vì nhiều lý do, hầu hết mọi người không sống được đến độ tuổi mà các nhà nghiên cứu đã công bố. Những trường hợp sống trên trăm tuổi trở thành hiếm hoi, đáng được ngưỡng mộ.

    Nghiên cứu khẳng định, có 5 yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe con người: cha mẹ di truyền cho con cái chiếm 15%, môi trường xã hội chiếm 10%, môi trường tự nhiên 7%, điều kiện y tế 8%, và lối sống chiếm 60%, điều này gần như đóng một vai trò quyết định không thể thay thế.

    Như vậy có thể thấy rằng, lối sống là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến tuổi thọ con người. Có thể cho rằng, hầu hết những người không sống được đến 100 tuổi, đều là do lối sống đã cắt ngắn tuổi thọ của bạn.

    Lần đầu tiên, các giáo sư đã công bố về bí quyết dưỡng sinh của mình, bạn càng tham khảo sớm bao nhiêu, càng có cơ hội để phát triển một lối sống khỏe mạnh và trường thọ tốt bấy nhiêu. Theo Tiến sĩ Sơn, tuổi thọ của mỗi người không phụ thuộc vào quá trình lão hóa hay bệnh tật, mà nó được quyết định nhờ lối sống. Sau đây là những điều bạn nên tham khảo. 

    1. Sự kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi

    Đừng thức khuya, nên đi ngủ trước 11:00 vào buổi tối. Thức dậy lúc 7:00 sáng. Ngủ một giấc ngắn trong khoảng nửa giờ vào buổi trưa.

    2. Chế độ ăn uống

     

    Phải làm cho bằng được: “Bữa sáng của hoàng đế, bữa trưa như thường dân, bữa tối như kẻ hành khất” (Ăn sáng thật no đủ, tốt nhất. Ăn trưa vừa phải. Ăn tối ít).

    Lý thuyết này rất được các chuyên gia y tế và sức khỏe đánh giá cao, hầu hết mọi người đều theo đuổi lý thuyết này. Bữa sáng thật ngon, bữa trưa đầy đủ, bữa tối ăn ít. Nếu không ăn sáng trong một thời gian dài có thể dẫn đến bị viêm túi mật.

    Bạn cũng có thể rất dễ mắc bệnh dạ dày nếu không ăn trưa. Không kén ăn, không hút thuốc, không uống rượu. Ăn nhiều rau hơn trong mỗi bữa ăn.

    3. Thói quen tồi tệ nhất trên thế giới là hút thuốc lá

    Người hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản, khí phế thũng hoặc bệnh tim phổi, và cuối cùng là ung thư phổi, đây là bộ ba nguyên nhân dẫn đến cái chết.

    4. Một lần say rượu hậu quả tương đương với bệnh viêm gan cấp tính

    Tổ chức Y tế Thế giới nêu tên 6 lối sống không lành mạnh nhất, trong đó vị trí đầu tiên là hút thuốc và thứ hai là nghiện rượu. 

    5. Đốm lửa nhỏ có thể trở thành đám cháy lớn. Vết thương nhỏ có thể đoạt tính mạng

    Tôi chân thành hy vọng rằng tất cả mọi người nên yêu mến sức khỏe của chính mình, phòng ngừa sớm và điều trị sớm, hãy nhớ rằng đốm lửa nhỏ có thể trở thành đám cháy lớn, vết thương nhỏ có thể khiến bạn bị mất mạng. Bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào của cơ thể cũng đều phải được quan tâm, thăm khám và điều trị.

    6. Người ta không chết vì già, không chết vì bệnh, mà chết vì tức giận

     

     

    Sức khỏe của bạn được quyết định bởi 50% sức khỏe tinh thần. Nhưng nhiều người chưa thực sự quan tâm đến yếu tố này. Có rất nhiều bệnh khởi phát từ yếu tố tinh thần và tâm lý, tâm thần, vì vậy tuổi thọ của con người cũng phụ thuộc vào cảm xúc.

    Nếu chúng ta không quản lý được cảm xúc của mình, để cảm xúc dẫn dắt tâm trạng, cảm xúc sẽ lấn át bạn. Điều quan trọng cần nhớ là cảm xúc là sức mạnh của sức khỏe con người. Cảm xúc nào thì sức khỏe đó. Bạn tức giận hay bạn vui vẻ sẽ mang lại 2 kết quả hoàn toàn khác nhau.

    Ba loại “hạnh phúc” trong cuộc sống mà chúng ta phải luôn nhớ: Biết đủ là đủ, hài lòng với những gì mình có. Biết giá trị của bản thân mình. Luôn mở rộng lòng để giúp đỡ người khác.

    7. Gia đình không hài hòa, con người sẽ bị bệnh

    Có một số gia đình ngày nào cũng lời qua tiếng lại cãi nhau, chuyện nhỏ như cơm bữa. Cũng có nhà cứ vài ba bữa lại cãi nhau một trận lớn. Bạn nên biết rằng, có tới 70% bệnh tật của con người đến từ gia đình, và 50% bệnh ung thư đến từ gia đình.

    Tuổi thọ của người ly dị và góa chồng cũng ngắn hơn rất nhiều so với những người có gia đình yên ấm, đó là những thông tin được thống kê dựa trên những nghiên cứu khoa học. Làm thế nào để có được một không khí gia đình hài hòa, dựa vào những nghiên cứu cho thấy, bạn cần phải giải quyết bốn vấn đề: 

    Đầu tiên là phải tôn trọng người cao tuổi;

    Thứ hai, phải giáo dục con cái tốt;

    Thứ ba, đối xử hài hòa mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu

    Thứ tư, điều này đặc biệt quan trọng, đó là vợ chồng phải yêu thương nhau, đây là điều cốt lõi nhất.

    Người chồng và vợ nên có nguyên tắc tương hỗ: Tôn trọng lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau, tin tưởng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, thoải mái lẫn nhau, trao đổi thông tin lẫn nhau, nhường nhịn lẫn nhau, hiểu thấu và thông cảm lẫn nhau.

     

     

    8. Đi bộ là một cách rất tốt để tập thể dục

    Điều phổ biến nhất ở đời là “chết ở cái mồm, lười ở đôi chân”. Mỗi ngày, bạn nên dành chút thời gian để rèn luyện sức khỏe, khoảng nửa tiếng đồng hồ là đủ.

    Các bài tập vận động rất phong phú, đa dạng, nhưng cách đơn giản nhất là bạn có thể đi bộ, vừa tiện lợi, có thể thực hiện bất cứ đâu, không tốn kém, không bắt buộc phải có thời gian hay địa điểm cố định. Vừa đơn giản, vừa kinh tế, vừa hiệu quả.

    Giai đoạn cơ thể phát triển (0-28 tuổi): Nên tham gia tập thể dục, các môn cụ thể và phù hợp như cầu lông, bóng bàn, marathon, bơi lội và các hoạt động khác;

    Giai đoạn cơ thể suy giảm thể chất (28 ~ 49 tuổi): Không tham gia các môn thể thao có tính thi đấu đối kháng hoặc cạnh tranh cao, nên ưu tiên các môn đơn thuần là thể dục thể chất;

    Giai đoạn suy giảm mạnh và lão hóa (sau tuổi 49): Cần thực hiện các bài tập giúp cải thiện chức năng cơ thể để duy trì việc hoạt động bình thường.

    Viện sĩ Sơn cũng nói rằng bài tập được đề nghị tốt nhất là đi bộ nhanh (> 120 bước/phút), bơi lội, và người cao niên thích hợp để tập Thái Cực Quyền.

    9. Hãy nhớ một nguyên tắc ăn uống bất di bất dịch

    Nguyên tắc ăn uống vô cùng quan trọng, tác động lớn đến sức khỏe, vì thế, bạn cần phải có nguyên tắc ăn uống cho riêng mình. Lời khuyên dành cho bạn là nên ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật khoảng 80%, những thứ có nguồn gốc động vật chỉ có thể chiếm 20%.

    Bây giờ nhiều người trong chúng ta đang làm ngược lại, (ăn nhiều thịt cá, ít rau quả) dẫn đến tình trạng rất nhiều bệnh đang kéo đến tấn công cơ thể, đặc biệt phổ biến là béo phì, bệnh tiểu đường, và bệnh gút.

    10. Nam giới nên ghi nhớ nguyên tắc 12 cái “một”

    Đàn ông là trụ cột của gia đình, phải chịu những áp lực nặng hơn, nhưng nhiều khi lại không đủ chi tiết để quan tâm đến sức khỏe, thậm chí còn được xem là “cẩu thả”. Vì vậy mà tuổi thọ trung bình của họ cũng thấp hơn phụ nữ ít nhất là từ 2-3 tuổi. Nam giới nên cố gắng làm những điều sau đây mỗi ngày:

    Ăn cá mỗi tuần một lần, một quả cà chua mỗi ngày;

    Uống một tách trà xanh, ăn một ít quả óc chó mỗi ngày;

    Bớt hút một ít thuốc lá, uống một bình nước đun sôi mỗi ngày;

    Ăn một quả táo mỗi ngày, uống rượu không quá một hoặc hai chén;

    Nên ăn một hộp sữa chua, một quả chuối mỗi ngày;

    Hãy duy trì nụ cười nhiều hơn, tập thể dục nhiều hơn.

     

     

    11. Muốn sống lâu hơn, bạn phải sống một cuộc sống lành mạnh mỗi ngày, phải đạt được 7 nguyên tắc:

    Hãy chắc chắn ăn đầy đủ ngày 3 bữa chính;

    Hãy chắc chắn ngủ ngon trong 8 giờ;

    Tập thể dục trong nửa giờ mỗi ngày;

    Cười mỗi ngày, sức khỏe thể chất và tinh thần đều quan trọng như nhau;

    Mỗi ngày phải đi đại tiện một lần để bài thải độc tố;

    Phải giữ cho không khí gia đình luôn luôn có hòa khí, vui vẻ.

    Không hút thuốc, không uống rượu, mỗi ngày đều nên duy trì sự khỏe mạnh.

    Sức khỏe bắt đầu từ mỗi ngày, mỗi ngày đều khỏe mạnh và khỏe mạnh suốt đời. Hãy nhớ ghi nhớ hai câu sau:

    Ăn được uống được không có nghĩa là khỏe mạnh. Biết ăn biết uống mới khỏe mạnh. Loạn ăn loạn uống thì bệnh tật đầy mình.

    Dùng cái bụng để ăn uống thì sẽ no, dùng cái miệng để ăn uống thì sẽ ngon, dùng cái đầu để ăn uống thì sẽ khỏe mạnh.

    An Nhiên/vandieuhay

     
     

     

    --