CAM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ TƯ CN31TN-C

  •  
    Hong Nguyen - Nov 5 at 5:36 PM
     

    THỨ 4 - TUẦN 31 THƯỜNG NIÊN C



    Tin mừng Lc 14: 25-33

     


    Bài đọc I: Rm 13, 8-10

    Sau khi nói trước hết với các Kitô hữu rằng họ phải xây dựng một cộng đoàn huynh đệ hiệp nhất, Phaolô đề cập đến một trường hợp cụ thể. Một "bổn phận" cốt yếu khác trong tương quan với "các quyền lực dân sự!".

    Kitô hữu ngày nay đôi khi tỏ ra khinh thường hay coi nhẹ có tính toán đối với luật pháp, nhất là các luật thuế má hay hình luật. Phaolô đòi các tín hữu của ngài "tuân phục các thẩm quyền!". và dám đòi các tín hữu trung thành với "thành đô thế tục"…và thấy trong các quy định của "xã hội", cách thế để yêu thương anh em mình. Đừng quên "quyền lực", thời đó là Rôma, nhà nước lương dân và bắt đạo! chính trong bổi cảnh đó mà chúng ta nghe điều này:

    Anh em chớ mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau.

    Vậy luôn luôn phải nhìn nhận "quyền lợi" của người khác. Phải "trả nợ" chúng ta mắc với người khác.

    " Không một"…món nợ!..với "bất cứ ai!" Trừ món nợ tình yêu, mà người ta không thể trả hết!

    người ta không hề biết yêu thương. Người ta không hề rảnh nợ. Luôn phải tiến xa hơn nữa. Tôi áp dụng nguyên tắc này với mọi người tôi chung sống.

    Vì ai yêu người thì đã giữ trọn lề luật.

    Đây là điều Chúa Giêsu đã nói.

    Tình yêu tóm gọn lề luật.

    "Kẻ yêu thương người khác"…một định nghĩa về Kitô hữu. Lạy Chúa, thường chúng con còn quá xa điều đó. Xin giúp chúng con đừng mơ tới tình yêu này, nhưng khiêm tốn thể hiện mỗi ngày.

    Tôi dành thời giờ thinh lặng cần thiết để xác tín lại về sự quan yếu này: tôi nghe Chúa Giêsu nói lại với tôi..tôi nghe p nói…tôi nghe tiếng giới hiện nay. Yêu sách các Kitô hữu theo nghĩa này, nói với tôi.

    Khám phá lại các điểm nhập cuộc cụ thể, đối với tôi, trong tình yêu đối với người khác. Tôi phải yêu ai? tôi phải yêu họ làm sao? Những cử chỉ, thái độ, lời nói, đoàn kết nào..đợi chờ tôi?

    Đó là: chớ ngoại tình, chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ mê tham, và nếu có điều luật nào khác, thì cũng tóm lại trong lời này là: Người hãy yêu mến kẻ khác như chính mình.

    Còn hơn một tóm lược, đây là một sự đổi mới quan điểm hoàn toàn. Người ta chuyển từ "tiêu cực", từ "cấm cản", từ "được phép hay cấm đoán"…"chớ "…sang "tích cực", sang "nhiệt tình nội tại", sang đòi hỏi không cùng..hãy yêu!

    Các quy định của lề luật là một loại "tối thiểu": Khi hoàn thành, người ta có thể tin là mình đúng phép. Nhưng tình yêu là một "lời mời" dành cho mọi người.

    Người biệt phái trong dụ ngôn "đúng phép". Chúa Giêsu nói rằng, ông không được minh chính. Người thu thuế trái lại, là một tội nhân đáng thương, không đúng phép với lề luật. Nhưng "cởi mở với tình yêu". Chúa Giêsu nói rằng, ông được minh chính.

    Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác.

    "Làm hại"…

    Kiểu nói mạnh mẽ và mới mẻ.

    So sánh kiểu nói: "Làm sự dữ"…với "làm hại"…trong trường hợp thứ nhất, người ta đứng trước một sự trừu tượng, trước một nguyên tắc.

    Trong công thức hai, người ta đứng trước "ai đó", trước một người.

    Lạy Chúa, xin giúp chúng con đừng làm hại ai! Ít ra một cách tự ý. Xin giúp chúng con chữa lành, nếu có thể, những thương tích mà chúng con có thể gây nên.

    BÀI TIN MỪNG: Lc 14, 25-33

    Dân chúng cùng đi đường với Đức Giêsu đông lắm. Người quay lại bảo họ: "Ai theo tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn-đệ tôi được.

    Chúng ta được khuyến cáo cách nghiêm chỉnh.

    Tình yêu phổ quát, không đòi điều kiện và vượt qua mọi ranh giới, không phải là một chút tình cảm y6n ổn và dễ dàng đâu! đó là một cuộc cách mạng.

    Vì ngôn ngữ Aramên không thể "so sánh", nên Đức Giêsu dùng một từ mạnh hơn: "bỏ". Từ ngữ đó gây cảm giác lo sợ. Có người dịch là: "Ai không yêu mến tôi hơn cha mẹ…". Cũng có người sử dụng từ ngữ "ghét": "Nếu ai đến với tôi mà không ghét cha mẹ..".

    Ta biết rằng, Đức Giêsu luôn mong muốn ta yêu thương những người thân của mình. Tình yêu con cái, vợ chồng, anh em đều là những mối tình "thiêng thánh".

    Nhưng tình thương Thiên Chúa, vượt trên và tác động mọi thứ tình yêu khác, phải lớn lao hơn.

    Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn-đệ tôi được.

    Thoe Đức Giêsu, không phải là việc làm "chỉ riêng mình". Đó là côgn việc đòi hỏi hy sinh nhiều! yêu sách những đầu tư tốn kém! Cần phải đặt vốn vào đó! cần phải dấn thân trọn vẹn.

    "Vác thập giá mình". Sống ở thế kỷ hai mươi, chúng ta không còn nhìn thấy cảnh đo trên đường phố nữa. Nhưngc các thính giả của Đức Giêsu, các độc giả của Luca, một ngày nào đó đều đã có dịp chứng kiến một kẻ chịu đóng đinh, mang vác dụng cụ dành cho án phạt đến nơi hành quyết. Thời xưa, đó là khổ hình của những tên đào ngũ, những người Ngôi Lời! cũng đừng quên Đức Giêsu đang tiến lên Giêrusalem. Ơ đó bản thân Người cũng sắp tạo nên cảnh tượng mủi lòng trên các đường phố cho đến nơi tra tấn.

    "Bước theo Đức Giêsu". Tôi không còn ngạc nhiên trước những cạn bẫy, khổ đau, khó khăn của đời sống Kitô hữu nữa. Không chỉ chịu đựng chúng cách cau có, miễn cưỡng..nhưng đối mặt chấp nhận chúng như một thông điệp với Đức Giêsu, như một thông phần với công trình cốt yếu của Người, như một "bước chân theo người". Tôi chiêm ngắm Đức Giêsu đi phía trước…tối tiếp bước theo sau.

    "Ai trong anh em muốn xây một cây tháp..xây cất. Vua nào đi giao chiến…chiến đấu".

    Hai công việc này đều đòi hỏi suy tư và kiên nhẫn.

    "Ai khởi sự mà không ngồi…để tính toán.

    Ai khởi sự mà không ngồi..để bàn tính xem mình có thể đương đầu với đối phương".

    Theo Đức Giêsu, không thể hành động thiếu suy nghĩ, nhưng luôn phải nghĩ đến phía trước, như làm một việc gì, cần phải dự kiến, tổ chức.

    "Ngồi". Cần ngồi để suy nghĩ, với cây bút trên tay, tính toán những lợi lộc, thua lỗ. Cần nhìn ngắm, rà soát tới hai lần. Để "theo Đức Giêsu", tôi sẽ được lợi gì? tôi sẽ mất mát gì?

    Cũng vậy ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn-đệ tôi được.

    Tôi đã "liều" những gì đối với Đức Giêsu?

    Trong niềm vui tận hiến.
     
    Kính chuyển:
    Hồng