21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TÀ DÂM GỚI CẦM

  •  
    Nhat Hung
    Mon, Oct 24 at 6:54 PM
     
     

    Bài Họa 2
    Tà Dâm Giới Cấm
     
    Ngũ giới* tà dâm tội chẳng tha 
    Phật gia đã cấm ngặt kia mà
    Người đời khinh thị điều gian ác
    Kẻ thế biệt phân chuyện chính tà
    Háo sắc đôi khi thành bại sản
    Gian dâm có lúc bị tàn gia
    Gương xưa còn đó bao tồi tệ
    Sắc dục tránh xa phúc mọi nhà
     
             Nguyễn Minh Thanh
    *Ngũ Giới: Sát sanh, Đạo tặc, Tà dâm, Vọng ngữ, Ẩm tửu.
     
    *************************
    Bài Họa 1
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
    TÔI Ở TRONG TÌNH TRẠNG
    KHÔNG THỂ SỐNG ĐƯỢC TRONG CỘNG ĐOÀN
     
    Cố gắng càng nhiều càng tốt để không ở trong vòng khép kín, không quá tùy thuộc lẫn nhau, bỏ thì giờ và tình cảm của mình ra ngoài cộng đoàn để không bị phá hủy vì các căng thẳng giữa các bạn với nhau.
    Chuyên mục của nhà tâm lý và phân tâm Jacques Arènes trả lời độc giả trên tuần báo La Vie về các câu hỏi thuộc lãnh vực thiêng liêng hay hiện sinh.
    “Chúng tôi ở trong một cộng đoàn ba người. Cuộc sống hàng ngày không dễ dàng. Tôi không muốn tiếp tục ở trong tình trạng nạn nhân, nhưng tôi cảm thấy khó sống thanh thản với người trách nhiệm cộng đoàn, họ gần như nói ngược lại một cách có hệ thống những gì chúng tôi nói. Không dễ cho tôi để trả lời bà vì tôi biết điều này sẽ không được chấp nhận: bà sẽ giận dữ và im lặng lạnh người trong nhiều ngày; một tình trạng không thể sống được. Vì thế tôi giữ im lặng, ai có thể chịu đựng những lời từ chối thường xuyên như vậy! Chắc chắn đây không phải là một giải pháp; ông có thể cho tôi giải pháp nào không? Xin cám ơn ông làm rõ vấn đề cho tôi.”
    Câu trả lời của nhà tâm lý Jacques Arènes:
    Sơ kể cho tôi nghe một tình trạng khá tế nhị. Không có giải pháp đơn giản, nếu có thì sơ đã tìm thấy. Các cộng đoàn nhỏ đôi khi khó sống hơn các cộng đoàn lớn – ba người có còn là một cộng đoàn không? Vì chúng ta phải tiếp xúc với người kia, dù sao cũng không có cách nào để tránh. Nhưng, nó cũng không giống như một cặp vợ chồng, trong các cặp, các tình huống thân mật đôi khi có thể tạo ra sự hòa hợp và tạo cơ hội để vượt qua xung đột. Tuy nhiên, một cộng đoàn rất nhỏ như cộng đoàn của sơ thì cũng có thể sống những giây phút “thân mật” như vậy, nơi mọi người đơn giản sống chung với nhau, chia sẻ đời sống hàng ngày mà không cần phải ở trong lăng kính làm việc hay sứ mệnh. Chính việc liên kết hàng ngày này có thể giúp chúng ta vượt qua các chướng ngại, đơn giản sống với cá tính người này người kia. Nhưng ngay cả khái niệm về cá tính cũng tương đối. Có những người thực sự không thể hòa hợp với ai. Đây có vẻ như trường hợp cấp trên của sơ. Đặc biệt sơ ám chỉ người thứ ba trong cộng đoàn cũng phải đối diện với việc bị loại trừ của bà bề trên. Nhưng chúng ta phải nhìn kỹ hơn. Thường sự đau khổ trong các quan hệ rõ ràng là do hoàn cảnh. Ở ba người từ nhiều năm nay, các “nếp gấp” trong hành vi mỗi người làm cho người khác nhạy cảm hơn và trở thành nỗi đau cho họ. Khi đó các lỗi dù lớn hay nhỏ đều biến thành xương cá nhọn hoắc, bằng cách nào thì nó cũng làm tổn thương. Khi đó con người của mình tạo vấn đề cho người kia, chứ không hẳn những gì mình làm.
    Thật đau lòng khi nghĩ, một lời giải thích thẳng thắn, ngay cả khi nó có ý tốt cũng sẽ không đủ. Bởi vì một lời giải thích cho rằng có thể được nghe, được hiểu, có khả năng thay đổi quy chiếu chung mà với thời gian lại làm cho đời sống của ba người trở thành không thể. Các hành động hàng ngày của người kia trở thành có thể đoán trước được với tính tình khó chịu của họ. Và cũng thật khó chịu khi bỏ qua nỗi khổ này, vì nó chiếm một vị trí quá đáng, xâm lấn vào cái nhìn của mỗi người. Điều duy nhất để có thể thay đổi tức thời là đi ra khỏi hiệu ứng nồi áp suất, mở rộng tầm nhìn của mình: cố gắng càng nhiều càng tốt để không ở trong vòng khép kín, không quá tùy thuộc lẫn nhau, bỏ thì giờ và tình cảm của mình ra ngoài cộng đoàn để không bị phá hủy vì các căng thẳng giữa các bạn với nhau.
    Một “khí cụ” quan trọng: hài hước, tạo cơ hội để giãn cách các gây hấn, các giả định hoặc các chuyện có thật. Tinh thần hài hước giúp sơ “giao tiếp” trong các tình huống khó khăn. Siêu hình-giao tiếp có nghĩa là mình không còn chúi mũi vào tay lái và cố gắng thoát ra khỏi trao đổi, nhìn từ trên cao, theo kiểu ngọn đèn pha, vừa thấy các khía cạnh căng thẳng của nó, vừa cố gắng hóa giải nó. Điều này không dễ dàng và hài hước cũng là một khí cụ đáng gờm. Nó phải nhẹ và không được khinh khi hay hạ giá người kia. Về cơ bản, đây là cả một công việc, nó khả thi nếu giữ được khoảng cách, nó cũng tạo dịp mang đến nụ cười cho tính khí cứng nhắc của người kia.
    Hãy giữ khoảng cách là chính: cộng đoàn nhỏ của sơ cũng thuộc về một hội dòng lớn hơn; điều này cũng có thể hữu ích như một suy nghĩ. Một lời khuyên từ nơi khác, trung gian từ các chị em của các cộng đoàn khác cũng là một giúp đỡ.
    Marta An Nguyễn dịch(phanxico.vn)
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TS DUYỆT

  •  
     

    TÔI KHÔNG NHƯ THỨ NGƯỜI NÀY

    Trần Mỹ Duyệt

     

    Những thứ người này là ai? Tại sao lại bị khinh bỉ?

     

    Dụ ngôn mà Chúa Giêsu nói đến lần này cũng liên quan đến cầu nguyện, cách sống và cách đối xử với những người khác. Trong khi tuần trước Ngài đưa ra một mẫu người kiên trì và lỳ lợm khi cầu nguyện, qua dụ ngôn lần này (Luca 18:9-14),

       Chúa lại đưa ra một lối nhìn khác về cầu nguyện: cầu nguyện với lòng khiêm nhường khi so sánh một ông Pharisiêu và một người thu thuế. Cả hai đều cầu nguyện, nhưng kết quả rất khác nhau mà yếu tố chính là sự khiêm nhượng. 

     

    Đứng ra là thái độ khi cầu nguyện của người Pharisiêu. Những người này luôn tự cho mình là đạo đức, tốt lành, chăm chỉ giữ nghiêm ngặt các lề luật. Còn người thu thuế đại diện cho những tâm hồn đơn sơ, nghèo nàn, mang hơi hướm tội lỗi, bê bối, khô khan và nguội lạnh. Tuy vậy, mà trong kết luận câu truyện, Chúa Giêsu lại bảo, người thu thuế về nhà được tha, được khỏi tội, được sạch, còn ông Pharisiêu thì không. Tại sao? Hai người này cùng lên đền thờ, cùng cầu nguyện mà một người khiến Thiên Chúa hài lòng, còn người kia thì không, mà người được Chúa hài lòng ấy lại là người thu thuế tội lỗi.

     

    Điều này bắt đầu bằng hai khía cạnh về dụ ngôn: 1) Tự cho mình là công chính, và 2) coi người khác là tội lỗi. Đối với cái nhìn và suy nghĩ của một người Pharisiêu thì không chỉ có người thu thế sau ông mới là những thứ tội lỗi, xấu xa, mà ngay cả Chúa Giêsu cũng không gì hơn. Người cũng bị bọn họ xoi mói, chê bai, và coi thường: “Thầy các anh ăn uống cùng bọn phần thu và tội lỗi….” (Mt 9:11; Mk 2:16)

     

    Trở lại dụ ngôn hai người cầu nguyện, bắt đầu là cả hai cùng lên đền thờ để cầu nguyện. Nhìn thấy hình ảnh này, thoạt nghĩ hai người họ đều sẽ nhận lãnh những kết quả tốt, những phúc lành của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ưa thích việc cầu nguyện, và tỏ lòng xót thương những ai đến kêu cầu Ngài. Nhưng khi vừa mở đầu, thái độ của người Pharisiêu và người thu thuế đã khác nhau. Từ thái độ này dẫn đến những ý thức khi cầu nguyện khác nhau và kết quả cũng khác nhau.

     

    Người Pharisiêu với thái độ đứng thẳng người như họ vẫn thường làm mỗi khi họ cầu nguyện ở trong đền thờ cũng như ngoài phố chợ. Và họ tự cho mình thuộc thành phần công chính, những người tuân thủ cặn kẽ lề luật Maisen. Họ rất coi thường, khinh bỉ những người thu thuế mà họ cho là tội lỗi (Luca 5:30). Chúng ta thấy ở những phần tiếp theo của Phúc Âm, Simon cũng là Pharisiêu đã coi thường người phụ nữ rửa chân và lau chân Chúa. (Luca 7:36-39).

       

    Trong lúc, người thu thuế với tâm tình một người tự nhận mình tội lỗi, không xứng đáng ngửa mặt nhìn lên Thiên Chúa, và dĩ nhiên, cũng không nhìn sang người khác để phê phán, nhòm ngó. Ông tự nhìn mình, đấm ngực mình và chỉ thưa được một câu mà câu ấy thật với lòng mình, và cũng là câu mà Thiên Chúa muốn nghe từ những tội nhân: “Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con là kẻ có tội.” (Luca 18:13)

     

    Từ ngữ người thu thế, trong toàn bộ Phúc Âm của Luca, tượng trưng cho thành phần tội lỗi. Hình ảnh xấu xa, tầm thường, thấp cổ bé miệng, buôn thúng bán mẹt, lao động tay chân và trí não, những kẻ bị xã hội ruồng bỏ, chê bai và khinh thường. Nhưng phải chăng họ không phải là đối tượng của Tin Mừng, đối tượng của ơn cứu độ? Họ chính là những con chiên lạc mà người chăn chiên sẵn sàng bỏ lại 99 con trong đàn để đi tìm cho được. Và khi tìm được thì vác trên vai đem về mở tiệc ăn mừng. Sự trở về của họ còn khiến cả thiên đàng vui mừng: “Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.” (Luca 15:7)

     

    Nếu ông Pharisiêu kia không nhìn xuống người thu thuế bằng ánh mắt kiêu căng, bằng ý nghĩ tự phụ coi mình hơn người, để rồi có lời phê bình, và thái độ chê bai người thu thuế, ông chắc chắn sẽ trọn lành hơn người thu thuế, vì ông đã tuân giữ mọi giới răn và luật lệ một cách hết sức tỷ mỷ. Chẳng những thế mà ông lại còn không “tham lam, gian dối, ngoại tình…”

     

    Dầu vậy qua thái độ của người Pharisiêu cũng dạy chúng ta một điều, nếu ông ta đã chi tiết, tỷ mỷ và tuân thủ các luật Maisen, thì chúng ta cũng phải cố gắng hết sức mình trong đời sống tâm linh, trong cách sống, và trong cách cư xử với người khác. Không được ỷ lại, và tự nghĩ mình không cần phải sửa sai gì. Điều này cũng nhắc nhở chúng ta về những việc mình phải chu toàn, và những gì tốt đẹp nhất mình có thể làm thì không được bỏ qua.

     

    Hãy về và được chữa lành, được rửa sạch, được tha thứ, được công chính. Đó là những gì Chúa Giêsu cũng sẽ nói với chúng ta, những người biết nhận mình là tội nhân, khuyết điểm mỗi khi đến với Ngài trong tòa cáo giải, mỗi khi đấm ngực tự nhận trong Kinh Cáo Mình: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em. Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót,” trong khi tham dự Thánh Lễ, và mỗi tối xét mình trước khi đi ngủ.

     

    “Lạy Chúa xin thương xót con, vì con là kẻ có tội”. Chúa nghe, Chúa thương xót, và tha thứ. Nhưng như lời Chúa Giêsu đã nói với người thiếu phụ ngoại tình, Ngài cũng muốn nhắc nhở chúng ta: “Hãy đi mà đừng phạm tội nữa.” ( Gioan 8:11)

     

     

     

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TRACY NGUYỄN - 5 LỜI KINH FATIMA

  •  
    Tracy NGuyen

    5 lời kinh được mặc khải ở Fatima mà

    người Công giáo nên biết

     

    Phép lạ nổi tiếng nhất trong Giáo hội Công giáo đầu thế kỷ XX chính là những lần hiện ra của Thiên thần và Mẹ Maria với ba đứa trẻ tại Fatima, Bồ Đào Nha. Mẹ đã nhắn nhở các em nhiều thông điệp về sự hoán cải bản thân, cầu nguyện và thêm đó là 5 lời kinh mới.

    Lời cầu nguyện đầu tiên thì khá quen thuộc nhưng bốn lời nguyện sau vẫn chưa được biết đến nhiều.

    Dưới đây là 5 lời kinh mà ba đứa trẻ được ban cho ở Fatima:

    1. Lời kinh Fatima

    Lạy Chúa Giê-su, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn. Amen”.

    Đức Maria đã nói với các em rằng mọi người nên đọc thêm lời kinh này sau mỗi chục chuỗi Mân Côi.

    2. Lời kinh xin ơn tha thứ

    Lạy Thiên Chúa của con, con tin tưởng, con tôn thờ, con yêu mến và hy vọng nơi Ngài! Con xin Chúa hãy tha thứ cho tất cả những ai không tin tưởng, không tôn thờ, không yêu mến và hy vọng nơi Ngài”.

    Lời kinh này được thiên thần truyền cho các em năm 1916, một năm trước khi Đức mẹ hiện ra với các em.

    3. Lời kinh của Thiên Thần

    Ôi Chúa Ba ngôi chí Thánh, Cha, Con và Thánh Thần, con tôn thờ Ngài sâu thẳm. Con xin dâng lên Ngài Máu cực thánh, Thân mình, Linh hồn và Thần tính của Chúa Giê-su Ki-tô, đang hiện diện trong tất cả các nhà tạm trên thế giới, để đền bù cho những xúc phạm, báng bổ và thờ ơ đã làm buồn lòng Chúa. Nhờ công đức vô hạn của Thánh Tâm Chúa Giê-su và Trái Tim Vô nhiễm Mẹ Maria, con cầu xin cho các tội nhân được ăn năn trở lại.

    Đây là một lời kinh khác mà thiên thần nói cho các em. Lúc ấy trên không có một Bánh Thánh và Chén Thánh lơ lửng. Thiên thần nói các em quỳ xuống trước hiện tượng ấy và đọc lời kinh này.

     

    4. Lời kinh Thánh Thể

    Lạy Chúa Ba Ngôi chí thánh, con tôn thờ Ngài! Lạy Thiên Chúa của con, Thiên Chúa của con, con yêu mến Ngài trong Bí tích Thánh Thể”.   Khi Mẹ hiện ra với các em lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 5 năm 1917, Mẹ nói “các con sẽ chịu nhiều đau khổ, nhưng ân sủng Thiên Chúa sẽ là niềm an ủi cho các con”.Theo lời của nữ tu Lucia, một trong ba trẻ thấy Đức Mẹ, một ánh sáng rực rỡ bao quanh họ. Không chần chừ, các em bắt đầu đọc kinh này.

     

    5. Lời kinh Hy sinh

    “Lạy Chúa Giê-su, con xin làm việc hy sinh này vì lòng mến Chúa, và để đền đáp tội lỗi xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ và để các tội nhân được hoán cải.

    Các em đã nhận lời kinh này từ Mẹ vào ngày 13 tháng 6 năm 1917. Khi bạn muốn dâng những nỗi khổ đau của mình cho Thiên Chúa, hãy đọc lời kinh này.

     

    -----------------------------------------


CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - DANH THÁNH MẸ MARIA

  •  
    Hong Nguyen CHUYỂN

    Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
     
     
    Thơ: Xuân Ly Băng.
    Trình bày: Ca Đoàn Sao Mai
    Ôi Maria! Danh Thánh Mẹ nhiệm mầu
    Bút ca tụng mà tâm hồn ngây ngất
    Mẹ cho con trong chiều nay tím nhạt
    Muôn lời thơ ca tụng Mẹ, Mẹ ơi.
    Kính,
    Phạm Trung