21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HỌC PHAM - DỄ DÀNG HƠN

  •  
    Hoc Pham
     
     
     

     “ Tôi dễ dàng hơn Cậu một chút “…
    Một câu nói như chứa cả một vùng trời yêu thương…
    cuộc đời sẽ đơn giản và hạnh phúc hơn rất nhiều nếu chúng ta có thể nói :“Tôi dễ dàng hơn cậu một chút” với bất kì ai đó mà bạn gặp trên đường đời. 


     
    "Tôi dễ dàng hơn Cậu một chút"
     
    _(Giả nghèo sống với người vô gia cư, sau nửa năm ký giả nổi tiếng New York Times ra loạt bài chấn động nước Mỹ).
     
    William James – ký giả của tờ báo New York Times đã cải trang thành một người lang thang, nghèo khổ và què một chân. Anh đã trà trộn và sống với những người vô gia cư ở Miami, một thành phố ở tiểu bang Florida, Hoa Kỳ khoảng nửa năm để tìm hiểu cuộc sống của họ.
     
    Ngay ngày đầu tiên, nhìn thấy James tàn tật, ăn mặc rách rưới và bẩn thỉu, từ trong đáy mắt của những người vô gia cư này đã lập tức biểu lộ ra một sự quan tâm, một người đàn ông trong nhóm đã bước đến, đưa cho James một cây gậy gỗ và nói với anh rằng: “Người anh em, hãy cầm lấy nó, như thế sẽ thuận tiện hơn nhiều”.
     
    James đưa tay đón lấy cây gậy, dùng tay vuốt ve cây gậy này hết lần này đến lần khác, trong lòng không khỏi cảm kích. Đúng lúc đó, một bóng dáng loang loáng phản ánh trên mặt dường, dáng đi không bình thường, ngẩng lên nhìn, trong lòng James cảm thấy như bị cái gì đó thiêu đốt: người đàn ông đưa gậy lúc nãy đang đi cà nhắc…
     
    Chống cây gậy này, James dường như cảm thấy có một loại sức mạnh vô hình từ nó truyền đến; rất mau, anh đã giành được tín nhiệm của những người vô gia cư này. Họ dẫn James đi đến nơi đặt những chiếc thùng rác ở các siêu thị, đến khu dân cư để thu lượm thức ăn và phế liệu bị người ta vứt đi. Họ còn nói cho James biết nơi nào có nhiều đồ phế liệu, những phế liệu nào đáng tiền và nên đi lượm vào khung giờ nào, .v.v…
     
    Trong một lần trông thấy James bước đi khập khiễng một cách vất vả để lật tìm phế liệu, một anh chàng thanh niên da đen với hàm răng trắng bóng đã bước đến, vỗ nhẹ lên vai của James, đưa cho anh túi phế liệu và nói: “Này người anh em, anh hãy đi sang bên cạnh nghỉ ngơi một chút, túi đồ phế liệu này anh hãy cầm lấy đi!”.
     
    James nghe xong, đứng ngẩn ra đó, như thể không tin vào tai mình: “Vậy làm sao được? Những thứ này cậu vất vả lắm mới lượm được mà!”
     
    Người lang thang đó nghe xong, khẽ nhếch miệng cười, nói một cách rất vui vẻ: “Tôi dễ dàng hơn anh một chút”. Nói xong, liền quay người bỏ đi.
     
    James xách túi phế liệu đó, nhớ lại câu mà anh chàng da đen vừa nói khi nãy, trong tâm cảm thấy vô cùng ấm áp và cảm động.
     
    Tới buổi trưa, trong lúc đang cảm thấy đói, một người đàn ông bị còng lưng trong nhóm đi đến trước mặt James, đưa cho anh hai ổ bánh mì và nói: “Này người anh em, hãy ăn đi!“.
     
    James nghe xong, cảm thấy có chút ngại ngùng: “Nếu anh cho tôi, thế thì anh ăn gì đây?”.
     
    Người đàn ông nghe xong, khẽ nhếch miệng cười, nói: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút!”. Nói xong, liền lảng sang bên cạnh bỏ đi.
     
    James cầm hai ổ bánh mì trong tay, nước mắt lã chã rơi, phải rất lâu sau đó mới bình tĩnh lại được.
     
    Đến tối, James cùng vài người vô gia cư rủ nhau co rúc dưới chân cầu. Nhìn thấy James ngủ ở nơi ngoài rìa chân cầu, một ông lão đầu tóc bạc trắng chầm chậm đi đến, vỗ nhẹ vào vai anh rồi nói: “Này người anh em, cậu hãy đến ngủ ở chỗ tôi, ở đó thoải mái hơn một chút”.
     
    James nghe xong, cảm thấy nghi hoặc nói: “Nếu tôi ngủ chỗ ông, thế thì ông ngủ chỗ nào?”Ông lão đó nghe xong, nhoẻn miệng cười, nói: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút!”
     
    Lại là “tôi dễ dàng hơn cậu một chút!“, James nghĩ, những người vô gia cư sống ở giai tầng thấp nhất trong xã hội này, tuy cuộc sống vô cùng gian khổ, thế nhưng khi họ nhìn thấy người khác khó khăn, đều luôn chìa tay giúp đỡ, họ luôn thấy bản thân mình có một phương diện mạnh hơn người khác.
     
    James sống chung với những người vô gia cư này hơn nửa năm, trong khoảng thời gian hơn nửa năm đó, sớm chiều ở chung đã khiến anh sinh ra tình cảm thân thiết sâu sắc.
     
    Chàng trai vô gia cư người da đen tên Ali luôn thích nói đùa kia, một tay bị tàn tật, nhưng cậu vẫn luôn thích giúp đỡ những người bị tật cả hai tay. Khi người này bày tỏ cảm kích, cậu luôn thích nói một câu: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút”.
     
    Anh chàng vô gia cư tên Bobby, thính giác ở hai lỗ tai không được tốt lắm, mỗi lần nhặt được thứ gì tốt, luôn thích chia sẻ một chút cho người bạn vô gia cư có tật ở mắt; khi người này bày tỏ sự cảm kích, anh luôn nói một câu, chính là: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút”.
     
    Anh chàng vô gia cư thân thể ốm yếu tên Chater ấy, luôn thích giúp đỡ người bạn vô gia cư thân thể béo phì kia của mình; khi nhận được sự cảm kích, câu mà Chater thích nói nhất cũng chính là: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút”
     
    Không lâu sau đó, James có một loạt bài viết trên trang New York Times với tiêu đề: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút.” Loạt bài báo đã gây sự chấn động lớn đối trái tim và tâm hồn hàng triệu độc giả thân thiết của tờ báo. James ngập trong những bình luận bất tận đầy xúc động của độc giả gửi về. Một nhà bình luận nói, đó thực sự là một loạt bài đánh thức những trái tim đã ngủ quá lâu trong sự thờ ơ, lạnh nhạt ở một đất nước quá coi trọng sự riêng tư.
     
    Bất kỳ ai đọc loạt bài đó đều muốn ngả mũ chào những người vô gia cư mà họ gặp, với sự kính trọng thực sự. Tuy họ sống ở giai tầng thấp nhất trong xã hội, nhưng họ luôn có thể nhìn thấy bản thân mình có ưu thế hơn người khác, và dùng ưu thế nhỏ nhoi ấy để giúp đỡ những người yếu hơn, mang cho người khác một loại cảm giác ấm áp và dũng khí để tiếp tục sống.
     
    Hàng triệu độc giả của tờ báo danh tiếng hàng đầu thế giới bàng hoàng nhận ra, sự rách rưới, bẩn thỉu, tàn tật hay nghèo khó, không ngăn cản con người trở nên tôn quý và cao cả. Và không cần phải giàu có bạn mới có thể trao đi tình yêu thương, nỗi đồng cảm, thậm chí cả một chút vật chất vốn không có mảy may ra gía trị gì đối với hầu hết mọi người… như là một cây gậy…
     
    James đã viết trong loạt bài gây chấn động của mình rằng: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút”, là câu nói kỳ lạ nhất lưu truyền trong những người vô gia cư, câu nói kỳ lạ nhất mà anh từng đươc nghe thấy trong đời, bởi vì mỗi khi nó được thốt ra từ một người vô gia cư tàn tật, rách nát mà với anh là không thế nào khốn khó hơn, nó bỗng biến thành một sức mạnh cảm hoá mãnh liệt khiến hết thảy những quan niệm cố hữu về người khác, sự lạnh nhạt, vô tình, sự hãnh tiến và ích kỉ của một người ở tầng lớp trên như anh tan biến. Nó cho anh một thứ niềm tin về cuộc sống mà anh chưa bao giờ cảm thấy khi đến những toà nhà tráng lệ nhất New York, giữa những chính khách, nhà tài phiệt, hay ngôi sao đỉnh cao thế giới..
     
    Và chúng ta, những con người chắc chắn giàu có hơn rất nhiều những người vô gia cư khốn khổ, lại thường là những kẻ kêu ca than phiền nhiều nhất về số phận. Thực ra cuộc đời sẽ đơn giản và hạnh phúc hơn rất nhiều nếu chúng ta có thể nói :“Tôi dễ dàng hơn cậu một chút” với bất kì ai đó mà bạn gặp trên đường đời. Bởi vì như những người vô gia cư kia, bạn luôn có thể nói câu nói đầy cảm hứng đó ngay cả khi bạn không có gì cả, ngoài… một trái tim.❤️
    🍀💙🍀

     “ Tôi dễ dàng hơn Cậu một chút “…
    Một câu nói như  chứa cả một vùng trời yêu thương…

    NAM GIANG TU
     

CAC BÀI DỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL MISSION

  •  
    Kris East
    Fri, Nov 18 at 6:01 AM
     
     
    Maryknoll Mission Education

    "Mission is not just a matter of doing things for people.  It is first of all a matter of being with people, of listening to and sharing with them." - Donal Dorr

    Greetings Deacon Dinh,

     

    Join us on immersion trips to El Paso/Juarez and El Salvador.  We are accepting applications! 

     

    Have you ever wondered:  "What's an immersion trip, what would I do there and why should I go?" These are all great questions.  An immersion trip is about 6 - 10 days in which you join a group to encounter people and explore the economic/social realities of different people, cultures and countries. It's not so much about what we do but rather what we receive from others: broadened horizons and mutual transformation. Each immersion trip includes: 

    • Pre-trip orientation 
    • On-site introduction to the spiritual, cultural, economic, and political realities 
    • Encounters with everyday people to hear their stories of hope and challenge
    • Visit Maryknoll missionaries, hear their stories of working with the people and discover how their work in mission connects with yours
    • Daily communal prayer, liturgies and theological reflection
    • Visits to historic and cultural sites
    • Post-trip debriefing and reflection
    • Credits for Continuing Education

    Click on the trips below to learn more or visit our Immersion Website.  If you have questions or would like to speak in person, contact Kris East at (510) 276-5021 or This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Talking to boys at the border-1

    El Paso, TX / Juárez, MX

    January 18 - 24, 2023

    or

    July 22-28 El Paso, TX, Juárez, MX

     

    This week-long immersion experience to El Paso, Texas and Juárez, MX on January 18 - 24, 2023 or July 22-28, 2023 will expose you to the current realities at the US/Mexican border as thousands continue to flee to the US to escape violence and poverty in their own countries. 

    Picture7a

    El Salvador

     

    March 22-28, 2023

     

    Join us for a special mission immersion trip to explore how we are linked to the people of El Salvador in the bonds of global solidarity.  Participate in the remembrance of St. Romero's martyrdom on March 26. Experience the faith, food and culture of Central America.

    Maryknoll Vocations | Follow us on Facebook   |  Visit us at www.maryknoll.us 

     

CAC BAI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HỌC PHAM

  •  
    Hoc Pham
     
    Subj.: 1/ Neu con co ngay mai [1 Attachment], 2/ Ðến cuối đời, có gì để tiếc? & 3/ Bệnh Dịch COVID-19 Có Thể Bùng Phát Trở Lại
     
    1/ From: ThuNNguyen
    Subject: Neu con co ngay mai [1 Attachment]
     
    2/ From: ThuNNguyen

    Ðến cuối đời, có gì để tiếc?
    Vũ Quí Hạo Nhiên
     
    Một bài viết của một cô y tá người Úc dạy mình nhiều bài học về lẽ sống ở đời. Bài viết được truyền đi trên Internet, nhiều người bấm “like.”
     
     Có một trang blog chỉ in lại bài này thôi mà cũng được tới 52,000 người bấm nút “like.”
     
    Bài viết mang tựa đề “5 nỗi hối hận của người sắp qua đời,” cho thấy những điều người ta tiếc nuối khi biết mình sắp chết.
     
    Tác giả Bronnie Ware là một nhạc sĩ sáng tác, từng là y tá chuyên điều trị người sắp chết. Ðây là những bệnh nhân biết mình không qua được, không muốn chữa trị nữa mà về nhà chờ ngày ra đi vĩnh viễn.
     
    Trong những ngày đó, cô Ware tới chăm sóc họ, cho họ uống thuốc, và họ trò chuyện với cô.
     
    Cô nói, “Họ trưởng thành rất nhiều khi họ phải đối mặt với cái chết của mình.” Khi cô hỏi họ có gì tiếc nuối không, một số câu trả lời cứ trở lại mãi. Dưới đây là 5 câu thường nghe nhất. Cô Ware hiện đã viết thêm thành một quyển sách mang tên “THE TOP FIVE REGRETS OF THE DYING,” nhà xuất bản Balboa Press, có bán trên Amazon.com.
     
    1. “Tôi ước gì tôi có đủ can đảm để sống cho mình, thay vì sống theo ước muốn của người khác.”
     
    Ðây là điều tiếc nuối lớn nhất, cô Ware nói. Khi sắp qua đời, nhìn lại, người ta mới thấy mình có những điều ước chưa bao giờ thực hiện. Hầu hết mọi người còn chưa thực hiện được một nửa điều mình muốn và phải nhắm mắt ra đi biết rằng đó là do chọn lựa của mình. Cô Ware nói: “Ðiều quan trọng là thỉnh thoảng phải thực hiện vài điều mình ước mơ. Ðến lúc mình bệnh thì trễ mất rồi. Sức khỏe là điều kiện để thực hiện nhiều thứ, mất rồi thì quá trễ.”
     
    2. “Tôi ước gì tôi đừng đi làm nhiều quá như vậy.”
     
    Cô Ware nói gần như bệnh nhân phái nam nào cũng nói vậy. Các ông ấy do quá quan tâm việc làm, đã lỡ mất thời em bé hay thiếu niên của các con, lỡ mất tình bạn với người bạn đường. Phụ nữ cũng nuối tiếc như vậy nhưng ở thế hệ các bệnh nhân của cô Ware, số phụ nữ đi làm thường không nhiều. Còn đàn ông, thì “tất cả nuối tiếc đã phí đi quá nhiều phần của cuộc đời cho cuộc chạy đường trường vì sự nghiệp.”
     
    3. “Tôi ước gì tôi có can đảm bày tỏ cảm xúc.”
     
    Nhiều người cố nén cảm xúc để không bị đụng chạm. Kết quả là cuộc đời của họ bị đè nén. Có người còn vì thế mà bị bệnh.
     
    4. “Tôi ước gì tôi giữ liên lạc được với bạn bè.”
     
    Nhiều người không thực sự biết giá trị của tình bạn cũ cho tới những tuần cuối đời và nhiều khi không còn kịp tìm lại bạn cũ nữa. Ðời sống bận bịu, ai cũng có lúc bỏ bê bè bạn. Nhưng khi người ta biết mình sắp chết, người ta trước tiên hết lo sắp xếp vấn đề tài sản đâu ra đấy, nhưng nhiều khi họ muốn sắp xếp để giúp đỡ những người họ quan tâm. Rồi họ lại quá yếu, quá mệt, không làm được việc này. Ðến cuối đời, cái còn lại chỉ là bạn bè và người thân là quan trọng.
     
    5. “Tôi ước gì tôi cho phép mình được hạnh phúc hơn.”
     
    Ðiều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người nói lên điều này. Nhiều người phải đến lúc gần ra đi mới thấy là hạnh phúc là một chọn lựa. Nhiều người cứ sống và làm theo thói quen, để quên đi mất mình có quyền thay đổi hết để tìm đến hạnh phúc. Ðến lúc nằm trên giường bệnh, nhiều người lúc đó mới thấy chuyện người khác nghĩ gì, chê bai gì, là chuyện không quan trọng gì hết. Họ chỉ muốn được vui, được cười, được hạnh phúc.
     
    3/ From: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    Sent: 11/17/2022 5:15:24 PM Central Standard Time
    Subject: Cập nhật thông tin về bệnh dịch COVID-19
     
    Thân gửi qúy vị bài dịch mới. NBL
     

    Bệnh Dịch COVID-19 Có Thể Bùng Phát Trở Lại


    Nhiều người có cảm nghĩ cho rằng bệnh dịch COVID-19 đã đi vào dĩ vãng, không còn nữa. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu lo sợ rằng bệnh dịch sẽ bùng phát trở lại nhân dịp những ngày lễ lớn. Chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên làm ngay những việc sau đây để phòng ngừa bệnh dịch COVID-19 sẽ bùng phát trở lại.

    • Cần chích mũi chích ngừa bổ sung chống Omicron: Bác sĩ Kristin Moffitt ở bệnh viện nhi đồng Boston khuyên chúng ta nên đi chích ngừa trước ngày lễ. Theo bà Moffitt, phải cần vài tuần lễ để cho thuốc chủng trong cơ thể của chúng ta có thể có đủ sức đề kháng. Và giúp chúng ta có đủ sức mạnh chống lại được bệnh trong hai tháng. Nếu chích ngừa ngay từ bây giờ, chúng ta có thể được bảo vệ cho đến hết năm 2022.

    • Nên xét nghiệm COVID-19 lấy ở nhà trước khi đi đến nơi tập trung đông người: Bác sĩ Roy Gulick. Làm việc ở bệnh viện Weill Cornell, New York Presbyterian, nói rằng để tránh mình vô tình lây bệnh sang người khác, chúng ta nên tự xét nghiệm trước khi đến chỗ tập trung đông người. Chúng ta nên dùng dụng cụ xét nghiệm loại mới nhất như loại BQ.1. Nếu thấy trong người có những triệu chứng bị lây COVID-19 như  rát cổ, đau trong cơ thể, và nóng sốt, chúng ta nên ở nhà đừng đến chỗ đông người. 

    • Khi đi du lịch, cần duy trì sự an toàn: Theo bác sĩ Gulick, phần lớn bây giờ đi du lịch không đòi hỏi phải đeo khẩu trang, nhưng chúng ta vẫn nên mang theo, và mang khẩu trang trong một số đoạn đường. Nói chung, không khí trên máy bay tốt hơn không khí trên xe lửa hay trên xe buýt. Nhưng bác sĩ Gulicj khuyên chúng ta nên mang khẩu trang ở phi trường, hay lúc máy bay sắp cất cánh, bởi vì lúc đó, bộ phận lọc không khí chưa hoạt động. Nếu bạn đi du lịch bằng xe buýt hay xe lửa, bạn nên mang khẩu trang trên suốt đoạn đường.

    • Đừng quên rằng ngoài COVID-19 còn có những loại vi rút khác nữa, cũng nguy hiểm không kém: Hai loại vi rút nguy hiểm khác là vi rút gây ra bệnh cúm, và loại RSV làm nhiều người bị bệnh nặng. Bác sĩ Moffitt khuyên chúng ta nên mang khẩu trang như là biện pháp cẩn trọng để phòng ngừa khi đến những địa điểm tụ tập đông người ở trong nhà đóng kín cửa, nhất là khi trong người bạn có sức đề kháng kém.


    Nguyễn Minh Tâm  dịch theo báo TIME ngày 21/11/2022

     

    •  
      06_Neuconcongaymai.pps
      1.7MB

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH