KHÁI NIỆM “ÔNG TRỜI”
Số phận của một dân tộc tùy thuộc vào sự hiểu biết và mối liên hệ của dân tộc đó với Đức Chúa Trời.
Số phận của một người cũng hoàn toàn tùy thuộc vào sự hiểu biết và mối liên hệ của người đó với Đức Chúa Trời.
Sáng láng hay tối tăm, văn minh hay chậm tiến, hy vọng hay vô vọng, hiền lành hay hung dữ, tự do hay nô lệ, dân chủ hay độc tài, sống vĩnh phúc hay chết mất trầm luân… tất cả đều tuỳ thuộc vào mối liên hệ hay không liên hệ với Đức Chúa Trời. Thực tế lịch sử và xã hội của các dân tộc ở Tây Phương cũng như ở Đông Phương chứng minh rõ điều nầy. Số phận của dân tộc Việt Nam tùy thuộc vào sự hiểu biết và mối liên hệ của người Việt chúng ta với Đức Chúa Trời. Số phận của đời bạn, đời tôi cũng như vậy.
Chúa Cưú Thế Giê-su đã từng khẳng định: “Các con sẽ biết lẽ thật và lẽ thật sẽ giải phóng các con.” Thật vậy, nếu người Việt biết rõ Đức Chúa Trời là ai, Ngài đã làm gì cho chúng ta và Ngài muốn chúng ta làm gì, chắc chắn nhiều người sẽ được giải phóng thoát khỏi tâm trạng sợ hãi, lo âu, mặc cảm tội lỗi, và những gánh nặng trong lòng. Người đó sẽ thấy rõ hướng đi. Người đó sẽ sống có mục đích. Ánh sáng chân lý bình an sẽ đến tràn ngập tâm hồn và đời sống những người có Chúa. Học giả C. S. Lewis, người Anh đã nói một câu rất hay, “Tôi tin Đạo Chúa giống như tôi tin mặt trời, không chỉ vì tôi thấy mặt trời nhưng là nhờ mặt trời mà tôi thấy mọi sự.”
Mời bạn tiếp tục đọc để biết Đức Chúa Trời là ai, Ngài đã làm gì cho chúng ta và Ngài muốn chúng ta làm gì.
Khái Niệm “Ông Trời” Trong Văn Hóa Việt Nam
Từ lâu người Việt Nam đã biết có Ông Trời, tin Ông Trời và cầu khẩn Ông Trời. Niềm tin nầy vốn có trong tiềm thức của người dân Việt ngay cả trước khi có các tôn giáo khác du nhập vào nước ta. Niềm tin nầy thể hiện qua ngôn ngữ và qua nếp sống của chúng ta.
Kêu Trời
Điều dễ hiểu nhất và không ai phủ nhận được là hễ gặp bất cứ việc gì bất chợt xảy đến, dù vui hay buồn, dù tốt hay xấu, câu nói buột miệng của người Việt Nam trước hết là kêu: “Trời ơi!” giống như người Mỹ kêu: “Oh my God!”
Khi rủi ro đứt tay, vấp chân, té ngã, người ta kêu Trời. Khi gặp buồn khổ, chán nản, chết chóc, thất bại, người ta kêu Trời. Khi thành công, hạnh phúc, bình an, người ta nói Nhờ Trời. Khi gặp tai nạn người ta kêu Trời cứu, cầu Trời cho tai qua nạn khỏi…
Kính Trời
Tuy không biết rõ Ông Trời là Đấng như thế nào, nhưng người Việt Nam ai cũng kính Trời vì hiểu rằng có ta đây là vì có Ông Trời. Trong ngôn ngữ bình dân, dù là câu nói vui đùa, mỗi khi xưng hô nhắc đến Trời thì người ta không dám nói thiếu chữ Ông đi trước chữ Trời. Người ta gọi Ông Trời với lòng tôn kính. Người Tin Lành tôn thờ Ngài nên gọi Ngài là Đức Chúa Trời.
Một cô gái quê vui đùa hỏi bí bạn trai:
Thấy anh hay chữ
Em hỏi thử đôi lời
Thuở tạo thiên lập địa
Ông Trời tròn ai xây?
Cầu Trời
Người Việt phần lớn sống bằng nông nghiệp, biết rằng mùa màng được hay mất cũng do Trời.
“Nhờ Trời năm nay được mùa!”
Người nông dân lúc nào cũng tâm nguyện cầu Trời cho cơm no áo ấm:
Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm…
Hoặc họ truyền tụng về ơn Trời bằng những câu ca dao, bài hát bình dân:
Nhờ Trời mưa thuận gió hòa
Nào cày nào cấy trẻ già đua nhau.
Lạy Trời mưa thuận gió đều
Cho đồng lúa tốt, cho chiều lòng em.
Người Việt thường tôn trọng chữ hiếu và mong cho cha mẹ sống lâu, gia đình được phước. Vì thế họ lập bàn thờ Thiên để thờ Trời ngay trước cửa nhà. Người con có hiếu từng đêm đến trước bàn thờ cầu khẩn:
Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Tin Trời
Trải bao đời, người Việt tin Ông Trời là Đấng Tạo Hóa, tạo thiên lập địa, Đấng cầm quyền sống chết, làm chủ vận mệnh muôn loài, quyền phép vô cùng. Người Việt Nam quen thuộc với những khái niệm:
Thiên sinh vạn vật, duy nhân tối linh.
Đại phú do Thiên, tiểu phú do cần.
Trời sinh voi sinh cỏ.
Trời cho ai nấy hưởng.
Trời kêu ai nấy dạ.
Sống nhờ ơn Trời, chết về chầu Trời.
Cũng có câu: “Trời cho không ai thấy, Trời lấy không ai hay.”
Người Việt công nhận và tin tưởng Ông Trời cầm quyền thành bại trong cuộc sống của loài người:
Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.
Người Việt tin Trời là Đấng công bình, cầm quyền họa phúc, vì vậy đã thường nhắn nhủ với nhau:
Ở hiền thì lại gặp lành
Những người nhân đức Trời dành phúc cho.
Người Việt cũng tin tưởng “Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân,” nghĩa là Trời không phụ bạc người có lòng tốt bao giờ.
Trong hôn nhân lứa đôi, người Việt tin tưởng hạnh phúc vợ chồng do Ông Trời sắp đặt:
Duyên ba sinh Trời đã sẵn dành.
Tuy nhiên đôi khi thấy số phận không may hoặc tình duyên dang dở, người ta thường ngửa mặt lên trời than thở, dường như muốn nói với Đấng Hóa Công hết nỗi lòng mình:
Chữ bạc mệnh ai ơi thấu với
Câu đa đoan Trời hỡi thấu chăng?
(trong Tự Tình Khúc của Cao Bá Nhạ).
Trong cuộc sống với những nghịch lý, những bất công xã hội, những mơ ước không thành, người Việt cũng nhiều khi đã đưa ra thắc mắc với ông Trời:
Trời ơi, Trời ở chẳng cân
Người ăn không hết, người mần không ra
Người thì mớ bảy mớ ba
Người thì áo rách như là áo tơi?
Trong Cung Oán Ngâm Khúc cũng có câu:
Quyền họa phúc Trời giành mất cả
Chút tiện nghi chẳng trả phần ai.
Nói thì nói vậy nhưng người Việt thường chấp nhận hài lòng với khái niệm về Thiên Mệnh. Thi hào Nguyễn Du đã khuyên trong Truyện Kiều:
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa
Thiện căn tự bởi lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Kết luận Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết:
Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Nhờ Trời
Lịch sử Việt Nam có ghi chép chuyện về Danh Tướng Lý Thường Kiệt, trong lúc kháng cự quân Tống xâm lăng, đã làm 4 câu thơ và loan truyền là do Thần Linh báo mộng ban cho để khích lệ tinh thần binh sĩ yên tâm đánh giặc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Học giả Hoàng Xuân Hãn đã dịch như sau:
Sông núi nước Nam vua Nam coi
Rành rành một phận ở sách Trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Bây sẽ tan tành, chết sạch toi.
Đây là cách áp dụng chiến tranh tâm lý, mượn oai Trời. Kết quả là quân lính nức lòng đánh giặc, quân Tống không tiến được đành giảng hòa. Rõ ràng câu chuyện nầy nói lên niềm tin mãnh liệt của dân tộc Việt nơi sự tể trị của Ông Trời, trong đó mọi vận mệnh nhân dân đất nước do Trời định đoạt.
Nước non là nước non Trời
Ai chia được nước ai dời được non.
Thờ Trời
Trải qua nhiều thế kỷ, ngay cả sau khi có các triết lý tôn giáo của Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo truyền đến, người dân Việt vẫn lấy tín ngưỡng thờ Trời làm nền tảng để giữ gìn truyền thống dân tộc, gia đình. Cả ba tôn giáo chính nói trên đã góp phần củng cố thêm cho niềm tin hợp với Đạo Trời. Ngay cả Phật Giáo với khái niệm mờ nhạt về Ông Trời khi đến Việt Nam cũng phải chấp nhận ý niệm “Cầu Trời Khẩn Phật”.
Hợp lẽ Trời, thuận lòng người là đạo lý của người Việt Nam. Dù thực hành tín ngưỡng nào, người Việt ai nấy cũng công nhận: “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong” nghĩa là thuận với Trời thì còn, nghịch với Trời thì mất.
Chính vì đó mà người dân Việt thờ Trời. Ngay từ thời các Vua Hùng dựng nước, người ta đã biết thờ Trời. Mỗi năm nhà Vua thay mặt nhân dân lập đàn Tế Trời, Cầu Trời cho dân chúng an cư lập nghiệp. Trong gia đình, người cha thay mặt để cầu Trời phù hộ cho gia đình, con cháu hạnh phúc. Các triết lý du nhập vào từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ đã không đồng hóa hoàn toàn tín ngưỡng của người dân Việt. Trái lại những tín ngưỡng nào phù hợp với tình cảm thiêng liêng trong sáng của người dân Việt thì được tiếp thu với tinh thần chọn lọc, phê phán.
Chịu ảnh hưởng của đạo đức Lão Trang, người Việt thường bảo nhau về cách ăn ở cho phải đạo, nhất là đạo làm con, đạo vợ chồng:
Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ mẹ cha.
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau.
Người Việt Nam cũng tiếp thu truyền thống giữ gìn “luân thường đạo lý” của Khổng Giáo thật nhuần nhuyễn và bình dị như cuộc sống gần gũi lễ phép thân thương kính trên nhường dưới trong gia đình. Luân là cái mà con người phải noi theo trong mối tương quan xã hội. Thường là sự việc không biến đổi theo không gian và thời gian mà con người phải giữ. Trong Ngũ luân với quan hệ quân thần, phụ tử, phu thê, huynh đệ, bằng hữu, người Việt trân trọng những đức tính Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Trong Ngũ thường, người Việt trân trọng giữ gìn nhân, nghĩa, lễ, trí, tín theo đạo lý làm người.
Anh làm trai học đạo thánh hiền
Năm hằng chẳng trễ, ba giềng chớ sai.
Chữ hiếu được mọi người đặt lên hàng đầu:
Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên
Chữ rằng mộc bổn thủy nguyên
Làm người phải biết tổ tiên ông bà.
Bổn phận hiếu đễ được minh giải thêm:
Thờ cha mẹ ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu ở trong luân thường
Chữ đễ có nghĩa là nhường
Nhường anh, nhường chị,
lại nhường người trên
Ghi lòng tạc dạ chớ quên
Con em phải giữ lấy nền con em.
Trong tinh thần phê phán chọn lọc, người Việt đã phân biệt chân giả, đúng sai trong từng tín ngưỡng thực hành. Chẳng hạn:
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.
Hoặc ai nấy đều đồng ý:
Dẫu xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người.
Người Việt Nam phần lớn không tin ở thuyết luân hồi. Bằng cớ là nhiều người Việt thờ cúng ông bà, tin rằng vong linh ông bà vẫn còn đó. Mỗi năm nhân dịp Tết cổ truyền, người ta rước ông bà về vui xuân với con cháu rồi tiễn ông bà đi. Nếu tin ở thuyết luân hồi thì phải tin ông bà cha mẹ đã hóa kiếp thành người ngoại quốc nào khác, hoặc con thú nào đó trong rừng, hoặc một con vật nào đó trong bầy gia súc trong vườn. Tin như thế, người ta sẽ không rước tiễn ông bà, cũng không dám ăn thịt, đánh đập hoặc giết chết một con vật nào. Người Việt Nam tin ở giá trị thiêng liêng bất tử của linh hồn, tin ở đời sau. Linh hồn của mọi người chết là về chầu Trời.
Người Việt Nam là dân tộc hiền hòa nhưng bất khuất. Lúc có cần ai nấy đều có thể chịu đựng hy sinh vì nghĩa lớn. Trong quan hệ bình thường, người Việt áp dụng tinh thần dĩ hòa vi quí. Trong cuộc sống với nhiều điều không lý giải được, người Việt vẫn tin tưởng ở mệnh Trời, hy vọng một ngày mai tươi sáng hơn.
Không ai giàu ba họ
Không ai khó ba đời.
Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế nầy?
Người Việt tin tưởng và yêu chuộng những nguyên tắc như:
Ởû hiền gặp lành,
Ông Trời có con mắt,
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,
Lưới Trời lồng lộng, thưa mà không lọt,
Thiên bất dung gian.
Người Việt quí trọng và ao ước những giá trị Trời ban như thiên ân, thiên tài, thiên bẩm, thiên chức, thiên hương, thiên tướng, thiên tư. Người Việt giữ gìn truyền thống tương thân tương trợ những khi tối lửa tắt đèn.
“Bà con xa không bằng láng giềng gần.”
Câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng,” đã được đem ra áp dụng thường xuyên trong những lúc hoạn nạn, tai ương với nhiều kết quả tốt đẹp.
Trong quan hệ giữa người với người, người Việt luôn luôn giữ lấy chữ tình:
Phàm sự lưu nhân tình
Hậu lai hão tương kiến.
Chính nhờ đó mà dân Việt Nam muôn đời vẫn còn tồn tại.
Người Việt hiểu biết về “Ông Trời” chưa đầy đủ
Giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, sự nhận biết về Đức Chúa Trời có thể nói là một thứ nguyên tri tự nhiên mà Ông Trời ban cho nhân loại. Dân tộc nào cũng có chữ Ông Trời hay Đấng Tạo Hóa trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Thật vậy, khi nhìn xem vạn vật, thiên nhiên, với cảnh trí đẹp đẽ tuyệt vời, với không gian bao la vô tận, với sự cấu tạo tinh vi, diệu kỳ, muôn hình vạn trạng, với qui luật bốn mùa xuân hạ thu đông trật tự chính xác vô cùng, với bản năng lạ lùng bất biến của các loài vật… rồi nhìn lại con người với thân thể kỳ diệu, với mầu nhiệm sinh sản, với tình cảm thiêng liêng, với những giá trị tinh thần, với những kinh nghiệm về qui luật đạo đức trải qua các đời, với ý chí tự do lựa chọn… cùng với bao nhiêu chứng cớ khác nữa trong cuộc sống, người ta phải thừa nhận có Đấng Tạo Hóa, có Ông Trời. Chính Ông Trời đã tạo dựng nên tất cả, Ngài đang điều khiển, bảo tồn tất cả những qui luật thiên nhiên và đạo đức trên thế giới nầy.
Nhưng thiên nhiên chưa đủ để con người biết rõ về thuộc tánh, ý muốn và chương trình vĩnh cửu của Đức Chúa Trời. Bởi trong thực tế khi nhìn thiên nhiên có người suy luận hữu thần, có người suy luận phiếm thần, hoặc có người suy luận đa thần, thậm chí cũng có người suy luận vô thần. Thiên nhiên chưa đủ để người ta biết rõ Đức Chúa Trời thực hữu độc lập với các tạo vật do Ngài dựng nên và Ngài là Chân Thần Duy Nhất.
Người Việt biết có Ông Trời nhưng chưa biết Đức Chúa Trời là Chân Thần, là Đấng Tạo Hoá duy nhất tối cao.
Người Việt biết Ông Trời có bản tính công bình nhưng chưa biết Đức Chúa Trời là Đấng đầy ân điển và yêu thương.
Người Việt tin mệnh Trời không ai thay đổi được, kể cả số phận của mỗi người cũng được an bài, nhưng người Việt chưa biết Đức Chúa Trời là Đấng tôn trọng ý chí tự do của con người và là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.
Người Việt biết mình cần ăn hiền ở lành, nhưng không biết rằng tất cả những việc lành mình làm dù cao quí vẫn còn thiếu hụt, không thể sánh với tiêu chuẩn trọn lành Đức Chúa Trời đòi hỏi, chẳng khác nào ngọn đèn cầy đem so với ánh mặt trời. Người Việt cần đón nhận chân l cûa Chúa Ç bù đắp cho sự thiếu hụt của mình.
Người Việt biết nguyên tắc “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” nhưng không biết căn nguyên của mọi nỗi đau khổ bất hạnh trong cuộc đời là do tội lỗi loài người xây lưng phản nghịch lại với Đức Chúa Trời. Người Việt cần trước hết được Chúa tha tội.
Người Việt biết mình cần được cứu rỗi và đã khổ công đi tìm sự cứu rỗi nhưng chưa biết con đường cứu rỗi duy nhất là chương trình do Đức Chúa Trời vạch sẵn đã được thực hiện bởi Con Ngài là Chúa Giê-su. Người Việt cần đặt đức tin nơi sự toàn năng, toàn tri, tồn thin, tồn mÏ của một Đức Chúa Trời chân thật. Nhiều niềm tin của người Việt về Ông Trời rất gần với Thánh Kinh, nhưng chưa đầy đủ.
Chính vì thếù mà người Việt chúng ta cần có sự mạc khải đặc biệt, đúng đắn, trực tiếp từ Đức Chúa Trời. Sự mạc khải đặc biệt nầy chỉ có thể tìm được trong Thánh Kinh và qua Chúa Cứu Thế Giê-su.
Nguồn: Viện Đào Tạo Môn Đồ Việt Nam
Sent from my iPad