21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HIỀN TỐNG - ÁO DÀI ĐẸP NHẤT

  •  
    Hien Tong
    Wed, Nov 23 at 7:36 AM
     

    Hình ảnh áo dài đẹp -

    Trong khi người bạn hàng xóm Trung Quốc có sườn xám, Hàn Quốc có trang phục Hanbok làm quốc phục, Nhật Bản có kimono thì Việt Nam lại tự hào khi có áo dài. Áo dài Việt Nam không chỉ được sử dụng trong các dịp lễ hội mà còn được sử dụng trong đời sống hàng ngày.

    Với thiết kế ôm sát, tà xẻ hai bên cùng quần suôn ống rộng, áo dài có thể phô diễn những đường cong cơ thể đem đến một vẻ đẹp vừa kín đáo vừa gợi cảm, vừa tinh khôi vừa quyến rũ. Trong các cuộc đua sắc đẹp quốc tế, tà áo dài Việt Nam đã nhiều lần được vinh danh và tỏa sáng, đưa quốc phục Việt Nam lên một tầm cao mới, buộc thế giới phải nhìn nhận về áo dài Việt Nam. Cùng KienThucVui khám phá những hình ảnh áo dài đẹp nhé.

    Hình ảnh áo dài đẹp

    Không còn đơn điệu như áo dài truyền thống, áo dài ngày nay mang nhiều màu sắc, họa tiết hơn được cách điệu nhiều hơn những vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, phô được nét đẹp dịu dàng đằm thắm của con gái Việt. Cùng chiêm ngưỡng hình ảnh áo dài đẹp qua bộ ảnh dưới đây nhé.

    Ảnh áo dài cách tân gây thương nhớ của NTK nổi tiếng

    Ảnh áo dài cách tân màu vàng

    Ảnh áo dài cách tân nhẹ nhàng đơn giản

    Ảnh áo dài chấm bi đẹp

    Ảnh áo dài chấm bi đẹp

    Ảnh áo dài cô ba Sài Gòn

    Ảnh áo dài cô ba Sài Gòn

    Ảnh áo dài cổ thuyền

    Ảnh áo dài cổ thuyền

    Ảnh áo dài cưới cách tân cho cô dâu cực đẹp

    Ảnh áo dài đẹp đón Tết

    Ảnh áo dài đẹp đón Tết

    Ảnh áo dài đẹp nhất

    Ảnh áo dài đẹp nhất

    Ảnh áo dài đẹp nhẹ nhàng

    Ảnh áo dài đẹp nhẹ nhàng

    Ảnh áo dài đẹp, hot nhất hiện nay

    Ảnh áo dài gấm đẹp

    Ảnh áo dài gấm đẹp

    Ảnh áo dài hoa nhí đẹp nhẹ nhàng

    Ảnh áo dài hoa nhí

    Ảnh áo dài hoa nhí

    Ảnh áo dài họa tiết cổ điển

    Ảnh áo dài họa tiết con công cực đẹp

    Ảnh áo dài họa tiết cực bắt mắt

    Ảnh áo dài họa tiết cực đẹp

    Ảnh áo dài họa tiết gạch bông

    Ảnh áo dài họa tiết hoa sen cực đẹp

    Ảnh áo dài kèm vấn đẹp sang trọng

    Ảnh áo dài lấy ý tưởng từ vẻ đẹp Hội An

    Ảnh áo dài mang hình ảnh mái ngói duyên dáng nét xuân

    Ảnh áo dài màu tím họa tiết cực sang

    Ảnh áo dài ngày tết tuyệt đẹp

    Ảnh áo dài prom

    Ảnh áo dài prom

    Ảnh áo dài siêu sang mặc đón Tết

    Ảnh áo dài tay bồng đẹp nhẹ nhàng

    Ảnh áo dài Tết đẹp sang trọng

     

    Ảnh áo dài Thúy Van tham dự Hoa hậu quốc tế 2015

    Ảnh áo dài trắng đẹp tinh khôi

    Ảnh áo dài trắng hai tà cực đẹp

    Ảnh áo dài trắng họa tiết cực đẹp

    Ảnh áo dài trắng họa tiết hình hoa

    Ảnh áo dài trắng thêu hoa nổi cực đẹp

    Ảnh áo dài trắng truyền thống họa tiết hoa sen

    Ảnh áo dài truyền thống cổ đính ngọc màu hường

    Ảnh áo dài truyền thống

    Ảnh áo dài truyền thống

    Ảnh áo dài uy quyền lấy cảm hứng từ cung đình Huế

    Ảnh áo dài Việt Nam tham dự cuộc thi sắc đẹp quốc tế

    Ảnh áo dài voan in hoa

    Ảnh áo dài voan in hoa

    Ảnh áo dài xanh cực đẹp

    Ảnh áo dài xanh cực đẹp

    Ảnh áo dài xanh hình cúc họa mi

    Ảnh áp dài đẹp

    Ảnh áp dài đẹp

    Ảnh chiếc áo dài lộng lẫy Huyền My diện dự thi Hoa hậu hòa bình thế giới

    Ảnh Lan Phương đẹp ma mị trong bộ ảnh áo dài Halloween

    Ảnh MC Mai Ngọc trong chiếc áo dài màu đỏ họa tiết thêu cực đẹp

    Ảnh Ngọc Trinh trong tà áo dài in hình cô Tấm

    Hình ảnh áo dài chấm bi

    Hình ảnh áo dài chấm bi

    Hình ảnh áo dài đẹp nhất

    Hình ảnh áo dài đẹp nhất

    Hình ảnh áo dài đẹp

    Hình ảnh áo dài đẹp

    Hình ảnh áo dài hoa nhí đẹp

    Hình ảnh áo dài họa tiết lớn đẹp

    Hình ảnh đẹp về áo dài họa tiết cổ điển

    Trên đây là những hình ảnh áo dài đẹp nhất, ấn tượng nhất được sử dụng trong cả cuộc sống hàng ngày và dịp lễ hội. Hy vọng sau khi xem xong bạn sẽ yêu thích quốc phục của dân tộc hơn. Chúc các bạn luôn vui vẻ, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

     

     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - PT NGUYỄN MẠNH SAN

  •  
    San Nguyen
    Mon, Nov 21 at 5:55 PM
     
     


    Thưa quý thân hữu: 
    Chỉ còn lại 3 ngày nữa là tới ngày mà mọi người dân Hoa Kỳ cùng nhau xum họp gia đình để ăn mừng Ngày Lễ  Tạ Ơn Thượng Đế (Thanksgiving Day) và nhân dịp này cá nhân tôi cũng xin được thắp nén hương lòng, để tỏ lòng biết ơn sự hy sinh vô bờ bến của nhà tôi đã qua đời gần một năm nay, đã chung vai sát cánh cùng tôi hơn 54 năm qua, tạo dựng cho tôi những thành tích văn hóa, sự nghiệp quý giá nhất trên đời này, mà nhiều quý bạn đã từng đọc đề tài này do tôi viết trên báo chí, thì hôm nay một lần nữa, tôi xin chân thành mời quý bạn hữu bỏ chút ít thì giờ quý báu của quý bạn đọc lại đề tài này thêm một lần nữa, như là góp một phần lời cầu nguyện cùng tôi, xin cho linh hồn Maria nguyễn Kim sớm được về hưởng nhan Thánh Chúa trên nước trời.
    Thân kính,
    PT. Nguyễn Mạnh San
     

     ---------- Forwarded message --------- 
    Date: Tue, Jun 28, 2022 at 8:07 PM
    Subject: Re: Hoài niệm một thời yêu quý nhất trên đời.
    To: San Nguyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>


    Ông Đoàn Bá Cang thuật lại rằng khi Hiệp Định Paris được ký kết ( Hải: Theo Hiệp Định này thì Mỹ sẽ rút hết quân chiến đấu khỏi Việt nam, và hơn 300000 quân Cộng sản với đầy đủ khí giới được ở lại trong Nam ), phó TT Trần Văn Hương đã tiên đoán trước là miền Nam sẽ mất ( Hải: Chớ đâu phải đợi đến khi Nixon từ chức 8/8/74 vì vụ Watergate hoặc Quốc Hội cắt quân viện cho VNCH) :
     

    *** Sinh ngày 18 tháng 8 năm 1928 tại Bến Tre, ông Đoàn Bá Cang tốt nghiệp Luật tại Paris University năm 1953-1954 và bắt đầu làm việc ở Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1954.  Ông Đoàn Bá Cang đã tốt nghiệp Cao Học ngành Công Pháp năm 1954, sau khi đã tốt nghiệp Cao Học ngành Tư Pháp năm 1953 và trước đó, văn bằng Cử Nhân Luật Khoa.

    Đầu tiên ông làm Tham vụ trong Tòa Đại Sứ VNCH tại Paris từ 1964-1965.

    Năm 1965 ông Cang phụ trách khu vực Âu Châu và Phi Châu của Bộ Ngoại giao. 

    Ông làm Tham vụ trong Tòa Đại Sứ VNCH tại Tokyo từ 1965-1967, làm Phó Đại sứ tại Paris 1968-1970.

    Sau đó ông Cang trở về nước làm Bộ trưởng Bộ Thủ tướng dưới thời Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc trong năm 1967-1968.

    Năm 1970-1972 ông Cang làm Công sứ rồi Đại sứ của VNCH tại Nhật, trước khi được cử sang làm Đại sứ tại Wellington New Zealand.

    Cuối năm 1974 ông Cang được bổ nhiệm làm Đại sứ của VNCH tại Canberra.

    Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi cách đây bốn năm với SBS Việt ngữ, ông Cang nhớ lại sau khi Hiệp định Paris được ký kết tháng Giêng năm 1973, Tổng thống Thiệu đã triệu tập tất cả các đại diện ngoại giao của VNCH về họp.

    "Tôi nhớ là hình như vào đầu tháng 2 năm 1973, thì lúc đó cuộc họp tại Dinh Độc Lập buồn lắm nếu như những ai đã đọc cái văn bản Hiệp định Paris.

    "Sau khi họp xong tôi đi thăm Phó Thủ tướng Trần Văn Hương, ổng khóc, ổng kêu tôi bằng cháu, ổng nói cháu biết không, hết rồi, mất rồi..."

    Ông Cang từng ở trong phái đoàn đàm phán Hiệp định Paris năm 1968-1969.

    "Lúc đó tôi cũng gặp tụi CIA định kỳ để trao đổi tin tức. Có một lần năm 69 họ mời tôi đi ăn trưa và nói hồi nào giờ ông hợp tác với chúng tôi rất tốt, nhưng sao hai ba tháng nay ông thường vắng mặt?"

    "Tôi nói các ông qua để giúp bảo vệ cái mảnh đất đó, nhiệm vụ của tôi là phải hợp tác với ông, nhưng tôi thấy bây giờ tình hình khác rồi."

    "Tết Mậu Thân chúng tôi không có thua. Mùa Hè lửa đỏ chúng tôi không có thua. Trên mặt quân sự không có thua. Vậy mà bây giờ ông sửa soạn ông đi, thì làm sao tôi có thể ngồi nói chuyện với ông hoài được?"

    Ông Cang nhớ lại lời chống chế của đại diện CIA rằng người Mỹ đâu có đi, lúc đó làm cho ông nổi giận. 

    "Không phải ông đi mà ông chạy... You are running away!" ông Cang kể với SBS Việt ngữ.

     

     
     image
    Mỗi năm cứ vào ngày Thứ Năm trong tuần lễ thứ 4 của tháng 11, toàn dân Hoa Kỳ mừng Lễ Tạ Ơn Thượng Đế, đã ban ơn phước lành cho chúng ta có một đời sống ấm no, tự do, dân chủ, hạnh phúc như hiện nay và đồng thời đây cũng là một dịp có ý nghĩa cao đẹp nhất, cho những thân nhân trong gia đình, họ hàng, bạn bè bà con lối xóm, từ những nơi xa xôi hàng ngàn dặm, hôm nay quay trở về lại thăm nơi xưa chốn cũ, để họp mặt chung vui bên nhau, trong bầu không khí thân ái vui tươi dưới mái ấm nhà êm.
     
    Do đó, mọi gia đình trên toàn quốc Hoa Kỳ, dù nghèo hay giàu đều tổ chức một bữa tiệc thân mật trong gia đình, theo tập tục truyền thống kể từ ngày Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được thành lập hơn 200 năm qua, với mục đích chính trước tiên là để cảm tạ những ơn tốt lành mà Thiên Chúa đã ban cho mọi người trong gia đình, sau là một dịp để cho con cháu có cơ hội bày tỏ nỗi lòng biết ơn đến Ông Bà, Cha Mẹ, mà các Ngài đã phải hy sinh thân mình, chịu đựng nhiều sự gian khổ vất vả, cả về thể xác lẫn tinh thần, dày công dưỡng dục các con các cháu cho đến ngày chúng trưởng thành, ra đời tự lập cuộc sống ấm no cho bản thân chúng như hiện tại.
     
    image
      
    Ngoài hai mục đích chính này ra, còn là một dịp để anh chị em trong nhà cùng bạn bè tâm sự cho nhau nghe những mẩu chuyện vui buồn, trong những tháng năm qua, chưa có dịp được gặp lại mặt nhau, vì mỗi người ở mỗi nơi xa xôi.
     
    Để cùng mọi người đón mừng ngày Lễ Tạ Ơn, mang nhiều ý nghĩa tình người biết ơn với nhau, như đã kể trên đây nên tác giả cũng xin được chia sẻ với thân bằng quyến thuộc, bạn bè thân thiết cùng những quý vị thân thương của tác giả, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, về lòng biết ơn sâu xa của tác giả đối với quý vị là những vị ân nhân, đã tận tình khuyến khích và nâng đỡ tác giả thăng tiến trong nghề nghiệp chuyên môn, qua 4  lãnh vực khác biệt nhau trong Ngành Ngoại Giao VNCH, Ngành Giáo Dục Sư Phạm Thời Chính Phủ Đệ Nhị VNCH trước năm 1975, Ngành Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ và Ngành Truyền Thông Báo Chí VN hải ngoại tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
     
    Thứ nhất xin được nói đến Ngành Ngoại Giao VNCH trước 1975. Nếu đừng có cuộc vấn nạn quốc gia vào tháng 4 năm 1975, thì tôi đã được phục vụ trong Ngành Ngoại Giao VNCH, trong khi đã nắm trong tay sự vụ lệnh của Bộ Ngoại Giao lên đường trình diện Đại Sứ Đoàn Bá Cang tại Úc Đại Lợi để nhận nhiệm sở mới. Trong thời Đệ Nhị VNCH nếu ai muốn vào ngành này, phải tốt nghiệp Trường Quốc Gia Hành Chánh VNCH mà lúc đó tôi chỉ là sinh viên luật khoa nên thân chinh ông Đại Sứ ĐBC phải về nước để gặp TT. Nguyễn Văn Thiệu, xin cho tôi được miễn trừ điều kiện tiên quyết này. Cho tới nay, tôi rất lấy làm ân hận vô cùng về một câu nói của cố ĐS. ĐBC viết trong thư gửi cho tôi, trước khi ông qua đời: “Vì tuổi già sức yếu tôi không thể đi xa đến thăm gia đình anh được. Vậy anh hãy sang đây thăm tôi hay anh định chờ tới khi nào tôi mặc áo chemise gỗ, thì anh mới tới thăm tôi được”.
     
    image
      
     
    Câu nói này của ông làm tôi nhớ mãi muôn đời, không bao giờ có thể quên được. Vì bất cứ ai quen biết tôi từ xưa tới nay, đều thấy rõ tôi không phải là hạng người vô ơn bạc nghĩa. Thế rồi tới ngày ông mặc áo chemise gỗ, vì lý do tình trạng gia đình riêng tư của tôi và cũng không có ai báo tin cho tôi biết ông đã qua đời, nên tôi đã không đến tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tuy nhiên có một điều an ủi cho tôi, là khi TS Nguyễn Tiến Hưng là người bạn thân thiết với tôi như anh em trong một nhà rất nhiều năm, từ khi chúng tôi còn ở VN. Nhân dịp TS Hưng ra mắt sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” tại Úc, tôi có yêu cầu ông đến thăm cựu ĐS. ĐBC để cho ông biết rõ tình trạng gia đình của tôi và tôi ước mong sao nếu linh hồn ông có linh thiêng, thi xin ông hãy chứng giám cho lòng đầy biết ơn đối với vị đại ân nhân của tôi.

    image
      
    Thứ nhì xin được nói tới Ngành Giáo Dục Sư Phạm Thời Chính Phủ Đệ Nhị VNCH, trước năm 1975 tại Sàigòn. Thời gian này tôi đang làm Phụ Tá Trung Tâm Trưởng, Trung Tâm Tiếp Liệu Quân Sự Hoa Kỳ MACV, gồm 18 kho hàng tại Tân Thuận Đông Nhà Bè, Sàigòn với hơn 300 nhân viên địa phương làm việc trong trung tâm này, trước khi trung tâm được di chuyển về Long Bình Biên Hòa.

    image
      
    Trong thời gian này, Frere Bề Trên Adrien Phạm Văn Hóa là Hiệu Trưởng Trường Taberd, đường Nguyễn Du Sài Gòn. Frere mở lớp Đàm Thoại Anh Ngữ tại trường Taberd và Ngài mời tôi giảng dạy lớp học này liên tục 5 năm cho đến đầu tháng 4, 1975. Ngoài việc dạy học ra, vào những ngày nghỉ cuối tuần, Frere Algilbert Nguyễn Văn Cách dạy học tại Trường LaSan Taberd đường Hiền Vương đã cùng với tôi, tình nguyện làm tài xế thay phiên nhau, lái chiếc xe van của trường Taberd, để chở các bác sĩ tình nguyện viên, các chị em hội viên trong Ủy Ban Y Tế Xã Hội COMITA của nhà trường, đến các khu xóm lao động ở ngoại ô Sài Gòn, để khám bệnh, phát thuốc và hớt tóc cho những người nghèo và trẻ em. Tất cả các dịch vụ này đều miễn phí.

    image
      
    Vào năm 1981, Frere Adrien là dân tị nạn cư ngụ tại Paris nước Pháp và Ngài sang Hoa Kỳ thăm bà con họ hàng tại đây và nhân dịp này Frere có ghé thăm tôi tại Oklahoma City. Frere cũng cho tôi biết là Ngài đang làm việc cho một trường trung học Pháp tại Paris. Để đáp lại lòng quý mến của Ngài đã đến thăm tôi tại Hoa Kỳ và cũng để một lần nữa được tỏ lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với sự nâng đỡ tận tình của Ngài, đã đưa tôi vào dạy học tại trường Taberd, trong suốt 5 năm liên tục như đã nói trên đây. Nên năm 1988 trên đường tôi đến Tòa Thánh Vatican, để lãnh nhận một ân huệ đặc biệt, cho phép tôi được diện kiến với Đức Giáo Hoàng John Paul II vì lý do tôi là người VN đầu tiên trên thế giới, được chịu chức Phó Tế Vĩnh Viễn (Permanent Deacon) vào ngày 31 tháng 3, 1979 tại Hoa Kỳ, mà nay Đức Giáo Hoàng đã được phong Thánh danh hiệu Phaolô Đệ Nhị, thì tôi có ghé Paris thăm Frere, là vị ân nhân của tôi mà tôi không bao giờ có thể quên được Ngài.
     
    image
      
    Tôi trân trọng mời Ngài đi dùng bữa cơm trưa với tôi ở một nhà hàng VN, tọa lạc tại quận 13 thành phố Paris. Theo như giờ đã hẹn trước với Ngài và khi tôi đến đón Ngài tại trường học là nơi Ngài làm việc, tôi vừa mở cửa bước vào trong trường, tôi trông thấy Ngài đang ngồi sẵn chờ tôi ở bàn viết nhỏ, kê đối diện trước mặt cửa chính ra vào nhà trường. Tôi chưa kịp lên tiếng để hỏi xem văn phòng làm việc của Ngài ở chỗ nào, thì Ngài tự lên tiếng trước cho tôi biết đây là văn phòng và bàn giấy làm việc của Ngài, làm cho tôi quá ngạc nhiên, cứ ngỡ là Ngài nói đùa.
     
    Rồi Ngài yêu cầu tôi hãy ngồi chờ đợi Ngài ở đây vài phút Ngài sẽ quay trở lại, vì Ngài còn phải đến các lớp học, góp nhặt các thư từ của các giáo sư để đem ra bưu điện gửi đi. Nói xong, Ngài đeo lên vai một cái túi vải lớn để đựng thư, bước vào các lớp học, góp nhặt các thư từ bỏ vào túi vải lớn mà Ngài đang đeo trên vai. Nhìn thấy trước mắt cảnh tượng quá thương tâm này, làm cho đôi mắt tôi nhòa lệ, không thể nào ngờ được một người trước kia ở VN, là Frere Bề Trên Dòng LaSan Taberd, là Hiệu Trưởng Trường Taberd nổi tiếng ở Sài Gòn, là giáo sư chấm thi Tú Tài Pháp mà đã có biết bao nhiêu học trò của Ngài trở thành bác sĩ, luật sư, kỹ sư v.v..
     
    image
      
    Thế mà nay Ngài chỉ là một tùy phái viên cho một trường trung học tại Paris, trong khi Ngài nói tiếng Pháp lưu loát như người Pháp, giỏi hơn Ngài nói tiếng Việt là tiếng Mẹ đẻ của Ngài. Vài phút sau Ngài quay trở lại với tôi, trên vai vác một túi vải lớn đựng đầy thư và Ngài yêu cầu tôi hãy đi theo Ngài ra ty bưu điện bỏ thư, trước khi đi ăn nhà hàng. Trong giây phút bàng hoàng xúc động này, trong thâm tâm tôi bất chợt có ý nghĩ so sánh về trình độ học thức và kinh nghiệm sống với tuổi đời của Ngài thuộc vào hàng sư phụ của tôi, thế mà ngày nay ra nông nỗi này. Nhờ được chứng kiến tận mắt cảnh ngộ thương tâm này của Frere, nên tới giây phút này, tôi mới tỉnh ngộ thấy rằng Chúa đã ban ơn cho tôi có quá nhiều hồng ân, để thật sự mới biết cảm tạ ơn Chúa từ đáy lòng tôi.
     
    image
      
     
    Giờ đây Chúa đã gọi Frere về với Ngài trên nước Thiên Đàng và tôi xin thắp nén hương lòng để cầu nguyện và để tưởng nhớ đến Ngài, là một vị ân nhân khiêm tốn khả kính nhất của tôi. Vị ân nhân thứ hai của tôi là Soeur Nguyễn Thị Chuyên, Hiệu Trưởng Trường Nữ Trung Học Thánh Mẫu của Dòng Nữ Tu Mến Thánh Giá Phát Diệm, đường Lê Văn Duyệt Chí Hòa Sài Gòn trước năm 1975. Sau ngày Soeur đi du học ở Hoa Kỳ về nước và được Mẹ Bề Trên Nhà Dòng bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng. Dù không hề có sự quen biết trước, Soeur đã thâu nhận tôi vào làm giáo sư dạy học tại trường này.

    image
      
    Theo truyền thống của Nhà Dòng từ trước cho đến nay, tất cả giáo sư dạy học trong trường học này đều phải là dân Phát Diệm, ngoại trừ tôi ra lại là dân Bắc Ninh. Vậy theo sự suy đoán của riêng tôi, nếu Soeur Chuyên không đi du học ở Hoa Kỳ về nước làm Hiệu Trưởng, mà nếu tôi không làm việc cho cơ quan viện trợ quân sự Hoa Kỳ MACV và đã được gửi đi tu nghiệp ở Hoa Kỳ về nước, thì chưa chắc gì tôi có cơ may được Soeur Chuyên thâu nhận vào dạy học tại trường Thánh Mẫu này.
     
    image
      
    Rất tiếc kể từ ngày di tản sang Hoa Kỳ và được định cư tại tiểu bang Oklahoma cho đến nay, tôi chưa có một dịp nào được gặp lại Soeur Chuyên, để được trực tiếp tỏ lòng biết ơn sâu xa của riêng tôi, đối với một vị nữ tu hiền hòa, bao dung, dễ mến, có một kiến thức văn hóa sâu sắc bén nhậy là ân nhân của tôi, mà tôi sẽ không bao giờ có thể quên được. Tuy nhiên vào năm 1988, khi tôi đến Tòa Thánh Vatican để tham dự Nghi Lễ Phong Thánh cho 118 vị tử đạo VN. Trong suốt thời gian này, tôi đã được tạm trú tại nhà Foyer Phát Diệm gần Toà Thánh, nên tôi đã gặp Soeur Giám Thị cùng với một số các Soeurs khác phục vụ trong trường Thánh Mẫu trước kia. Các Soeurs nhận ra tôi và tiếp đãi tôi hết sức chu đáo như một thượng khách. Đây đúng là một hồng ân đặc biệt lẫn bất ngờ mà Thiên Chúa đã ban cho tôi.
     
    Thứ ba xin được nói tới Ngành Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ tại tiểu bang Oklahoma. Ông Chánh Án Liên Bang Hoa Kỳ Ralph G. Thompson (US Chief District Judge) tại Oklahoma City là vị ân nhân đầu tiên của tôi trong ngành tư pháp liên bang Hoa Kỳ, đã tận tình nâng đỡ tôi thi hành nhiệm vụ Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng Hoa Kỳ (US Deputy of Court Clerk Office), đặc trách Luật Sư Đoàn Liên Bang và Nhập Tịch Hoa Kỳ thật tốt đẹp. tôi đã tiến hành thủ tục pháp lý cho hơn 16 ngàn luật sư tuyên thệ lấy bằng hành nghề luật sư cấp liên bang và cho hơn 27 ngàn ứng viên từ 50 quốc gia trên thế giới tuyên thệ nhập tịch, để trở thành công dân Hoa Kỳ, tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, Oklahoma City, Oklahoma. Vị ân nhân thứ hai là Quan Tòa Lên Bang Hoa Kỳ (US District Judge) Wayne Alley đã giúp đỡ tôi được quyền ghi danh theo học Trường Luật Khoa Oklahoma University (Law School of OU), trong tình trạng là một sinh viên luật khoa đặc biệt (Special Law Student), mà từ trước cho tới nay chưa có một trường hơp nào như thế này xảy ra tại đại học Luật Khoa OU. Vì bất cứ ai muốn được chấp thuận ghi danh vào học phân khoa này, thì phải qua một kỳ thi tuyển, đòi hỏi thí sinh phải đạt được đủ số điểm tối thiểu đã được ấn định của nhà trường, thi mới được ghi danh nhập học. 

    image
    image  
    Vị ân nhân thứ ba là một luật sư nổi tiếng Michael Joseph, là một trong những sáng lập viên kỳ cựu của một hãng luật (Law Firm), lớn nhất của tiểu bang Oklahoma.
     
    Vị luật sư này đã viết thỉnh nguyện thư gửi tới Hội Luật Sư Đoàn Tiểu Bang Oklahoma (Oklahoma Bar Association), liệt kê các thành tích những việc làm thiện nguyện xã hội của tôi, cho Cộng Đồng Người Mỹ cũng như cho Cộng Đồng Người Việt tại tiểu bang Oklahoma và đề nghị Hội Luật Sư Đoàn trao tặng giải thưởng Liberty Bell Award cho tôi và tôi đã được chấp thuận do bà Chủ Tịch Hội Luật Sư Đoàn trao tặng giải thưởng này cho tôi, trong một nghi thức rất trọng thể, với sự tham dự đông đảo của nhiều quan khách trong ngành tư pháp tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ. Theo một hội viên trong Ban Tổ Chức trao giải thưởng này cho biết, trong tất cả 50 Hội Luật Sư Đoàn của 50 tiểu bang trên toàn quốc Hoa Kỳ, cho tới nay tôi là một người VN duy nhất được trao tặng giải thưởng này. Nếu quý vị nào muốn biết thêm chi tiết và ý nghĩa của giải thưởng này, xin hãy search vào Google Online sẽ biết rõ hơn.

     
    Thứ tư xin được nói tới Ngành Truyền Thông Báo Chí tại Hoa Kỳ. Trong khi tôi đang phục vụ trong Ngành Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ tại tiểu bang Oklahoma, như tôi vừa mới trình bày ở phần trên đây, thì ngoài ra vào những ngày nghỉ cuối tuần, suốt hơn 21 năm qua tôi tình nguyện vào thăm hỏi các anh chị em tù nhân, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, màu da, trong các trại tù tiểu bang và liên bang, để rao giảng Tin Mừng, cho tù nhân rước Mình Thánh Chúa và chỉ dẫn cho họ hiểu rõ những thủ tục pháp lý (Legal Procedures) và các quyền lợi của tù nhân sẽ được hưởng.
     
    Biết được tôi đang phục vụ trong ngành tư pháp liên bang Hoa Kỳ, tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, tiểu bang Oklahoma. Người đầu tiên là ông Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ Nhiệm tờ báo nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong với bút hiệu là Hồ Anh, đã mời tôi hợp tác với ông để viết những đề tài pháp luật Hoa Kỳ thực dụng để đăng trên tờ báo của ông và được nhiều độc giả ở những tiểu bang có đông người Việt cư ngụ như California, Texas, Virginia, Washington DC v.v…hoan hỉ đón nhận.

    Sau khi họ đọc những đề tài tôi viết, nhiều độc giả đã điện thoại hoặc điện thư cho tôi, tỏ lời ủng hộ những bài tôi viết và họ nói cho tôi biết là những đề tài pháp luật của tôi viết có nội dung thực tiễn, tình cảm ướt át lâm ly, xen lẫn với những câu văn đượm chút hài hước nhưng ngụ ý có chút mỉa mai trong câu chuyện pháp lý.
     
    image
      
    Nhờ vậy, những vị Chủ Nhiệm của các tờ báo khác cũng cho phổ biến đăng những bài tôi viết trên các báo của họ, như tờ báo nguyệt san Ngày Mai của ông Vũ Bội Quang Khôi ở California, tờ Việt Nam Thời Báo của ông Nguyễn Quý Thành ở Canada, tờ Thế  Giới Ngày Nay của ông Lê Hồng Long ở Kansas, tờ Người Việt Illinois của ông Francis Khúc ở Illinois, tờ Thời Luận của ông Ngô Việt ở Colorado, tờ Tự Do của bà Mặc Bích ở Texas, tờ Người Việt Dallas của ông Thái Hóa Lộc ở Texas, tờ Nguồn Việt của ông Nguyễn Thanh Liêm ở Oklahoma, tờ điện tử Việt Báo của ông Phan Tấn Hải ở California, tờ điện tử BaoMai của ông Bảo Mai ở Texas và tờ điện tử Gia Đình Nazareth của TS Trần Mỹ Duyệt ở California.

    Phải công nhận nếu không có được sự hỗ trợ tích cực của các quý vị Chủ Nhiệm các tờ báo có tên nêu trên đây, đã phổ biến cho đăng trên báo những bài pháp luật Hoa Kỳ thực dụng của tôi viết, đến độc giả khắp nơi có đông đồng bào VN cư ngụ tại Hoa Kỳ và đến những quốc gia hải ngoại có đông người Việt cư ngụ đọc, với những lời khen ngợi những bài tôi viết, làm cho tôi lên tinh thần, bỏ rất nhiều thì giờ ngồi tra cứu những tài liệu pháp luật và tham khảo với các luật sư chuyên môn từng ngành pháp lý. Nhờ thế, tôi đã hoàn thành xong 2 cuốn Tuyển Tập Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng và đã ấn bản 3 ngàn cuốn tiếng Việt và 1 ngàn cuốn tiếng Mỹ, với mục đích duy nhất chỉ để tặng không bán.
     
    Một lần nữa, nhân dịp ngày Lễ Tạ Ơn, tôi xin chân thành có đôi lời được bày tỏ lòng biết ơn sâu xa nhất của tôi, đến với tất cả những quý vị ân nhân của tôi mà tôi đã trân trọng ghi danh tánh quý vị trong bài viết hồi tưởng này. Tôi cũng không bao giờ có thể quên câu nói của một thầy giáo dạy tôi môn Công Dân Giáo Dục tại quê nhà rằng: Lòng biết ơn của con người đối với con người, là điều quý giá nhất trên cõi đời này. Dù giàu có tiền rừng bạc bể, dù có chức tước cao trọng tột đỉnh trong xã hội, cũng không thể nào mua được điều quý giá này.
     
     
     
     
    PT. Nguyễn Mạnh San

    image
     
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - LỜI TẠ ƠN LẠ THƯỜNG

  •  
    phung phung
    Mon, Nov 21 at 5:39 AM
     
     

    https://keditim.net/?p=118876

    Lời Tạ Ơn Lạ Thường

    Bạn thân mến,

    Hôm nay, khi tôi đang lái xe và nghe đài Immaculate Heart Radio (AM 1260) về ngày lễ Tạ Ơn, thì có một nữ thính giả gọi vào với giọng nói yếu ớt mệt mỏi, nhưng rất vui vẻ và hạnh phúc. Tôi đoán chừng là bà này cũng khá lớn tuổi.

    Bà tạ ơn Chúa và cám ơn những nhân viên trong đài đã làm cho nhiều người được ơn hoán cải và trở về với Giáo Hội Công Giáo.

    Những lời nói sau cùng của bà đã làm cho nhiều người, trong đó có tôi, rất xúc động và rất đáng cho chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của những sự mà nhiều người cho là đau khổ và bất hạnh. Sau đây là lời tâm sự của bà:

    “Tôi rất cám ơn Chúa đã cho tôi một cơ hội để tỏ lòng biết ơn Ngài! Năm nay tôi 84 tuổi, đang bị bệnh ung thư và phải nằm cấm cung ở nhà. Tôi xin dâng những tật bệnh và những cơn đau này cho Chúa để cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục, cho những người mẹ đã và đang dự định phá thai, và cho các thai nhi vô tội…! 

    Tôi rất vui và hạnh phúc khi có được cơ hội để đền đáp lại hồng ân và tình yêu vô bờ bến mà Ngài đã dành cho tôi, một tạo vật nhỏ bé và bất xứng…!”

    Chúc quý bạn một ngày lễ Tạ Ơn thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình và những người thân!

    San Jose, CA

    Joseph V. Bùi

     

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - SỐNG LẠI THÁNG LINH HỒN

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - LỄ TẠ ƠN

  •  
    Mr. Money Nguyen
    Sun, Nov 20 at 5:15 PM
     
     
     

    Sự ra đời của Lễ Tạ Ơn

     

     Andrea Nutt Falce

    Khám phá nghệ thuật dành cho người tuổi trẻ và những tâm hồn trẻ trung 

    Lễ Tạ Ơn gợi lên cho bạn suy nghĩ gì? Nếu bạn nói đến gia đình, gà tây nướng, nước sốt cranberry hoặc bánh bí ngô, tất cả những điều này đều có thể sẽ khơi gợi ký ức trong hầu hết người Mỹ. Tuy nhiên, nếu được hỏi về nguồn gốc thực sự của Lễ Tạ Ơn, thì câu trả lời có thể gây ra tranh cãi với những hiểu biết có giới hạn.

    Bạn đã học được gì về Lễ Tạ Ơn tại trường học? Liệu điều đó có liên quan đến Plymouth Rock, những người hành hương, một vụ chung tay thu hoạch với sự giúp sức của người da đỏ bản địa, và các cuộc thảo luận về hòa bình hay áp bức không? Trong khi những người hành hương đã tổ chức các lễ hội tôn vinh Chúa ban tặng cho họ những vụ mùa bội thu và có những câu chuyện về các bộ lạc người da đỏ bản địa được mời đến dùng bữa được kể lại, thì cũng tồn tại rất nhiều tuyên truyền bóp méo sự thật về các sự kiện lễ lạc của người Mỹ.

    Một số người xem Lễ Tạ Ơn thành “Ngày của Gà tây”. Một số phủ nhận cả sự tồn tại của Chúa lẫn lòng biết ơn. Tuy vậy, những người trân trọng sự thật và truyền thống ít nhất phải tìm hiểu chính xác lịch sử liên quan đến ngày lễ này.

    Tuyên bố của Tổng thống Washington năm 1789

    Vào ngày 03/10/1789, George Washington, tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ mới thành lập, đã ban hành Tuyên cáo đầu tiên về Lễ Tạ Ơn. Theo lời của Ngài Washington:

    “Xét rằng tất cả các Quốc gia có trách nhiệm công nhận những an bài của Chúa toàn năng, tuân theo ý chỉ của Ngài, cảm tạ những ân lành Ngài ban cho, và khiêm cung cầu xin sự bảo vệ và ân điển của Ngài… Do đó, tôi đề xướng và ấn định thứ Năm ngày 26/11 tới đây là ngày mà người dân các tiểu bang xin phụng sự Đấng vinh quang vĩ đại, đã ban những phước lành từ xưa tới nay và mãi về sau – Để chúng ta có thể cùng nhau phụng sự Ngài với lòng biết ơn và khiêm tốn… vì quyền công dân và tự do tín ngưỡng mà chúng ta được ban cho… chúng ta có thể cùng nhau dâng lời cầu nguyện và khẩn nài lên Thiên Chúa, người trị vì các quốc gia, và cầu xin Ngài tha thứ cho những sai phạm của đất nước chúng ta và những lỗi lầm khác.”

    Một số gọi tuyên bố của Washington là lệnh hành pháp đầu tiên, một số cho là lệnh hành pháp thứ nhì. Các nhóm khác dường như có xu hướng bỏ qua sự tồn tại của tuyên bố này. Tổng thống George Washington luôn coi trọng việc gửi lời cảm ân. Ông đã viết một lá thư cho James Madison bày tỏ mong muốn thiết lập một ngày lễ quốc gia để tỏ lòng biết ơn đối với Chúa vài tháng trước khi ông trình lên Quốc hội. Ông cũng được biết đến là người đã chỉ định những ngày cầu nguyện đặc biệt sau chiến thắng trong Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ. Sau Washington, nhiều tổng thống Mỹ tiếp tục gìn giữ truyền thống Lễ Tạ Ơn, và nhiều tiểu bang đã giữ nguyên Tháng 11 hoặc tuyên bố thêm ngày tạ ơn Chúa trong suốt cả năm. Tạ ơn Chúa là một truyền thống căn bản của Hoa Kỳ. Từ lâu việc này đã được hiểu là điều cần thiết để hình thành một bản sắc dân tộc.

    Sự chữa lành 

    Vào ngày 03/10/1863, đáp lại chiến thắng quan trọng của Liên minh tại trận Gettysburg, Tổng thống Abraham Lincoln tuyên bố cả nước sẽ kỷ niệm ngày Lễ Tạ Ơn chính thức vào ngày 26/11/1863. Quốc gia đã bị tàn phá bởi cuộc nội chiến và nhà lãnh đạo đáng kính đã cầu xin Chúa để được giúp đỡ và chữa lành, bắt đầu bằng lời cảm ơn. 

    Theo lời của ngài Lincoln:

    “Năm sắp kết thúc đủ đầy phước lành với vụ mùa bội thu và trời đất an hòa. Những đặc ân này, vốn luôn có được nên đôi khi chúng ta quên đi nguồn gốc của chúng, còn có những đặc ân khác, phi thường đến mức có thể thâm nhập và làm tan chảy cả những trái tim vô cảm trước những an bài chu toàn của Chúa toàn năng.”

    “Đó là những món quà đầy tình thương của Thiên Chúa tối cao, Đấng đầy lòng thương xót dù Ngài đang thịnh nộ vì những tội lỗi của chúng ta. Đối với tôi, dường như toàn thể người dân Hoa Kỳ đã đồng lòng đồng thanh ghi nhận một cách trang trọng, tôn kính và biết ơn. Vì vậy, tôi mời gọi người dân từ mọi vùng miền của Hoa Kỳ, những người đang lênh đênh trên biển hay đang lưu trú tại hải ngoại, hãy dành riêng thứ Năm cuối cùng của tháng 11 này để cử hành Lễ Tạ Ơn và Ngợi ca Cha nhân từ của chúng ta, là đấng ngự trên thiên đàng.”

    Ngay từ những tuyên bố đầu tiên, Lễ Tạ Ơn đã được dự định là một ngày lễ của người Mỹ nhằm tôn vinh Chúa và cảm ơn Đấng toàn năng vì hòa bình, những đặc ân và vụ mùa bội thu mà Ngài đã ban cho vùng đất quý. Không ai cố gắng thay đổi Ngày Lễ Tạ Ơn do Lincoln đề xướng mãi cho đến đời Tổng thống Franklin Delano Roosevelt thế kỷ 20. Để tối đa lợi ích thương mại trước Giáng sinh, năm 1939, Franklin Delano Roosevelt quyết định dời Lễ Tạ Ơn sang Thứ Năm của tuần thứ hai thay vì Thứ Năm cuối cùng của tháng 11. Việc ưu tiên các chính sách về kinh tế hơn là một ngày để đơn thuần bày tỏ lòng biết ơn đã không hoàn toàn được các tiểu bang đồng ý; 32 tiểu bang đưa ra tuyên bố chấp nhận sự thay đổi của Tổng thống và 16 tiểu bang đã từ chối.

    Trong hai năm 1939 và 1940, đất nước Hoa Kỳ tổ chức Lễ Tạ Ơn vào các tuần riêng biệt. Cho tới ngày 06/10/1941, Quốc Hội đề nghị đặt Ngày Lễ Tạ Ơn thành một ngày lễ cố định, là ngày thứ Năm cuối cùng của tháng 11. Vì các lợi ích được thỏa hiệp, Thượng viện đã sửa đổi nghị quyết sang Thứ Năm thứ tư của tháng (sau khi đã suy xét đến những mối quan tâm của giới tư bản liên quan đến các tháng 11 có 5 ngày thứ Năm.) Tổng thống Roosevelt đã ký nghị quyết vào ngày 26/12/1941 và ngày Lễ Tạ Ơn trở thành một ngày lễ chính thức của liên bang. 

    Chính phủ Hoa Kỳ được thành lập để tôn trọng và bảo vệ ý chí, tự do và đức tin của người dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, như các Tổ phụ lập quốc đã dạy, điều đó không bao giờ được coi nhẹ.

    Năm 1854, một bức tranh sơn dầu có tựa đề “Washington triệu tập quân đội tại Monmouth” được một người Mỹ nhập cư gốc Đức tên là Emanuel Leutze sáng tác. Leutze ngưỡng mộ lý tưởng của người Mỹ đến nỗi ngay cả khi trở lại Âu Châu để học hội họa, ông đã chọn nghệ thuật để gây ảnh hưởng đến những người cải cách ở Âu Châu, ông đã đề cập đến đức hạnh và chủ nghĩa anh hùng của Cách mạng Mỹ. Khung cảnh mô tả Tướng quân Washington trên lưng ngựa, vung thanh kiếm đầy quả cảm trên chiến trường, dẫn dắt những người lính Mỹ đến chiến thắng.

    Một nông dân Washington giản dị

    Sau thời gian tận hiến cả cuộc đời để chiến đấu cho tự do như một người lính, rồi phục vụ hai nhiệm kỳ tổng thống, thay vì nắm giữ quyền lực chính trị vĩnh viễn, Washington đã từ bỏ vị trí của mình, ông quay về làm việc trên mảnh đất mà ông hằng yêu quý. 

    Washington là một nhà lãnh đạo quyết đoán của các quốc gia và cũng là một nông dân giản dị, đầy lòng biết ơn. Khi trở về Mount Vernon sau Cách mạng, Washington đã viết cho một người quen như sau: “Hầu tước thân mến của tôi, từ lâu rồi tôi đã trở thành một công dân bình thường bên bờ sông Potomac, dưới bóng cây nho và cây vả của riêng tôi.”

    George Washington đã đề cập đến cây nho và cây vả trong suốt các tác phẩm cá nhân về cuộc sống nông trại, ám chỉ tinh tế đến đoạn Kinh Thánh, “Judah và Israel an cư lạc nghiệp, ai nấy đều sống an lành dưới bóng cây nho và cây vả của mình.” (1 Kings 4:25)

    Bức tranh “Để trở thành một người nông dân” 

    Còn một bức tranh thứ hai mà bạn có thể thấy thú vị trong kỳ nghỉ này. Đó là một tác phẩm màu nước nhỏ xinh của một họa sĩ người Mỹ khác tên là Winslow Homer. Tác phẩm có tựa đề “Để Trở Thành một Chàng trai Nông Dân” được vẽ vào năm 1887. Trong tranh là hình ảnh chàng trai trẻ đứng giữa vụ mùa bí ngô và rau xanh tươi tốt. Theo Viện Nghệ Thuật Chicago, thông qua phương pháp chụp X-quang và các cách kiểm tra khác, bầu trời rực sáng ban đầu được tô bằng màu vàng chrome và màu hồng phấn, cả hai đều là sắc tố không bền (có nghĩa là chúng sẽ mờ dần theo thời gian nhưng tạo ra cảm giác mạnh về ánh sáng mặt trời vào cuối ngày).

     
    Bức tranh “Để trở thành một chàng trai nông dân” 1887,  Winslow Homer. Màu nước trên giấy canson; 36 x 51 cm. Viện Nghệ Thuật Chicago. (CC0)

    Ý nghĩa của tác phẩm vẫn rất rõ ràng. Mặc dù khuôn mặt che khuất trong bóng râm, ta có thể thấy một chàng trai chăm chỉ đang chiêm ngưỡng khung cảnh hoàng hôn. Tên của tác phẩm dựa trên một bài hát tiếng Anh cổ xưa nói về một chàng trai trân trọng cơ hội được làm việc dù tuổi đời hãy còn non trẻ. Trong bức tranh rực rỡ này, tác giả Homer khắc họa một vụ mùa bội thu và sức mạnh nội tâm của tuổi thanh xuân Hoa Kỳ. Trở thành một chàng trai hay cô gái nông dân ở xứ sở cờ hoa này có nghĩa là bạn đang được thừa hưởng di sản đức tin, tự do và những thành tựu ý nghĩa từ những bậc tiền bối đáng kính.

    Chúng ta là một quốc gia nơi một nông dân có thể trở thành tổng thống, và có những vị tổng thống vĩ đại nhất đã tận tâm làm việc cho một vụ mùa bội thu. Nỗ lực khiêm tốn và anh dũng của những người Mỹ dưới sự bảo trợ của Chúa thực sự truyền cảm hứng cho lòng biết ơn.

    Cầu mong điều đó cũng truyền cảm hứng cho chúng ta, dù già hay trẻ, tiếp tục làm việc để giữ gìn truyền thống thiêng liêng về lòng biết ơn trong dịp Lễ Tạ Ơn 

     
    Andrea Nutt Falce là một người vợ hạnh phúc, là bà mẹ có bốn con. Cô cũng là một nghệ sĩ hiện thực cổ điển được đào tạo tại Florentine và là tác giả của cuốn sách dành cho trẻ em, “It’s a Jungle Out There”. Tác phẩm của cô ấy có thể xem tại AndreaNutt.com
     

    Phương Du &amp; Trường An biên dịch

     

    --

     

    --