21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CÁC BÀI ĐỘ GIẢ GỞI TỚI - OSV CATHOLIC

  •  
    OSV Catholic
     

    If you are having trouble reading this email, read the online version.

    FINDING PEACE IN A DAILY PRACTICE

     

    In the last few years, it seems as though our list of reasons to be anxious has grown by leaps and bounds, to say nothing of our day-to-day worries. We would do right to contemplate on our trust in God and how to cultivate peace this Advent.

     

    As Catholics, we believe that God transforms our fear into courage when we trust in him. But how can we gain this sense of peace and calm in our interior lives?

    JOIN US IN PRAYER WITH OSV PRAYS

     

    “The Rosary is the best therapy for these distraught, unhappy, fearful, and frustrated souls, precisely because it involves the simultaneous use of three powers: the physical, the vocal, and the spiritual…” - Archbishop Fulton J. Sheen

     

    Join OSV Podcasts partner Monét Souza as we pray the Rosary together. Check back for more Catholic prayer content you or your family throughout the year.

    BOOKS TO HELP YOU FIND PEACE IN CHRIST

    Grace in Tension affirms that although God doesn’t create our tension, he does show up in the midst of it to lead us through. Centered on Jesus’ interactions with Martha and Mary in the gospels, we can follow the sisters’ transformative journeys through their own struggles. Reflecting on what transpires between Scripture verses, we see their initial tension become the catalyst that drives both Mary and Martha to the feet of Jesus — the perfect place to discover peace.

    We live today in an unstable and dangerous world. Countless people are plagued by war and fear and are oppressed by hatred and intimidation. The world is hungry for peace. Pope Francis has made great efforts to stop violence and hatred and continually calls the world to peace. A Better World is another invitation from the Holy Father to love one another and to work diligently for peace.

    Pregnancy is a blessing, an incredible gift from God - and one of the most challenging experiences a woman will ever have. Peace in Pregnancy: Devotions for the Expectant Mother is a place of rest to embrace the peace God offers. It serves both new and seasoned mothers, as the effort to embrace a state of peace renews itself with each change in life.

    Facebook Instagram
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - CHUẨN BỊ LỄ GIÁNG SINH

  •  
    Chi Tran  - LEYEN
     
     
     
     
     


     
    BA TỪ KHÓA CHUẨN BỊ CHO LỄ GIÁNG SINH TRONG MÙA VỌNG
    Chúng ta bước vào Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi chúng ta lên đường để chuẩn bị cho Hài Nhi Giêsu giáng thế. Nhưng chúng ta chuẩn bị như thế nào và nhất là chuẩn bị tâm hồn mình ra sao?
    Mặc dù Mùa Vọng được đánh dấu bằng một tinh thần sám hối và khổ hạnh, nhưng trên hết đó là thời gian hân hoan đợi chờ. Còn bạn, bạn mong đợi điều gì?
    Chúng ta chuẩn bị tâm hồn để chào đón Thiên Chúa làm người.
    Trong suốt Mùa Vọng, chúng ta chờ đợi và chuẩn bị cho Hài Nhi Giêsu đến trong ngày lễ Giáng sinh. Đây là điều hiển nhiên, nhưng có lẽ bạn đã từng nghe con cái của mình – thường là các em nhỏ và thiếu niên - phản đối rằng sự mong đợi này chẳng có ý nghĩa gì: “Chuẩn bị cho lễ Giáng sinh có ý nghĩa gì không? Chúa Giêsu đã giáng sinh cách đây lâu lắm rồi, và Ngài sẽ không trở lại vào ngày 25-12. Giáng sinh cũng sẽ giống như mọi năm: cuối cùng cũng chẳng có gì xảy ra cả! Rồi sau đó cuộc sống cũng sẽ giống như trước đây: luôn có những khó khăn phải đối mặt, đau khổ, chiến tranh”. Rốt cuộc nhiều bạn trưởng thành cùng chung một suy nghĩ : “Giáng sinh là của trẻ em. Chúng tôi không mơ gì thêm: chúng tôi biết rằng Giáng sinh chẳng thay đổi được điều gì”. Đối với họ giáng sinh là một kiểu tưởng tượng làm cho những đứa trẻ ước mơ, hoặc đơn giản chỉ là một kỷ niệm: chúng ta hành động “như thể” điều này ít liên quan đến cuộc sống thực tế hôm nay, với cuộc sống thường ngày của chúng ta. Và Mùa vọng được tóm gọn trong việc chuẩn bị vật chất cho ngày lễ.
    Đúng là việc nhập thể của Con Thiên Chúa đã làm cho Người đi vào lịch sử: được sinh ra tại Bêlem, một lần và mãi mãi và không “tái sinh” mỗi năm vào dịp lễ Giáng sinh. Nhưng việc Chúa Giêsu sinh ra là một biến cố không chỉ liên quan đến những người đương thời của Người. Chúa Giêsu không chỉ sinh ra cho Đức Maria, Thánh Giuse, các mục đồng và các đạo sĩ. Người đã được sinh ra cho tôi và cho mỗi người trong chúng ta. Ngay cả khi tôi không thể đến chuồng bò của Bêlem như các mục đồng, là những người được mời đến để chiêm ngắm và thờ lạy một con người giống như họ. Tôi không hành động “như thể”. Chính hôm nay, trong cuộc đời tôi, tôi có thể đón nhận mầu nhiệm nhập thể và sống với mầu nhiệm đó. Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem vì yêu thương tôi, đang sống thực sự và hiện tại. Chuồng bò, máng cỏ và tiếng khóc của trẻ sơ sinh thuộc về quá khứ, nhưng Chúa Giêsu đã làm người vì yêu tôi cho đến tận hôm nay. Và đây chính là ý nghĩa của lễ Giáng sinh. Nói cách khác, trong Mùa Vọng chúng ta chuẩn bị cho mình một cái nôi để đón tiếp trẻ sơ sinh, đặc biệt là chúng ta chuẩn bị tâm hồn mình để đón nhận Thiên Chúa làm người. “Nhưng chúng ta đã thực hiện việc đó từ năm ngoái rồi mà! Không có ý nghĩa gì khi thực hiện lại từ đầu!”. Năm ngoái ư! Tất nhiên, và không chỉ là năm ngoái bởi vì chúng ta được mời gọi đón nhận Chúa Giêsu mỗi ngày cơ mà. Chúng ta không phải chỉ đón nhận Người một lần vĩnh viễn, không bao giờ đủ; việc đó chưa bao giờ kết thúc. Vậy chúng ta chuẩn bị tâm hồn để đón nhận mầu nhiệm giáng sinh như thế nào?
    Ba từ khóa làm nên nhịp điệu cho Mùa Vọng: cầu nguyện, khó nghèo và kiên nhẫn phải trở thành những chỉ dẫn đưa chúng ta hướng đến lễ Giáng sinh.
    Cầu nguyện: với tư cách gia đình hay cá nhân, chúng ta phải dành thời gian nhiều hơn cho việc cầu nguyện, trong bốn tuần tách biệt với giáng sinh này. Đây là điều mọi người có thể làm: tùy thuộc vào cách tổ chức của mỗi người như thế nào. Chúng ta xin Đức Mẹ giúp đỡ chúng ta. Mẹ là người đã sống “Mùa Vọng” suốt 9 tháng, từ Truyền Tin cho đến Chúa Giáng sinh: chúng ta đừng ngại lần chuỗi mân côi, cầu nguyện cho những người nhỏ hèn, nghèo khổ. Chúng ta suy niệm dựa trên các đoạn Lời Chúa mà Giáo hội cho chúng ta nghe trong suốt Mùa Vọng. Ví dụ như, xem lại trong giờ kinh gia đình, các Thánh vịnh nói về việc mong đợi và hy vọng của dân Thiên Chúa.
    Khó nghèo: chỉ cần nhìn vào hang đá và sự đơn sơ của các mục đồng, những người đầu tiên được mời gọi đến gặp Đấng Messia, đủ hiểu rằng cần một tâm hồn nghèo khó để lên đường bước vào trong mầu nhiệm giáng sinh. Điều này được cho là để giải thoát mình khỏi sự giàu có: tất cả chúng ta đều có điều đó, lúc 4 tuổi cũng như ở tuổi 50, những thứ đó không nhất thiết phải là vàng, nhưng là một chướng ngại giữa Thiên Chúa với chúng ta. Mùa Vọng là thời gian để tự giải thoát và tránh xa những của cải vật chất này.
    Kiên nhẫn: trong Mùa Vọng, chúng ta được mời gọi suy niệm về sự chờ đợi lâu dài của dân được chọn, những người đã mong mỏi Đấng Mêsia xuất hiện qua hàng niên kỷ. Cựu ước nhắc lại cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa biết cách “làm chủ thời gian của mình” và nhất là Ngài kiên nhẫn và nhân từ vô cùng: dân của Ngài (cũng là mỗi người chúng ta) có thể đưa ra hàng vạn lý do để từ chối chương trình yêu thương của Ngài, nhưng Chúa của chúng ta thì không bao giờ nói: “nào được ích gì? Chúng là căn nguyên bị đánh mất !”. Sự kiên nhẫn cần được học mỗi ngày, khi tôi chấp nhận chào đón các trở ngại, sự chậm trễ và thất bại với lòng thanh thản và vui tươi; khi tôi chấp nhận bước đi với tốc độ của một đứa trẻ; khi tôi phó thác trong tay Chúa mọi buồn phiền, sợ hãi trước tương lai để hoàn toàn sống cho giây phút hiện tại. Vì vậy, tất cả chúng ta hãy dành thời gian để chuẩn bị tâm hồn mình cho lễ Giáng sinh.
    Tác giả: Christine Ponsard
    Chuyển ngữ: Giuse Võ Tá Hoàng
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     
    1616
     
    2 lượt chia sẻ
     
    Chia sẻ
     
    VÀO NGÀY NÀY
     
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - NHÀ ĐỨC ME DỒNG TRINH

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     
     


    Ngôi nhà Đức Mẹ Đồng Trinh Maria
     
    Người ta tin rằng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đã sống những ngày cuối đời tại một ngôi nhà nhỏ gần thành phố cổ Ephesus, phía Tây Nam của Thổ Nhĩ Kỳ.
    Ngôi nhà này sau đó trở nên rất linh thiêng, thậm chí là có quyền năng giúp người ta hoàn thành ước nguyện.
    Câu chuyện bắt đầu từ những truyền thuyết về việc Đức Mẹ Đồng Trinh Maria cùng với gia đình đã chuyển đến sinh sống tại khu vực ngoại vi của một thành phố lớn trong những năm cuối đời.
    Dựa vào những đặc điểm được mô tả của thành phố trong truyền thuyết, người ta đoán rằng đó chính là thành cổ Ephesus, dù không có bất cứ tài liệu nào ghi chép về điều này.
    Những lời đồn đoán càng rộ lên vào đầu thế kỷ 19 với sự kiện một nữ tu sỹ tên là Anna Katherina Emmerich (1774-1820) sống lại sau cơn thập tử nhất sinh và kể về những điều huyền bí.
    Năm 1811, nữ tu sỹ Emmerich, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho Thiên Chúa, ốm liệt giường trong một tu viện nhỏ ở Đức. Giữa cơn mê sảng, bà bắt đầu nghe thấy những tiếng nói, những hình ảnh vừa xa xăm lại vừa sống động. Những câu chuyện kể rất chi tiết về cuộc đời của Chúa Jesus, Đức Mẹ Đồng Trinh Maria và chuyến di cư của Người từ hàng ngàn năm trước.
    Người ta kể lại rằng lúc đó nữ tu sỹ đã cực kỳ ốm yếu. Bà nằm trên giường cầu nguyện với hai cánh tay giang rộng. Rồi đột nhiên bà lên cơn sốt và co giật, sắc mặt đỏ gay.
    Ngay sau đó, một luồng ánh sáng từ trên cao chiếu xuống cơ thể bà. Khi nó rọi đến hai bàn tay của người tu sỹ, bàn tay bà chợt dính đầy máu như thể vừa bị đóng bằng đinh câu rút.
    Những người chứng kiến đã cực kỳ kinh ngạc và sợ hãi. Cứ y như là Emmerich vừa nếm trải nỗi đau bị hành xác của chúa Jesus. Các bác sỹ cũng không thể giải thích được bằng y học.
    Người nữ tu sỹ sau đó đã hồi tỉnh lại, tuy vẫn nằm liệt giường nhưng tinh thần lại sáng suốt lạ kỳ. Bà bắt đầu kể những câu chuyện về Đức Mẹ Đồng Trinh bản thân vừa trải nghiệm. Những câu chuyện được một nhà văn có tên là Clemens Brentano ghi lại, trước khi Emmerich mất ý thức hoàn toàn chỉ sau đó vài tháng. Bà mất tại tu viện vào năm 1820.
    Emmerich đã nhìn thấy rõ ràng cảnh Đức Mẹ Đồng Trinh Maria rời khỏi Jerusalem cùng với thánh John trước khi những cuộc vây bắt tín đồ Thiên Chúa Giáo trở nên tồi tệ. Họ đã đến Ephesus.
    Người nữ tu sỹ ốm yếu cũng trông thấy ngôi nhà mà gia đình Đức Mẹ Đồng Trinh sinh sống: một ngôi nhà bằng đá do Thánh John tự tay xây dựng. Ngôi nhà khá nhỏ nằm trên đỉnh một ngọn đồi, hình chữ nhật và có hàng rào bao quanh.
    Trong ngôi nhà cũng có một căn buồng nhỏ nằm kề bên khe suối. Giữa căn buồng còn có lò sưởi. Đây chính là nơi mà Đức Mẹ nghỉ ngơi và sinh hoạt hằng ngày.
    Theo những gì mà Emmerich kể lại, sau khi sinh sống tại vùng đất mới được chừng 3 năm, Mẹ Maria ngày càng tha thiết muốn trở về quê nhà ở Jerusalem, do đó mà Thánh John và Thánh Peter đã đưa bà quay trở lại.
    Chuyến hành hương vất vả đã khiến cho Đức Mẹ trở nên ốm yếu. Bà gầy xọp đi nhanh chóng và tất cả mọi người đều cho rằng sẽ không thể nào qua khỏi. Họ bắt đầu chuẩn bị một ngôi mộ cho bà.
    Thế nhưng khi ngôi mộ được hoàn thành thì cũng chính là lúc Đức Mẹ dần dần hồi phục. Bà quyết định lại chuyển đến Ephesus. Cuộc hành trình, một lần nữa, lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Người. Đức Mẹ Đồng Trinh Maria cuối cùng đã chết tại ngôi nhà mới, lúc đó bà 64 tuổi.
    Các vị Thánh tông đồ đã tiến hành khâm liệm và làm lễ tang cho bà. Họ quàn thi thể Đức Mẹ vào một cỗ quan tài được chuẩn bị đặc biệt, sau đó đem quan tài đặt trong một hang động cách ngôi nhà chừng vài cây số.
    Emmerich thậm chí còn trông thấy cảnh Thánh Thomas khóc thảm thiết vì không thể đến kịp đám tang. Những tông đồ khác chứng kiến Thomas quá đau buồn đã phải để cho ông trực tiếp vào trong hang mộ hành lễ.
    Nữ tu sỹ kể lại: “Khi đến trước cửa hang, mọi người đều phủ phục xuống. Thomas và các tín hữu nôn nóng tiến về phía cửa. Thánh John theo sau họ. Hai vị tông đồ vạch những bụi cây chắn lối vào hang và quỳ xuống. Thánh John đến bên quan tài và mở nắp. Trong sự kinh ngạc của mọi người, tấm vải liệm vẫn y nguyên nhưng thi hài của Đức Mẹ không còn!”.
    Sau sự kiện huyền bí đó, miệng hang quàn thi hài của Đức Mẹ được bít lại vĩnh viễn, còn ngôi nhà nhỏ trở thành nhà nguyện của các tông đồ.
    Những câu chuyện của Emmerich sau đó đã được nhà văn Brentano viết lại thành cuốn sách nổi tiếng “Cuộc đời của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria” xuất bản vào giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên vào thời điểm đó vẫn chưa ai có thể xác định được ngôi nhà của Đức Mẹ còn tồn tại hay không.
    Năm 1881, một mục sư người Pháp tên là Julien Gouyet, sau khi đọc sách của Brentano đã quyết định đi đến khu vực thành phố Cổ Ephesus để tìm hiểu về những điều được kể trong câu chuyện. Ông đã gặp Tổng giám mục đương thời của địa phương là Monseigneur Timoni để trình bày ý tưởng và được vị này cho người giúp đỡ.
    Sau một thời gian dài nỗ lực tìm kiếm không biết mệt mỏi, cuối cùng Gouyet đã tìm thấy một ngôi nhà cổ mà ông tin rằng nó từng là nơi sinh sống của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Ngôi nhà nằm trên một ngọn núi nhìn ra biển Aegean và những tàn tích của thành cổ Ephesus.
    Gouyet hào hứng gửi các báo cáo liên quan lên Tòa Giám mục Paris và thậm chí là đến Rome. Tuy nhiên, trái với sự mong đợi và kỳ vọng, công trình của ông đã không nhận được sự chú ý và quan tâm nào đáng kể.
    Mãi cho đến mười năm sau, vào năm 1891, hai vị linh mục khác là Cha Poulin và Cha Jung đọc được những tài liệu liên quan đến cái chết của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria tại Ephesus. Họ quyết định thành lập một nhóm nghiên cứu dưới sự bảo trợ của nữ tu sỹ Marie de Mandat-Grancey để xem xét lại địa điểm mà Gouyet đã nêu.
    Dựa vào những ghi chép mà Gouyet để lại, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy dấu tích của ngôi nhà vào ngày 29/7/1891. Tình trạng của ngôi nhà lúc đó chỉ còn lại những bức tường bằng đá rêu phong, phần mái đã bị hủy hoại hoàn toàn. Tuy nhiên, giữa những đống đổ nát, họ tìm thấy một bức tượng Đức Mẹ vẫn đứng với một bàn tay bị vỡ.
    Không một nơi nào khác trong khu vực có cảnh quan phù hợp với những mô tả trong truyền thuyết như vậy. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu cũng được biết rằng phế tích vừa tìm thấy đã được người dân địa phương tôn kính từ thế hệ này sang thế hệ khác. Họ gọi ngôi nhà này là Panaya Kapulu, nghĩa là “ô cửa đến với Đức Mẹ Đồng Trinh”.
    Báo cáo của nhóm nghiên cứu bắt đầu được giới chức Nhà thờ chú ý. Họ tiếp tục tiến hành các nghiên cứu mang tính khoa học. Vị tổng giám mục của Izmir là Monseignor thậm chí còn tổ chức hẳn một nhóm gồm bảy linh mục và năm chuyên gia để ghi chép lại và cho ra đời cuốn sách “Lịch sử của Panaya Kaplu” vào tháng 12/1892.
    Thời gian sau đó, nữ tu sỹ Marie de Mandat-Grancey, người bảo trợ cho nhóm nghiên cứu và cũng rất tin tưởng vào câu chuyện, đã bỏ rất nhiều công sức để có được quyền quản lý khu di tích. Bà cũng nỗ lực hết mình để có thể trùng tu và phục dựng lại những ngôi nhà và các công trình khác.
    Quần thể di tích được phục dựng hoàn tất vào năm 1894. Mẹ Marie được ghi nhận là người sáng lập, bà quản lý khu di tích này cho đến khi mất vào năm 1915.
    Ngày nay, Nhà của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria trở thành một địa điểm hành hương linh thiêng đối với giáo đồ Đạo Thiên Chúa. Ngôi nhà được phục dựng dựa trên những bức tường bằng đá cổ, trở thành một nhà nguyện linh thiêng.
    Chính giữa, ngay lối vào nhà nguyện là căn phòng lớn nhất với ban thờ và tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Phía bên phải là một căn phòng nhỏ được cho là nơi mà Đức Mẹ đã từng nằm nghỉ. Dòng nước mà Người từng rửa ráy nay được sử dụng cho một đài phu nước bên ngoài.
    Đáng chú ý hơn cả chính là “Bức tường ước” nằm ngay bên ngoài nhà nguyện. Khách hành hương có thể ghi những điều mong muốn vào giấy hay là một mảnh vải sạch rồi treo lên bức tường. Người ta tin rằng quyền năng của Đức Mẹ có thể giúp họ hoàn thành điều ước.
    Ngoài ra họ cũng rất tin tưởng rằng việc uống nước lấy từ những suối khe trong khu vực, nơi mà Đức Mẹ Đồng Trinh sử dụng từ hàng ngàn năm trước, có tác dụng điều trị bệnh thần kỳ, hay chí ít cũng mang lại sức khỏe cho bản thân.
    Giáo Hội Công giáo Roma chưa bao giờ tuyên bố về tính xác thực của khu di tích do chưa có chứng cứ khoa học nào đáng kể. Tuy nhiên có thể thấy họ cũng coi trọng Nhà của Đức Mẹ Đồng Trinh không kém gì các tín đồ mà bằng chứng là rất nhiều những cuộc hành hương thăm viếng của các vị Giáo Hoàng.
    Chuyến thăm đầu tiên là của Giáo Hoàng Leo XIII vào năm 1896, chỉ 2 năm sau khi nơi này được trùng tu. Tiếp đó là lần lượt các cuộc hành hương ban phước của Giáo Hoàng Pius XII (1951), Giáo Hoàng Paul VI (1967), Giáo Hoàng John Paul II (1979) hay gần đây nhất là Giáo Hoàng Benedict XVI vào ngày 29/11/2006.
    Câu chuyện về Ngôi nhà của Đức Mẹ Đồng Trinh hiện vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi, và có lẽ cũng chẳng ai giám chắc rằng là đúng hay sai.
    Tuy nhiên, giữa một thế giới hiện đại ngày càng rối ren phức tạp, sự hiện diện của nơi đây vẫn có thể giúp cho con người ta nhớ về những điều thánh thiện và trong sáng nhất. Điều đó thiết nghĩ còn có giá trị hơn rất nhiều so với những sự đúng - sai!
    Nguon Suu Tam Internet
     
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HỌC PHẠM - THÁNG 12 VỀ

  •  
    Hoc Pham
    Wed, Dec 7 at 2:31 PM
     
     

    Monday, December 5, 2022

    Tháng Mười Hai Về - Hàn Thiên Lương

     

     


     

    Tháng mười hai về, năm tàn tháng hết

    Nhưng quê nhà còn mãi mãi xa xôi

    Mồ mẹ cha quạnh hiu  nay biền biệt

    Nắng mưa sương cô lẻ dưới chân đồi!

     

    Tháng mười hai nào tưng bừng đón lễ

    Chuông giáo đường lan tỏa chốn xa xăm

    Ta bước đi cõi lòng vui mở hội

    Tình yêu thương ươm mộng nở âm thầm!

     

    Vào giáo đường chúng mình quỳ cạnh Chúa

    Em nguyện cầu xin Chúa được bình yên

    Cho giặc dữ không tràn vào thôn xóm

    Gây tang thương giết hại kẻ ngoan hiền!

     

    Lúc tan lễ  ta bước đi trời gió lạnh

    Nép vào Anh em hát Thánh Ca buồn!

    Bao nhiêu đó giờ đây sầu biết mấy

    Vì cuộc đời  tràn ngập nỗi tang thương!

     

    Nhớ quê cũ biết ai còn ai mất

    Tháng mười hai về đau cảnh phù sinh

    Dẫu thanh bình con người sầu dâu bể

    Kẻ cường quyền  gây nỗi khổ  điêu linh!

     

    Tháng mười hai  nơi nầy đầy sương tuyết

    Nhớ về xa thương nhớ biết bao nhiêu

    Sầu tha  phương cõi lòng buồn luyến tiếc

    Mùa Giáng Sinh rộn rịp những buổi chiều!

     

    3-12-2022

    Hàn Thiên Lương

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL MISSION

  •  
    Kris East
    Tue, Dec 6 at 6:02 AM
     
     
    Maryknoll Mission Education

    Hi Deacon Dinh,

     

    At the midway point of our Advent journey we begin to wonder if there will be a sign of the coming birth of the Christ Child. When we come up short of visible and tangible signs we can tend toward doubt amid all of what we hear from the experts and pundits about the “signs of the times”. Then the Gospel points us in another unexpected direction toward the healing of the blind and the curing of the lame. These are examples of a reversal of the way things usually work and turn out and not the usual signs we seek and pursue.  However, being aware of God’s love visible at the margins of our world jolts us out of our slumber. Looking around at people who overcome all kinds of adversity and setbacks help us to discover new opportunities for service to make God’s love visible in our world.

     

    We invite you to walk the Advent journey to the light of Christ within and all about us! To help, we have Advent Reflection Guides based on the Sunday Gospels that can be used in a group or on your own. We also have Guides especially for families and children. Explore our website to see all our Advent Resources.

     

    We are with you in our prayers this Advent,

    Fr. Steve and the Maryknoll Mission Formation Projects Team

    Third Sunday
    Prayer
     

    Lord, help us to read and heed the signs of the coming presence of the Christ Child Jesus as we faithfully discern the pathways you have set for us to follow and to make his love more visible for all people.   

     

    Maryknoll Vocations | Follow us on Facebook   |  Visit us at www.maryknoll.us