21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - SỐNG PHỤC SINH VỚI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


    ĐỂ SỐNG MỐI TƯƠNG QUAN 

    VỚI THIÊN CHÚA TRONG LỄ PHỤC SINH

     

    Chúng ta phải học để nhận biết Thiên Chúa như một cá vị, Đấng đã sống và chết vì tội lỗi của chúng ta. 

     

    Lễ Phục sinh là một thời gian của niềm vui. Thánh lễ Canh thức được mở đầu bằng bài ca Exultet, mời gọi toàn vũ trụ hãy mừng vui lên, vì Chúa Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết. Nhưng đã có một thời gian lời tuyên bố mừng chiến thắng phổ biến này không được coi là điều hiển nhiên, khi Đức Kitô dường như đã chết và bị đánh bại. Ngay cả bây giờ, để đến được Chúa nhật Phục sinh, trước hết chúng ta phải trải qua Thứ Sáu Tuần Thánh.

     

    Khi các tông đồ chứng kiến Đức Giêsu bị đóng đinh, thì niềm hy vọng nơi các ông bị tan biến và thay vào đó, là sự tuyệt vọng. Vị Thày mà các ông chọn để cả đời đi theo và gắn bó, giờ đây, bị treo lên như một tội phạm, cùng với hai tên cướp. Con một Thiên Chúa đã bị kết án là kẻ xúc phạm truyền thống. Trên đường đến nơi thi hành bản án, Người đã bị khạc nhổ vào mặt, bị đánh đập, và bị bắt vác thập giá mà chính mình sẽ bị treo trên đó.

     

    Cảnh tượng kinh hoàng đó hoàn toàn không hấp dẫn chút nào cả. Tuy nhiên, cảnh tượng này lại dạy cho chúng ta bài học về một sự thật không chỉ về Thiên Chúa - rằng Ngài có thể chiến thắng sự chết - mà còn về chính chúng ta và thân phận của chúng ta như là phàm nhân. Nói cách khác, cảnh tượng này dạy chúng ta cả về ý nghĩa của đau khổ - rằng không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được mục tiêu đã dự định nếu không trải qua khó khăn, đau đớn - lẫn về mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa- rằng tương quan này không phải lúc nào cũng đơn giản.

     

    "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” Con một Thiên Chúa đã kêu lên như thế khi bị treo trên thập giá. Câu trả lời thông thường về lý do tại sao Đức Giêsu lại thốt ra những lời này, đó là vì Người đang cầu nguyện bằng Thánh vịnh. Điều này tất nhiên là đúng. Nhưng, chắc chắn, ý nghĩa của lời kêu thảm thiết này sâu xa hơn rất nhiều: Chúa Kitô đã chạm vào một cảm giác, mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã từng trải nghiệm, đó là cảm giác Thiên Chúa xa cách và không thể tiếp cận! Sự thật mà Chúa Kitô truyền đạt cho chúng ta là Sự thật mà chúng ta chỉ có thể lãnh hội nếu chúng ta nhận ra rằng Chúa Kitô đồng cảm với chúng ta.

     

    Chúng ta thường nhận biết Thiên Chúa bằng tâm trí, chúng ta cảm nghiệm được uy quyền của Ngài khi chúng ta nhìn thấy những vẻ đẹp, những điều tốt lành hoặc chứng kiến ​​một hành động tử tế. Dù thế, trong những khoảnh khắc đớn đau nhất, chúng ta vẫn có thể cảm nhận Thiên Chúa là Đấng xa cách. Cảm thức này cũng được nhiều vị thánh, chẳng hạn như Thánh Têrêsa Lisieux, Thánh Têrêxa Calcutta chứng thực là đúng.

     

    Nhưng, cảm thức về sự xa cách của Thiên Chúa là sự thật về chúng ta, chứ không phải sự thật về Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn hiện diện và luôn là nguồn cội của sự hiện hữu. Có một nền thần học cổ xưa được gọi là thần học huyền bí. Đây là một trường phái thần học cho rằng chúng ta biết về Thiên Chúa nhiều hơn bởi những gì Ngài không là hơn là bởi những gì Ngài là. Nói cách khác, Ngài giống như đá tảng, nhưng thực ra, Ngài không phải là đá. Ngài là Đấng khôn ngoan, nhưng không phải theo nghĩa Ngài là một con người khôn ngoan. Chúng ta cần những thuật ngữ thực chứng, chẳng hạn như yêu thương, tốt đẹp và khôn ngoan, để có thể xây dựng hình ảnh Thiên Chúa trên đó, nhưng ngay những khái niệm này chẳng bao giờ đủ để giải thích Thiên Chúa là Đấng nào. Do đó, theo trường phái tư tưởng này, Thiên Chúa không phải là một “vật thể” trong số vô vàn vật thể khác, nhưng Ngài tuyệt đối vượt lên trên mọi vật thể, mọi hữu thể, và như vậy, Ngài là nguồn gốc của mọi hữu thể. Với nhãn quan này, chẳng có gì ngạc nhiên khi Thiên Chúa có vẻ xa cách!

     

    Người Hy Lạp cổ đại cũng có những suy nghĩ tương tự về khả năng nhận thức về thần linh, nhưng họ chưa bao giờ có thể vượt lên trên cách lý luận của họ, bởi vì họ thiếu mối tương quan liên vị với một vị Thiên Chúa nhập thể.

     

    Thật thế, do sự nhập thể của Con Thiên Chúa, chúng ta đã có thể nhận biết Thiên Chúa một cách cá vị.

     

    Vẫn biết rằng, Thiên Chúa có vẻ như vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta. Ngài có vẻ giống như một người cha xa cách quay lưng lại với con người. Cảm thức về Thiên Chúa như vậy, nhiều khi rất đúng, ít nhất là ở một số thời điểm nào đó trong cuộc đời của chúng ta. Dù vậy, cảm thức này không được phép dẫn chúng ta đến sự tuyệt vọng. Đúng hơn, nó phải là một lời mời gọi để tìm kiếm Thiên Chúa cách tha thiết hơn.

     

    Chúng ta phải học để nhận biết Thiên Chúa như một cá vị, Đấng đã sống và chết vì tội lỗi của chúng ta. Nhờ đó, chúng ta mới có thể nhận biết Thiên Chúa như Ngài muốn được nhận biết: Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, Đấng ở giữa chúng ta, đã chết, và đã sống lại trong vinh quang để cứu độ chúng ta.

     

    Vậy thì phải chăng, lễ Phục sinh dạy chúng ta rằng: mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa không phải lúc nào cũng đơn giản?!

     

    Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
    Dòng Đa Minh Thánh Tâm
    Chuyển ngữ từ: 
    catholicherald.co.uk (17. 04. 2022)

     

    Karl Gustel Wärnberg

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TS DUYỆT - CÁI CHẾT CỦA CHÚA

  •  
    DM Tran

    CUỘC THƯƠNG KHÓ VÀ CÁI CHẾT CỦA NGÀI TRỞ NÊN CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

     

     Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

     

    Chúa Giêsu đã bước vào cuộc khổ nạn và đã bị đóng đanh trên Thánh Giá. Là những Kitô hữu, chúng ta đã đón nhận hồng ân cứu độ của Người như thế nào? Những việc Người đã làm, những đau khổ Người đã chịu có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm linh của chúng ta? Làm cách nào chúng ta có thể đem nó vào cuộc sống? Sau đây là những suy tư mang ý nghĩa thần học của Lm. Timothy V. Vaverek.

     

    ***

     

    Tường thuật của Thánh Gioan về cuộc Thương Khó bắt đầu bằng cách đưa chúng ta về với tâm trí và trái tim của Chúa Giêsu: “Người biết rằng giờ mình đã đến để rời thế gian về với Chúa Cha. Người đã yêu những kẻ thuộc về Người còn ở lại thế gian này và Người đã yêu họ cho đến cùng.”

     

    Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống thế để hoàn tất chương trình đời đời của Ba Ngôi Thiên Chúa là đính ước với nhân loại mặc dù những tội lỗi phản bội của con người. (Is. 62:5). Để bắt đầu công việc hòa giải này, Người đã kết hợp bản tính con người chúng ta với Bản Tính Thiên Chúa của Người qua mầu nhiệm Nhập Thể.

     

    Cuộc “hiệp thông thần linh” (hypostatic) này có nghĩa là Chúa Kitô, trong thân xác và linh hồn, tham dự vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa như sự diễn tả hoàn hảo của Con Người của Lời. Vì thế mà Chúa Giêsu có khả năng biết và yêu tất cả “những gì thuộc về Người trong thế giới”, ôm ấp không chỉ những ai đang sống trong thời gian của Người, nhưng cả những người đã chết và chưa sinh ra. Qua mối liên hệ mới mẻ con người ấy, Người khiến chúng ta nên một với Thiên Chúa. 

     

    Chìa khóa đối với Ơn Cứu Độ là Chúa Kitô đã chọn để được nâng lên từ cây Thánh Giá hầu lôi kéo chúng ta lại với Người, như một người chồng dính kết với vợ mình (Jn 12:32; Eph 5:31-32), không chỉ để tha thứ tội lỗi của chúng ta. Người đã đính ước chúng ta với chính Người như những Hôn Thê của Người, Giáo Hội. Nhờ đó, chúng ta được chia sẻ với Người trong cuộc sống và sứ vụ cứu chuộc của Người trên mặt đất, để rồi tham dự trọn vẹn Tiệc Cưới Thiên Quốc. Trong tiệc cưới này, Người sẽ hiệp nhất một cách hoàn toàn, vĩnh viễn “chính Người” với Ba Ngôi Thiên Chúa và mỗi người chúng ta.  

     

    Một khi chúng ta nhận thức được sự hiệp nhất qua kết hợp hôn nhân mà Chúa Giêsu đã thiết lập với Giáo Hội, chúng ta có thể cảm ơn Người. Vì Người đã mang chúng ta vào với cuộc Thương Khó, cứu độ mà nó bắt đầu ở bữa Tiệc Ly, và được hoàn tất qua cái chết, sự sống lại, và phục sinh vinh quang của Người. 

     

    Trong đêm Người bị phản bội, Chúa Kitô đồng thời tiết lộ hồng ân của chính Người và một đòi hỏi chia sẻ tình yêu tự hiến của Người với Thiên Chúa và con người. Gọi các môn đệ là “bạn hữu”, Người tuyên bố, “Không ai có tình yêu lớn lao hơn kẻ thí mạng sống vì các bạn hữu mình.”

     

    Khi Người cầu nguyện trên bánh và rượu, Người mặc khải thân mình và máu của Người khi Nhập Thể để trở nên cách thức biểu lộ và nhận thức sự hiệp thông cá nhân của Người với các bạn hữu. Họ tất cả trở nên một với Người trong hiến tế hoàn hảo mà Người dâng lên Chúa Cha.

     

    Người truyền cho các môn đệ hãy ăn Thịt của Người, sẽ bị trao nộp vì họ, và uống Máu của Người sẽ bị đổ ra vì họ. Nhưng Người hy hiến chính Người cho các  môn đệ và họ.

    Bằng cách cho phép họ “làm việc này mà nhớ đến Ta,” Chúa Giêsu không chỉ ra lệnh họ cử hành Thánh Lễ như một sự hy sinh tưởng nhớ. Người còn bảo họ làm như Người đã làm, hàm ý, hãy tận hiến chính họ cho Người và hy sinh mạng sống Người. Nó cũng giống như đòi hỏi phục vụ tự hiến mà Người đã làm sau khi rửa chân cho họ: “Như Ta đã làm cho anh em, anh em cũng hãy làm như vậy.”   

     

    *

    Đặc tính hôn nhân và cử chỉ mật thiết của sự hiệp nhất Chúa Kitô đã thiết lập trong Giao Ước Mới, là một bằng chứng trong việc đón nhận Mình và Máu của Người. Còn hơn hành động kết hợp trong hôn nhân, nó khó lòng để tìm ra những ý nghĩa sống động của một biểu tượng và hiệu quả sự hiệp nhất cá nhân trong thân xác và linh hồn.  

     

    Qua việc rước Thánh Thể, Chúa Giêsu bày tỏ rằng giờ đây các môn đệ là những phần Thân Thể và Hôn thê của Người, Giáo Hội. Một cách hiển nhiên, Người biểu tỏ chính mình như Đầu và Hôn Phu. Điều này có nghĩa là tất cả trở nên các thành phần của hiến tế Người sẽ dâng trên Thánh Giá.

     

    Như Eva được trang điểm để thành người phối ngẫu của Adam, cũng vậy Giáo Hội được trang điểm như hôn thê của Adam Mới. Người, dĩ nhiên, là Đấng Cứu Thế và Đầu của chúng ta, cành nho bị cắt rời sẽ không có sự sống mới và trổ sinh hoa trái. Nhưng Người đã chọn để làm cho chúng ta trở nên những cộng tác viên của Người, những thợ khéo tay trong dự án cứu độ. 

       

    Và như thế, khi trở nên một với Chúa Giêsu, chúng ta hiệp nhất với Ba Ngôi Thiên Chúa và trở thành hiến lễ thơm tho của tình yêu. Toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta như những Kitô hữu là sống với tình yêu hy hiến này trong và với Người. Điều này làm vinh danh Thiên Chúa, biến đổi chúng ta, và đem lại sự chuyển đổi của toàn thể nhân loại. 

     

    Dĩ nhiên, trong bữa Tiệc Ly, các Tông Đồ không hoàn toàn hiểu những lời và những hành động của Chúa Giêsu. Các ông tất cả đã chạy trốn khi Người bị bắt, ngoại trừ Gioan ở gần Người cho đến cùng. Sự yếu đuối tội lỗi của họ là một bi kịch, nhưng Chúa Giêsu đã không bao giờ bỏ họ - hoặc chúng ta. 

     

    Chúa Kitô biết và yêu những gì thuộc về Người – bao gồm chúng ta – “cho đến chết.” Người lôi kéo mọi người đến với Người trên Thánh Giá, để nhờ đó mà chúng ta được dâng cùng với Người lên Chúa Cha.

     

    Chúng ta quên trái tim của bữa Tiệc Ly - và toàn thể mầu nhiện cứu độ - nếu chúng ta ngừng lại dưới chân Thánh Giá hoặc chỉ nghĩ đến những giới hạn của tha thứ tội lỗi. Chúa Giêsu trao ban chính Người cho các môn đệ, nhờ đó chúng ta có thể nối kết với Người trên Thánh Giá và chia sẻ hy lễ tình yêu của Người với Thiên Chúa và tha nhân. Đó là lý do tại sao Giới Luật Mới của Người là yêu như Người yêu.  

     

    Chúng ta không chỉ là những khách bàng quan hoặc những kẻ thọ ơn từ công trình cứu độ củ Người. Chúng ta là những người tham dự và đồng cộng khổ. Như Mẹ Maria, trái tim chúng ta phải bị đâm thâu vì tình yêu của Người, Đấng đã yêu thương chúng ta trước. Chúng ta phải bị đâm thâu vì hiệp nhất với Chúa Giêsu, đi theo bước chân vui mừng cũng như sầu khổ của Người.

     

    Khi chúng ta bước vào Tam Nhật Thánh với Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa, trên thực tế, khi chúng ta sống đời Kitô hữu và tham dự vào các Thánh Lễ, chúng ta phải suy niệm về món quà tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu. Với món quà này, Người giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, đưa chúng ta lại với Người, và cho chúng ta có thể chan hòa chính chúng ta với Người trong phục vụ tình yêu đối với Thiên Chúa và anh chị em.

     

    Nhờ đó, hiến tế và cuộc Khổ Nạn của Người trở thành của chúng ta.  

     

    Lm. Timothy V. Vaverek

    Nguồn: The Catholic THING

    Thursday, April 14, 2022

     

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL MISSION

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - VÂN TÙNG - MỪNG CHÚA PHỤC SINH

  •  
    Tung Van
     
    Sun, Apr 17 at 9:43 AM
     
     
          MỪNG CHÚA PHỤC SINH

    Kính chúc Quý Vị và Các Bạn muôn ân sủng và bình an của Đấng Phục Sinh.

    Vâng,

    Cả cuộc đời tôi tin và theo Chúa.

    Nhưng :

    Nếu Đức Kitô không sống lại, thì còn gì nữa hỡi niềm tin ? 

    Con đường cứu rỗi ấy có còn hấp dẫn để tôi theo ? Và Tình yêu ấy có còn lên ngôi ? 

    Một tình yêu mà suốt cuộc đời tôi đeo đuổi, tôn thờ và ca ngợi.

    Và :

    Nếu Đức Kitô không sống lại, thì thập giá kia là của thất bại, nhục nhã và ê chề.

    Nếu Đức Kitô không sống lại, thì Lời Chúa, Lời Hằng Sống ấy có còn lay động hồn tôi, hay chỉ là một mớ chữ vô hồn.

    Nếu Đức Kitô không sống lại, thì làm gì có đất trời giao hòa, cho cuộc đời được thăng hoa.

    Nếu Đức Kitô không sống lại, thì tình yêu ấy, ôi chỉ là hão huyền, chỉ nhuốm màu đau thương và tàn lụi.

    Nhưng :

    Đức Kitô đã sống lại thật, Ngài đã chỗi dậy và đã khuất phục thần chết.

    “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và Đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1 Cr 15, 14)

    Và Nhờ :

    Đức Kitô đã sống lại, Ngài khơi nguồn cho cuộc sống mới.

    Đức Kitô đã sống lại, niềm tin và ơn cứu độ lên ngôi.

    Đức Kitô đã sống lại, xóa tan tội lỗi, sáng lên trong bóng tối, ngăn dòng lệ rơi.

     

    Xin chia sẻ ca khúc : BÀI CA PHỤC SINH để nghe Bà Maria thuật lại đoạn Tin Mừng Chúa đã chết và sống lại theo link 

    sau đây https://youtu.be/JUY2uas8vsk 

    Link karaoke : https://www.youtube.com/watch?v=w3_8WtB1M74

     

    Trân trọng và Mừng Chúa Phục Sinh, 

    Văn Duy Tùng

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - BOSCO THIỆN-BẢN

  •  
    'thienban' via LookAbove
    Thu, Apr 14 at 6:32 PM
     
     

    Nhân dịp thứ  sáu Tuần thánh, Thiện-Bản xin gửi tới quí bạn một chút suy tư về

    vác thập giá qua ca khúc “Nếu Có Chúa Cùng Giúp Vác”  như một lời nguyện chuẩn  bị mừng đại lễ Phục Sinh:

     

    Có những người không bao giờ vác thập giá

    Thế mà cứ than thánh giá nặng

     

    Có những người vác thập giá nặng

    Nhưng không bao giờ  than

     

    Có những người biết thập giá nặng

    Nên không bao giờ vác

     

    Có những người vác thập giá nặng

    Vì than phận trách Chúa

     

    Có những người vác thập giá nặng

    Nên xin Chúa cùng vác

     

    Nếu ta có Chúa cùng giúp vác

    Thì đường thánh giá hóa đẹp xinh

     

    Nếu ta có Chúa cùng giúp vác

    Thì dù thánh giá nặng đâu có là gì !

     

    Thân kính

    Bosco Thiện Bản

     

    Nếu Có Chúa Cùng Vác (Bosco Thiện-Bản)

     
     
     

     

     

     

    --