3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - BRENDAN - 30TH SUNDAY -C

  •  
    Mo Nguyen
    Oct 26 at 5:26 AM
     
     
    anh.jpg

     

           TRUE AND FALSE PRAYER TO GOD

     

                           THIRTIETH SUNDAY IN ORDINARY TIME / C

                                                27 OCTOBER 2019

                                      REFLECTIONS ON THE GOSPEL

                    TRUE AND FALSE PRAYER TO GOD (Luke 18:9-14)

    The characters in the parable told in today’s Gospel illustrate two radically different ways of coming before God. In prayer the focus should be upon God. The Pharisee’s concern, however, is all about himself. Worse still, it also includes the failings of his fellow human being, so conveniently illustrated here in the person of the tax collector.

    The Pharisee (though, of course, not all Pharisees were like this) typifies those who can only bolster their own self-image by putting others down. Life is a competition in virtue. God’s role is that of assessing the results and issuing the prizes. Prayer is an opportunity to keep God informed about how successfully one is doing, and also about the shortcomings of others.

    The tax collector, by contrast, simply pleads that God be merciful to him, a sinner. In what sense was he sinner? Because of personal moral failure? Perhaps. But perhaps also because, with a family to support and no other job possibilities, he finds himself trapped in an occupation that makes him a sinner in his own eyes and those of his world. All this the parable leaves open.

    In any case, as declared by Jesus, it is the tax collector who is right with God (‘justified’), while the Pharisee is not.

    This should bring comfort to many who feel trapped in their sinfulness and unworthy to approach God. The parable suggests that God can deal far more easily with our sinfulness than our ‘righteousness’ in our own eyes. It is the latter that erects a barrier against the bountiful mercy of God.

    Brendan Byrne, SJ

    Lord, Have Mercy On Me (Christian Praise and Worship Songs with Lyrics) - Esther Mui:

    https://www.youtube.com/watch?v=fp_8H_2T9hQ

     

    hat.jpg

    Lạy Chúa Xin Thương Con - Trình bày: Đình Trinh:

    https://www.youtube.com/watch?v=vqu5rFeEzVA

     

    The Sinner's Prayer:

    https://www.youtube.com/watch?v=PviuQI4stxs

     

    A Prayer To God The Father HD:

    https://www.youtube.com/watch?v=H3tG6esWc-k

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN30TN-C

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

Chúa Nhật thứ 30 Thường Niên

(27-10-2019)

Sự công chính theo quan niệm của Đức Giêsu
rất khác với quan niệm của chúng ta

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Hc 35,12-14.16-18:(12) Đức Chúa là Đấng xét xử, Người chẳng thiên vị ai. (13) Người không vị nể mà làm hại kẻ nghèo hèn, nhưng nghe lời kêu xin của người bị áp bức.

 

  • 2Tm 4,6-8.16-18:(8) Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.

 

  • TIN MỪNG: Lc 18, 9-14 = CẦN SỐNG KHIÊM NHƯỜNG

Dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế CẦU NGUYỆN


(9) Đức Giêsu còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác: (10) «Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế. (11) Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác, tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. (12) Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”. (13) Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. (14) Tôi nói cho các ông biết, người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên».

Câu hỏi gợi ý:

  1. Bạn có ngạc nhiên về cách đánh giá của Đức Giêsu về hai người trong bài Tin Mừng trên không? Nếu là bạn, bạn đã đánh giá hai người ấy thế nào?

    2. Bạn rút ra bài học gì về quan điểm của Đức Giêsu về sự thánh thiện? Bạn phải thay đổi cách đánh giá của bạn theo Đức Giêsu hay theo người đời?

    3. Theo Đức Giêsu, sự công chính hệ tại điều gì? tại sự vô tội? tại những việc đạo đức mình làm được? tại việc giữ luật nhiệm nhặt? hay tại tình yêu? tại lòng khiêm nhượng? tại sự hối cải?

Suy tư gợi ý:

  1. Cách đánh giá của Đức Giêsu thật đáng ngạc nhiên

    Đọc đoạn Tin Mừng trên, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và kinh sợ. Ngạc nhiên vì kết luận rất bất ngờ của Đức Giêsu so với cách suy nghĩ đánh giá của chúng ta. Kinh sợ vì thấy chính mình nhiều khi cũng hành xử y hệt người Pharisêu ấy. Người Pharisêu trong đoạn Tin Mừng tự hào về những việc mình làm, điều đó không phải là không có lý do chính đáng. Chắc hẳn ông ta đã thật sự làm được những điều mà ông ta kể ra với Thiên Chúa. Bài Tin Mừng viết, «Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng…». Từ «nguyện thầm» cho ta thấy những việc tốt lành đạo đức ông kể ra là chỉ để cho Chúa nghe, chứ không phải để khoe khoang với mọi người. Cho nên những việc ấy là có thật. Chẳng những ông tuân giữ luật Môsê cũng là luật Chúa một cách nhiệm nhặt, mà còn làm tốt hơn những gì luật ấy buộc nữa. Chẳng hạn luật Môsê chỉ buộc kiêng ăn mỗi năm một lần vào ngày lễ tạ tội, tức ngày 10 tháng 7 của lịch Do Thái (x. Lv 16,29), thế mà ông đã ăn chay mỗi tuần hai lần. Nghĩa là nhiều hơn gấp 104 (=52 x 2) lần luật buộc! Chính những việc làm xem ra tốt lành ấy đã khiến ông tự hào mình đạo đức, khiến ông rơi vào tình trạng mà sách Cách Ngôn nói: «Có hạng người cứ cho mình là trong sạch, dù chưa được gột rửa khỏi vết nhơ» (Cn 30,12).

    Nhưng rõ ràng theo quan điểm Đức Giêsu thì ông không phải là người công chính trước mặt Thiên Chúa, mặc dù trước mặt mọi người, ai cũng phải công nhận ông ta là người rất đạo đức. Điều đó hẳn phải làm ta ngạc nhiên. Nhưng ta còn ngạc nhiên hơn nữa khi Đức Giêsu lại coi người thu thuế tội lỗi kia – là người công chính sau khi ông cầu nguyện cách khiêm cung như thế. Mặc dù người thu thuế chắc chắn đã phạm nhiều tội hơn người Pharisêu kia. Quả thật, cách suy nghĩ, đánh giá của Đức Giêsu ngược hẳn với cách thường tình của chúng ta, kể cả những Kitô hữu «cao cấp». Nhưng là người Kitô hữu, chúng ta phải học cách suy nghĩ và đánh giá của Đức Giêsu, chứ không phải tiếp tục cố chấp với cách suy nghĩ của mình.

    Thiên Chúa cũng sẽ xét xử chúng ta dựa trên cách suy nghĩ và đánh giá của Đức Giêsu chứ không theo cách của chúng ta. Do đó, tới ngày phán xét, sẽ có một sự đảo lộn không ngờ so với những suy nghĩ hay dự đoán của con người, vì có «những điều cao trọng đối với người đời lại là điều ghê tởm trước mặt Thiên Chúa» (Lc 16,15). Vì thế, ngày ấy có thể xảy ra: 

    − «Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót» (Mt 20,16; Mc 10,31; Lc 13,30); 

    − «Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Ápraham, Ixaác và Giacóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng» (Mt 8,11-12); 

    − «Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?” Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác» (Mt 7,22-23).


    2.  Sự công chính theo quan điểm của Đức Giêsu

    Rõ ràng Đức Giêsu không phán đoán theo kiểu con người, kể cả những Kitô hữu «cao cấp». Sự công chính không chính yếu hệ tại những việc đạo đức, những lễ nghi tôn giáo mà ta làm được, cho dù nhiều tới đâu. Lời của thánh Phaolô soi sáng cho ta phần nào: «Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi» (1Cr 13,2-3). Như vậy, tất cả những việc tốt lành mà ta làm được, dù nhiều đến đâu, nếu không phát xuất từ tình yêu đích thực, thì trước mặt Thiên Chúa, vẫn chỉ là một con số không to tướng.

    Những việc làm tốt đẹp ấy nếu thật sự phát xuất từ tình yêu, thì ta sẽ không bao giờ kể ra để được mọi người khen ngợi, kể cả việc kể ra với Thiên Chúa. Khi kể ra để được khen ngợi, thì việc kể ra đó chứng tỏ ta làm những việc ấy không phải do tình yêu, mà do ý muốn được khen ngợi là đạo đức, là có tình yêu, là giỏi giang, là tuyệt hảo. Và như thế thì ta «đã được phần thưởng rồi» (Mt 5,2.5), nên Thiên Chúa không còn phải thưởng cho ta nữa.

    Nếu ta kể công với Thiên Chúa, thì hóa ra ta làm những việc ấy chỉ để Ngài trả công như thể ta là người làm công. Họ làm việc để được trả lương hơn là làm vì tình yêu, khác với con cái trong nhà làm vì yêu thương cha mẹ chứ không để được cha mẹ trả công. Trường hợp này, Thiên Chúa, Đấng vô cùng công bằng, luôn trả công cho ta xứng đáng bằng một phần thưởng nào đó có thể ngay ở đời này; nhưng Ngài không thể kể ta là người công chính đáng được hưởng thứ phần thưởng vốn chỉ dành cho những người có tình yêu đích thực. Cũng như ông chủ có thể trả lương sòng phẳng cho những người làm công, nhưng không bao giờ chia gia tài cho họ, mà chỉ chia gia tài cho con cái, cho dẫu con cái làm được ít việc cho ông hơn người làm công. Cũng vậy, trước con mắt Thiên Chúa, giá trị của một công việc dù nhỏ bé nhưng được làm vì tình yêu thì vẫn vô cùng lớn hơn giá trị của một công việc dù to tát nhưng lại làm vì một động lực khác.


    3.  Trường hợp hai người cầu nguyện trong dụ ngôn

    Trong dụ ngôn của bài Tin Mừng trên, người Pharisêu tưởng rằng ông có thể cậy vào việc giữ lề luật và những việc đạo đức của mình để tự hào là công chính trước mặt Thiên Chúa. Nhưng thánh Phaolô cho biết, «Trước nhan Chúa, không người phàm nào được nhìn nhận là công chính vì đã làm những gì Luật dạy» (Rm 3,20; Gl 2,16); «Dân Ítraen tìm một luật làm cho họ nên công chính thì lại không đạt tới Luật đó.  Tại sao thế? Vì họ không tìm cách nên công chính nhờ đức tin, nhưng nhờ việc làm» (Rm 9,31-32). Sự công chính không đến từ việc làm hay việc tuân giữ lề luật, mà đến từ việc tin vào ân sủng của Thiên Chúa và sống phù hợp với niềm tin ấy.

    Do đó, càng cậy vào việc giữ luật và những việc mình làm để tự hào về sự công chính của mình thì càng trở nên bất chính trước mặt Thiên Chúa. Vì «Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường» (Gc 4,6; Pl 5,5). Do đó, ta đừng bao giờ tự hào về sự thánh thiện hay những việc làm tốt đẹp của mình. Thánh Phaolô nói rất rõ: «Người nào không dựa vào việc làm nhưng tin vào Thiên Chúa, Đấng làm cho kẻ vô đạo nên công chính, thì lòng tin sẽ làm cho người ấy được Thiên Chúa kể là công chính» (Rm 4,5). 

    Trước khi sa ngã, chắc chắn thiên thần Lucifer còn thánh thiện hơn ta bây giờ rất nhiều. Nhưng ‘ông’ đã trở nên xấu xa tội lỗi vì tính kiêu ngạo và niềm tự hào về sự thánh thiện của ‘ông’. Do đó, kiêu ngạo là đầu mối mọi tội lỗi, nó xấu xa và tác hại hơn bất kỳ tội ác nào.

    Còn người thu thuế, tuy rằng ông tội lỗi thật, ông đã từng phạm nhiều tội ác, nhưng ông đã hối hận và thành thật nhận chân tình trạng tội lỗi của mình. Qua sự đánh giá của Đức Giêsu, ta thấy đối với Thiên Chúa, tuy tội lỗi làm mất lòng Thiên Chúa nặng nề, nhưng tình yêu được thể hiện bằng tâm hồn khiêm nhượng lại làm đẹp lòng Ngài nhiều hơn. Thật vậy, thánh Phêrô nói: «Lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi» (1Pr 4,8; x. Tb 12,9). 

    Kẻ thánh thiện nhất trên đời cũng vẫn có tội, vì trước mặt Thiên Chúa, «không ai là người công chính, dẫu một người cũng không» (Rm 3,10). Vấn đề không phải là mình tội lỗi nhiều hay ít, mà là mình có được Thiên Chúa tha thứ hay không: «Hạnh phúc thay kẻ lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà được khoan dung! Hạnh phúc thay người Chúa không kể là có tội!» (Rm 4,7-8). Chính tình yêu và lòng khiêm nhường thống hối khiến Chúa tha thứ tất cả và «không kể là có tội». Do đó, một người vô cùng tội lỗi nhưng một khi đã thật lòng thống hối, thì trước mặt Thiên Chúa, người ấy công chính hơn một người ít phạm tội, làm được nhiều việc phúc đức, nhưng lúc nào cũng tự hào về sự vô tội hay đạo đức của mình.

    Bài Tin Mừng hôm nay mặc khải cho chúng ta biết điều ấy. Đó là tin vui cho những người tội lỗi, vì họ chỉ cần thật lòng thống hối là được nên công chính; nhưng lại là tin buồn cho những người kiêu ngạo, thích tự hào về sự đạo đức hay thánh thiện của mình.



    CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, có thể nói: trước mặt Cha, tính ích kỷ và kiêu ngạo của một người che lấp tất cả mọi sự tốt đẹp của người ấy, khiến người ấy trở thành bất chính. Và tình yêu thương và lòng khiêm nhượng của một người co thể che lấp được những tội lỗi xấu xa của người ấy. Vậy, NHỜ THÁNH THẦN Cha giúp con QUYẾT sống yêu thương, khiêm nhượng và trừ tuyệt tính ích kỷ và kiêu ngạo trong con.

 

Nguyễn Chính Kết

Bấm vào đây để đọc bài đào sâu:
Ôi kỳ diệu thay sự khiêm nhường tự hạ! Nó có khả năng biến tội lỗi thành thánh thiện, bất chính thành công chính!
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2019/10/tn30b.html)

-----------------------------------------

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LUÔN SỐNG TỈNH THỨC

 
5 phút Lời Chúa

22/10/19 THỨ BA TUẦN 29 TN
Th. Gio-an Phao-lô II, giáo hoàng
Lc 12,35-38

 TRUNG TÍN VÀ KHÔN NGOAN

              Luôn Sống Tỉnh Thức

“Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về…” (Lc 12,36)

Suy niệm/SỐNG: “Theo Kinh thánh, chờ đợi không chỉ là điều ta phải thực hiện cho đến khi ta đạt điều ta chờ. Chờ đợi là thành phần của quá trình trở thành điều Chúa muốn ta trở thành” (Nhà thần học J. Ortberg).

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt đời người Ki-tô hữu là tâm tình chờ đợi, mong chờ Chúa Giê-su trở lại trong vinh quang, chờ đợi Ngài đến với mình trong đời thường và ngày cuối đời. Thế nhưng, chờ đợi không có nghĩa là “ôm cây đợi thỏ”, khoanh tay không làm gì hết. Hai thái độ người môn đệ Chúa Ki-tô phải ghi nhớ là trung tín và khôn ngoan.

Trung tín là tư thế của người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về, tư thế đang chu toàn bổn phận của mình cách tốt đẹp như Chúa đã giao phó cho mình.

Khôn ngoan là ý thức mình đang chờ Chúa đến, một sự thật rõ ràng và chắc chắn.

Mời Bạn CHIA SẺ: “Hiện tại điều ta chờ đợi không quan trọng bằng những gì xảy đến cho ta đang lúc đợi chờ. Hãy tín thác trong khi chờ đợi” (Nhà văn M. Hale).

 Thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn cho thấy tư thế người môn đệ Chúa Ki-tô trong thế giới hôm nay: làm tốt công việc bổn phận, đưa tinh thần Tin Mừng vào môi trường mình sống, với ý thức chờ đợi ngày Chúa quang lâm.

Sống Lời Chúa: Tôi định hướng lại cuộc đời mình: tôi đã chọn làm môn đệ Chúa, đời tôi quy hướng về việc đón chờ Chúa đến, mọi lựa chọn lớn nhỏ đều phải dựa trên tinh thần môn đệ Ngài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, cảm tạ Chúa cho con tự do quyết định vận mạng đời mình, khi Chúa như người chủ đi ăn cưới giao phó mọi sự cho con. NHỜ THÁNH THẦN DẪN DẮT, con biết khôn ngoan và trung tín, như người đầy tớ hoàn thành tốt công việc hằng ngày của mình. Amen.

 gpcantho
 
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN29TN-C

  •  
    Chi Tran - Oct 23 at 5:02 AM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
    5 phút Lời Chúa 

    23/10/19 THỨ TƯ TUẦN 29 TN
    Th. Gio-an Ca-pét-ra-nô, linh mục
    Lc 12,39-48

     SỐNG TRƯỞNG THÀNH DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CHÚA

           *CHỦ ĐẾN LÚC TÔI KHÔNG NGỜ*

    “Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng : ‘Còn lâu ông chủ mới về’ thế rồi hắn bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa. Chủ hắn sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, ông sẽ tống cổ hắn đi, bắt chung số phận với những tên phản bội.” (Lc 12,45-46)

    Suy niệm/SỐNG: Câu tục ngữ “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm” áp dụng thật đúng vào hạng đầy tớ giả hình mà Đức Giê-su nói ở đây.

    Lợi dụng sự tín nhiệm của chủ, cây vào quyền thế, sống bê tha truỵ lạc và hà hiếp áp bức đồng loại: chân dung tên đầy tớ bất lương ấy tưởng rằng chỉ có trong dụ ngôn, sao lại giống hệt với đời thường đến thế! Trong thế giới hiện nay, Thiên Chúa dường như đi vắng khi Ngài im lặng trước những người xưng mình là “đầy tớ của dân” nhưng lại thị oai tác quái với “chủ” của mình.

    Những điều Chúa Giê-su mô tả không ngờ lại mang tính hiện thực xã hội cao như vậy.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bạn nhớ, ở đây, sự giả dối, tính huởng thụ ích kỷ và cách cư xử tàn nhẫn đối với tha nhân đồng nghĩa với phản bội: “Chủ sẽ bắt hắn chung số phận với những tên phản bội.”

     Và cũng nhớ rằng Chúa không bao giờ đi vắng, nhưng luôn hiện diện trong cuộc đời bạn.

    Ý thức như thế bạn sẽ trưởng thành để luôn sống dưới cái nhìn yêu thương của Chúa và cư xử nhân ái với đồng loại.

    Sống Lời Chúa: Luôn dâng lên Chúa một lời nguyện tắt trước mỗi công việc để ý thức Ngài đang hiện diện.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa vẫn luôn hiện diện và đồng hành trong cuộc sống của chúng con. NHỜ THÁNH THẦN giúp chúng con luôn ý thức điều đó để chúng con biết sống trưởng thành dưới cái nhìn yêu thương của Chúa.

     gpcantho

     


SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN29TN-C

  •  
    Chi Tran
    Oct 21 at 12:09 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa 

    21/10/19 THỨ HAI TUẦN 29 TN
    Lc 12,13-21

     AI DẠI, AI KHÔN?

    “Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.” (Lc 12,21)

    Suy niệm/SỐNG: Nỗ lực thoát nghèo, làm giàu là nỗ lực đáng khích lệ và trân trọng. Thế nhưng, làm giàu để có nhiều tiền bạc của cải, rồi mải mê hưởng thụ cách ích kỷ, cũng như cậy dựa vào của cải ấy như thứ bảo đảm duy nhất, chắc chắn nhất cho cuộc đời, lại là điều sai lầm, mù quáng.

    Người phú hộ trong dụ ngôn là hình tượng cho mẫu người này. Ông xây kho lẫm tích trữ của cải và yên tâm hưởng thụ. Ông đã quên mất một sự thật hiển nhiên: mạng sống của ông có thể kết liễu bất cứ lúc nào, thậm chí ngay trong đêm nay. Như vậy, số phận của những người chỉ biết làm giàu cho mình, gia đình mình theo kiểu thế gian đã rõ ràng.

    Chúa Giê-su dạy ta một cách làm giàu khác: làm giàu trước mặt Thiên Chúa bằng cách dùng tiền của như phương tiện nâng đỡ người khác. Sâu xa hơn, làm giàu trước mặt Chúa còn là lắng nghe, hiểu thấu và thực thi ý định của Chúa qua Lời Ngài dạy.

    Lúc ấy, ta trở nên giàu có vì có Chúa là gia nghiệp đời đời của mỗi chúng ta.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Đứng trước những cám dỗ, mời mọc làm giàu cách bất chính hiện nay, bạn sẽ chọn lựa thế nào?

    Thà chấp nhận nghèo, đủ ăn đủ mặc với lương tâm thanh thản hay cứ làm giàu bằng bất cứ giá nào?

    Sống Lời Chúa: Tiếp tục suy nghĩ Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay: Nếu trong đêm nay, Chúa gọi ta ra khỏi đời này, của cải ta đang có sẽ về tay ai? Ta đã biết làm giàu trước mặt Chúa chưa?

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho con biết vượt qua lực hút của lợi lộc trần thế, biết làm việc để tích lũy của cải cho ngân hàng Nước Trời TỪ BÂY GIỜ. Amen.

     gpcantho

    ---------------------------------


Subcategories