3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU 31-1-2020

  •  
    Tinh Cao

    Jan 30 at 3:37 PM
     
     

    Thứ Sáu 31-1-2020

     

    TÔI THAM DỰ BỮA TIỆC Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (năm II) 2 Sm 11, 1-4a. 5-10b. 13-17

    "Ngươi đã khinh dể Ta và đã cướp vợ Uria làm vợ mình".

    Trích sách Samuel quyển thứ hai.

    Khi ấy, sang năm mới, là lúc các vua thường ra trận, thì Ðavít sai Gioáp, các tôi tớ của vua và toàn dân Israel đi tiêu diệt dân Ammon và bao vây Rabba. Còn Ðavít thì ở lại Giêrusalem. Khi chiến tranh đang diễn tiến, thì một bữa trưa nọ, Ðavít ra khỏi giường ngủ, đi bách bộ trên sân thượng nhà vua, liền nhìn thấy một phụ nữ đang tắm trên sân thượng nhà bà. Bà rất xinh đẹp. Vậy vua sai dò hỏi người phụ nữ đó là ai. Người ta thưa đó là bà Bethsabê, con ông Êliam, vợ Uria người Hêthê. Ðavít sai cận vệ đi tìm bà. Khi trở về nhà, bà mang thai, nên sai người báo tin cho Ðavít mà rằng: "Tôi đã có thai".

    Vậy Ðavít sai người đến nói với Gioáp rằng: "Hãy sai tướng Uria người Hêthê về đây cho trẫm". Gioáp sai Uria về gặp Ðavít, và Uria đến gặp Ðavít. Ðavít hỏi thăm tin tức về Gioáp, quân sĩ, và trận chiến diễn tiến thế nào. Rồi Ðavít nói cùng Uria: "Ngươi hãy về nhà rửa chân đi". Uria rời khỏi hoàng cung, và người ta mang cho ông một phần ăn của nhà vua, nhưng Uria cùng các cận vệ nằm ngủ ngay trước cửa nhà vua chứ không về nhà. Người ta đi báo tin cho Ðavít hay "Uria không đi về nhà". Ðavít mời ông ăn uống trước mặt mình và ép uống rượu cho say. Ðến chiều Uria đi ra cùng với các cận vệ ngủ trên chõng, chớ không về nhà. Sáng hôm sau, Ðavít viết một lá thư gởi cho Gioáp và sai Uria mang đi. Trong thư, ngài viết như sau: "Hãy đặt Uria vào nơi giao tranh gay cấn nhất, rồi bỏ mặc hắn, để hắn bị đánh cho chết". Vậy khi Gioáp bao vây thành, liền cử Uria đến địa điểm mà ông biết có những quân địch mạnh nhất. Quân trong thành kéo ra nghinh chiến với Gioáp, nhiều quân sĩ của Ðavít ngã gục, và cả Uria người Hêthê cũng tử trận.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 6bc-7. 10-11

    Ðáp: Lạy Chúa, xin thương xót chúng con, vì chúng con đã phạm tội (c. 3a).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. - Ðáp.

    2) Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn. Con phạm tội phản nghịch cùng một Chúa. - Ðáp.

    3) Con thi hành điều ác trước thiên nhan, hầu tỏ ra Chúa công bình khi phê phán. Này coi, con đã chào đời trong ô uế, và trong tội, mẹ đã hoài thai con. - Ðáp.

    4) Xin cho con cảm thấy vui mừng hoan hỉ, cho xương bị Chúa đập hớn hở reo lên. Xin ngoảnh mặt đi, đừng nhìn tội lỗi, và tẩy xoá mọi điều gian ác của con. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 94, 8ab

    Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 4, 26-34

    "Người kia đã gieo hạt xuống đất, rồi đi ngủ, hạt giống mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Ðất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".

    Người còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được". Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông.

     

    Ðó là lời Chúa.


     

     

    BẠN VÀ TÔI CÙNG ĂN-NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA

     

     Đức Kitô Nước Trời  

     

    Thứ Sáu Tuần 3 Thường Niên hậu Giáng Sinh hôm nay, Bài Phúc Âm nói riêng và phụng vụ Lời Chúa nói chung vẫn phản ảnh chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" của thời điểm phụng vụ này.

    Trước hết, ở bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã sử dụng 2 dụ ngôn để nói về mầu nhiệm hay thực tại "Nước Thiên Chúa", dụ ngôn đầu về "người kia đã gieo hạt xuống đất" và dụ ngôn sau về "hạt cải", thứ tự như sau:

    Dụ ngôn về "người kia đã gieo hạt xuống đất": "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Ðất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".

    Dụ ngôn về "hạt cải": "Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được".

    Về dụ ngôn "người kia đã gieo hạt xuống đất", Chúa Giêsu có bao gồm 2 đặc điểm liên hệ với nhau giữa người gieo hạt giống và chính hạt giống, đó là "người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa". 

    "Người đó cũng không hay biết nữa" ở đây có thể hiểu là: 1- không cần để ý, vì theo kinh nghiệm nhà nông người này đã thừa biết rằng: "đất tự nó làm cây lúa mọc lên"; 2- hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của hạt giống được mình gieo xuống: "hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên... trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt"; và 3- sống trong chờ đợi công lao gieo vãi chuyên nghiệp của mình: "Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".

    Dụ ngôn thứ nhất của Bài Phúc Âm hôm nay rất thích hợp với trường hợp của Vua Đavít trong Bài Đọc 1 hôm nay. Ở chỗ, thật sự là "người gieo hạt xuống đất..." như đã "ngủ" say đến độ "không hay biết" những giây phút gian ác thầm kín ngoại tình và sát nhân của một vị vua đưoọc gọi là Thánh Vương Đavít này.

    Vua đã ngoại tình ở chỗ: "Khi chiến tranh đang diễn tiến, thì một bữa trưa nọ, Ðavít ra khỏi giường ngủ, đi bách bộ trên sân thượng nhà vua, liền nhìn thấy một phụ nữ đang tắm trên sân thượng nhà bà. Bà rất xinh đẹp. Vậy vua sai dò hỏi người phụ nữ đó là ai. Người ta thưa đó là bà Bethsabê, con ông Êliam, vợ Uria người Hêthê. Ðavít sai cận vệ đi tìm bà. Khi trở về nhà, bà mang thai, nên sai người báo tin cho Ðavít mà rằng: 'Tôi đã có thai'".

    Vua đã sát nhân ở chỗ: "Ðavít mời ông ăn uống trước mặt mình và ép uống rượu cho say. Ðến chiều Uria đi ra cùng với các cận vệ ngủ trên chõng, chớ không về nhà. Sáng hôm sau, Ðavít viết một lá thư gởi cho Gioáp và sai Uria mang đi. Trong thư, ngài viết như sau: 'Hãy đặt Uria vào nơi giao tranh gay cấn nhất, rồi bỏ mặc hắn, để hắn bị đánh cho chết'. Vậy khi Gioáp bao vây thành, liền cử Uria đến địa điểm mà ông biết có những quân địch mạnh nhất. Quân trong thành kéo ra nghinh chiến với Gioáp, nhiều quân sĩ của Ðavít ngã gục, và cả Uria người Hêthê cũng tử trận".

    Tội ngoại tình và sát nhân của Thánh Vương Đavít này dường như đã thích hợp với dụ ngôn thứ hai về "hạt cải": Ở chỗ, "khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất", một tính chất có thể áp dụng vào trường hợp của Vua Đavít là những gì vua làm trong Bài Đọc 1 hôm nay: hèn hạ, xấu xa, "nhỏ bé nhất" so với tất cả những gì cao cả vua đã từng làm suốt đời của vua, từ hồi niên thiếu. "Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được", ở chỗ, vua đã nhận biết mình và ăn năn thống hối cùng chấp nhận đền tội lỗi của mình, lại càng làm cho Chúa được vinh danh hơn. 

    Trong bài giảng lễ ngày thường ở Nhà Trọ Matta hôm Thứ Hai ngày 18/1/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ cảm nhận của mình về trường hợp vua Đavít như sau:

    "Thần Linh Chúa đã chiếm đoạt Đavít... tất cả đời sống của Đavít là đời sống của một con người được Chúa xức dầu, được Chúa chọn... Phải chăng Chúa đã biến chàng thành một vị thánh?... Vua Đavít và thánh Vương Đavít, đúng, thế nhưng chàng đã trở thành một vị thánh sau một khi sống một cuộc đời thọ tuổi.... 
     
    "Một vị thánh và một tội nhân. Là một con người có khả năng hiệp nhất Vương Quốc Do Thái, vua đã có thể dẫn dắt dân Do Thái. Thế nhưng vua cũng bị sa chước cám dỗ... vua đã phạm tội lỗi: vua cũng là một kẻ sát nhân. Để che lấp cái nhục dục của mình là tội ngoại tình... vua đã thành một kẻ sát nhân. Vua thực sự đã sát nhân. Thánh Vương Đavít đã giết người hay sao? Khi Thiên Chúa sai tiên tri Nathan để vạch trần sự kiện này ra cho vua, vì vua không nhận thức được cái dã man thô tục mà vua đã truyền khiến, thì vua đã nhìn nhận tội lỗi của mình và xin ơn tha thứ...." 
     
    Đúng thế, ngay sau khi được tiên tri Nathan vạch tội của vua ra, vua ra tỏ ra thật lòng ăn năn thống hối, như chính vua đã bày tỏ cùng Chúa trong Thánh Vịnh 50 ở Bài Đáp Ca hôm nay:

    1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. 

    2) Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn. Con phạm tội phản nghịch cùng một Chúa. 

    3) Con thi hành điều ác trước thiên nhan, hầu tỏ ra Chúa công bình khi phê phán. Này coi, con đã chào đời trong ô uế, và trong tội, mẹ đã hoài thai con. 

    4) Xin cho con cảm thấy vui mừng hoan hỉ, cho xương bị Chúa đập hớn hở reo lên. Xin ngoảnh mặt đi, đừng nhìn tội lỗi, và tẩy xoá mọi điều gian ác của con. 

    "Đời sống của con người này đã đánh động tôi. Nó khiến chúng ta nghĩ về cuộc đời của mình. Tất cả chúng ta đều đã được Chúa chọn lãnh nhận Phép Rửa, đều thuộc về dân của Ngài, đều trở thành các vị thánh; chúng ta đã được Chúa thánh hóa trên đường nên thánh. Khi đọc về cuộc đời này, cuộc đời của một đứa nhỏ - không... không phải là một đứa nhỏ, mà là một nam thiếu niên - từ thiếu thời tới già đời, khoảng thời gian con người này đã làm nhiều điều tốt lành cũng như những điều không tốt khác. Nó làm cho tôi nghĩ rằng trong cuộc hành trình Kitô hữu, cuộc hành trình Chúa đã mời gọi chúng ta thực hiện, không có một vị thánh nào mà không có quá khứ và cũng không có một tội nhân nào mà lại không có tương lai". 

    Phải, chính vì "cuộc hành trình Chúa đã mời gọi chúng ta thực hiện, không có một vị thánh nào mà không có quá khứ và cũng không có một tội nhân nào mà lại không có tương lai", như Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảm nhận, mà "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Ðất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.III-6.mp3  

     

     

    Nếu được xin nghe tiếp truyện về Thánh Gioan Bosco cùng ngày ở cái link dưới đây:

     

    LeThanhGioanBosco.mp3   

     

    31/1 - Thánh Gioan Bosco

    https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-31-01-thanh-gioan-bosco-30033

     

    --

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN3TN-A

  •  
    Chi Tran
    Jan 27 at 1:05 AM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa

    27/01/20 THỨ HAI TUẦN 3 TN
    Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm                  
    Mt 25,14-30

    NGƯỜI TÔI TRUNG CỦA CHÚA

    “Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành.” (Mt 25,20-21)

                 BẠN VÀ TÔI CÙNG DỰ TIỆC LỜI CHÚA

    TÔI ĂN - NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA: Đem những yến bạc đi làm ăn sinh lợi tất nhiên là vất vả và rủi ro hơn nhiều so với giải pháp “an toàn” là chôn giấu nó đi. Làm cho của cải sinh lời dĩ nhiên là khó hơn để chúng ngủ yên trong két sắt.

    Những người tôi tớ đã làm ăn sinh lời chỉ cần nói một cách giản đơn: Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.” Vì vậy, không lạ gì ông chủ khen họ là những “tôi tớ tài giỏi và trung thành.”

    người đầy tớ với kết quả kinh doanh của mình chỉ là một con số không, thì lấp liếm sự bất tài và lười biếng của mình bằng đủ thứ lời biện bác. Những người tôi trung của Chúa nhất định không phải là những người ỷ lại, thụ động, ngồi há miệng chờ sung.

    Trái lại người tôi tớ “tài giỏi và trung thành” là người dám bạo dạn xả thân, hoạt động tích cực để sinh lợi cho Nước Trời. Hình mẫu “người Tôi Trung của Chúa” được hiện thực nơi Đức Giê-su Ki-tô, Người đã “người đã tự ý trở nên ghèo khó, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2Cr 8,9).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bạn là người quản lý của Thiên Chúa và tất cả những gì bạn có – tài năng, tiền của, sức khoẻ, thời gian,… và cả sự hiện hữu của bạn – đều là những yến bạc Chúa ban.

    Bước vào năm mới Canh Tý này, trong các dự định cho công ăn việc làm, TÔI nhớ đặt chỉ tiêu làm ăn để “sinh lợi cho Nước Trời”.

    Sống Lời Chúa: Tập thói quen dừng lại một giây để dâng công việc bạn sắp làm với mục đích làm vinh danh Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, con xin lấy Chúa làm niềm vui của con trong năm nay; vì chỉ với niềm vui ấy, con mới có thể sống và làm việc cho Danh Chúa cả sáng. Amen.

    gpcantho
    ----------------------------
    *BẠN HÃY GIÀNH CHỖ TRONG ĐỜI MÌNH LÀ MỖI NGÀY ĐOC 1, 2 CÂU KINH THÁNH
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN3TN-A

  •  
    Tinh Cao  - Jan 25 at 6:14 AM
     
     

    Chúa Nhật 3TN-A

    XIN QUÝ CHA QUẢN XỨ, QUÝ BỀ TRÊN CAC CỘNG ĐOÀN LÀM NỔI BẬT VAI TRÒ LỜI CHÚA TRONG CAC THÁNH LỂ THEO Ý ĐTC.

     

    BÀN TIỆC LỜI CHÚA Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: Is 9, 1-4 (Hr 8, 23b - 9, 3)

    "Tại Galilêa các dân tộc và dân chúng thấy một ánh sáng vĩ đại".

    Trích sách Tiên tri Isaia.

    Lúc đầu, đất Giabulon và Nephthali rất hèn hạ, trong tương lai dần dần trở thành đường biển, bên kia sông Giođan trở thành Galilêa các dân tộc. Dân chúng đi trong tối tăm đã thấy một ánh sáng vĩ đại, và một ánh sáng đã chiếu soi trên dân ở vùng bóng sự chết. Người đã gia tăng dân số, đã ban một nguồn vui lớn; thiên hạ hân hoan trước mặt Người, như hân hoan khi được mùa, nhảy mừng như khi phân chia chiến lợi phẩm. Vì ách đã đè trên họ, đòn ngang nằm trên vai họ, và gậy của kẻ lạm thu họ, Người đã bẻ gẫy tất cả như trong ngày Mađian.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 26, 1. 4. 13-14

    Ðáp: Chúa là sự sáng và là Ðấng cứu độ tôi (c. 1a).

    Xướng: 1) Chúa là sự sáng, là Ðấng cứu độ; tôi sợ chi ai? Chúa là Ðấng phù trợ đời tôi, tôi sợ gì ai? - Ðáp.

    2) Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm tìm, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng sự êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Người. - Ðáp.

    3) Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 1 Cr 1, 10-13. 17

    "Tất cả anh em hãy đồng tâm hợp ý với nhau, và giữa anh em, đừng có chia rẽ".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

    Anh em thân mến, nhân danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi xin anh em tất cả hãy đồng tâm hiệp ý với nhau, giữa anh em đừng có chia rẽ; hãy đoàn kết chặt chẽ trong cùng một thần khí và cùng một tâm tình. Anh em thân mến, tôi đã được các người nhà Khloê cho hay rằng: giữa anh em đang có những sự bất đồng. Tôi có ý nói điều này, là mỗi người trong anh em nói: "Tôi, tôi thuộc về Phaolô; - "Tôi về phe Apollô"; - "Còn tôi, tôi về phe Kêpha"; - "Và tôi thuộc về phe Chúa Kitô". Chúa Kitô bị phân chia rồi sao? Có phải Phaolô đã chịu đóng đinh vì anh em đâu? Hay là nhân danh Phaolô mà anh em chịu phép rửa? Ðức Kitô không sai tôi đi rửa tội, mà là đi rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời nói khôn khéo, kẻo thập giá của Ðức Kitô ra hư không.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Mt 4, 23

    Alleluia, alleluia! - Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng nước Trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 4, 12-23 (bài dài)

    "Người vào Capharnaum để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đã tiên báo".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali, để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: "Hỡi đất Giabulon và đất Nepthali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng; ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết".

    Từ bấy giờ, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói: "Hãy hối cải, vì nước trời đã gần đến!"

    Nhân lúc Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy hai anh em là Simon, cũng gọi là Phêrô, và Anrê, em ông, cả hai đang thả lưới dưới biển, vì hai ông là ngư phủ. Người bảo hai ông rằng: "Các ngươi hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư phủ lưới người ta". Lập tức hai ông bỏ lưới đó mà theo Người. Ði xa hơn một đỗi, Người lại thấy hai anh em khác là Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan em ông đang vá lưới trong thuyền với cha là Giêbêđê. Người cũng gọi hai ông. Lập tức hai ông bỏ lưới và cha mình mà đi theo Người.

    Và Chúa Giêsu đi rảo quanh khắp xứ Galilêa, dạy dỗ trong các hội đường của họ, rao giảng tin mừng nước trời, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Related image

     

     BẠN VÀ TÔI CÙNG ĂN - NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA

    ĐỂ LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO ANH EM

     

     

    "Chúa Giêsu muốn trở thành một vị tiên tri lưu động nay đây mai đó. Người không chờ đợi dân chúng mà là đến gặp gỡ họ. Chúa Giêsu luôn hành trình!...

    Chúa tỏ Mình ra cho chúng ta không phải bằng một đường lối phi thường hay nổi bật, mà là trong đời sống thường ngày của chúng ta."

    (ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III ngày 22/1/2017)

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Đoạn Phúc Âm hôm nay (xem Mathêu 4:12-23) thuật lại thời điểm mở màn cho việc giảng dạy của Chúa Giêsu ở Galilêa. Người bỏ Nazarét là một ngôi làng ở trên đồi mà đến ở thành Caphanaum, một trung tâm trọng yếu ở bên bờ Hồ, có rất nhiều dân ngoại cư ngụ, một giao điểm giữa Địa Trung Hải và nội địa Mesopotamia. Sự chọn địa điểm này cho thấy rằng thành phần lãnh nhận việc rao giảng của Người không phải chỉ có đồng bào của Người mà còn tất cả những ai sống ở một đại đồng "Galilêa của các Dân Ngoại" (câu 15; xem Isaiah 8:23), như nó được gọi như vậy. So với Giêrusalem là thủ đô thì miền đất này về địa dư ở vùng ngoại biên và dơ bẩn về tôn giáo, vì nó đầy những dân ngoại, ở chỗ pha trộn với tất cả những ai không thuộc về dân Do Thái. Những điều cao cả trọng đại đối với lịch sử cứu độ thực sự là không được mong đợi xuất phát từ Galilêa. Thế mà, chính từ chỗ đó "ánh sáng" đã phát tỏara là điều chúng ta đã suy niệm trong các Chúa Nhật vừa qua: ánh sáng Chúa Kitô. Ánh sáng này thật sự tỏa ra từ một vùng ngoại biên.

    Sứ điệp của Chúa Giêsu lập lại sứ điệp của vị Tẩy Giả, loan báo về "Nước Trời" (câu 17). Vương quốc này không bao gồm việc thiết lập một thứ quyền lực mới về chính trị, mà là việc hoàn thành Giao Ước giữa Thiên Chúa và Dân của Ngài, một việc hoàn thành sẽ khai mào cho một mùa hòa bình và công lý. Mỗi người được kêu gọi hoán cải, củng cố Giao Ước này với Thiên Chúa, biến đổi cách suy nghĩ và sống động của mình. Điều quan trọng là ở chỗ hoán cải không phải chỉ là việc thay đổi lối sống mà còn cả lối suy nghĩ của mình nữaNó không phải là việc thay đổi y phục mà là những thói quen! Điều làm cho Chúa Giêsu khác với vị Gioan Tẩy Giả đó là kiểu cách và phương pháp. Chúa Giêsu muốn trở thành một vị tiên tri lưu động nay đây mai đó. Người không chờ đợi dân chúng mà là đến gặp gỡ họ. Chúa Giêsu luôn hành trình! Những cuộc truyền giáo đầu tiên của Người đã xẩy ra dọc Biển Hồ Galilêa, giao tiếp với đám đông, đặc biệt là với những người đánh cá. Chúa Giêsu ở đó chẳng những loan báo Nước Thiên Chúa đến mà còn tìm kiếm các bạn đồng hành để cộng tác vào sứ vụ cứu độ của Người. Ở cùng một chỗ ấy, Người đã gặp được hai cặp anh em là Simon và Anrê cùng Giacôbê và Gioan. Người gọi họ mà rằng: "Hãy theo Tôi, và Tôi sẽ làm cho anh em thành những kẻ chài lưới người" (câu 19). Tiếng gọi này chạm đến họ ngay giữa sinh hoạt hằng ngày của họ: Chúa tỏ Mình ra cho chúng ta không phải bằng một đường lối phi thường hay nổi bật, mà là trong đời sống thường ngày của chúng ta. Chúng ta cần phải thấy Chúa ở đó; Người tỏ Mình ra ở đó, làm cho lòng chúng ta cảm thấy được tình yêu của Người; và ở đó - bằng cuộc trao đổi này với Người trong cuộc sống hằng ngày - lòng của chúng ta được biến đổi. Việc đáp ứng của bốn người chài lưới này xẩy ra ngay lập tức: "Họ liền bỏ lưới của mình lại mà theo Người" (câu 20). Thật vậy, chúng ta biết rằng họ đã từng là những người môn đệ của vị Tẩy Giả, và nhờ chứng từ của vị này họ đã bắt đầu tin rằng Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai (xem Gioan 1:35-42).

    Thành phần Kitô hữu chúng ta hôm nay đây hân hoan loan báo và làm chứng cho đức tin của chúng ta, vì đó là việc loan báo tiên khởi, vì đã có những con người khiêm tốn và can trường quảng đại đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu. Cộng đồng môn đệ đầu tiên của Chúa Kitô được xuất thân ở bờ Hồ, ở một miền đất không ngờ. Chớ gì cái nhận thức về những sự khởi đầu này khơi động trong chúng ta ước muốn mang Lời Chúa, tình yêu thương và niềm êm ái dịu dàng của Chúa Giêsu đến cho hết mọi tình huống, cho dù là thành phần không tiếp thu và chống cưỡng nhất. Hãy mang Lời Chúa đến cho tất cả những vùng ngoại biên! Tất cả mọi lãnh vực của đời sống con người đều là khu vực để gieo hạt giống Phúc Âm, nhờ đó hạt giống này mới sinh hoa trái cứu độ.

    Xin Trinh Nữ Maria giúp chúng ta, bằng việc chuyển cầu từ mẫu của mình, biết hân hoan đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu, và dấn thân phục vụ Vương Quốc của Thiên Chúa.

    https://zenit.org/articles/angelus-address-on-the-need-for-conversion-to-follow-jesus/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu        

     

    "Galilêa thuộc các dân nước"

     

    (ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III ngày 26/1/2014)

     

    Phúc Âm Chúa Nhật này thuật lại khởi điểm đời sống công khai của Chúa Giêsu ở các phố thị và làng mạc Xứ Galilêa. Sứ vụ của Người không bắt đầu ở Giêrusalem, trung tâm về tôn giáo và cũng là trung tâm về xã hội và chính trị, mà là ở một miền đất ngoại vi bên lề, một miền đất bị hầu hết thành phần Do Thái ngoan đạo khinh bỉ vì ở miền đất này có các thành phần ngoại quốc khác nhau; đó là lý do tại sao Tiên Tri Isaia đã gọi nó là "Xứ Galilêa thuộc các dân nước" (9:1).

     

    Nó là một miền đất biên giới, một nơi qua lại của thành phần dân chúng thuộc các chủng tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau tụ lại. Bởi thế Galilêa trở thành một nơi tiêu biểu cho Phúc Âm hướng tới tất cả mọi dân nước. Theo quan điểm ấy thì Galilêa giống như thế giới ngày nay, ở chỗ đồng hiện diện của các thứ văn hóa khác nhau, nhu cầu cần so sánh và nhu cầu cần hội ngộ. Cả chúng ta nữa bị chìm đắm hằng ngày vào một thứ "Galilêa thuộc các dân nước", và trong thứ bối cảnh này chúng ta cảm thấy lo sợ và chiều theo khuynh hướng thực hiện việc ngăn chặn rào cản để cảm thấy mình được an toàn hơn, được bảo vệ hơn. Thế nhưng Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng Tin Mừng được Người mang đến không phải chỉ dành cho một phần nhân loại mà là được truyền đạt cho hết mọi người. Nó là một thứ loan báo về niềm hân hoan nhắm đến những ai đang đợi chờ nó, thế nhưng cũng cho tất cả những ai có lẽ không còn chờ đợi bất cứ gì nữa và thậm chí không còn sức để tìm kiếm và kêu xin.

     

    Bắt đầu từ Galilêa, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng không có ai bị loại trừ khỏi ơn cứu độ của Thiên Chúa, trái lại, chính từ những nơi ngoại biên này mà Thiên Chúa thích khởi sự, từ những gì là bé mọn nhất, để vươn tới hết mọi người. Người dạy chúng ta một phương pháp, phương pháp của Người, cũng cho thấy nội dung của của nó là tình thương của Cha....

     

    Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của Người chẳng những từ một nơi chốn ngoài tâm điểm mà còn giữa những con người mà người ta có thể gọi, ám chỉ, như là một thứ "hạ cấp - low profile". Khi chọn các môn đệ đầu tiên của mình và là các vị tông đồ sau này, Người đã không hướng tới các trường phái luật sĩ hay tiến sĩ Luật, mà về thành phần thấp hèn và thành phần quê mùa, thành phần ân cần sửa soạn cho việc trị đến của Vương Quốc Thiên Chúa. Chúa Giêsu đến kêu gọi họ ở nơi họ đang làm việc, trên bờ hồ: họ là những tay đánh cá. Người kêu gọi họ, và họ lập tức theo Người. Họ lìa bỏ chài lưới mà đi theo Người: đời sống của họ sẽ trở thành một cuộc mạo hiểm phi thường và hấp dẫn.

     

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2014/documents/papa-francesco_angelus_20140126.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch  

     

    TN.CNIII-A.mp3  

     

     

    Ngày 26 tháng 1 - Thánh Timôthêu và Thánh Titô, Giám Mục

     


    Thánh Timôthêô sinh tại Lystres, miền Lycaonia Thổ Nhĩ Kỳ. Cha ngài là người ngoại giáo, còn mẹ ngài theo Do Thái Giáo, nhưng sau đã trở lại. Theo lời truyền tụng thì thánh nhân đã tin theo Tin Mừng nhờ lời giảng dạy của thánh Phaolô tông đồ trong cuộc du hành duy nhất của ngài. Khi đến lần thứ hai, thánh Phaolô đã chọn ngài làm phụ tá, và ngài theo thánh tông đồ đi giảng khắp miền Tiểu Á, Macedoine và Hy Lạp. Ngài được đặt làm Giám Mục coi sóc giáo đoàn Êphêsô. Thánh Phaolô đã đặc biệt nâng đỡ chỉ dạy và khích lệ ngài trong nhiệm vụ coi sóc đàn chiên Chúa qua những bức thư gửi cho ngài.

    Nhân một buổi lễ tế dâng kính thần Ðiana của dân thành Êphêsô, ngài đã công khai chỉ trích và chính ngài bị dân chúng bắt và ném đá (24/01/97). Thi hài được giáo dân đem chôn ở đỉnh núi gần đấy.

    Thánh Titô cũng trở lại đạo nhờ lời thánh Phaolô và được chọn làm cộng sự viên của ngài, chia sẻ mọi công việc tại Corintô và tại Crêta. Vì lòng nhiệt thành và trung tín trong việc rao giảng Tin Mừng, ngài đã trở nên bạn nghĩa thiết của thánh Phaolô. Chính trong thư (2 Cor 4, 6) thánh Phaolô viết khi còn ở Troas, đã thú nhận điều này: "Nhưng Thiên Chúa, Ðấng an ủi những người cùng khốn, đã đến viếng thăm chúng tôi qua sự đến thăm của Titô". Ngài được thánh tông đồ sai đến Corintô với xứ mạng đặc biệt là quyên góp tiền để an ủi và giúp đỡ giáo dân Do Thái. Ngài đã hoàn tất sứ mạng cách hết sức khôn ngoan. Ngài cũng đã hướng dẫn vị tông đồ đến Crêta, và sau cùng ngài được thánh Phaolô đặt làm Giám Mục tại đây. Vì thập giá Ðức Kitô, ngài đã phải chịu khổ sở cùng cực đối với dân Dalmatas. Sau cùng, ngài đã kết thúc cuộc đời trong tay Chúa, hưởng thọ 94 tuổi.

     

    Thứ Tư 13/12/2006 -  Bài 27: Thánh Timôthêu và Titô (Bài Giáo Lý của ĐTC Biển Đức XVI về 2 vị môn đệ này của Thánh Phaolo)

     

    --

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN3TN-A

  •  
    Chi Tran 
     
    Jan 26 at 10:48 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    5 phút Lời Chúa

    26/01/20 CHÚA NHẬT TUẦN 3 TN – A
    Mùng Hai Tết, kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ        
    Mt 4,12-23

     CÁM DỖ NGÀY THƯỜNG

    “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” (Mt 4,17)

                    BẠN VÀ TÔI THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

    TÔI ĂN - NHAI VÀ NUỐT LC : Trong những ngày giỗ, tết chúng ta thường kính nhớ tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính biết ơn đối với bậc sinh thành, và trên hết, tôn thờ cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa là nguồn gốc mọi sự, là Đấng chúng ta phải tạ ơn và tôn vinh suốt đời, không chỉ trong những biến cố lớn lao, mà cả trong những đau khổ thường ngày.

    Quả thật, cuộc đời chúng ta không chỉ là những ngày tết, hay những biến cố quan trọng, mà phần lớn là những ngày bình thường như mọi ngày. Cám dỗ lớn nhất của chúng ta là để cho những ngày đó trở thành tầm thường, tẻ nhạt.

      BẠN VÀ TÔI được mời gọi hoán cải liên lỉ để luôn làm mới các tương quan thường ngày với Chúa, với tha nhân, cách riêng với những người thân cận của mình trong gia đình.

    Mời Bạn CHIA SẺ: ĐTC Phan-xi-cô nói: “Hoán cải hằng ngày là cố gắng liên tục để thanh tẩy trái tim”. “… nếu bạn không thể nói xấu người khác, thì bạn đã đi đúng con đường nên thánh… khi muốn chỉ trích một người láng giềng, hãy cắn lưỡi nhẹ một chút.

    Lưỡi bạn sẽ hơi sưng nhưng linh hồn bạn sẽ lành thánh hơn trên con đường này… Không có gì to tát, không có việc hành xác, thật là giản dị. Xin đừng lui bước…”

    . Bạn có sẵn sàng cho việc hoán cải chính mình trong từng việc nhỏ mỗi ngày như vậy không?

    Sống Lời Chúa: Quan tâm chăm sóc người thân của mình với ý thức “Bổn phận là ý Chúa trong giây phút hiện tại” (ĐHV.17).

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết khiêm tốn và biết đón nhận những hy sinh trong những vất vả hằng ngày; để tâm hồn con được thanh tẩy, để biết yêu mến Chúa và ngày càng trở nên giống Chúa hơn. Amen.

     gpcantho
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN2TN-A

  •  
    Chi Tran - Jan 24 at 10:51 AM
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa   

    24/01/20 THỨ SÁU TUẦN 2 TN
    Th. Phan-xi-cô Sa-lê-si-ô, giám mục, tiến sĩ HT            
    Mc 3,13-19

    BẠN VÀ TÔI CÙNG THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

     HOA VÀ GỐC

    Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng. (Mc 3,14)

    SỐNG VÀ CHIA SẺ: Chúa Giê-su chọn gọi các môn đệ. Thế nhưng Ngài không vội vàng sai họ đi rao giảng, Ngài muốn họ ở lại với Ngài trước đã.

    Kim chỉ nam của hội viên Legio Mariae nhắc lại cho chúng ta ‘cái lý’ của Chúa: “Cầu nguyện là gốc, công tác là hoa. Hoa không gốc sẽ tàn.” Chúng ta thường chỉ nghĩ đến ‘hoa’ tức là ‘đi rao giảng,’ mà quên ‘gốc,’ nghĩa là ‘ở với Người.’ Chúa mời gọi chúng ta kín múc sức mạnh, nguồn ân sủng nhờ luôn kết hợp với Người

    Chính mối tương quan này sẽ giúp chúng ta bền chí trên con đường theo Đức Ki-tô, và sẽ tạo nên những hương thơm cho anh chị em xung quanh.

    Mời Bạn CHIA SẺLà con cái Thiên Chúa và là môn đệ Thầy Giê-su, chúng ta luôn được mời gọi ra đi làm chứng cho Tin Mừng.

    Điều đó cũng phải lẽ thôi, vì làm sao không hãnh diện, tự tin, và vui mừng khi chúng ta có Chúa là Cha nhân lành, có Đức Giê-su vừa là bậc Thầy khôn ngoan, đồng thời cũng là người Bạn chân tình hướng dẫn. Nhưng để có được niềm vui, tự tin, và hãnh diện ấy, mỗi một người chúng ta cần phải sống thân mật với Chúa, tạo mối tương quan thân thiết với Ngài.

    Thánh nữ Tê-rê-xa Hải Đồng dù không ra khỏi bốn bức tường, nhưng được đặt làm bổn mạng các xứ Truyền giáo, do đời sống cầu nguyện của ngài.

    Mời bạn hãy bắt đầu mọi việc bằng tâm tình kết hợp với Chúa. Chắc chắn bạn sẽ đem lại hiệu quả cho anh chị em mình. Bạn có tin điều đó không?

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa luôn mong muốn các môn đệ ở với Chúa. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, chúng con biết sống kết hợp với Chúa trong mọi lúc, để hương thơm của Chúa qua chúng con đến được với thế giới hôm nay. Amen.

     gpcantho
    ------------------------
    TỪ CHÚA NHẬT 3TN-A NÀY, GIÁO MUỐN MỌI TÍN HỮU ĐƯỢC ĐỌC, HỌC HÒI =SỐNG VÀ CHIA SẺ LC TẠI GIA ĐÌNH-NHÓM- HỘI ĐOÀN, PHONG TRÁO, CỘNG ĐOÀN... MỘT CACH TÍCH CỰC.
    MỜI ĐỌC THÊM ND # 7 THƯ CỦA GIÁM MỤC VN VỀ KINH THÁNH.
    -----------------------

Subcategories