3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - - THỨ HAI CN6TN-A

 

  •  
    Tinh Cao  - Feb 16 at 3:36 PM
     
     

    Thứ Hai CN6TN-A

     

    THAM DỰ BỮA TIỆC Lời Chúa
    VÀ TIỆC THÁNH THỂ MỖI NGÀY

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) Gc 1, 1-11

    "Lòng tin của anh em được thử thách, rèn luyện đức kiên nhẫn, để anh em nên hoàn hảo và trọn vẹn".

    Khởi đầu bức thơ của Thánh Giacôbê Tông đồ.

    Giacôbê, đầy tớ của Thiên Chúa và của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, kính chào mười hai chi tộc sống phân tán khắp nơi. Anh em thân mến, anh em hãy vui mừng khi gặp mọi thử thách, anh em biết rằng lòng tin được thử thách rèn luyện đức kiên nhẫn. Còn kiên nhẫn phải đưa đến hành động hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo và trọn vẹn, không khiếm khuyết điều gì.

    Nếu ai trong anh em thấy mình khiếm khuyết sự khôn ngoan, thì hãy xin cùng Thiên Chúa là Ðấng rộng lượng ban ơn cho mọi người mà không quở trách, và Người sẽ ban cho. Nhưng hãy lấy lòng tin tưởng mà xin, đừng hoài nghi, vì ai hoài nghi, thì giống như sóng biển bị gió cuốn đi và giao động. Con người hai lòng, do dự trong mọi đường lối, con người ấy đừng mong lãnh nhận gì nơi Chúa.

    Người anh em khó hèn, hãy hiên ngang vì được suy tôn; còn người giàu mà trở nên khó hèn, thì cũng vậy, vì chưng ai nấy cũng sẽ qua đi như hoa cỏ. Mặt trời mọc lên nóng bức, làm cho cỏ héo hoa tàn, và vẻ đẹp của nó cũng tiêu tan; người giàu có cũng vậy, bôn ba đến mấy, cũng sẽ suy tàn.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 118, 67. 68. 71. 72. 75. 76.

    Ðáp: Nguyện Chúa xót thương cho con được sống (c. 77a).

    Xướng: 1) Trước khi bị khổ, con đã lạc lầm, nhưng giờ đây, lời sấm của Ngài con xin tuân. - Ðáp.

    2) Chúa là Ðấng tốt lành và nhân hậu, xin dạy bảo con những thánh chỉ của Ngài. - Ðáp.

    3) Con bị khổ nhục, đó là điều tốt, để cho con học biết thánh chỉ của Ngài. - Ðáp.

    4) Ðối với con, luật pháp do miệng Chúa đáng chuộng hơn vàng bạc châu báu muôn ngàn. - Ðáp.

    5) Lạy Chúa, con biết sắc dụ Ngài công minh, và Ngài có lý mà bắt con phải khổ. - Ðáp.

    6) Xin Chúa tỏ lòng thương hầu ủy lạo con, theo như lời đã hứa cùng tôi tớ Chúa. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 15, 15b

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 8, 11-13

    "Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ?"

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, các người biệt phái xuất hiện và bắt đầu tranh luận với Chúa Giêsu. Họ xin Người một điềm lạ trên trời để thử Người. Người thở dài mà nói: "Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ? Quả thật, Ta bảo các ông hay: Sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào". Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền sang bờ bên kia.

    Ðó là lời Chúa.


        Image result for Mark 8, 11-13

     

    SỐNG VÀ  CHIA SẺ Lời Chúa

     

     

    ĐỨC KITÔ - ĐIỀM LẠ

     

     

    Hôm nay là Thứ Hai trong Tuần VI Thường Niên Năm Chẵn, Bài Phúc Âm của Thánh ký Marco thuật lại cho chúng ta biết về một cuộc đụng độ gây ra bởi thành phần vẫn theo dõi Chúa Giêsu để bắt bẻ Người và tìm cách tố cáo Người, một đối thủ không đội trời chung của họ trên đấu trường dân Do Thái, thành phần dân chúng không thông luật bằng họ, không giữ luật như họ, thậm chí còn được họ dạy luật cho, bấy giờ lại chẳng những tỏ lòng kính phục và tôn sùng nhân vật xuất hiện từ một nơi chẳng có danh tiếng gì, được gọi là Nazarét (chứ không phải ở gần giáo đô Giêrusalem như Tiền Hô Gioan Tẩy Giả), xứ Galilêa (chứ không phải xứ Giuđêa là nơi thuộc vương quốc Đavít), mà còn kéo nhau đổ xô tuốn đến với nhân vật này.

     

     Thánh Marco đã trình thuật lại cuộc đụng độ này như sau: "Khi ấy, các người biệt phái xuất hiện và bắt đầu tranh luận với Chúa Giêsu. Họ xin Người một điềm lạ trên trời để thử Người. Người thở dài mà nói: 'Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ? Quả thật, Ta bảo các ông hay: Sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào'. Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền sang bờ bên kia".

     

    Dầu sao chúng ta cũng thấy rằng, về phía thành phần biệt phái trong bài Phúc Âm hôm nay, bất chấp thành kiến và ác cảm của mình, họ vẫn cứ tiếp tục nhẫn nại theo đuổi nhân vật Giêsu Nazarét, vì họ muốn biết nhân vật này thực sự là ai, từ đâu đến. Bởi thế, họ mới "xin Người một điềm lạ trên trời để thử Người", để xem Người uy quyền đến đâu theo kiểu trần gian của họ. Thế nhưng, cho dù Chúa Giêsu đã làm bao nhiêu là "điềm lạ" trong dân và cho dân chính mắt họ đã thấy, như việc Người chữa lành đủ mọi bệnh nạn tật nguyền của dân, hay khu trừ ma quỉ cho dân, thế mà họ vẫn chưa cho là "điềm lạ", vẫn cứ muốn "một điềm lạ" theo ý nghĩ, ý thích và ý muốn chủ quan của họ.

     

    Bởi thế mà họ chẳng thế nào và chẳng bao giờ thấy được "một điềm lạ" nào như ý riêng của họ ở nơi Chúa Giêsu, như chính Người cũng đã khẳng định cho họ biết trong Bài Phúc Âm hôm nay: "Quả thật, Ta bảo các ông hay: Sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào". Hành động tiếp ngay sau của Chúa Giêsu như được Phúc Âm thuật lại đó là: "Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền sang bờ bên kia". Nghĩa là họ ở bờ bên này, và Người ở bờ bên kia, không thể gặp nhau, đúng hơn họ không thể gặp Người khi Người ở với họ, trái lại càng làm họ xa Người hơn, đúng như Người sau này quả quyết về họ và báo trước cho họ biết rằng nơi Người đi họ chẳng những không thể nào tới được, mà còn chết trong tội lỗi của họ ngay chính lúc họ đi tìm Người, nghĩa là muốn tìm biết Người nữa (xem Gioan 7:34, 8:21), và quả thực mọi sự đã xẩy ra đúng y như vậy, khi Thượng Tế Caipha sau này nhân danh Thiên Chúa để hỏi thẳng Người có phải là Đấng Thiên Sai hay không, và sau khi Người nói về mình thì bị Hội Đồng Đầu Mục Do Thái hầu như đồng thanh lên án tử cho Người (xem Mathêu 26:63-66).

     

    Thật ra chính bản thân của nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét là "một điềm lạ" đối với chung dân Do Thái và riêng thành phần trí thức trong dân cũng như thành phần lãnh đạo của dân. Ở chỗ, Người chỉ là một con người tầm thường chẳng ai biết tới, xuất thân từ một sinh quán vô danh tiểu tốt trong lịch sử cứu độ của dân Do Thái, mà lại tự nhiên trở thành một nhân vật phi thường, có thẩm quyền về giảng dạy trước mặt dân chúng, cùng với quyền lực chữa lành cùng trừ quỉ cho dân, nhờ đó đã lôi kéo được cả dân của mình mà còn cả dân ngoại ở các vùng phụ cận nữa. Nhưng có lẽ Người là "một điềm lạ" nhất của họ là khi Người cứu được người khác mà không cứu được mình, không thể xuống khỏi thập tự giá (xem Mathêu 27:42). Đó mới là "một điềm lạ" thực sự cứu độ con người khỏi tội lỗi và sự chết mà "ai chấp nhận Người (nơi "điềm lạ" này) thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12).

     

    Đúng thế, đối với thành phần trí thức trong dân Do Thái và thành phần lãnh đạo của dân do Thái thì nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét quả là một thử thách cả thể đối với họ, chẳng những trong về nguồn gốc bí ẩn của nhân vật này, mà còn về hành vi cử chỉ "dị chúng nhân" đầy vẻ bất bình thường thậm chí quái đản của nhân vật ấy nữa. Tuy nhiên, "cái khó nó bó cái khôn" mà nếu họ chân thành tìm kiếm chân lý khách quan hơn là chủ quan, ở chỗ khiêm tốn hạ mình xuống, thì mọi sự nơi nhân vậy này và về nhân vật này sẽ trở nên hoàn toàn khác hẳn. Đó là lý do Thánh Giacôbê Tông Đồ, vị tông đồ đặc biệt của dân Do Thái, như Tông Đồ Phaolô của Dân Ngoại, trong Bài Đọc I hôm nay đã khuyên nhủ họ sống khôn ngoan như sau:

     

    "Anh em thân mến, anh em hãy vui mừng khi gặp mọi thử thách, anh em biết rằng lòng tin được thử thách rèn luyện đức kiên nhẫn. Còn kiên nhẫn phải đưa đến hành động hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo và trọn vẹn, không khiếm khuyết điều gì. Nếu ai trong anh em thấy mình khiếm khuyết sự khôn ngoan, thì hãy xin cùng Thiên Chúa là Ðấng rộng lượng ban ơn cho mọi người mà không quở trách, và Người sẽ ban cho. Nhưng hãy lấy lòng tin tưởng mà xin, đừng hoài nghi, vì ai hoài nghi, thì giống như sóng biển bị gió cuốn đi và giao động. Con người hai lòng, do dự trong mọi đường lối, con người ấy đừng mong lãnh nhận gì nơi Chúa".

     

    Quả thực là như thế, thành phần trí thức trong dân Do Thái cũng như thành phần lãnh đạo của dân Do Thái sở dĩ muốn biết về nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét, muốn tìm kiếm chân lý mà lại quay ra sát hại chân lý, bởi vì, đúng như Thánh Giacôbê đã nhận định trong Bài Đọc I hôm nay: "ai hoài nghi, thì giống như sóng biển bị gió cuốn đi và giao động. Con người hai lòng, do dự trong mọi đường lối, con người ấy đừng mong lãnh nhận gì nơi Chúa".

     

    Bởi thế, thành phần "xin Người một điềm lạ trên trời" mà không được cần phải có một tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay:

     

    1) Trước khi bị khổ, con đã lạc lầm, nhưng giờ đây, lời sấm của Ngài con xin tuân.

    2) Chúa là Ðấng tốt lành và nhân hậu, xin dạy bảo con những thánh chỉ của Ngài.

    3) Con bị khổ nhục, đó là điều tốt, để cho con học biết thánh chỉ của Ngài.

    4) Ðối với con, luật pháp do miệng Chúa đáng chuộng hơn vàng bạc châu báu muôn ngàn.

    5) Lạy Chúa, con biết sắc dụ Ngài công minh, và Ngài có lý mà bắt con phải khổ.

    6) Xin Chúa tỏ lòng thương hầu ủy lạo con, theo như lời đã hứa cùng tôi tớ Chúa.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    Thu.2.VI-TN.mp3  

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN6TN-A

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỚI CHÚA

    16/02/20 CHÚA NHẬT TUẦN 6 TN – A

    SỐNG VÀ CHIA SẺ BỮA TIỆC LỜI CHÚA
               Tin Mừng Mt 5, 17-37

    GIỮ LUẬT TRỌN HẢO

    Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” (Mt 5,20)

    TÔI ĂN-NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA: Với não trạng thực dụng, người ta dễ an tâm với lối sống miễn sao không vi phạm lề luật, chỉ cần công chính như các kinh sư và người Pha-ri-sêu là quá đủ rồi.

    Thế nhưng Thiên Chúa là Tình Yêu, mà Tình Yêu thì không bao giờ bằng lòng ở mức chung chung. Đã yêu thương thì phải yêu ở mức cao nhất, yêu đến cùng. Vì thế não trạng thực dụng không bao giờ tương hợp với tính triệt để của Tin Mừng mà Chúa Giê-su mời gọi chúng ta thực thi: Phải sống công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu thì mới được vào Nước Trời.

    Vì thế, chỉ giữ luật về hình thức bề ngoài mà thôi thì chưa đủ, mà phải đi vào chiều sâu nội tâm nữa.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Muốn trở nên môn đệ đích thực của Thầy Giê-su, chúng ta chống lại cơn cám dỗ chạy theo trào lưu thực dụng của xã hội hiện đại: Chớ giết người mà thôi thì chưa đủ, mà còn không được giận ghét anh em.

    Không ngoại tình mà thôi thì chưa đủ mà còn phải trong sạch từ trong tư tưởng nữa. Không phạm tội mà thôi thì chưa đủ mà còn phải triệt tiêu cả những dịp tội nữa.

    Điều đó có nghĩa là chúng ta phải trở nên hoàn thiện, không như các kinh sư và người Pha-ri-sêu, mà như Cha trên trời là Đấng Công Chính và Toàn Thiện.

    Sống Lời Chúa: Thờ phượng Chúa cách kính cẩn, phục vụ tha nhân cách tận tâm, để chỉ mình Chúa thấu suốt, dù người khác có nhận biết hay không.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, NHỜ ƠN CHÚA GIÚP, con QUYẾT TÂM mặc lấy sự hiền lành và khiêm nhường của Chúa để con luôn thực thi giới răn Chúa truyền dạy với tất cả tấm lòng yêu mến.

     GPCANTHO
    Download all attachments as a zip file
    • 1581828912675blob.jpg
      138.7kB
    • 1581828912675blob.jpg
      138.7kB

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - FR BRIAN - 6TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
    Feb 13 at 6:58 PM
     
     

    SIXTH SUNDAY IN ORDINARY TIME - YEAR A

                                                 16 FEBRUARY 2020

                             

    anh.jpg

                              DEALING WITH OUR ANGER:  SUNDAY 6 A

                                                 (Matthew 5: 17-37)

    I wonder have you ever shared a house with someone whose moods are unpredictable? Mostly the person is friendly and peaceful. At other times, at the slightest provocation or none at all, he/she erupts in outbursts of anger and rage. Being with them is like living on the edge of a volcano.

    Right now US President Donald Trump is both angry and vindictive over his impeachment and trial. In contrast President Nelson Mandela had every reason to be a very angry man, but he was not. For many years, on behalf of his oppressed people, he led the movement against apartheid (separate development) in South Africa. For that he was sentenced to hard labour in prison for 27 years. In his autobiography Long Walk to Freedom, he writes about the officers who guarded him and his fellow-prisoners. He insists that hostility towards them was self-defeating, and that everyone, including our enemies, can change.

    On the day that he was to be released from prison, February 11th, 1990, the crowd waiting outside, and millions more watching on television, became anxious when Mandela failed to walk out at the expected time. Would he, they wondered, get out after all? But after a long delay he did walk free. The reason for the delay was that he was saying an emotional goodbye and thank-you to all his prison guards. In his freedom speech that night, Mandela reminded the world that we can all imprison ourselves behind the bars of prejudice and narrow-mindedness.

    All of us tend to carry inside us a certain amount of anger. From our earliest years we’ve been told that anger is a sin, in fact, one of the seven deadly sins. So what do we do about it? Probably we either deny it or suppress it. In itself, anger is just a feeling, neither good nor bad. If we love and value ourselves, we will naturally feel angry if and when we are treated badly. This is normal and even healthy. If we simply deny or repress our anger this can be very dangerous. It can result in self-hatred, depression, and even bodily ailments like asthma, ulcers, and heart conditions. On the other hand, when anger is released in a constructive and wholesome way it can bring healing and relief.

    When Jesus says: ‘Do not get angry with a brother or sister,’ he is not condemning anger in itself. After all he himself got angry when he drove the traders from the temple. There are times when we too should be angry, angry about unjust situations. Nevertheless our anger about injustice should not give rise to a lessening of love, let alone a build-up of hate.

    Anger becomes dangerous when it turns into hostility. It’s hostility rather than anger as such that is the really deadly sin. Hostility causes us to act out our anger. It leads to deep resentments, negative attitudes, nastiness, insults, sarcasm, hitting out, and so on, at the object of our anger.If we find ourselves often getting angry, we should look at the cause of our anger. The cause may well be within ourselves. We may be too sensitive, too impatient, too impetuous, or too full of hurt and resentment.

    But the cause of our anger may, in fact, be coming from the anger of others. Some people are so full of anger that it makes them hard to live with, work with, or even be with. Think of ‘Doc Martin’ in the TV series! Instead of owning and managing their anger, they are powder kegs, ready to explode on others. If the reason we feel angry lies with another person, we need to look at our relationship with that person and how, if possible, it might be improved.

    What is making us feel angry, however, may be some unjust situation, e.g. cruel and inhumane treatment of asylum seeksers, or abuse of innocent children. If so, we should do whatever we can to put that situation right. If anger can spur us to help make right what is wrong, then anger can be good, positive and productive.

    Just the same, anger remains something dangerous. A Jewish saying has it: ‘Anger in the heart is like a worm in a plant.’ If our mind and heart are filled with anger and resentment, there is no peace, no sleep, no rest, no appetite, no smile, no laughter, and no joy. It may ruin our health, our friendships, and just about everything we value.

    We cannot avoid getting angry, but we can avoid acting out our anger with rage. So Jesus tells us to seek to be reconciled - with ourselves, with others, and with God. A little example! Before going to work one morning a man had a row with his wife. In the middle of the morning it was still bothering him. So he rang his wife and apologised for his part in the row. Later he said to a friend: ‘I didn’t want her to carry that around all day.’ His apology didn’t do him any harm either! 

    Fr Brian Gleeson

    SLOW TO ANGER | Vineyard Worship

    https://www.youtube.com/watch?v=ujTCNLWUQhM

     

    hat.jpg

     

    God's Word About Our Anger and a Prayer For Calming:

    https://www.youtube.com/watch?v=icOrswLZMS    

     

    Chúa Giầu Lòng Xót Thương - Trình bày: Ca Sĩ Lý Mai Trang:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=qw0mpY-0wBs

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - SƯ HUYNH BRENDAN

  •  
    Mo Nguyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:Nguyen Dinh
     
    Feb 15 at 5:26 AM
     
     

    SIXTH SUNDAY IN ORDINARY TIME / A – 16 FEBRUARY 2020

                                     REFLECTIONS ON THE GOSPEL

          

    hinh.jpg

                  

              PLANTING THE LAW IN THE HEART

                                                   (Mt 5: 17-37)

    In today’s Gospel Jesus reinterprets the Law of Moses in a way that, without sweeping aside the values the law sought to protect, prioritises values such as justice, mercy, and faith in human relationships (cf. Matt 23:23).

    Over against the law’s stark prohibitions (‘You shall not…’) his pronouncements seek to go beyond mere external restraint to plant the value enshrined in the prohibition deep within the human heart.

    So over against ‘You shall not kill …,’ Jesus addresses the anger in the heart that might lead someone to kill. Deal with that and the prohibition simply doesn’t arise.

    Likewise in the matter of adultery, to a man’s fundamental attitude to a woman. Is she an object for sexual exploitation (lust) or a fellow human being demanding equality and respect? Get the attitude right and all else will fail into place.

    Where the old dispensation looked at divorce entirely from the male perspective and set in place what is basically a “harm minimisation” process, Jesus’ exclusion of it stems from a holistic view of marriage as a lifelong union of equals in mutual fidelity and companionship.

    Likewise, such trust and faithfulness should prevail in the community of the Kingdom that, to have their word taken seriously, its members should not have to have recourse to oaths – fraught, as such assertions are, with the danger of taking God’s holy name in vain.

    Looking back, what draws all these pronouncements of Jesus together is an essentially relational sense of human life, flourishing where respect, faithfulness, and consideration of the other prevail.

    Brendan Byrne, SJ

    Psalm 51 Give Me a New Heart:

    https://www.youtube.com/watch?v=GWUdW97NbFM

     

    hat.jpg

    Anger: Loving God from the Inside Out:

    https://www.youtube.com/watch?v=04SBW6LxX6w

     

    Dealing with Anger God's Way:

    https://www.youtube.com/watch?v=oVpOMo-GAbg

     

    TRÁI TIM MỚI - Mp4. Phong Sương:

    https://www.youtube.com/watch?v=yjcpsVW3AhI

     

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN5TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen - Feb 14 at 1:38 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    14/02/20 THỨ SÁU TUẦN 5 TN
    Th. Xy-ri-lô, đan sĩ  và Mê-tô-đi-ô, giám mục
    Mc 7,31-37

    ÉP-PHA-TA! HÃY MỞ RA!

    Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha”, nghĩa là: hãy mở ra! Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. (Mc 7,34-35)

    Suy niệmTrong truyện ngắn Máu Cá (tức máu lạnh), nhà văn Nguyễn Minh Châu kể chuyện một bà mẹ trẻ mất con ở ga Hàng Cỏ, kêu la thảm thiết, nhưng chẳng ai đoái hoài. Nhà văn xin một nhân viên trực rao trên loa, người này cũng chẳng nói chẳng rằng. Cả ngàn người trên ga Hàng Cỏ như điếc, như câm trước nỗi khổ của người mẹ mất trí vì mất con! Đức Giê-su không dửng dưng trước đau khổ của con người; Ngài đã chữa lành cho người câm điếc. Lời tán dương của đám đông gợi nhớ lại lời kết luận của sách Sáng Thế về công trình sáng tạo (1,31). Đức Giê-su đến để phục hồi sự tốt đẹp của công cuộc sáng tạo: một thế giới trong đó mọi người tin nhận và sống tư thế con thảo của Cha trên trời, nhìn vào mặt người khác và nhận ra họ là anh em, chị em của mình.

    Mời Bạn: Bệnh điếc và câm tinh thần khiến bạn mất khả năng sống mối tương quan với Chúa và người khác trong Nước Trời của Đức Giê-su. Hãy xin Chúa nói “Ép-pha-ta” để bạn biết lắng nghe tiếng Chúa và tiếng của người lân cận, cũng như biết mở miệng loan báo Tin Mừng và nói những điều tốt đẹp, đem lại niềm vui cho người khác.

    Sống Lời Chúa: Tôi sẽ tập sự hoán cải: đổi mới cái nhìn về cuộc đời, thế giới, người chung quanh, để hợp với tư cách công dân một Nước Trời công lý, hòa bình, và yêu thương của Đức Giê-su.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin mở tai con, để con biết lắng nghe Lời Chúa. Xin mở miệng con, để con mạnh dạn loan báo Tin Mừng. Xin mở mắt con, để con nhận ra Chúa nơi người anh em.

     GPCANTHO
     

 

Subcategories