3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN7TN-A

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi

    Feb 20 at 8:26 PM
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

    ----oooOooo----

     

    CHÚA NHẬT VII THƯƠNG NIÊN NĂM A (23/02/2020)

     

    ”YÊU KẺ THÙ”: LUẬT BẤT KHẢ THI?

     

    "Thầy bảo các con:

    Các con hãy yêu thương thù địch các con,

    hãy làm lành cho những kẻ ghét các con,

    và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống các con,

    để các con nên con cái Cha các con ở trên trời,

    là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ,

    và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương”

     

    I. DẨN VÀO TIỆC LỜI CHÚA

    Diễn từ của Đức Giê-su về Luật Cũ Luật Mới không dừng ở tội giết người, ngọai tình, ly dị và thề gian mà còn mở rộng đến Luật Yêu Thương Kẻ Thù là tột đỉnh của Luật Mới: ”Các con hãy yêu thương thù địch các con, hãy làm lành cho những kẻ ghét các con, và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống các con, để các con nên con cái Cha các con ở trên trời, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương”

    Chúng ta hãy dành thời gian và tâm trì để suy gẫm về giáo huấn của Đức Giê-su và tìm cách thực thi giao huấn ấy trong đời sống thường ngày. Phải chăng giáo huấn ấy là luật “bất khả thi”? Vì sao và làm thế nào để chúng ta yêu được kẻ thù?

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 5,38-48: Khi ấy, Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đã nghe bảo: 'Mắt đền mắt, răng đền răng'. Còn Thầy, Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa. Và ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo choàng nữa. Và ai bắt con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm. Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ.

    "Các con cũng đã nghe dạy rằng: 'Hãy yêu thương tha nhân, và ghét thù địch'. Còn Thầy, Thầy bảo các con: Các con hãy yêu thương thù địch các con, hãy làm lành cho những kẻ ghét các con, và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống các con, để các con nên con cái Cha các con ở trên trời, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương. Vì nếu các con yêu thương những kẻ yêu thương các con, thì còn có công gì? Nào những người thu thuế không làm như vậy ư? Và nếu các con chỉ chào hỏi anh em các con mà thôi, thì các con có làm gì hơn? Nào dân ngoại không làm như vậy sao? Vậy các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành."

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 5,17-37:  

    3.1 Đức Giê-su so sánh Luật Cũ với Luật Mới :

    - Luật cũ: “Mắt đến mắt, răng đền răng” tức người ta làm gì cho tôi thì tôi cũng làm điều tương tự cho người ấy, thậm chí người ta làm một thì  tôi làm năm làm mười cho kẻ làm hại tôi.

    - Luật mới: “Các con hãy yêu thương thù địch các con, hãy làm lành cho những kẻ ghét các con, và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống các con..”

    3.2 Lý do: yêu kẻ thù để nên con cái Thiên Chúa: ”.... để các con nên con cái Cha các con ở trên trời, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương.”

    3.3 Đức Giê-su và các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã thực thi luật yêu thương kẻ thù một cách tuyệt vời: Đức Giê-su không chì ban giới răn yêu kẻ thù mà chính Người đã thực thi giới răn ấy một cách tuyệt hảo. Theo gương Ngài các Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng đã thể hiện lòng yêu thương tha thứ đối với các lý hình và cai ngục. Luật yêu kẻ thù là luật khả thi.

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 5,17-37:

    4.1 Các Ki-tô hữu học cùng Thầy Giê-su mà sống: Nều chúng ta nhận Chúa Giê-su làm Thầy thì chúng ta phải học cùng Người mà sống. Thầy Giê-su là Con Một Thiên Chúa nên Thầy Giệ-su biết Thiên Chúa muốn gì và Thầy Giê-su  sống như Thiên Chúa. Thầy Giê-su đã yêu thương, tha thứ và cầu nguyện cho những kẻ giết hại Thầy. Muốn trở thành con cái Thiên Chúa, các Ki-tô hữu phải tập sống như Thầy Giê-su đã sống.

    4.2 Các Kitô hữu tập yêu thương kẻ thù:  Muốn yêu thương kẻ thù, làm phúc cho kẻ làm hại mình thì các Ki-tô hũu phải rèn luyện và thực tập mỗi ngày. Trước hết bằng lời cầu nguyện cho kẻ thù. Kế đến bằng cách tha thứ cho những người xúc phạm mình. Sau cùng là làm điều tốt lành cho những kẻ gây hại cho mình (lấy ơn báo oán).

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 5,17-37:

    KHAI MỞ:  

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ Cha vì Cha đã ban cho chúng con một Vị Thầy Vĩ Đại là chính Con Một Cha. Chúng con cảm tạ Cha và xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con.  

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.-«Đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho mọi người trong thế giới này biệt sống bao dung rộng lượng với tha nhân vì tất cả mọi ngưởi đều là con cái Thiên Chúa và là anh chị em của nhau.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.-«Các con hãy yêu thương thù địch các con, hãy làm lành cho những kẻ ghét các con, và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống các con, để các con nên con cái Cha các con ở trên trời, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và cho các Tu Sĩ Nam Nữ để các thành phần ấy của Dân Chúa sống yêu thương, tha thứ với mọi người.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.-«Nếu các con yêu thương những kẻ yêu thương các con, thì còn có công gì? Nào những người thu thuế không làm như vậy ư?»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác để mọi người sống yêu thương và thứ tha với những người xung quanh.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Vậy các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả mọi người xung quanh chúng con biết nỗ lực sống trọn lành thánh thiện.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban cho chúng con một Vị Thày Vĩ Đại là chính Chúa Giê-su Con Cha. Ngài đã dậy chứng con Giới Răn Yêu Thương và đã sống yêu thương tha thứ với những kẻ ghét và giết Ngài.

    Chúng con xin Cha giúp chúng con hiều và sống Luật Yêu Thương Kẻ Thù mà chúng con đã nhận được từ Con Cha. 

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

    Sài-gòn ngày 21 tháng 02 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "SLCHN".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/slchn/CAMfwAgq0fj2r5q2Lb6asBJ4BB7oi5hzJZnRzGX3v9qQOMQgLqw%40mail.gmail.com.
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN6TN-A

 

  •  
    Tinh Cao
    Feb 20 at 2:58 PM
     
     

    Thứ Sáu CN6TN-A

     

    THAM DỰ BỮA TIỆC Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) Gc 2, 14-24. 26

    "Cũng như xác không hồn là xác chết, thì đây đức tin không việc làm là đức tin chết".

    Trích sách của Thánh Giacôbê Tông đồ.

    Anh em thân mến, nếu có ai nói mình có đức tin, mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích gì? Ðức tin như thế có thể cứu được nó ư? Nếu có anh chị em nào không cơm ăn áo mặc, mà có kẻ trong anh em lại bảo họ rằng: "Chúc anh chị em đi bình an, và ăn no mặc ấm", mà anh em lại không cho họ những gì cần dùng cho thân xác, thì nào có ích gì? Về đức tin cũng vậy, nếu không có việc làm, là đức tin chết tận gốc rễ.

    Nhưng có người sẽ nói: "Anh, anh có đức tin; còn tôi, tôi có việc làm". Anh hãy tỏ cho tôi thấy đức tin không việc làm của anh, và tôi sẽ lấy việc làm mà chỉ cho anh thấy đức tin của tôi. Anh tin Thiên Chúa là Ðấng duy nhất ư? Như thế là đúng. Ma quỷ cũng tin như thế và chúng run sợ. Hỡi người khờ dại, anh có muốn biết rằng đức tin không việc làm là đức tin chết không? Abraham, tổ phụ chúng ta, đã chẳng nhờ việc làm mà được công chính hoá khi hiến dâng con mình là Isaac trên bàn thờ đó sao? Anh có thấy rằng: đức tin hợp tác với việc làm, và nhờ việc làm mà đức tin được hoàn hảo đó không? Như vậy đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: "Abraham đã tin vào Thiên Chúa và việc ấy được kể là điều công chính cho người, và người đã được gọi là bạn thiết nghĩa của Thiên Chúa".

    Do đó anh em có thấy rằng: người ta nhờ việc làm mà được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi không? Quả vậy, cũng như xác không hồn là xác chết, thì đức tin không việc làm là đức tin chết.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 111, 1-2. 3-4. 5-6

    Ðáp: Phúc đức thay người ham mộ luật pháp của Chúa (c. 1b).

    Xướng: 1) Phúc đức thay người tôn sợ Chúa, người hết lòng ham mộ luật pháp của Ngài. Con cháu người sẽ hùng cường trong Ðất Nước: thiên hạ sẽ chúc phúc cho dòng dõi hiền nhân. - Ðáp.

    2) Trong nhà người có tài sản phú quý, và lòng quảng đại người còn mãi muôn đời. Trong u tối người xuất hiện như ánh sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ bi và công chính. - Ðáp.

    3) Phúc đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lý tài sản mình theo đức công bình. Cho tới đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn đời. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 118, 27

    Alleluia, alleluia! - Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh Chúa, và con suy gẫm các điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 8, 34-39

    "Ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm thì sẽ cứu được mạng sống mình".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, Chúa Giêsu tập họp dân chúng cùng các môn đệ lại, và phán: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình. Vì chưng được lời lãi cả thế gian mà mất mạng sống mình, thì nào được ích gì? Và người ta lấy gì mà đánh đổi mạng sống mình? Ai hổ thẹn vì Ta và vì lời Ta trong thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn từ khước nó, khi Người đến trong vinh quang của Cha Người cùng với các thần thánh".

    Và Ngài nói với họ: "Quả thật, Ta bảo các ngươi: trong số những kẻ có mặt đây, có người sẽ không phải nếm cái chết, trước khi thấy Nước Thiên Chúa đến trong quyền năng".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Image result for Mk 8, 34-39

     

     

    TÔI ĂN-NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA

     

     

    Bóng thánh giá đã xuất hiện ngay từ ban đầu trong vườn địa đường, ngay trước cả nguyên tội!

     

    Bài Phúc Âm của Thánh ký Marco cho Thứ Sáu tuần VI Thường Niên hôm nay thuật lại lời Chúa Giêsu khẳng định với "dân chúng cùng các môn đệ" của Người về điệu kiện ắt có và đủ, bất khả thiếu và bất khả phân ly để nhờ đó họ có thể xứng đáng làm môn đệ của Người và theo Người cho tới cùng, bằng không chắc chắn họ sẽ đứt gánh giữa đường một cách nào đó và vào một lúc nào đó. Điều kiện tối căn bản và cần thiết đó là: "Ai muốn theo Tôi thì hãy từ bỏ chính bản mình đi và vác thập giá của mình mà theo Tôi".

     

    Thật ra chính bản thân của con người chẳng những không có gì là xấu đến độ phải bỏ đi, trái lại, mà còn là một yếu tố bất khả thiếu để làm nên con người, để là một con người. Bởi vì, bản thân đó chính là cái tôi của từng cá thể con người, một bản ngã đặc thù duy nhất trên trần gian này, hoàn toàn khác với bất kỳ một ai được sinh ra trên đời này, từ tạo thiên lập địa cho tới tận thế. Và chính cái tôi đặc thù ấy, cái bản ngã duy nhất ấy trên trần gian được coi là căn tính của từng cá thể con người ấy mà họ mới là hình ảnh Thiên Chúa là vị Thiên Chúa duy nhất.

     

    Nếu con người không có bản ngã, không có cái tôi thì cũng chẳng khác gì loài vật, một tập thể bao gồm cả đống hay cả đoàn sinh vật hổ lốn, nhìn con nào cũng như nhau, và con người hổ lốn như con vật như thế sẽ chẳng có trách nhiệm gì về việc mình làm, và việc họ làm sẽ chẳng có giá trị nhân bản... Vậy thì tại sao Chúa Giêsu lại bảo những ai muốn theo Người cần phải "bỏ chính bản thân mình" đi như thế?

     

    Xin thưa, là vì bản thân của chung con người và của từng bản vị con người chẳng những được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa duy nhất mà còn được dựng nên tương tự như Ngài nữa (xem Khởi Nguyên 1:26,27), nghĩa là bản thân của con người chẳng những là một cá thể duy nhất mà còn là một cá thể có khả năng hiệp thông nữa mới hoàn toàn trọn vẹn đạt đến tầm vóc làm người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, Đấng là Thiên Chúa chân thật duy nhất nhưng cũng là Vị Thiên Chúa hiệp thông thần linh 3 Ngôi.

     

    Thế nhưng, thực tế cho thấy, ngay từ ban đầu, thậm chí ngay trước cả nguyên tội, loài người, ở một nghĩa nào đó, đã theo chiều hướng nội, nghĩa là chỉ biết đến cái duy nhất vị kỷ của mình (hướng nội cũng là hướng hạ, hướng băng hoại) hơn là mối hiệp thông yêu thương (hướng ngoại cũng là hướng thượng, hướng thăng hóa). Đó là lý do ngay từ ban đầu, vì hướng nội và hướng hạ như thế mà con người, nơi hai nguyên tổ của mình, đã thực sự bị mất đi sự sống thần linh chân thật, nơi việc bất tuân phục ý muốn toàn thiện vô cùng khôn ngoan đầy yêu thương của Thiên Chúa Hóa Công.

     

    Phải "bỏ chính bản thân mình đi" là ở chỗ đó, ở chỗ bỏ ý riêng của mình để tuân theo ý muốn của Thiên Chúa, ngay trước cả nguyên tội. Sau nguyên tội lại càng phải "bỏ chính bản thân mình đi" hơn nữa, bởi cái bản thân của con người ấy đã trở thành xấu xa và mù tối gây ra bởi nguyên tội, đầy những đam mê nhục dục và tính mê nết xấu là hậu quả của nguyên tội và làm mầm mống tội lỗi, càng bất xứng với Thiên Chúa, và càng không thể nào hiệp thông thần linh như Chúa muốn và với Thiên Chúa vô cùng toàn thiện và toàn ái.

     

    Như thế, nếu "bỏ chính bản thân mình đi" ở chỗ theo Thánh ý tối cao của Thiên Chúa toàn thiện hơn là ý riêng của mình chỉ là một tạo vật hèn hạ bất toàn thì không phải là một việc tự diệt hơn là hoán cải, mà thành quả là được thăng hóa, là "nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành" (Mathêu 5:48), là "vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Gioan 5:24), là "đi từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng" (1Phêrô 2:9).

     

    Tuy nhiên, theo bản tính tự nhiên, ý riêng của con người hầu như bao giờ cũng khác với Ý Chúa thậm chí còn phản lại Ý Chúa nữa, bởi thế, làm theo Ý Chúa hơn là ý riêng của mình bao giờ cũng tạo nên những cây thập tự giá, về hình thức là hai cây gỗ dọc ngang, cây dọc ám chỉ ý muốn của Thiên Chúa và cây ngang tiêu biểu cho ý muốn của con người. Như thế chúng ta thấy ở ngay trong vườn địa đường và ngay từ ban đầu, ngay trước cả nguyên tội, đã xuất hiện bóng thánh giá, ở chỗ: lệnh cấm của Thiên Chúa và ý con người không muốn tuân theo lệnh của Ngài.

     

    Và đó là lý do để "bỏ chính bản thân mình đi" cũng chính là "vác thập giá của mình" vậy. Đến đây chúng ta mới thấy được cái chí lý của lời Chúa Giêsu kêu gọi những ai muốn theo Người, muốn làm môn đệ của Người cần phải vừa "bỏ chính bản mình" vừa phải "vác thập giá của mình" nữa: "Ai muốn theo Tôi thì hãy từ bỏ chính bản mình đi và vác thập giá của mình mà theo Tôi".

     

    Chính vì "bỏ chính bản thân mình đi" ở chỗ theo Thánh ý tối cao của Thiên Chúa toàn thiện hơn là ý riêng của mình chỉ là một tạo vật hèn hạ bất toàn mà việc "bỏ chính bản thân mình đi" này mới mang lại thành quả là sự sống: "ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình", thoát được cái hậu quả chết chóc và tự diệt, đúng như những gì Chúa Giêsu cảnh báo trong chính lời Người mời gọi theo Người ở bài Phúc Âm hôm nay: "ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất".

     

    "Bỏ mình"  "vác thập giá" mà theo Chúa Kitô chỉ là hành động chứng tỏ đức tin bề trong mà thôi. Chính vì thế mà Thánh Giacôbê trong Bài Đọc 1 hôm nay đã khẳng định rằng: "Nếu ai nói mình có đức tin mà không hành động theo đức tin thì nào có ích gì? Ðức tin như thế có thể cứu được nó ư?... Đức tin không có việc làm là đức tin chết tận gốc rễ...  Như xác không hồn là xác chết thế nào thì đức tin không việc làm là đức tin chết như vậy".

     

    Những con người sống đức tin là những con người được chúc phúc và được Thánh Vịnh 111 ca ngợi là "phúc đức" như trong Bài Đáp Ca hôm nay:

    1) Phúc đức thay người tôn sợ Chúa, người hết lòng ham mộ luật pháp của Ngài. Con cháu người sẽ hùng cường trong Ðất Nước: thiên hạ sẽ chúc phúc cho dòng dõi hiền nhân.

    2) Trong nhà người có tài sản phú quý, và lòng quảng đại người còn mãi muôn đời. Trong u tối người xuất hiện như ánh sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ bi và công chính. 

    3) Phúc đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lý tài sản mình theo đức công bình. Cho tới đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn đời.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên  

     

    TN.VI-6.mp3  

     Xin mời nghe thêm về Thánh Phêrô Đamianô ở cái link sau đây: 

     LeThanhPheroDamiano.mp3  

    Ngày 21/2 là lễ nhớ Thánh Giám Mục Tiến Sĩ Phêrô Đamianô,
    xin xem bài Giáo Lý của ĐTC Biển Đức XVI về vị thánh này ở cái link sau đây:

    9/9/2009 bài 88 - Thánh Phêrô Đamianô
     
    image.png
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN6TN-A

  •  
    Hong Nguyen
    Feb 19 at 3:04 PM
     
     


     


    THỨ NĂM TUẦN VI THƯỜNG NIÊN A

    THẦN TƯỢNG CỦA TA LÀ AI?


                                                             BẠN VÀ TÔI THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

    Tin Mừng Mc 8: 27-33

      
      Cuộc sống chúng ta, nhất là giới trẻ, ngày hôm nay giới trẻ chạy theo một nền trào lưu, một nền văn hóa đó là văn hóa thần tượng.

                Người thích đá banh thì chọn cho mình người nào mà mình thích làm thần tượng cho mình, người thích ca nhạc thì cũng sẽ tìm cho mình một ca sĩ để làm thần tượng, người thích xem phim thì sẽ chọn cho mình một diễn viên điện ảnh nào đó hot để làm thần tượng. Điều này, xem ra thì cũng có lý đó nhưng rồi những ngôi sao ca nhạc, ngôi sao đá banh, ngôi sao điện ảnh đến một lúc nào đó cũng sẽ chìm vào quên lãng để nhường ngôi cho người khác. Thế rồi những thần tượng mà xưa kia người ta tôn lên sẽ chợt tắt, và cứ như thế mãi, thần tượng cứ mãi vần xoay vì lẽ chẳng ai có thể tồn tại mãi trong cõi đời này.

                Tất cả những ngôi sao mà người ta chọn đó vẫn chỉ là con người để rồi không thể tồn tại mãi, không bền vững như người ta tưởng.

                Thần tượng, vẫn là sự tự do lựa chọn của mỗi người, chẳng ai có quyền ép người khác chọn cho mình thần tượng.

                Ngày hôm nay, trong câu chuyện của thầy Giêsu với các môn đệ chúng ta cũng nghe Chúa Giêsu chất vấn các môn đệ của mình về Thầy: “Người ta nói Thầy là ai?”. Các môn đệ đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó”. Và, Chúa Giêsu hỏi các môn đệ thì Phêrô trả lời ngay: “Thầy là Đấng Kitô”.

                Thế đấy! Đi theo Thầy, ở chung với Thầy, sống chung với Thầy nhưng người ta không nhận ra để rồi định nghĩa không đúng hay không dám định nghĩa hay không dám nói về Thầy của mình. Thật là chán! Chỉ có mình Phêrô can đảm nói về Chúa Giêsu.

                Sau đó, Chúa bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại.

                Nghe những lời đó xong thì ông Phêrô liền kéo riêng Chúa ra và bắt đầu trách Chúa thế nhưng Chúa lại trách ngược lại Phêrô: “Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”.

                Ngày hôm nay, nếu có mặt ở đây, Chúa Giêsu cũng sẽ hỏi chúng ta rằng người ta bảo Chúa là ai và ta, ta sẽ trả lời với Chúa rằng Chúa là ai trong cuộc đời chúng ta. Ngày hôm nay, cũng có nhiều người tuyên tín vào Chúa Giêsu nhưng chỉ tuyên tín ngoài môi ngoài miệng. Rõ ràng tin là hành động chứ không chỉ dừng lại ở lời tuyên tín.

                Với khả năng hạn hẹp cũng như yếu đuối của mình, con người thường dừng lại ở lời tuyên tín hay chỉ ở trên môi miệng. Khoảng cách từ miệng đến bàn tay quả là xa. Nói yêu Chúa, tin Chúa thì dễ nhưng thực hành lời yêu thương không phải là chuyện giản đơn.

                Những lời yêu thương, những lời trao nhau niềm tin chúng ta vẫn thường nghe hàng ngày, hàng giờ và thậm chí ngay bản thân chúng ta vẫn nói lời tin yêu đó nhưng lời nói đó thực hiện được như thế nào hay nó chỉ ở bờ môi chót lưỡi mà thôi. Điều nghịch lý là ai trong chúng ta cũng mong những lời nói thành hiện thực nhưng chúng ta lại không thực hiện.

                Và với con người bất nhất đó, chúng ta cứ mãi tôn thờ và chạy theo thần tượng nào khác như thần tượng ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên để lấp vào thần tượng căn cốt trong đời chúng ta. Tệ hơn những thần tượng nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên… chúng ta chạy theo thần tượng là tiền, là danh, là vọng. Mà, thật sự chẳng cần phải nói nhiều ai ai trong chúng ta cũng biết những thần tượng đó chỉ là phù vân, bạc bẽo, mau qua chóng tàn…

                Cứ nhìn kỹ lại, tất cả những thần tượng vật chất, con người ấy thật mau qua chóng tàn vô cùng. Mỗi người chúng ta, ngày mỗi ngày lại già thêm một tuổi, lại cứ phải gần đất xa trời thêm một tí và thử nhìn lại xem, tất cả chẳng là gì cả. Phù vân và tất cả cũng chỉ là phù vân thôi.

                Xin cho chúng ta học nơi tấm gương của Thánh Phêrô là tuyên tín Thầy mình cũng như đã sống niềm tin ấy trọn vẹn. Vẫn mang trong mình phận người yếu đuối, Phêrô không chỉ dừng lại ở chỗ kéo Thầy mình không cho Thầy đi lên Giêrusalem chịu khổ nạn mà còn chối phăng Thầy mình. Thế nhưng đàng sau những vấp ngã của con người ấy Phêrô chợt giật mình tỉnh giấc để sống trọn vẹn niềm tin của mình.

                Xin Chúa thêm ơn cho chúng ta, qua lời chuyển cầu của Thánh Phêrô để chúng ta không chỉ tuyên tín nhưng còn sống lời tuyên tín về Thầy Chí Thánh trong cuộc đời của mình.



     Huệ Minh

    Kính chuyển:
    Hồng
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN6TN-A

  •  
    Hong Nguyen
    Feb 20 at 10:19 AM
     
     


    NGÀY 21- 02-2020 

    THỨ SÁU SAU CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN


                 CÙNG THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

    Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mac-cô (Mc 8:34- 9:1)
     

    34 Rồi Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.35 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.36 Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì?37 Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình?38 Giữa thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người." 9, 1 Đức Giê-su còn nói với họ: "Tôi bảo thật các người: trong số những người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết, trước khi thấy Triều Đại Thiên Chúa đến, đầy uy lực."


    SỐNG VÀ CHIA SẺ

    Lẽ thường, để thu hút người khác đến với mình hay tham gia vào tổ chức của mình, người ta đưa ra những lời chào mời hấp dẫn và lôi cuốn. Thế nhưng, cách mà Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hoàn toàn trái hẳn với thế gian: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Rõ ràng, Người đã không mê hoặc chúng ta bằng những lợi lộc hay giá trị tạm bợ, chóng qua. 
     
    Điều mà chúng ta cần minh định là: Thiên Chúa không vui thích với những đau khổ, khốn khó của con người. Nhưng Chúa Giêsu đã dùng chính con đường đau khổ, con đường thập giá để tiêu diệt mọi khổ đau và nhất là sự chết, nhằm đưa con người tiến tới sự sống vĩnh cửu trong bình an, hạnh phúc. Đó chính là tin vui, là niềm hy vọng cho tất cả chúng ta.
     
    Suy gẫm Lời Chúa hôm nay giúp khơi gợi trong mỗi người TÍN HỮU những điều hữu ích cho đời sống đức tin của mình:
     
    - Mọi hy sinh, khó khăn, gian khổ mà tất cả chúng ta, cách này hay các khác, gặp phải trong cuộc đời này đều có giá trị của nó. Điều quan trọng là chúng ta có vững lòng tin tưởng và phó thác để trung thành bước theo Chúa hay không?
     
    - Ý thức sự lôi cuốn của những đam mê: danh – lợi – thú và những dính bén vào của thế gian, những sự phù vân dễ làm chúng ta xa Chúa và đánh mất chính căn tính của mình. “Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì?”.
     
    Lạy Chúa Giêsu nhân lành, nhiều lần trong cuộc sống, vì mãi chạy theo những lôi cuốn, quyến rũ của cuộc sống trần thế này mà chúng con đã lạc xa con đường Chúa mời gọi để đưa chúng con đến hưởng sự sống đời đời. NHỜ THÁNH THẦN gia tăng lòng tin, cậy, mến để chúng con biết can đảm từ bỏ những gì bất xứng, cản trở chúng con bước theo Chúa trên đường về Quê Trời. Amen.


    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Kính chuyển:
    Hồng
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN6TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Feb 17 at 10:59 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Phó thác cho tình yêu Thiên Chúa.

    18/02 – Thứ Ba tuần 6 thường niên.

    "Các con hãy ý tứ giữ mình khỏi men biệt phái và men Hêrôđê".

     

       CÙNG THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

     

    Lời Chúa: Mc 8, 14-21

    Khi ấy, các môn đệ quên mang bánh và chỉ còn một chiếc bánh trong thuyền. Và Chúa Giêsu dặn bảo các ông rằng: "Các con hãy coi chừng và giữ mình cho khỏi men biệt phái và men Hêrôđê". Các môn đệ nghĩ ngợi và nói với nhau rằng: "Tại mình không có bánh".

    Chúa Giêsu biết ý liền bảo rằng: "Sao các con lại nghĩ tại các con không có bánh? Các con chưa hiểu, chưa biết ư? Sao các con tối dạ như thế, có mắt mà không xem, có tai mà không nghe? Khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, các con đã thu được bao nhiêu thúng đầy miếng bánh dư, các con không nhớ sao?" Các ông thưa: "Mười hai thúng". - "Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, các con đã thu được bao nhiêu thúng đầy miếng bánh dư?" Họ thưa: "Bảy thúng".

    Bấy giờ Người bảo các ông: "Vậy mà các con vẫn chưa hiểu sao?".

     

    * Đọc GIỜ KINH PHỤNG VỤ  link CGKPV

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    Suy Niệm 1: Anh em không nhớ sao?

    Suy niệm :

    Ít khi Đức Giêsu giận các môn đệ đến thế.

    Ngài đặt cho họ dồn dập bảy câu hỏi liên tiếp (cc. 17-21),

    và Ngài chỉ cho họ hai cơ hội trả lời (cc. 19, 20).

    Câu chuyện xảy ra khi Thầy trò đang ở trên thuyền đi qua bờ bên kia.

    Các môn đệ quên đem bánh theo,

    hay đúng ra trên thuyền chỉ có một chiếc bánh (c. 14).

    Hẳn các ông đã cảm thấy lo âu, bất an,

    vì lỡ ra cuộc hành trình kéo dài,

    một chiếc bánh làm sao đủ ăn cho cả nhóm?

    Chính vì thế họ mới bàn tán với nhau về chuyện thiếu sót này (c. 16).

    Chẳng rõ cuộc bàn cãi giữa họ có lớn tiếng không,

    nhưng chắc chắn Thầy Giêsu đã biết được (c. 17).

    “Tại sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh?” (c. 17).

    Tại sao anh em lại có vẻ lo sợ, không yên?

    Thầy Giêsu rõ ràng không chấp nhận thái độ bất an đó.

    “Anh em chưa hiểu, chưa thấu sao?

    Anh em có trái tim cứng cỏi như thế sao?” (c. 17; Mc 6, 52).

    Đối với người Do Thái, trái tim là nơi phát sinh mọi suy nghĩ và hiểu biết.

    Một trái tim cứng cỏi ắt không còn khả năng thấu hiểu.

    Khi đường vào trái tim bị nghẽn, mọi lối vào qua giác quan cũng bế tắc:

    “Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe sao ?” (c. 18).

    Người có trái tim cứng cỏi thì trở nên mù lòa và điếc lác.

    Để các môn đệ thấy rằng nỗi lo âu của họ là vô lý,

    Thầy Giêsu đã gợi cho các ông nhớ lại hai lần Ngài làm bánh hóa nhiều.

    “Anh em không nhớ sao?” (c. 18).

    Với năm chiếc bánh Thầy bẻ cho năm ngàn người ăn,

    anh em còn thu về được mười hai thúng bánh vụn (c. 19; Mc 6, 31-44).

    Với bảy chiếc bánh Thầy bẻ cho bốn ngàn người ăn,

    anh em còn thu được bảy giỏ đầy (c. 20; Mc 8, 1-9).

    Thầy có thể nuôi được số đông người như thế một cách dư dật,

    vậy mà anh em còn lo vì thấy cả nhóm chỉ có một chiếc bánh khi qua hồ.

    Câu hỏi cuối cùng của Thầy: “Anh em vẫn chưa hiểu sao?”

    Con người là con vật hay lo, quay quắt vì lo.

    Có khi lo vì dễ quên những gì Chúa đã làm cho đời mình.

    Nếu ta dành giờ để suy nghĩ về những kỳ công Chúa làm trong quá khứ,

    ta sẽ được giải thoát khỏi những nỗi lo hiện tại chẳng đáng gì.

    Hãy để cho trái tim mình mềm lại, trí hiểu được thông suốt,

    mắt sáng lên và tai nhạy bén, trí nhớ minh bạch rõ ràng.

    Như thế là hãy để cho toàn bộ con người mình mở ra trước Thiên Chúa,

    tín thác vào sự quan phòng của Ngài khi ta băng qua biển đời.

    Hôm nay Đức Giêsu vẫn hỏi chúng ta: Anh em không nhớ sao?

    Nhớ là hành vi quan trọng trong đời sống thiêng liêng.

    Nhớ sẽ làm chúng ta bình an ra khơi với Thầy, dù chỉ có một chiếc bánh.

    Nhớ sẽ làm chúng ta dám chia sẻ số bánh nhỏ nhoi của mình cho đám đông.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Chúa Giêsu,

    xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ,

    nhờ đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói,

    dễ thấy Chúa hiện diện

    và hoạt động trong đời con.

    Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa,

    xin cho con đừng trở nên cứng cỏi,

    khép kín và nghi ngờ.

    Xin dạy con sự hiền hậu

    để con biết cảm thông và bao dung với tha nhân.

    Xin dạy con sự khiêm nhu

    để con dám buông đời con cho Chúa.

    Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm,

    vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài,

    hạnh phúc vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    Suy Niệm 2: Tín thác vào tình yêu của Chúa

    Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, Chúa Giêsu ngồi trên thuyền với các môn đệ để đi về hướng Betsaiđa; Ngài lợi dụng những giây phút rảnh rỗi để trắc nghiệm phản ứng của các ông về những phép lạ Ngài đã thực hiện, đặc biệt là phép lạ bánh và cá hóa ra nhiều.

    Khi cảnh giác các môn đệ phải tránh men của Biệt phái và men của Hêrôđê, Chúa Giêsu có ý ám chỉ đến sự mù quáng và những thành kiến của những nhóm người này. Chúa Giêsu đã dùng chữ "men" để nói đến tinh thần kiêu ngạo và thái độ mù quáng ấy. Thế nhưng, các môn đệ đã không hiểu được kiểu nói bóng bẩy ấy, đầu óc các ông còn đầy những bận tâm về vật chất.

    Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy ra khỏi những bận tâm vật chất ấy để hiểu được ý nghĩa các phép lạ và sứ điệp của Ngài. Ðó cũng chính là nội dung của chương trình huấn luyện mà Ngài đeo đuổi trong ba năm rao giảng của Ngài. Mãi đến lúc Ngài bị bắt và chịu treo trên Thập giá, xem chừng các môn đệ vẫn chưa hiểu được chiều sâu sứ điệp của Ngài. Mơ tưởng của những người dân chài này là được trở thành công hầu khanh tướng trong vương quốc trần gian mà họ nghĩ là Chúa Giêsu đã đến để thiết lập.

    Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ Ngài hãy vượt lên những bận tâm vật chất để đi vào chiều sâu sứ điệp của Ngài. Ðiều đó cũng có nghĩa là tin vào quyền năng của Ngài, hoàn toàn phó thác cho Ngài. Giữa những khó khăn thử thách của cuộc sống, con người dễ dàng chạy đến với Chúa: đó là thái độ rất chính đáng, bởi vì qua cử chỉ ấy, con người tuyên xưng niềm tin vào tình yêu thương của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Chúa Giêsu muốn chúng ta hãy có một thái độ vô vị lợi hơn, hoàn toàn tín thác vào tình yêu của Ngài. Một thái độ như thế sẽ cho chúng ta nhận ra tình yêu của Ngài, và cho chúng ta thốt lên như các vị thánh: "Tất cả đều là hồng ân của Chúa" bởi vì tình yêu của Ngài vượt trên mọi tính toán và chờ đợi của chúng ta.

    Xin Chúa cho chúng ta một niềm tin như thế, để trong mọi sự, chúng ta luôn biết dâng lời cảm tạ Chúa.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    Suy Niệm 3: Quên mang theo bánh

    Khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu thúng đầy mẩu bánh? Các ông đáp: “Thưa được mười hai.” “Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu giỏ đầy mẩu bánh?” Các ông nói: “Thưa được bảy.” (Mc. 8, 19-20)

    Khi thuyền đã ra tới gần giữa Biển Hồ, các môn đệ mới nhận thấy là chỉ có một cái bánh cho bữa ăn. Một cái bánh cho mười hai người mà phần lớn đều là những tay chài thì thật quá ít, chẳng bõ nhét kẽ răng cho mỗi người. Vì thế cuộc cãi vã nổi lên có lẽ để dò tìm cho biết ai là người đã gây nên cớ sự này, ai là người phụ trách lo lương thực cho nhóm? Chẳng lẽ người ấy không có thể mang theo cả thúng bánh thừa sau phép lạ sao? Thấy vậy, Chúa liền can thiệp mạnh mẽ và nghiêm nghị đến độ ta phải ngạc nhiên. Tại sao rầy rà nhau vì đã quên mang bánh theo? Tại sao cãi cọ nhau vì một sự cố tầm thường như thế? Thường khi người ta quên sót một điều chi, thì hay bực bội. Nhưng Chúa Giêsu nắm lấy cơ hội này để huấn luyện các môn đệ của mình, và qua đó Người cho ta thấy rằng tư chất cuộc sống thưòng ngày bộc lộ cái tâm cúa ta rõ hơn ta tưởng.

    Thực ra không phải vì chuyện quên mang theo bánh khiến Chúa Giêsu bực mình mà vì chuyện quên sót này làm cớ cho các tông đồ cãi cọ nhau và gây lo lắng cho các ông; vả lại cuộc cãi cọ này còn cho thấy các tông đồ hiểu biết về bản thân Chúa còn quá ít. Quên bánh đưa các ông tới điều quên Người là Đức Giêsu Kitô.

    Căn nguyên của sự quên xót

    Chúa Giêsu còn đi xa hơn. Chúa cảnh báo các môn đệ về căn nguyên sự quên lãng chính bản thân Người, tức là thái độ không tin. Men Pharisiêu và men Hêrôđê chính là những ý xấu, những thái độ từ chối và thù địch đối với Chúa Giêsu và là sự cố chấp không chịu tin các dấu lạNgười làm. Những tâm hồn cứng cỏi này có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe. Đã hẳn các tông đồ không phải là những con người như vậy: các ông đã không đòi hỏi những dấu lạ từ trời, không tích cực tỏ ra không tin. Tuy nhiên các ông đã không nắm bắt được ý nghĩa việc Chúa làm trước mắt các ông, và do đó có nguy cơ dẫn đến thái độ không tin. Bởi lẽ các ông sống và suy nghĩ như thể đã không được nhìn thấy phép lạ hóa bánh vậy. Chúa bảo các ông phải coi chừng, phải đề phòng men Pharisiêu là có ý như vậy. Quên Đức Giêsu Kitô nơi tư chất sống của Người có thể dẫn đến việc công kích Đức Giêsu Kitô vậy.

    Chúng ta sợ hãi gì? Sợ thiếu những sự cần, sợ phải rủi ro xui xẻo, sợ ốm đau, sợ chết. Sợ những điều đó là chuyện thường tình của con người … người tín hữu đâu phải là siêu nhân. Nhưng khi ta sợ hãi như vậy, chẳng phải là đã có sự quên lãng Chúa ư, và thậm chí đã không tin Chúa một cách nào đó sao?

     

    Suy Niệm 4: ANH EM CHƯA HIỂU Ư? (Mc 8,14 -21)

    Qua những ngày làm việc mệt nhọc với đám đông dân chúng và sau khi Đức Giêsu bị những người Pharisêu đòi hỏi về dấu lạ..., Đức Giêsu đã không những không làm mà Ngài đã bỏ họ mà đi nơi khác.

    Thánh Máccô kể: Đức Giêsu và các môn đệ đã trèo thuyền để ra đi hướng về Betsaiđa. Khi Ngài và các ông đang ở trên thuyền, thì đây là lúc riêng tư để thầy trò tâm sự. Đức Giêsu đã lên tiếng căn dặn các môn sinh của mình: “Anh em phải coi chừng, hãy đề phòng men Pharisêu và Hêrôđê!”. Tại sao Đức Giêsu lại cẩn trọng nhắc các môn đệ như vậy? Thưa là vì Ngài thấy rõ sự mù quáng do thành kiến và xuất phát từ thói kiêu ngạo, ghen tỵ, hình thức gây ra cho hai nhóm này, nên lòng họ khô cứng, trai lỳ, không còn nhạy bén với lương tâm nữa. Chính vì thế mà Đức Giêsu cảnh báo các môn đên dừng đi vào vũng lầy đó của họ.

    Mặt khác, qua những lời thầm thì thể hiện sự lo lắng của các môn đệ về chuyện các ông không mang bánh theo, Đức Giêsu đã khiển trách các môn đệ và Ngài tiếp tục dạy cho các ông bài học về sự phó thác. Đức Giêsu đã dùng phương pháp hồi tưởng để gợi lại cho các môn sinh về sự quan phòng của Thiên Chúa khi con người tin tưởng vào Ngài qua hai phép lạ hóa bánh ra nhiều. Nhắc lại như thế, Đức Giêsu còn đi xa hơn để củng cố lòng tin của các ông vào chính Ngài, đó là: có Chúa là có tất cả. Chúa là kho báu mà không gì có thể sánh bằng.

    Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy khiêm tốn, tin tưởng, phó thác nơi Thiên Chúa mọi nơi mọi lúc, nhất là những lúc khó khăn, thử thách.

    Khi phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, Ngài sẽ ra tay phù trợ, che trở và đỡ nâng chúng ta.

    Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con, để chúng con phó thác cuộc đời của mình vào bàn tay từ ái của Chúa để được Ngài yêu thương. Amen.

    Ngọc Biển SSP

     

    gplongxuyen
     
     

 

Subcategories