3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -CHÍNH KẾT - CN3MC-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

Wednesday, March 11, 2020

 

Chay3a - Đức Giêsu là mạch nước hằng sống

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Xh 17,3-7:(3) Ở sa mạc, dân khát nước nên đã kêu trách ông Môsê. Đức Chúa chỉ dạy ông: (6) «Ngươi hãy dùng gậy đập vào tảng đá kia. Từ tảng đá ấy, nước sẽ chảy ra cho dân uống». Ông Môsê đã làm như vậy trước mắt các kỳ mục Ítraen.

 

  • Rm 5,1-2.5-8:(1) Một khi đã được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô. (5) Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta.

 

  • TIN MỪNG: Ga 4,5-42

 

Đức Giêsu tại Samari


(5) Vậy, Người đến một thành xứ Samari, tên là Xykha, gần thửa đất ông Giacóp đã cho con là ông Giuse. (6) Ở đấy, có giếng của ông Giacóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa.


(7) Có một người phụ nữ Samari đến lấy nước. Đức Giêsu nói với người ấy: «Chị cho tôi xin chút nước uống!» (8) Lúc đó, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. (9) Người phụ nữ Samari liền nói: «Ông là người Dothái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?» Quả thế, người Dothái không được giao thiệp với người Samari. (10) Đức Giêsu trả lời: «Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: «Cho tôi chút nước uống», thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống». (11) Chị ấy nói: «Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? (12) Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Giacóp, người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy». (13) Đức Giêsu trả lời: «Ai uống nước này, sẽ lại khát. (14) Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời».


 (15) Người phụ nữ nói với Đức Giêsu: «Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước. (19b) Tôi thấy ông thật là một ngôn sứ… (20) Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa». (21) Đức Giêsu phán: «Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem. (22) Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Dothái. (23) Nhưng giờ đã đến và chính là lúc này đây giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. (24) Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật». (25) Người phụ nữ thưa: «Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự». (26) Đức Giêsu nói: «Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây».

(39) Có nhiều người Samari trong thành đó đã tin vào Đức Giêsu. (40) Vậy, khi đến gặp Người, dân Samari xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. (41) Số người tin vì lời Đức Giêsu nói còn đông hơn nữa. (42) Họ bảo người phụ nữ: «Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian».




CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:


  1.  Phụ nữ Samari này là một người không đàng hoàng về luân lý, thế mà Đức Giêsu lại dùng chị để loan báo Tin Mừng cho người Samari, và làm chứng cho Ngài ở nơi họ. Và kết quả rất tốt đẹp. Từ sự kiện này bạn có thể rút ra bài học gì?

    2.   Thứ «nước uống rồi lại khát» và thứ «nước uống vào là không bao giờ khát nữa» ám chỉ điều gì?

    3.   Hạnh phúc do trần gian đem lại thì thế nào? Có làm con người hạnh phúc lâu bền không? Có phát sinh những «phản tác dụng» không? Muốn có được hạnh phúc lâu bền, đích thực thì phải làm gì?

 

Suy tư gợi ý:


Bài Tin Mừng hôm nay dài và gồm nhiều chủ đề quan trọng khác nhau. Nhưng khi liên kết với bài đọc 1, ta nhận ra ngay Giáo Hội muốn nói đến chủ đề: Đức Giêsu, nguồn mạch nước hằng sống.


1.  Bối cảnh của bài Tin Mừng

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu đến xin nước một phụ nữ Samari. Đây là một điều cấm kỵ đối với người Do Thái: «Người Do Thái không được giao thiệp với người Samari» (Ga 4,9). Vì thế, việc tiếp xúc và xin nước của Ngài khiến cho phụ nữ này ngạc nhiên: «Ông là người Do Thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?» (Ga 4,9). Cả các tông đồ cũng ngạc nhiên không kém: «Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ Samari» (Ga 4,27). Không phải chỉ một lần mà khá nhiều lần Đức Giêsu đã vượt ra khỏi những quy định của tập tục xã hội, của tôn giáo, khi mà những quy định này đi ngược lại lương tri hay tình yêu tha nhân. Chính trong bối cảnh đặc biệt này, Đức Giêsu đã mặc khải một chân lý quan trọng: Ngài chính là nguồn mạch nước hằng sống.

Lúc Ngài xin chị Samari nước uống là «vào khoảng mười hai giờ trưa» (Ga 4,6), khi các môn đệ Ngài đi mua thức ăn. Chỉ có một mình Ngài với chị. Bình thường các phụ nữ ra giếng chung của làng để múc nước vào ban sáng hoặc ban chiều cho đỡ nắng, riêng chị lại múc vào ban trưa. Đọc tiếp đoạn Tin Mừng ta sẽ biết lý do: chị không phải là một phụ nữ đàng hoàng về mặt luân lý; chị đã có 5 đời chồng và hiện đang sống với một người không phải là chồng mình (x. Ga 4,16-18). Chắc hẳn chị không muốn chường mặt ra vào lúc đông người, sợ phải nghe những lời dị nghị không hay về mình. Thế mà Đức Giêsu lại chọn chị để mặc khải những chân lý quan trọng: việc «thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật» (Ga 4,24), nước hằng sống (Ga 4,10b), đồng thời tỏ cho chị biết Ngài chính là Đấng Cứu Thế… Và chị đã trở thành người loan báo Tin Mừng cho cả làng của chị, khiến cho «có nhiều người Samari trong thành đó đã tin vào Đức Giêsu, vì lời người phụ nữ làm chứng» (Ga 4,39). 

Thật là lạ lùng cách làm việc của Ngài. Ngài không chọn người đàng hoàng, đạo đức để loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Ngài, mà lại chọn một phụ nữ bị mọi người khinh bỉ và coi là tội lỗi. Mà lại hữu hiệu! thế mới tài tình!



2.  Đức Giêsu là mạch nước hằng sống

Nhân việc xin nước, Đức Giêsu đã dùng ý niệm nước để vào đề một cách thật tài tình để mặc khải về nước hằng sống. Nước là một yếu tố tối cần thiết cho sự sống, đến nỗi có thể nói: chỗ nào không có nước thì không thể phát sinh sự sống, và sự sống không thể tồn tại được. Ai cũng phải uống nước mới sống được. Trong cơ thể con người, nước chiếm tới 72% trọng lượng. Nhưng thứ nước vật chất này cứ phải uống hoài, vì «ai uống nước này, sẽ lại khát» (Ga 4,13). 

Đức Giêsu đã dựa vào tính chất này của nước vật chất để giới thiệu một thứ nước khác: «Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời» (Ga 4,14). Chị Samari tưởng rằng Ngài muốn nói đến một thứ nước vật chất khác, uống vào thì không còn khát nữa, nhưng không phải. Ngay cả thứ nước trong câu «ai uống nước này, sẽ lại khát» cũng là một thứ nước theo nghĩa bóng.

Con người ai cũng khao khát hạnh phúc, thứ hạnh phúc đích thực và lâu bền. Và người trần, ai cũng đi tìm những phương tiện giúp mình hạnh phúc. Người thì tìm hạnh phúc trong tiền bạc, kẻ tìm trong quyền lực, người khác tìm trong vui thú xác thịt, v.v… Nhưng hạnh phúc tìm được nơi những thứ ấy rất chóng qua, và thường để lại hậu quả là đau khổ. Người nghèo cảm thấy khổ vì thiếu tiền, nên nghĩ rằng phải có nhiều tiền mới hạnh phúc. Nhưng người có tiền lại khổ vì tiền như người ta vẫn nói: «Người giàu cũng khóc», «tiền không đem lại hạnh phúc». Người không con cái thì lấy đấy làm khổ và cho rằng phải có con mới hạnh phúc được; đến khi có con thì lại khổ vì con, do nó bất hiếu, hư đốn, bệnh tật, hoặc nó không theo ý mình. Vì thế, chẳng mấy ai trên đời được hạnh phúc. Thứ hạnh phúc mà trần gian này cung cấp toàn là như vậy: hạnh phúc đấy, mà đau khổ cũng đấy! Nhiều điều của trần gian hôm trước đem lại hạnh phúc thì ngay hôm sau đã đem lại đau khổ!

Trần gian chỉ có thể cung cấp cho ta thứ hạnh phúc ấy: thứ hạnh phúc không thể thỏa mãn được lòng khao khát vô tận của con người, thứ hạnh phúc kiểu «uống rồi lại khát» (Ga 4,13). Nhưng Đức Giêsu giới thiệu một thứ hạnh phúc mà Ngài có thể cung cấp là thứ hạnh phúc theo kiểu «uống vào sẽ không bao giờ khát nữa» (Ga 4,14). Đó không phải là một cái gì vật chất có thể trao được, mà là một lối sống, một con đường sống, một tinh thần sống phải đem ra thực hành

Đó chính là sứ điệp Tin Mừng mà Ngài đã rao giảng và đã sống trọn vẹn suốt đời Ngài. Rất nhiều người thật sự sống theo sứ điệp này đã cảm thấy hạnh phúc thật sự, thứ hạnh phúc không ai lấy mất được, cho dẫu họ có phải sống trong nghèo đói, túng thiếu, tù tội, tra tấn, hay bị gạt ra ngoài lề xã hội. Và người nào đã có được thứ hạnh phúc ấy, thì một cách tất yếu người ấy sẽ trở thành «một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời» (Ga 4,14).

Chúng ta đã theo Đức Giêsu bao năm rồi? Nhưng chúng ta đã thật sự hạnh phúc chưa? Nếu chưa, thiết tưởng chúng ta cần phải xét lại và thay đổi cách theo Ngài của chúng ta. Có thể ta chưa hiểu được đúng đường lối của Ngài, hay chưa có được tinh thần của Ngài, hay chưa thật sự sống đúng đường lối của Ngài. Biết bao người đã theo Ngài và đã cảm thấy thật sự hạnh phúc suốt cuộc đời trần gian đầy biến động này. Vậy tại sao ta chưa hạnh phúc?




CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, để sống được, con người cần có không khí để thở, có ánh sáng để nhìn thấy, có nước để uống, có lương thực để ăn… Đức Giêsu đã cung cấp tất cả những thứ đó cho chúng con để đời sống tâm linh của chúng con tồn tại và phát triển. Ngài đã cho chúng con khí để thở là Thánh Thần, và chính Ngài là ánh sáng, là mạch nước và là lương thực cho sự sống của chúng con. Ngài cũng chính là đường đi dẫn chúng con đến với Cha, và cũng chính là sự sống của chúng con (x. Ga 14,6). Xin cho chúng con biết sống bằng chính Đức Giêsu như Cha hằng mong muốn và cung cấp cho chúng con.

 

Nguyễn Chính Kết

Bấm vào đây để đọc bài chia sẻ:
Thờ phượng Thiên Chúa «trong thần khí và sự thật» là gì?
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/03/chay3b.html)

-------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- THỨ BẢY CN2MC-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Fri, Mar 13 at 5:13 PM
     
     

    THỨ BẢY SAU CHÚA NHẬT II MÙA CHAY A

    NGÀY 14-03-2020



    Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca (Lc 15: 1-3. 11-32)
    NGƯỜI CHA NHÂN HẬU - NGƯỜI CON GHEN TỴ

    1 Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng.2 Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng."3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:11 Rồi Đức Giê-su nói tiếp: "Một người kia có hai con trai.12 Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con.13 Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.14 "Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu,15 nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo.16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho.17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói!18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha,19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.21 Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. ..22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu,23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.25 "Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa,26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì.27 Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ.28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ.29 Cậu trả lời cha: "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè.30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!31 "Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con.32 Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy."

     

    SUY NIỆM

       Đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kể cho chúng ta nghe dụ ngôn “Người cha nhân hậu”. Trong dụ ngôn, người con thứ đến xin cha chia tài sản cho anh ta. Sau đó anh đã thu gom tất cả những gì anh cho là của mình rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản. Trong lúc bần cùng của cuộc sống, anh ta mới hồi tâm và trở về với cha.

    Trong thực tế, có những trường hợp người cha chia gia tài cho con ngay lúc ông còn mạnh khoẻ (x Tb 8, 21), nhưng đó là tự ý người cha chứ không do đòi hỏi của con cái. Còn cứ sự thường thì người cha chỉ chia gia tài cho các con khi ông thấy mình không còn sống được bao lâu nữa. Người con thứ trong Tin Mừng hôm nay chủ động đến nói với cha: "Xin cha chia cho con phần gia tài thuộc về con". Điều này có nghĩa là người con thứ không muốn người cha tồn tại trong cuộc sống của anh ta nữa. Nói cách khác, anh ta muốn loại trừ người cha ra khỏi cuộc sống của mình. Vì anh ta nghĩ rằng, nếu người cha không còn tồn tại trong cuộc đời mình nữa thì anh sẽ được tự do hơn, hạnh phúc hơn.

    Anh ta nghĩ rằng, tiền của và các thú vui thể xác sẽ mang lại cho anh sự tự do và hạnh phúc. Thế nhưng thực tế thì không phải như vậy, anh ta càng dùng tiền của để tìm tự do và hạnh phúc thì anh ta lại càng thấy bất an và khốn nạn. Càng rời xa cha thì cuộc đời của anh ta càng tồi tệ, càng bị nô lệ bởi những thú vui phóng đãng. Cuộc sống của anh ta xuống dốc đến nỗi còn thua cả heo. Người Do Thái coi heo là đồ ghê tởm. Thế mà anh này phải đi chăn heo. Tệ hơn nữa là ngay cả thức ăn của heo, anh ta ao ước được ăn cho đầy bụng, nhưng cũng chẳng ai cho.

    Hình ảnh của người con thứ hôm nay thật quen thuộc với mỗi người chúng ta. Thật vậy, cuộc sống ngày nay không thiếu gì kẻ muốn loại trừ Thiên Chúa, loại bỏ lời của Ngài ra khỏi cuộc sống của họ. Bởi vì nếu để Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống của mình thì làm sao họ có thể có tự do sống lừa lọc, gian dối; làm sao họ có thể có tự do sống nuông chiều theo đòi hỏi của các thú vui tội lỗi, v.v. Cuộc sống ngay nay không thiếu gì người đi tìm hạnh phúc nơi đời sống vật chất, nơi các thú vui thể xác. Và cũng như người con thứ, họ cũng sẽ cảm nhận được rằng càng dùng tiền của để tìm tự do và hạnh phúc thì họ lại càng thấy bất an và trống vắng; càng rời xa Thiên Chúa thị cuộc đời của họ càng trở nên bế tắc, càng bị nô lệ bởi những thú vui thể xác.

    Thế nhưng cho dù con người có loại trừ Thiên Chúa, có loại bỏ lời Chúa dạy ra khỏi cuộc sống thì Thiên Chúa vẫn yêu thương con người. Thật vậy, hai người con trong Tin Mừng hôm nay thật đáng lên án. Thế nhưng trọng tâm của dụ ngôn lại không nhắm đến những lỗi phạm của họ, nhưng hướng đến tình thương của người cha. Việc hư hỏng của hai người con chỉ làm nổi bật lên tình thương lạ lùng của người cha.

    Người cha trong dụ ngôn hôm nay, ông đã yêu thương bằng một tình yêu nhưng không, một tình yêu vô điều kiện. Ông không quan tâm đến mục đích trở về của người con là gì, chỉ cần người con trở về là đủ. Quá khứ tội lỗi của người con không tồn tại trong người cha. Việc trở về của người con thứ trong dụ ngôn đầy rẫy sự tính toán và bần tiện. Anh ta không đáng được thương, thế nhưng anh ta vẫn được thương với tình thương của thuở ban đầu. 

    Thiên Chúa vui mừng khi có thể thi hành lòng thương xót đối với tội nhân. Tình yêu của Thiên Chúa là động lực và là sức mạnh để tội nhân trở về mới Ngài. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết để lòng thương xót chữa lành những đổ vỡ gây nên bởi tội lỗi trong tâm hồn chúng ta. Và khi đã được chữa lành, xin cho chúng ta cũng biết chia sẻ niềm vui được chữa lành với người khác.

         
    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồn
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN2MC-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Mar 12 at 11:31 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỚI CHÚA

    13/03/20 THỨ SÁU TUẦN 2 MC
    Mt 21,33-43.45-46

     DỤ NGÔN THỜI KHỦNG BỐ

    THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

    “Có một gia chủ kia trồng được một vườn nho;… Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông cho đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi…” (Mt 21,33-34)

    BỌN TÁ ĐIỀN CÓ THỂ LÀ BẠN VÀ TÔI!?

    Suy niệm: Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì phải gọi những người thợ làm vườn nho trên đây là những người khủng bố. Dùng bạo lực để chiếm đoạt hoa lợi, đã thế họ còn tính toán cả việc giết người và qua mặt pháp luật để cướp luôn cả vườn nho: “Bọn tá điền thấy người con (của chủ vườn nho), thì bảo nhau: Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!

     Chúa Giê-su không chỉ tố giác một xã hội nhiễu nhương đầy bất công áp bức, Ngài muốn vạch rõ gốc rễ của sâu xa của chúng chính là lòng tham vọng muốn chiếm đoạt chủ quyền của Thiên Chúa. Những hệ thống kinh tế, những cung cách làm ăn tạo ưu thế cho người giàu có thế lực, làm cho người nghèo càng nghèo hơn và khiến hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng cách biệt, đó chính là chiếm đoạt chủ quyền của Thiên Chúa trên những tài nguyên mà Chúa trao cho con người quản lý.

    Những hình thức xâm phạm đến sự sống con người là chiếm đoạt chủ quyền của Ngài là Đấng tạo dựng nên sự sống. Chiếm đoạt chủ quyền của Thiên Chúa, người ta trở thành những kẻ khủng bố đối với anh em mình.

    Mời Bạn CHIA SẺ kiểm điểm đời sống xem mình có đang trở thành kẻ khủng bố cho anh em mình hay không.

    *Thảo luận đề tài: “Yêu thương và kính trọng nhau là vũ khí tốt nhất để loại trừ khủng bố.”

    Sống Lời Chúa: Tìm dịp để thăm viếng hoặc giúp đỡ một người, một gia đình đang gặp khó khăn và bày tỏ lòng yêu thương kính trọng đối với họ.

    Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến VỚI CẢ TRÁI TIM ĐỂ THỰC HÀNH LC.

     gpcantho
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 3RD SUNDAY OF LENT-A

  •  
    Mo Nguyen
    Thu, Mar 12 at 8:45 PM
     
     
    hinh.jpg

     

              Jesus and Samaritan Woman - 

                              Living Water

     

                                 THIRD SUNDAY OF LENT – YEAR A

                                                (15 March 2020)

    THE WATER OF LIFE (John 4: 5 – 42). Jesus is the saviour of the world. In today’s Gospel he offers the water of life to a Samaritan woman who, in turn, becomes the first missionary of Jesus. She hurries to tell the people of her town about him. We, who have received the life of God in baptism, are also called to be missionaries by inviting others to come and see Jesus.

    Jesus and Samaritan Woman - Living water - Malayalam song - Nattcha Neerathu:

    https://www.youtube.com/watch?v=0_xkS-oDbWY

     

    hat.jpg

     

    Living Waters and the Woman at the Well:

    https://www.youtube.com/watch?v=OkeIUQ6GjXs

    Nguồn Nước Sống - Anthony To:

    https://www.youtube.com/watch?v=Va173VR1kQY

     

    Đấng xin nước là Nguồn Nước Hằng Sống - Suy niệm Chúa nhật III Mùa Chay – năm A:

    https://www.youtube.com/watch?v=n_uzbewss_E

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN2MC-A

 

  •  
    nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     
    Thu, Mar 12 at 2:13 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Người giầu có và Ladarô.

    12/03 – Thứ năm tuần 2 Mùa Chay.

    “Con đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ”.

     

     CÙNG THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

    Tin Mừng: Lc 16, 19-31

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy.

    Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng: “Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này. Abraham nói lại: “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được”.

    Người đó lại nói: “Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này”. Abraham đáp rằng: “Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài”. Người đó thưa: “Không đâu, lạy Cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải”. Nhưng Abraham bảo người ấy: “Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu”.

     

     

    SUY NIỆM 1: Có một vực thẳm

     

    Tài sản của ba người Mỹ giàu nhất thế giới

    còn lớn hơn tài sản của 48 nước kém phát triển.

    Bill Gates giàu hơn 100 triệu người Mỹ nghèo nhất.

    Chỉ cần 40 tỉ đô la của ông, Liên Hiệp Quốc đủ chi tiêu

    cho giáo dục cơ bản, sức khỏe, nước sạch và vệ sinh

    cho cả thế giới trong một thời gian dài.

    Khi nhìn sự chênh lệch giữa ông nhà giàu và Ladarô,

    chúng ta thấy bức tranh hiện thực của thế giới.

    Hố sâu ngăn cách giữa giàu nghèo ở đô thị,

    giữa đô thị và nông thôn, càng lúc càng lớn.

    Có 800 triệu Ladarô đang đói nghèo cùng cực.

    Hơn một tỉ Ladarô bệnh tật không được chăm sóc.

    Vẫn có bao người chết đói mỗi ngày,

    vì không được hưởng gì từ các bàn tiệc rơi xuống.

    Ông nhà giàu trong dụ ngôn có thấy, có biết Ladarô,

    nhưng thấy mà như không thấy có Ladarô trên đời.

    Tiện nghi vật chất đã thành bức tường kín.

    Ông sống an toàn mãn nguyện trong khoảng không gian riêng.

    Chính ông đã tạo ra một vực thẳm ngăn cách.

    Không cần Chúa, cũng chẳng cần biết đến anh em.

    Có thể nói vực thẳm đó lớn dần và kéo dài mãi đến đời sau.

    Hỏa ngục là sự tự cô lập mình không thể đảo ngược được.

    Chẳng ai có thể cho tôi một giọt nước.

    Vực thẳm ngăn cách con người ở đời sau

    là do chính con người đã tạo ra từ đời này.

    Ông nhà giàu bị phạt, không phải vì ông đã bóc lột ai,

    nhưng vì ông không bị sốc chút nào

    trước sự chênh lệch ghê gớm giữa ông và Ladarô.

    Từ sốc mới nẩy sinh thức tỉnh, và dẫn đến hoán cải.

    Nhiều nước giàu vẫn trợ giúp các nước nghèo,

    nhưng không muốn loại bỏ sự bất bình đẳng.

    Các nước nghèo vẫn bị bóc lột về tài nguyên, nhân công,

    và bị nô lệ cho những món nợ không sao trả hết.

    Ông nhà giàu bị phạt không phải vì ông đã nhận nhiều,

    nhưng vì ông đã không san sẻ những gì mình nhận.

    Giàu không phải là một tội, của cải tự nó không xấu.

    Có bao người giàu tốt như Dakêu, Nicôđêmô, Giuse Arimathia.

    Nhưng giàu sang có thể dẫn đến cám dỗ nguy hiểm:

    Tích trữ, tham lam, hà tiện, khép kín, tự mãn, hưởng thụ,

    bị ám ảnh bởi đồng tiền, bị mê hoặc bởi lợi nhuận.

    Chúng ta có thể nghèo của cải, nhưng giàu có về các mặt khác:

    giàu kiến thức chuyên môn, giàu thế lực ảnh hưởng,

    giàu sức khỏe, giàu tình bạn tình yêu, giàu niềm vui, ơn Chúa.

    Hãy tập nhìn xuống để thấy bao người dưới mình.

    Chia sẻ là lấp vực thẳm, nâng người khác lên bằng mình.

    Ước gì chúng ta để cho Lời Chúa hoán cải,

    để thấy trách nhiệm của mình trước những Ladarô

    nằm ngay nơi cửa, trong khu xóm...

    Chỉ cần bớt chút dư thừa, xa xỉ của chúng ta

    cũng đủ làm nhiều người no nê hạnh phúc.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng

    tấm bánh để dành của con thuộc về người đói,

    chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,

    tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.

    Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,

    có bao điều con lãng phí

    bên cạnh những Ladarô túng quẫn,

    có bao điều con hưởng lợi

    dựa trên nỗi đau của người khác,

    có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.

    Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công

    chẳng ở đâu xa.

    Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.

    Con phải chịu trách nhiệm

    về cảnh nghèo trong xã hội.

    Lạy Cha chí nhân,

    vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó

    là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.

    Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,

    vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.

    Thế giới còn nhiều người đói nghèo

    là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.

    Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,

    nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SUY NIỆM 2: Người giầu có và Ladarô.

    Mẹ Têrêxa Calcutta kể lại rằng một lần nọ đặt chân đến Ethiopi, Mẹ đã ngỏ ý với một vị Bộ trưởng để xin một khu đất xây bệnh viện cho những người cùng khốn nhất. Ông Bộ trưởng trả lời: “Thưa bà, việc săn sóc bệnh nhân và người nghèo là trách nhiệm của chính phủ, không một cá nhân hay đoàn thể nào có thể gánh được công việc này”. Mẹ liền nói: “Nhưng tôi thấy chính phủ các ông đã không chu toàn được trách nhiệm ấy; vả, việc săn sóc người nghèo khổ là trách nhiệm của mỗi người”. Và ông Bộ trưởng đã phải chấp nhận đề nghị của Mẹ.

    Câu trả lời và việc làm của Mẹ Têrêxa là một minh hoạ cho giáo huấn của Chúa Giêsu về người giầu có và Ladarô nghèo khổ. Quan tâm đến người anh em, nhất là những người cùng khổ là một bổn phận, một bổn phận mà Chúa Giêsu cũng khẳng định trong diễn từ về ngày chung thẩm. Nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra rằng số phận mai hậu của họ gắn liền với một bát nước lã, một chén cơm họ chia sẻ cho một kẻ vô danh.

    Dửng dưng trước khổ đau của người khác là một tội. Đó là điều Chúa Giêsu muốn nêu bật qua hình ảnh người giầu có trong Tin mừng hôm nay. Chúa Giêsu không nói đến nguồn gốc của sự giầu có mà người phú hộ đang hưởng. Ngài cũng không nói đến một hành động gian ác nào của ông. Thế nhưng, sự dửng dưng đến độ mù loà của ông trước một người hành khất lê lết trước cửa nhà ông, một thái độ như thế cũng là một tội ác rồi. Mỗi người đều có trách nhiệm về người anh em, nhất là người nghèo khổ trong xã hội. Giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin mừng hôm nay có lẽ cũng gợi lại câu hỏi Thiên Chúa đặt ra cho Cain sau khi Cain giết Abel em mình: “Cain, em ngươi đâu?”. Cain trả lời: “Tôi có phải là người giữ em tôi đâu”. Câu trả lời ấy có lẽ cũng là thái độ của chúng ta khi đứng trước nỗi khổ đau của người khác. Thiên Chúa đã tạo dựng nhân loại như một gia đình, trong đó tất cả chúng ta đều có bổn phận và trách nhiệm đối với nhau.

    Mùa Chay, mùa trở về với Chúa và cũng là mùa trở về với anh em. Nhận ra mỗi người, nhất là người cùng khổ như người anh em con cùng một cha, đó là lời mời gọi mà Cha trên trời luôn ngỏ với chúng ta, và đó cũng là thông hành để chúng ta về gặp gỡ Cha trên trời.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    SUY NIỆM 3: Hãy thật lòng hoán cải

    Chúa Giêsu đã dùng một câu chuyện dài để minh họa mối tương quan đảo ngược giữa cuộc sống đời này với cuộc sống đời sau, nhằm mục đích kêu gọi người Do Thái sống theo lời của tổ phụ và các ngôn sứ được ghi lại trong sách Thánh để được hưởng hạnh phúc mai sau. Khi nghe phần đầu của câu chuyện về ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó trên đây, chắc chắn người Do Thái sẽ nhớ đến lời Chúa Giêsu dạy trong bài giảng về các Mối Phúc Thật, cụ thể là những mối phúc dành cho kẻ nghèo khó, đói khát và khóc lóc. Từ hình ảnh của ông nhà giàu trong âm phủ và anh Ladarô trong lòng tổ phụ Abraham, Chúa Giêsu đưa các thính giả trở về với cuộc sống thực tại ấy. Mượn lời ông Abraham, Chúa Giêsu trách cứ lối sống ương ngạnh của của họ, vì họ không chịu tin vào giáo huấn của ông Môsê và các tiên tri. Họ cứng đầu như thế, thì cho dù người chết sống lại thuyết phục họ, họ cũng sẽ bỏ ngoài tai.

    Hạnh phúc đời sau thì ai cũng muốn được hưởng, nhưng gian khổ đời này thì chẳng ai muốn trải qua. Bởi thế, chúng ta thường tìm giải pháp có lợi cho chúng ta hơn hết, chúng ta tìm cách sống như thế nào để được cả đôi đàng, chúng ta trở thành người quá khôn ngoan và cũng quá tham lam, muốn được hưởng hạnh phúc tạm bợ đời này lẫn hạnh phúc đời sau. Lối sống bắt cá hai tay như thế dần dần dẫn chúng ta tới chỗ nhượng bộ hoặc thỏa hiệp với các nhu cầu vật chất của mình, mà coi nhẹ các nhu cầu tâm tình sâu thẳm, đáng ra phải được đáp ứng trước tiên. Cuộc sống thiêng liêng của chúng ta vì thế mà nghèo nàn đi khi đời sống vật chất của chúng ta có thể dư dật ra. Các giá trị Tin Mừng dần dà bị chúng ta coi nhẹ trong khi những giá trị trần tục lại được chúng ta càng lúc càng tôn vinh. Cán cân các giá trị cứ thế mà lệch dần đi. Chúng ta trở nên như người giàu có trong dụ ngôn trên đây, chúng ta yên tâm với những gì mình tích góp được, những gì mình sở hữu trong tay. Mãi lo lắng cho mình, lòng chúng ta đông đặc lại, chúng ta không còn quan tâm đến người chung quanh, chúng ta tự thỏa mãn với thế giới khép kín của mình. Thế rồi, có những lúc nào đó, khi lâm bịnh tật, khi gặp tai ương, chúng ta hốt hoảng nhận ra rằng cuộc đời trần thế chỉ là phù vân, chúng ta hối hận ăn năn, chúng ta hứa với Chúa là nếu Chúa giúp chúng ta ra khỏi nguy nan, chúng ta sẽ làm lại tất cả. Thế nhưng ai trong chúng ta đã giữ trọn lời hứa với Chúa? Hết tai ương hoạn nạn, chúng ta có thể quay về với nếp sống cũ. Qua cơn khốn đốn, chúng ta lại chễm chệ leo lên chiếc ghế trang trọng của mình.

    Lạy Chúa Giêsu, con thật cứng đầu chẳng kém gì những người Do Thái thời xưa, có lẽ con còn đáng trách hơn họ nữa, vì con chẳng những không chịu tin lời Môsê và các ngôn sứ, mà ngay cả Lời Chúa dạy bảo con cũng chẳng chịu nghe theo cho tới nơi tới chốn. Trong mùa Chay này, xin Chúa giúp con thật lòng hoán cải và sống trong lòng Tin Mừng để khỏi rơi vào tình trạng bất hạnh như ông nhà giàu trong dụ ngôn được nhắc lại trong đoạn Phúc Âm hôm nay.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    SUY NIỆM 4: Cần có Thiên Chúa

    “Có một ông nhà giầu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giầu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng Áp-ra-ham. Ông nhà giầu cũng chết và được đem đi chôn.” (Lc. 16, 19-22)

    1) Câu chuyện Tin mừng đã đạt tới tuyệt đỉnh, nó trình bày cho ta thấy một cảnh bi thảm sống động về những kẻ giàu có ích kỷ bị chúc dữ ghê sợ, những kẻ giàu sang này ăn chơi thỏa thích, dưới những lời van xin thảm thiết của những kẻ bần cùng đói khổ than khóc. Đây là bản văn nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ giàu và an ủi người nghèo khổ.

    La-gia-rô có nghĩa là người nghèo khổ được Thiên Chúa cứu giúp. Anh là một trong những kẻ nghèo khổ biết nhẫn nại chịu đựng cảnh khốn cùng và đầy lòng tin tưởng vào Thiên Chúa. Họ chỉ có thể kiên nhẫn chịu đựng cuộc sống tối tăm của họ nhờ họ cậy trông vào Thiên Chúa. La-gia-rô là một trong số họ được lời hứa của Thiên Chúa an ủi như lời Thánh vịnh và các ngôn sứ nói, là một trong những người được Tám Mối Phúc Thật chúc mừng.

    Người phú hộ sống không màng chi đến Thiên Chúa. Ông có tất cả rồi, còn cần chi đến Thiên Chúa? Ông không thấy Thiên Chúa, ông không thấy kẻ khốn khổ. Ông hoàn toàn giàu có và sống dư đầy, ông không chống lại Thiên Chúa, ông không đàn áp kẻ nghèo. Ông chỉ mù thôi, mù đối với Thiên Chúa và những người nghèo khổ, mù đối với Mô-sê và những ngôn sứ.

    2) Câu chuyện nhấn mạnh đến đời sau cái chết. Cả hai đều chết, cả người nghèo lẫn người giàu hoàn toàn chết như nhau. Nhưng có khác nhau: Người giàu được đưa chôn long trọng xôm trò. Người nghèo không thấy nói được an táng chi cả, phải chăng nó không đáng được nói tới. Nhưng người nghèo lại được các thiên thần đón rước.

    Người giàu phải ở chốn cực hình. La-gia-rô được ngồi bàn tiệc nước trời, trong lòng Áp-ra-ham, nơi hạnh phúc vinh quang.

    3) Nội dung Kinh thánh là chính Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết và sống lại. Ai biết nghe và sống theo lời Đức Giê-su, sẽ không bị số phận như kẻ phú hộ đã bị phạt. Hình phạt được nói rõ trong bản văn Tin mừng này, cho biết chắc có sự chết và sống lại, có hình phạt và phần thưởng đời sau.

    J.M

     

    SUY NIỆM 5: DỬNG DƯNG VÔ CẢM LÀ TỘI ÁC! (Lc 16, 19 – 31)

    Mẹ Têrêxa Calcutta kể lại một câu chuyện thật ấn tượng rằng: có hai bạn trẻ nghe biết các sơ trong dòng của mẹ hàng ngày nấu ăn cho 7 ngàn người, và cung cấp thực phẩm cho khoảng 9 ngàn người. Vì thế, họ đã tặng cho mẹ một số tiền lớn để giúp người nghèo. Khi được hỏi về nguồn gốc số tiền lớn mà các em dâng tặng, các em trả lời:

    Chúng con vừa cưới nhau được hai ngày. Trước ngày cưới, chúng con đã suy nghĩ nhiều. Sau cùng, chúng con quyết định không may đồ cưới, cũng không tổ chức yến tiệc linh đình, và chúng con muốn dùng khoản tiền chi phí cho đám cưới và mua tặng phẩm để cho những người không được may mắn như chúng con". Khi thấy thế, mẹ phân vân! Hai bạn nói tiếp:

    Vì chúng con yêu nhau, chúng con muốn có cái gì đặc biệt, đẹp đẽ cho nhau. Vì thế, chúng con muốn tặng cho nhau một món quà cưới thật đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của mình bằng một hy sinh mà cả hai đều dự phần vào”.

    Ôi một nghĩa cử anh hùng! Vì ở bên Ấn Độ, đám cưới mà không có quần áo cưới cũng như tiệc cưới là một điều nhục nhã và gây tủi hổ cho cả hai gia đình, đàng trai cũng như đàng gái.

    Câu chuyện trên đây ngược hẳn với câu chuyện của nhà phú hộ giàu có và Lazarô nghèo khổ!

    Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy: giàu không phải là tội, nhưng nó chỉ là cạm bẫy nguy hiểm dễ dẫn đến tội nếu không có lòng bác ái. Ông nhà giàu trong bài Tin Mừng hôm nay đã rơi vào tình trạng tội khi ông vô cảm với người nghèo ngay ở cổng nhà ông. Vì thế, ông đáng phải sa hỏa ngục vì tiền bạc và sự sung túc đã làm cho mắt ông mù lòa, trái tim se thắt, tấm lòng trai cứng và sự dửng dưng đã trở thành tội ác và mất hạnh phúc đời đời...

    Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy có trách nhiệm liên đới với nhau, nhất là với người nghèo, người cô thế, cô thân, không nơi nương tựa... Không bao giờ chúng ta được để cho chủ trương: “Sống chết mặc bay” thường trực trong tâm hồn của mình.

    Có thế, chúng ta mới xứng đáng được gọi là con Thiên Chúa và đáng được Người cứu chuộc.

    Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con biết yêu thương những người nghèo khổ hơn chúng con bằng tình yêu vô vị lợi như Chúa. Xin cho chúng con đừng bao giờ để cho tư tưởng phân biệt giàu nghèo, giai cấp, địa vị ngự trị trong tâm hồn chúng con. Amen.

    Ngọc Biển SSP

    ---------------------------------------

     
     

 

Subcategories