3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI 20-1-2020

  •  
    Chi Tran
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa    

    20/01/20 THỨ HAI TUẦN 2 TN
    Th. Pha-bi-a-nô, giáo hoàng, tử đạo
    Mc 2,18-22

               *Tham dự Ban tiệc Lời Chúa*

     CANH TÂN THEO LỜI CHÚA

    “Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu da cũng hư. Nhưng rượu mới, bầu da cũng phải mới.” (Mc 2,22)

    SỐNG VÀ CHIA SẺ: Thật khó khăn và rất sợ hãi khi phải đổi mới, bởi chúng ta thường an tâm với những gì mình kiểm soát được. Vì thế, Đức Phan-xi-cô cho biết đó là lý do khiến chúng ta khó tín thác vào Chúa, bởi lòng tín thác luôn đòi hỏi ta phải chấp nhận đổi mới theo Phúc Âm, vì đổi mới-sám hối là đòi hỏi thiết yếu của Phúc Âm.

    Ai có thể giải thích được sự lớn mạnh của Giáo Hội từ số mười hai người bất toàn đến số đông các tín hữu hôm nay trên thế giới, nếu không phải do Lời Chúa thôi thúc họ vượt ra khỏi sự an toàn thường ngày để ra đi truyền giáo làm nên điều mới mẻ trong thế giới?

    Như vậy, sự mới mẻ của Lời Chúa là men của rượu mới mà Chúa Giê-su nói đến và đòi hỏi Ki-tô hữu phải đổi mới tương hợp với Lời Chúa.

    Sự đổi mới đòi buộc này làm Ki-tô hữu ái ngại, nhưng là lẽ sống của Ki-tô hữu nếu không muốn “rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu da cũng hư.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Chủ nghĩa duy cảm đang biến chúng ta thành những người dễ dãi, không cần từ bỏ tội lỗi, không cần đón nhận Lời Chúa và chấp nhận được đổi mới theo Lời Chúa. Giờ đây, bạn có ưng thuận lắng nghe Lời Chúa hằng ngày không? Rượu Lời Chúa luôn mới đòi hỏi chúng ta phải như bầu da mới canh tân cuộc đời theo Lời Chúa.

    Sống Lời Chúa: Mỗi ngày dành giờ riêng tư với Chúa và đọc Lời Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban ân sủng Chúa cho chúng con, và xin ban cho chúng con “Thần Trí dũng mãnh” của Chúa để Ngài “đổi mới mặt đất này” (Is 11,2; Tv 104,30).

     gpcantho
    Download all attachments as a zip file
    • 1579498386015blob.jpg
      138.7kB
    • 1579498386015blob.jpg
      138.7kB

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- CN2TN-A

  •  
    Chi Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:Thanh Nguyen,Nguyen Dinh,Oanh Ohio
     
    Jan 18 at 9:17 PM
     
     
     
     


    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Sat, Jan 18, 2020 at 9:11 PM
    Subject: Fw: 5 phút Lời Chúa 19/01/20 CHÚA NHẬT TUẦN 2 TN – A Ga 1,29-34
    To:


     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa

    19/01/20 CHÚA NHẬT TUẦN 2 TN – A
    Ga 1,29-34

    GIỚI THIỆU ĐẤNG CỨU THẾ

    “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.” (Ga 1,29)

    SỐNG TIN MỪNG: Người ta thường cảm phục những con người biết liều chết cứu người, xả thân vì quốc gia, dân tộc. Thế nhưng có một Đấng đã xả thân gánh hết tội lỗi cho nhân loại mà vẫn còn có quá nhiều người không hề biết đến.

    Đấng đó, Gio-an Tẩy giả giới thiệu, chính là Đức Giê-su, Đấng đến để xóa bỏ tội trần gian, Đấng đến để cứu vớt nhân loại đang chìm trong tội lỗi. Ngài muốn nhân loại nhận ra và tin vào Ngài để được cứu thoát.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bạn đã tin nhận Chúa Giê-su là Đấng đã cứu sống bạn khỏi cái chết đời đời do tội lỗi, thì giờ đây, bạn cũng hãy giới thiệu Ngài cho con người thời đại hôm nay bằng lời rao giảng cùng với chính đời sống của bạn.

    Tất cả đời sống của bạn đều phải qui hướng về mục đích này. Bạn đừng lấy làm đủ chỉ vì bạn không bỏ Thánh Lễ Chúa Nhật ngày nào. Bạn phải sống sao cho gương mặt của “Đấng xóa tội trần gian” được người ta nhận ra qua chính đời sống của bạn,

    Bao lâu TÔI không quan tâm đến việc đem Chúa đến cho người khác, bấy lâu TÔI không con là môn đệ đích thực của Đức Giê-su.

    *Bao nhiêu lần trong cuộc đời bạn đã giới thiệu Đức Giê-su cho những người chưa nhận biết Chúa và bạn đã giới thiệu như thế nào?

    Sống Lời Chúa: Thực hành lời dạy của Thánh Phao-lô: “Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10,31).

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, gương mặt Đức Giêsu, “Đấng xóa bỏ tội trần gian” lắm khi bị lu mờ vì đời sống tội lỗi của chúng con. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY chúng con QUYẾT canh tân đời sống để giới thiệu Đức Giê-su cho mọi người.

     gpcantho
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - FR BRIAN - 2ND SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen -Jan 16 at 3:54 PM
     
     

     SECOND SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A

                                                         19 JANUARY 2020

    anh.jpg

     

     

                        THE IDENTITY OF JESUS THEN AND NOW: 2ND SUNDAY A

                                                           (John 1:29-34)

    Who was Jesus Christ? Who is Jesus Christ? These are the most important questions that we, his friends and followers, can ask. John the Baptist has given us his answers to those questions. In introducing him to people as their Saviour, John calls Jesus ‘the Lamb of God who takes away the sin of the world’. He adds: ‘The Spirit of God is on Jesus.’ Let’s focus, then, on John’s insight into the identity of Jesus by asking a. What is sin? and b. How does Jesus, the sacrificial lamb given us by God for our salvation, remove it and set us free?

    ‘Sin’ is the word we use for anything that stops us staying open to God and to God’s loving influence upon us. It’s about anything dysfunctional, nasty, false, mean, hurtful, and unloving about us. It shows itself again and again in jealousy, hatred and hostility, cruelty and revenge, wars and class struggles. It is revealed in lies, fraud and deceit, as well as in acts of violence, torture, racial prejudice and injustice.

    Sin, in fact, is the opposite of being friendly, caring and helpful, like those generous men, women, and children, reaching out with so much generosity, compassion and concern to the victims of the terrible bushfires burning up forests, grasslands, houses, people, livestock and wildlife, all over Australia.

    Some of the sin that afflicts us causes us to hurt others and, in hurting others to hurt ourselves. We could act in a kind and helpful way to someone in need, e.g., but we find it too much trouble and effort. Or we are afraid that others might sneer at us if we do. So we let slip by the opportunities that come our way. That is sin, sin of omission.

    We know we should not judge others. But we get some kind of perverse pleasure in putting others down. This leads us to slip in that extra anecdote that puts another in a bad light. That is sin.

    We know that certain things we do upset, hurt and harm others. But we don’t care, and we keep doing them anyway. That is wilful, that is sin.

    We know that we need space to be alone with God. But we avoid quiet and silence for prayer. So we never bother to ask God what God wants of us, or ask God to empower us to do it. That too is sin.

    Up till now I’ve been speaking of the kind of sin that is deliberate and for which we are personally responsible. But much selfish behaviour comes also from our genes and the environment around us and for which we are only partly responsible. This kind of sin includes different sorts of addictions and compulsions, and habits such as gambling that may drive us towards wrong choices.

    The seagull cannot be blamed for the oil slick that clogs up its wings and makes it unable to fly. Much sin of the world is, in fact, partly environmental and hereditary. We call it ‘original sin’ for it comes more from our human condition, our human origins, and our human situations, than from malice and fully deliberate bad choices. But it is still sin and it can entangle, trap, imprison and dominate us just the same.

    This brings us to the second question: How does Jesus take away both kinds of sin, the deliberate and the not so deliberate? He does it the way we take darkness away – by turning on the light. He does it the way we take hatred away – by introducing love. He does it the way we take loneliness away – by steering us towards good people.

    This is not an automatic process. For we can choose to live in the dark; we can choose to remain isolated; and we can entertain hatred and resentment. But Jesus has shown us another way, and empowered us to live another way, a different way, He has baptised us with his own Spirit, the Holy Spirit. He has poured out on us the fire of God’s love.

    Perhaps our awareness of all this will make some difference to the way we pray those three petitions at Mass, just before we receive Jesus Christ and others in Holy Communion. ‘Lamb of God,’ we say to Jesus, God’s sacrificial Lamb, ‘you take away the sin the world, have mercy on us ... Lamb of God, you take away the sin of the world, grant us peace’.

    Fr Brian Gleeson

     

    The Identity of Jesus:

    https://www.youtube.com/watch?v=JPb1PQwqn_g

     

     

    hinh.jpg

    Đây chiên Thiên Chúa:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=47Ie8P0WmW8

     
     
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN1TN-A

  •  
    Tinh Cao-  Jan 17 at 5:57 PM
     
     

    Thứ Bảy CN1TN-A

     

    ĐỌC-LẮNG NGHE Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (năm II) 1 Sm 9, 1-4. 17-19; 10, 1a

    "Này là người mà Chúa nói đến. Saolê sẽ cai trị dân Người".

    Trích sách Samuel quyển thứ nhất.            

    Lúc bấy giờ có một người thuộc dòng dõi Bengiamin tên là Cis, con trai của Abiel, Abiel con ông Sêror, Sêror con ông Bêcora, Bêcora con ông Aphia, Aphia con một người dòng dõi Bengiamin. Cis là một người cường tráng. Ông có một con trai tên là Saolê rất đẹp trai và tốt lành, không một con cái Israel nào xinh đẹp bằng chàng và anh ta cao hơn mọi người từ vai trở lên.

    Vậy ông Cis, cha của Saolê, lạc mất mấy con lừa cái, nên ông bảo con ông là Saolê rằng: "Con hãy đem một đứa đầy tớ theo con, và đi tìm mấy con lừa". Họ đi khắp miền núi Ephraim, sang vùng Salisa mà không tìm thấy, họ liền sang vùng Salim, cũng không tìm thấy, đoạn qua vùng Giêmin, cũng chẳng thấy.

    Khi Samuel vừa thấy Saolê, thì Chúa phán cùng ông rằng: "Này là người Ta đã nói với ngươi, chính người này sẽ cai trị dân Ta". Saolê đến gần Samuel đang đứng ở giữa cửa và nói rằng: "Tôi xin ông làm ơn chỉ giùm nhà của vị tiên tri ở đâu?" Samuel trả lời Saolê rằng: "Chính tôi là vị tiên tri đây; xin mời anh đi trước tôi lên lầu, để hôm nay các anh sẽ dùng bữa với tôi, rồi ngày mai tôi sẽ cho anh về. Tất cả những gì anh đang có trong lòng, tôi sẽ chỉ bảo cho anh".

    Samuel lấy bình dầu đổ trên đầu Saolê, rồi hôn anh và nói rằng: "Ðây Thiên Chúa xức dầu phong anh làm vua thống trị cơ nghiệp của Người, và anh sẽ cứu dân Người thoát khỏi kẻ thù ở chung quanh".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 20, 2-3. 4-5. 6-7

    Ðáp: Lạy Chúa, do quyền năng Chúa mà vua vui mừng (c. 2a).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, do quyền năng Chúa mà vua vui mừng, do ơn Chúa phù trợ, vua bao xiết hân hoan! Chúa đã ban cho sự lòng vua ao ước, và điều môi miệng vua xin, Chúa chẳng chối từ. - Ðáp.

    2) Chúa đã tiên liệu cho vua được phước lộc, may mắn, đã đội triều thiên vàng ròng trên đầu vua. Vua xin Chúa cho sống lâu, thì Chúa đã ban cho một chuỗi ngày dài tới muôn thuở. - Ðáp.

    3) Nhờ Chúa giúp mà vua được vinh quang cao cả, Chúa khoác lên người vua, oai nghiêm với huy hoàng. Chúa đã khiến vua nên mục tiêu chúc phúc tới muôn đời, Chúa đã cho vua được hân hoan mừng rỡ trước thiên nhan. - Ðáp.

    * * *

    Alleluia: Tv 129, 5

    Alleluia, alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 2, 13-17

    "Ta không đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi những người tội lỗi".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển, toàn dân đến cùng Người và Người giảng dạy họ. Khi vừa đi qua, Người thấy ông Lêvi con của Alphê, đang ngồi nơi bàn thu thuế. Người bảo ông: "Hãy theo Ta". Ông liền đứng dậy theo Người. Và xảy ra là khi Người dùng bữa tại nhà ông, nhiều người thu thuế và tội lỗi cùng đồng bàn với Chúa Giêsu và các môn đệ của Người, vì đã có nhiều kẻ theo Người. Những luật sĩ và biệt phái thấy Người ngồi ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi, liền nói với các môn đệ Người rằng: "Tại sao thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi?" Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo họ: "Những người khoẻ mạnh không cần gì đến thầy thuốc, nhưng là những người đau yếu. Ta không đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi những người tội lỗi".

    Ðó là lời Chúa.

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA


     

     Đức Kitô lương y  

      

    Ngày Thứ Bảy cuối Tuần 1 Thường Niên hậu Giáng Sinh hôm nay, bài Phúc Âm tiếp tục chủ đề của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý", một chủ đề càng sâu sắc và rõ ràng hơn nữa qua sự kiện Chúa Giêsu tuyển chọn một người môn đệ đặt biệt nhất trong thành phần môn đệ của Người:

    "Khi ấy Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển, toàn dân đến cùng Người và Người giảng dạy họ. Khi vừa đi qua, Người thấy ông Lêvi con của Alphê, đang ngồi nơi bàn thu thuế. Người bảo ông: 'Hãy theo Ta'. Ông liền đứng dậy theo Người". 

    Trong trường hợp của nhân vật Lêvi là chính Tông Đồ Mathêu sau này trong bài Phúc Âm hôm nay lại càng cho thấy hấp lực vô cùng mãnh liệt hầu như bất khả chống cưỡng của "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý".

    Thật vậy, trong trường hợp 4 chàng thanh niên môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu là 2 cặp anh em Simon và Anrê cũng như Giacôbê và Gioan, ở bài Phúc Âm Thứ Hai đầu tuần này, đã cho thấy sức thu hút lạ lùng của "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" này rồi, nhưng, so với lần này, hình như chưa mãnh liệt bằng. 

    Bởi vì, 4 chàng môn đệ đầu tiên chỉ là thành phần dân chài lưới chất phác mộc mạc đơn sơ chân thành, trong khi đó nhân vật Levi thu thuế được Chúa Giêsu bất ngờ kêu gọi trong bài Phúc Âm hôm nay lại thuộc thành phần vẫn bị xã hội Do Thái nghi kỵ và cho là đồ phản quốc, tội lỗi, tham lam, gian lận v.v., nghĩa là một con người hoàn toàn ngược lại với tinh thần trọn lành và con đường chật hẹp của Chúa Kitô. Ấy thế mà, chỉ cần một lời kêu gọi ngắn gọn "'Hãy theo Ta'. Chàng liền đứng dậy theo Người", Đng mà chẳng biết chàng thanh niên thu thuế này đã từng bao giờ được gặp hay được nghe Người bao giờ chưa.

    Chưa hết, "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" này sở dĩ có thể tự mình dễ dàng và chớp nhoáng chộp bắt được một tay thu thuế như Levi, còn nhờ ở nơi chính bản thân của đương sự nữa, một con người cho dù hành nghề phản quốc và gian lận về tiền bạc, nhưng tự bản chất vốn có một tấm lòng rất chân thành và vẫn khao khát thần linh, dường như càng sống trong tăm tối tội lỗi càng mong tìm thấy "ánh sáng chân thật" (Gioan 1:9), cho nên khi vừa được "ánh sáng chân thật" chiếu soi tới là chàng thanh niên giầu sang này liền bị thu hút lập tức. 

    Trong thành phần thu thuế ở xã hội Do Thái bấy giờ chỉ có một mình nhân vật Lêvi này được chọn làm tông đồ của "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" này thôi. Việc tuyển chọn một nhân vật thu thuế tội lỗi này cho thấy Thiên Chúa "muốn thương ai thì thương" (Roma 9:18), và như thế "ân sủng" của Ngài cũng chính là "chân lý" của Ngài, hay ngược lại, "chân lý" mà Thiên Chúa muốn thông đạt cho con người đó chính là "ân sủng" của Ngài, là tình thương của Ngài. Theo chiều hướng ấy, vị giáo hoàng đương kim Phanxicô đã lấy khẩu hiệu rất hợp với chủ trương và đường hướng giáo triều của ngài hiện nay: "vì thương được chọn -  Miserando atque eligendo". 

    Tuy nhiên, một khía cạnh nữa về "chân lý" hết sức quan trọng được Thiên Chúa luôn tỏ cho thấy đó là "ân sủng" của Ngài không phải ban riêng cho bất cứ một cá nhân nào, tùy theo tình thương của Ngài, chỉ để cho cá nhân ấy hoan hưởng một mình thôi, mà là cho chung cộng đồng của cá nhân này nữaĐó là lý do, bài Phúc Âm hôm nay đã không dừng lại ở chỗ chàng thu thuế Lêvi "đứng dậy theo Người" là xong, trái lại, chàng còn phải đóng vai trò môi giới cho "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" này nữa, ở tại nhà của chàng và giữa thân thuộc cùng bằng hữu thu thuế của chàng.

    "Và xảy ra là khi Người dùng bữa tại nhà chàng, nhiều người thu thuế và tội lỗi cùng đồng bàn với Chúa Giêsu và các môn đệ của Người, vì đã có nhiều kẻ theo Người. Những luật sĩ và biệt phái thấy Người ngồi ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi, liền nói với các môn đệ Người rằng: 'Tại sao thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi?' Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo họ: 'Những người khoẻ mạnh không cần gì đến thầy thuốc, nhưng là những người đau yếu. Ta không đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi những người tội lỗi'".

    Phải, bài Phúc Âm hôm qua liên quan đến quyền tha tội của Chúa Giêsu đã được tiếp tục vời bài Phúc Âm hôm nay. Ở chỗ, Chúa Giêsu đã không ngần ngại "ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi?" ngay trước mặt thành phần tự coi mình là công chính biệt phái, một hành động như thể Người muốn ngang hàng với họ, như thể Người "pro" họ, ủng hộ và tán thành cuộc đời tội lỗi của họ. 

    Người đã không chối cãi về hành động có vẻ ngược đời của mình, một hành động hoàn toàn nghịch lại với bản chất thánh hảo về Ngôi Vị Thần Linh của Người, một bản chất tuyệt hảo không thể nào dung hòa với những gì là bất hảo xấu xa tội lỗi như nơi thành phần tội nhân hôm ấy.

    Tất nhiên Người không bao giờ chấp nhận tội lỗi của họ, nhưng Người vẫn không bao giờ ruồng bỏ con người tội nhân, và cũng chính vì tội lỗi của họ mà Người lại càng cần phải thương họ hơn ai hết, gần họ hơn người nào hết, và cứu họ hơn bao giờ hết, bởi thế, Người mới khẳng định một cách công khai lần đầu tiên về sứ vụ Thiên Sai Cứu Thế của Người liên quan đến chính thành phần yếu đuối và tội lỗi này như sau

    "Những người khoẻ mạnh không cần gì đến thầy thuốc, nhưng là những người đau yếu. Ta không đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi những người tội lỗi". "Những người khỏe mạnh"  "những người công chính" đây phải chăng Người có ý ám chỉ thành phần biệt phái đang hiện diện trong nhà của chàng thu thuế Lêvi bấy giờ, một chàng thu thuế tiêu biểu và đại diện cho thành phần "đau yếu" và "tội lỗi" cần được Người là vị lương y thần linh chữa lành và cứu độ

    Bài Đọc 1 cho năm chẵn hôm nay liên quan đến việc Thiên Chúa, qua tiên tri Samuel, đã tuyển chọn và xức dầu cho vị vua đầu tiên của dân Do Thái, để đáp ứng lời yêu cầu của họ trong Bài Đọc 1 hôm qua, cũng cho thấy Thiên Chúa "muốn thương ai thì thương".

    Chính gia đình của đương sự được tuyển chọn và cả đương sự cũng đâu ngờ là mình được Thiên Chúa tuyển chọn làm vị vua đầu tiên của dân Ngài như vậy: 

    "Vậy ông Cis, cha của Saolê, lạc mất mấy con lừa cái, nên ông bảo con ông là Saolê rằng: 'Con hãy đem một đứa đầy tớ theo con, và đi tìm mấy con lừa'. Họ đi khắp miền núi Ephraim, sang vùng Salisa mà không tìm thấy, họ liền sang vùng Salim, cũng không tìm thấy, đoạn qua vùng Giêmin, cũng chẳng thấy".

    Cuộc tuyển chọn và xức dầu này xẩy ra như thể ngẫu nhiên tình cờ theo quan niệm của loài người, nhưng lại rơi ngay vào dự án thần linh huyền diệu của Vị Thiên Chúa quan phòng mọi sự:

    "Khi Samuel vừa thấy Saolê, thì Chúa phán cùng ông rằng: 'Này là người Ta đã nói với ngươi, chính người này sẽ cai trị dân Ta'. Saolê đến gần Samuel đang đứng ở giữa cửa và nói rằng: 'Tôi xin ông làm ơn chỉ giùm nhà của vị tiên tri ở đâu?' Samuel trả lời Saolê rằng: 'Chính tôi là vị tiên tri đây; xin mời anh đi trước tôi lên lầu, để hôm nay các anh sẽ dùng bữa với tôi, rồi ngày mai tôi sẽ cho anh về. Tất cả những gì anh đang có trong lòng, tôi sẽ chỉ bảo cho anh'. Samuel lấy bình dầu đổ trên đầu Saolê, rồi hôn anh và nói rằng: 'Ðây Thiên Chúa xức dầu phong anh làm vua thống trị cơ nghiệp của Người, và anh sẽ cứu dân Người thoát khỏi kẻ thù ở chung quanh'".

    Vì Thiên Chúa "muốn thương ai thì thương" như thế, mà thành phần được Ngài tỏ tình thương qua việc tuyển chọn họ để làm một việc gì đó của Ngài, như trường hợp của chàng Saulê trong Bài Đọc 1 hôm nay, hay của chàng Lêvi thu thuế trong Bài Phúc Âm hôm nay, cần phải có những nhận thức và tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay:

    1) Lạy Chúa, do quyền năng Chúa mà vua vui mừng, do ơn Chúa phù trợ, vua bao xiết hân hoan! Chúa đã ban cho sự lòng vua ao ước, và điều môi miệng vua xin, Chúa chẳng chối từ. 

    2) Chúa đã tiên liệu cho vua được phước lộc, may mắn, đã đội triều thiên vàng ròng trên đầu vua. Vua xin Chúa cho sống lâu, thì Chúa đã ban cho một chuỗi ngày dài tới muôn thuở. 

    3) Nhờ Chúa giúp mà vua được vinh quang cao cả, Chúa khoác lên người vua, oai nghiêm với huy hoàng. Chúa đã khiến vua nên mục tiêu chúc phúc tới muôn đời, Chúa đã cho vua được hân hoan mừng rỡ trước thiên nhan. 

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.Tuan1-Thu7.mp3  

     

    --

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- NGÀY 16-1-2020

  •  
    Chi Tran
    Jan 16 at 12:51 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa
    16/01/20 THỨ NĂM TUẦN 1 TN
    Mc 1,40-45
     
     
    NỖI KHAO KHÁT TỘT CÙNG
         *BỆNH CÙI TÂM HỒN*
     
    Có một người bị phong hủi đến gặp Người, anh ta quì xuống van xin rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Người chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi.” (Mc 1,40-41)
     
    CẢM NGHIỆM SỐNG : Theo luật Mô-sê, ai bị bệnh này phải bị cách ly khỏi cộng đoàn, sống trong hang hốc, mồ mả! Anh là một trong số những người bị loại trừ đó. Vậy mà anh dám “đến với Chúa Giê-su.”
     
    Anh này thật là bạo gan! Anh quá khổ sở với căn bệnh của mình đến nỗi không còn biết sợ là gì!
    ANH QYẾT TÂM GẶP CHÚA! Anh “quỳ xuống:” Nếu có cách nào hạ mình thấp hơn đất chắc anh đã dùng rồi! Rồi anh xin ngay: “Nếu Ngài muốn!”
    Đó là giải pháp duy nhất: Chỉ có Thiên Chúa mới có thể cứu anh khỏi căn bệnh đáng sợ hơn cả cái chết này.
     
    Mà Ngài thì đầy quyền năng và nhân hậu: chắc chắn là Ngài muốn cho anh lành sạch! Quả đúng như thế, Đức Giê-su nói: “Tôi muốn. Anh sạch đi!” Thế là anh được sạch; bởi vì Chúa Giê-su chính là Thiên Chúa.
     
    Mời Bạn CHIA SẺ: Trong linh hồn ta, tội lỗi làm huỷ hoại tình yêu của ta đối với Chúa và tình Chúa đối với ta, chẳng khác nào bệnh cùi huỷ hoại cơ thể, phải không bạn?
     
    Bạn có phát hiện ra triệu chứng bệnh cùi tâm hồn của mình không? Vậy ta phải làm gì?
     
    Làm như anh cùi kia đi: chạy đến với Chúa Giê-su, quì xuống, và xin Ngài chữa lành cho bạn. Ngài đang chờ bạn nơi bí tích Hoà Giải để chữa lành cho bạn đấy, bạn ạ!
     
    * Điều gì khiến bạn khó đến với bí tích Hoà Giải? Hãy trao đổi với nhau để tìm cách khắc phục khó khăn đó.
     
    Sống Lời Chúa: Mau mắn lãnh nhận bí tích Hoà Giải mỗi khi bạn lỡ lầm xúc phạm đến Chúa và anh em.
     
    Cầu nguyện: Bạn sốt sắng đọc kinh “Ăn năn tội”.
    gpcantho

Subcategories