3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ HAI-THỨ BA CN7TN-C

25.02.19

THỨ HAI TUẦN 7 TN

SỐNG VÀ CHIA SẺ TIN MỪNG Mc 9,14-29

GỐC RỄ VẤN ĐỀ

Khi Đức Giê-su vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?” Người đáp: “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi.” (Mc 9,28-29)

Suy niệm: Một tác giả khuyết danh đã viết câu chuyện thú vị có tên “Đại hội Sa-tan”{C}[1] để nói về phương cách cám dỗ. Mục tiêu Đại hội này nhắm tới là đưa ra kế sách cám dỗ con người thời nay.

Phương án tối ưu được Đại hội nhất trí thông qua là “Phải tìm cách cướp đi thời giờ của đám đồ đệ Giê-su. Làm như thế, chúng nó sẽ không còn thời gian để mà thể nghiệm Giê-su trong cuộc sống tụi nó nữa.” Điều mà đại ca Sa-tan muốn các tiểu quỷ phải làm: Dụ dỗ chúng nó tiêu tiền... để rồi phải bận rộn với các kế hoạch kiếm tiền; đổ đầy tâm trí tụi nó những tin tức tiêu cực hầu gây kích động; và dùng những thứ văn hóa đồi trụy để đẩy chúng đến chỗ ăn chơi bạt mạng...

 Theo nhận định của Đại ca Sa-tan: “Nếu như chúng nó và Giê-su một khi đã thiết lập quan hệ thì khả năng chống chế của chúng ta kể như đi đong. Đến lúc đó, chúng ta sẽ sập tiệm!”

Mời Bạn CHIA SẺ : Sự ác đang lan tràn và nhiều người bất lực trong việc chống trả, kể cả các Ki-tô hữu. Ngày xưa các Tông đồ cũng đã đương đầu với khó khăn này: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?” Giải pháp của Chúa: “Chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi.”

Sống Lời Chúa: Bớt đi chút thời gian bấm điện thoại hoặc những thú vui vô bổ, chúng ta sẽ có thời giờ cầu nguyện.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, tự thân chúng con không đủ sức đương đầu với ma quỷ. Xin cho chúng con biết tìm nương tựa nơi Ngài. Amen.

 

26.02.19

THỨ BA TUẦN 7 TN

SỐNG VÀ CHIA SẺ TIN MỪNG Mc 9,30-37

DÀNH CHO AI MUỐN LÀM “LỚN”

“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người.” (Mc 9,35)

CẢM NGHIỆM SỐNG : Một điều thật trớ trêu: đang khi Thầy loan báo cuộc khổ nạn thì trò lại tranh giành địa vị cao thấp. Cách cư xử của Đức Giê-su thật tế nhị: Ngài không xen vào cuộc tranh luận, mà Ngài đợi về đến nhà mới hỏi. Ngài cũng chẳng nặng lời với các ông. Cách giáo dục của Đức Giê-su cũng thật khéo léo: Ngài không dập tắt tham vọng của các môn đệ. Ngài thanh lọc và hướng nó lên cao hơn.

Thay cho tham vọng thống trị, Ngài hướng các ông đến lòng khát khao phục vụ. Thay cho tham vọng vun quén mọi sự cho bản thân, Ngài hướng các ông đến ước muốn xả thân cho người khác. Trong Nước của Đức Giê-su, người lớn nhất là người phục vụ hết mình.

Mời Bạn CHIA SẺ: Can đảm nhận ra những tham vọng đang chi phối bạn: Tâm hồn bạn không được bình an, nếu lúc nào bạn cũng bị chi phối bởi ý tưởng hơn thua, được mất, chỗ cao chỗ thấp… Bạn đang làm mọi sự để xây dựng cho cái tôi của bạn. Bạn đang chọn chỗ cao nhất trong thế giới của bạn, nhưng là chỗ thấp nhất trong Nước Trời.

Sống Lời Chúa: Có thể bạn cũng là người có chút quyền hành; mời bạn xét mình: Bạn dùng quyền hành với ý hướng nào: Để phục vụ người khác hay để củng cố uy tín của mình?

Quyền hành có làm bạn trở nên cứng cỏi với tha nhân và biến họ thành nô lệ cho ý riêng của bạn không? Mời bạn rút ra một quyết tâm cho mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết noi theo gương sống của Chúa: phục vụ như một tôi tớ, dùng chức vụ, quyền bính như một phương tiện để phục vụ theo tinh thần khiêm cung và yêu thương của Chúa.

 --------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - CN7TN-C

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Chúa nhật 7 TN-C
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội Đoàn...
Ý chính: HÌNH ẢNH, TÂM TƯ GIỐNG CHÚA

A- Cảm nghiệm Sống và lắng nghe Chúa Thánh Thần nhắc bảo:
Bài đọc 1: 1 Sa-mu-en (26:2.7-9.12-13.22-23). Ông Đavít nói với ông A-vi-sai: “Đừng giết vua! Có ai ra tay hại đấng Đức Chúa đã sức dầu tấn phong mà vô sự đâu?” (câu 9)
1/ Đavít đã có phản ứng hành động nào khi vua ra lệnh hại mình?
2/ Hậu quả của việc trả thù tai hại gì cho đời sống người Tín hữu ?
Bài đọc 2: 1 Côrintô (15:45-49). “Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất, còn người thứ hai thì từ trời mà đến.” (câu 47)
1/ Adam là một sinh vật bởi đất mà ra, còn tôi thuộc về ai, giống ai?
2/ Bạn là người mang hình ảnh bởi đất, và sẽ mang hình ảnh bởi ai?
Tin Mừng: Luca (6:27-38). “Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.” (câu 28)
1/ Trên thập tự giá, Đức Kitô đã nói gì làm gương mẫu nào cho tôi?
2/ Bạn cho biết vài hành động đối xử với những người thù ghét bạn?
3/ Trong gia đình,...tôi đã áp dụng câu Phúc âm này được bao nhiêu?

B- Tầm quan trọng của Đức Ái. (Giáo Huấn số 12)
1- Những việc làm cu thể: Mọi hoạt động tông đồ phải bắt nguồn và lấy sức mạnh từ Đức Ái. Đức Kitô đã muốn những công việc đó là dấu chỉ của sứ mệnh cứu độ : “Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng.” (Mt 11,5-6)
2- Hình ảnh người môn đệ: Khi nhận lấy bản tính nhân loại, Đức Giêsu đã nối kết toàn thể nhân loại với người thành một gia đình, bằng một tình liên đới siêu nhiên. Người đã dùng đức ái làm dấu hiệu riêng của các môn đệ, khi Người nói: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng thương nhau. (Ga 13, 35)
3- Quan tâm của Giáo hội: Giáo hội đã tự đảm nhận những công cuộc bác ái như là nhiệm vụ chính của mình và hân hoan trước những sáng kiến của người khác. Giáo hội cũng đặc biệt đề cao lòng thương xót đối với người nghèo đói, bệnh tật, để tương trợ và xoa dịu mọi nỗi thống khổ của nhân loại. (Tông đồ Giáo dân số 8)

C- Hãy yêu kẻ thù: Kẻ thù là ai? Bình thường bạn nghĩ tới kẻ thù là những người ở ngoài bạn, bạn nhắm vào đối phương và các thù địch ở bên ngoài để tìm cách bảo vệ. Nhưng theo tinh thần Á Đông sự thù hận bên ngoài có thể trở thành tình bằng hữu thân thiện sau đó. Họ cũng giống như mình, mong được hạnh phúc, không muốn đau khổ, họ cần tới lòng từ bi bác ái của ta. Thầy nói với anh em: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em.” (Lc 6, 27)
1- Kẻ thù có hại chính là cái Thân và Tâm trí của bạn: “Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà sinh ra.” (1Cor 15,48). Chính nó mang cho bạn những biết bao nhiêu đau đớn ! Bạn có thể coi: Tâm trí cũng là những kẻ thù thật sự, vì nó hiện hữu vĩnh viễn trong bạn, khi thất vọng, buồn phiền, chán nản bạn thấy khổ sở..
2- Tham, Sân, Si được coi là những kẻ thù nội tại: vì nó nằm ngay trong bạn. Dù chúng không có khí giới, chúng vẫn chế ngự và sai khiến bạn được. Chúng tạo nên những hậu quả tai hại vô cùng ! Bạn làm sao chạy trốn được kẻ thù này? Nó là những kẻ thù thứ thiệt !

D- Câu Kinh Thánh thúc đẩy bạn và tôi chọn Sống tuần này:
HÃY YÊU KẺ THÙ VÀ LÀM ƠN CHO KẺ GHÉT ANH EM
Love your enemies, do good to those who hate you. (Lc 6,27)

E- Bạn và tôi cùng cầu nguyện với Lời Chúa: (Pray in Action)
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em. NHỜ THÁNH THẦN DẪN DẮT con biết nhận ra họ cũng là con của Cha, họ cũng muốn sống hạnh phúc, không muốn đau khổ, đang cần đến lòng từ bi bác ái của con, để con mang Chúa đến cho họ.

*Lời hay ý đẹp: CHỈ SỐNG CHO LỢI LỘC TẠM BỢ DẪN TỚI MẤT MÁT MUÔN THUỞ. / Living only for temporary gain leads to eternal loss.

CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI (Ga 3,30)
Phó tế: GB Nguyễn Văn Định * This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

--------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA-KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN TRONG GIÁO HỘI

Khủng hoảng Đức Tin trong Giáo Hội và … Tin Mừng của Đức Ki Tô

          Đức Ki Tô tiên báo Giáo Hội sẽ mất  đức tin trong Ngày Chúa đến “ Dầu vậy khi Con Người đến há tìm được đức tin trên mặt đất này chăng ?” ( Lc 18, 8 ).  Lời tiên báo của Chúa nay  đã ứng nghiệm. Giáo Hội đang rơi vào tình trạng khủng hoảng đức tin trầm trọng và dù với biết bao nỗ lực nhưng vẫn không  sao thoát khỏi.

           Đức hồng y Gerhard Muller nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 2012 đến 2017 mới đây đã căn cứ vào Sách Giáo Lý Công Giáo để đưa ra một Bản Tuyên Ngôn Đức Tin trong đó có những xác tín về Thiên Chúa Ba Ngôi về Giáo Hội về Luật Luân Lý về Cuộc Sống Vĩnh Cửu.

           Riêng về việc Tuyên Xưng Chúa Ba Ngôi ngài nói: “ Tuyệt đỉnh đức tin của tất cả  Ki Tô Hữu được tìm thấy trong lời tuyên xưng Chúa Ba Ngôi. Chúng ta đã trở thành môn đệ Chúa Giê Su, con cái và bạn bè của Thiên Chúa qua Phép Rửa Tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Sự phân biệt của Ba Ngôi trong sự hiệp nhất của Thiên Chúa ( Sách GL 254 ) đánh dấu một sự khác biệt cơ bản trong niềm tin vào Thiên Chúa và hình ảnh con người  so với các tôn giáo khác. Các tôn giáo không đồng ý với nhau chính là về niềm tin này vào Chúa Giê Su Ki Tô. Ngài là Thiên Chúa thật và là người thật được thụ thai bởi CTT và được sinh ra bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể: Con Thiên Chúa  là  Đấng Cứu Độ duy nhất của thế gian ( Sgl  676 ) ( Nguồn Vietcatholic News – 12/2/2019 – Tuyên Ngôn Đức Tin – ĐHY Gerhard Muller ).

           Chẳng những các tôn giáo mà ngay đến cả thần học cũng chưa bao giờ đồng ý với nhau về quan điểm Chúa Giê Su vừa là Thiên Chúa thật vừa là …người thật. Mặt khác cũng chính vì sự bất đồng đó mà đã gây nên các  cuộc khủng hoảng đức tin liên tiếp trong Giáo Hội  suốt hai mươi thế kỷ nay.

           Có thể nói nguyên nhân đưa đến khủng hoảng tất cả là do các trường phái thần học đã không thể nhất trí được với nhau về mối liên hệ giữa Chúa Giê Su và…Đấng Tạo Hóa:

           Phái Dưỡng Tử  Thuyết ( Adoptianisme ) cho rằng Thiên Chúa  Duy Nhất không có con. Nhưng đã chọn một con người và đã biến đổi con người ấy trở nên thần linh trong Phép Rửa ở sông Gioc Đan.

            Phái Ảo Thân Thuyết ( Docetisme )không chấp nhận nhân tính đích thực của Chúa Giê Su. Họ cho rằng thân xác của Ngài là loại thân xác thiêng liêng chỉ có vẻ bên ngoài là thân xác giống như thiên thần và vì vậy Ngài không thể bị đau đớn.

            Phái Nhất Chủ Thuyết ( Monarchianisme ) không tin Ba Ngôi Thiên Chúa và triệt để bênh vực  độc thần giáo, không chấp nhận một ngôi vị Thiên Chúa riêng biệt nơi Đức Giê Su.

            Phái Ario ( Năm 320 ) cho rằng chỉ một mình Chúa Cha là không được sinh ra. Còn Chúa Con là Đấng được tạo thành bởi hư vô.

            Phái Appolinaire cho rằng Ngôi Lời đảm nhận một bản tính nhân loại không có linh hồn. Đức Ki Tô là Ngôi Lời Thần Linh nhập thể nghĩa là ở trong thân xác con người” ( Logos Ensarkos – Verbe Incarne’ ).

            Sự bất đồng giữa các trường phái thần học tất nhiên đưa đến khủng khoảng đức tin trong toàn Giáo Hội. Vì chưng  một khi thần học vốn vẫn mệnh danh là khoa học hiểu biết Thiên Chúa mà lại  có sự bất đồng sâu xa như vậy thì làm sao chúng ta có thể tin nơi sự hiện hữu của Ngài ?

            Để có thể tin sự hiện hữu của Thiên Chúa đúng như Ngài Là ( Ego sum qui sum ) chúng ta nhất thiết cần trở về với Tin Mừng…của Đức Ki Tô. Lý do cần  nhấn mạnh Tin Mừng…của Đức Ki Tô bởi trong thực tế  từ bao lâu nay Giáo Hội  vẫn rao giảng một thứ Tin Mừng … khác chứ không phải Tin Mừng … của Đức Ki Tô !!!

            Ngay từ thuở sơ khai Giáo Hội, Thánh Phao Lô  đã lên tiếng cảnh cáo về thứ Tin Mừng … khác này: “ Tôi lấy làm lạ cho anh  em sao lại vội lìa khỏi Đấng đã kêu gọi anh  em bởi ân sủng của Đức Ki Tô  để mà theo Tin Mừng  khác. Nhưng không có Tin Mừng nào khác đâu. Chẳng qua là có mấy kẻ quấy rối  anh em  muốn sửa  đổi Tin Mừng của Đức Ki Tô đó thôi. Nhưng dẫu chúng tôi hoặc thiên sứ trên trời giảng cho anh  em một Tin Mừng nào khác với Tin Mừng mà chúng tôi đã rao giảng cho anh  em thì người ấy đáng bị nguyền rủa” ( Gal 1, 6 -8 ).

            Đức Ki Tô chỉ rao giảng có một Tin Mừng và đó là Tin Mừng về Nước Trời nội tại “ Người Pharisieu hỏi Chúa Giê Su về Nước ĐCT chừng nào đến thì Ngài đáp: Nước ĐCT không đến cách mắt thấy được. Người ta cũng sẽ không nói được: Đây này hay đó kia vì này Nước ĐCT ở trong các ngươi” ( Lc 17, 20 -21 ).

            Không thể nói “ Đây này hay đó kia”  bởi vì Nước Trời mà Đức Ki Tô rao giảng là một Thực Tại mầu nhiệm vượt thoát khỏi  mọi thứ ngôn ngữ diễn tả cũng như suy tư lý luận. Thục Tại ấy …tương đồng với  ĐẠO  của minh triết Đông phương “ Đạo khả Đạo phi thường Đạo. Danh khả Danh phi thường Danh” ( Đạo mà có thể gọi ( tên ) thì đó không phải Đạo thường. Danh mà có thể  nói ra được thì đó không phải Danh thường – Lão Tử ĐĐK chương một ).

            Chữ “ Thường” đây nghĩa là thường hằng bất biến. Cái ĐẠO thường hằng bất biến ấy  tùy nơi tùy lúc  Đức Ki Tô gọi là Nước Trời là Đấng Cha là Sự Sống Đời Đời. Lắng nghe và trở về với Thực Tại ấy  chúng ta sẽ có được Sự Sống Đời Đời “ Còn sự sống đời đời là nhận biết Cha  tức Chân Thần Duy Nhất cùng Giê Su KI Tô mà Cha đã sai đến” ( Ga 17, 3 ).

            Chúa Giê Su luôn nhận mình là Đấng được Cha sai đến ( Thiên Sai ). Điều ấy nói lên một cách rõ ràng  rằng Ngài không phải là Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa  vẫn gọi là Ngôi Lời ( Logos ). Nguyên do đưa đến việc thần học dịch Tin Mừng Thánh Gioan “ Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa” ( Ga 1, 1 ) là do ảnh hưởng của triết Hy Lạp về Logos hiểu như một thứ Lý Trí phổ quát.

            Thật sự thì đây không chỉ là một cách …Dịch nhưng nó đã chuyên chở  một thứ triết học sai lầm là triết Duy Lý Hy Lạp. Chính cái thứ  triết ấy đã gây nên cuộc khủng hoảng đức tin vô cùng sâu sắc  cho Giáo Hội mà không hề hay biết.

            Đức tin là cánh cửa mở vào ĐẠO cũng chính là niềm hy vọng của Đạo Công Giáo chúng ta “ Vả đức tin là thực thể của điều mình hy vọng, bằng cớ của điều mình chưa thấy. Nhờ đó mà người xưa được chứng tốt. Bởi đức tin chúng ta hiểu rằng các thế giới được dựng nên bởi Lời của ĐCT đến nỗi vật thấy được chẳng phải từ vật hiển nhiên mà ra” ( Dt 11, 1 -3 ).

            Vật thấy được ở đây tức những “ Vật” mà con người có thể thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm…bằng giác quan. Những cái gọi là “ Vật” ấy đều không…thật có chỉ là do duyên giả hợp mà có. Nếu tất cả là do duyên giả hợp mà có thì hễ còn duyên thì…còn hết duyên thì nói là…mất. Con người thực chất  cũng là một thứ…duyên giả hợp của  sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thế nên  chắc chắn cũng có ngày phải chết tức các duyên giả hợp đã đến ngày tan rã.

            Tất cả trời đất, vũ trụ trong đó gồm cả con người  đều do giả hợp mà thành ra…có.Thế nhưng  con người vì vô minh nên đã chấp lấy làm thật để rồi ra sức bám níu thành ra phải sống triền miên  trong đau khổ. Đức Ki Tô vì đã thấu triệt được nỗi khổ vì việc chấp trước ấy thế nên Ngài  đã truyền dạy  đạo lý Bỏ Mình có nghĩa bỏ đi những cái chấp “ Ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ mình hàng ngày vác thập giá mình mà theo. Vì hễ ai muốn cứu mạng sống mình thì phải mất. Còn hễ ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình thì được cứu. Vì chưng được lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn thì nào được ích gì ?” ( Lc 9, 23 -25 ).

            Bỏ mình tức bỏ đi những …cái chấp về tài sản, danh vọng, sự nghiệp cũng như về  thân mạng là điều rất khó cần  có  Ơn Chúa  thật nhiều mới được. Ơn Chúa ấy cần thiết nhất  chính là Ơn Đức Tin. Thiếu hoặc không có đức tin  thì mọi việc làm dù trước mắt thế gian có danh giá lớn lao đến đâu đối với Chúa cũng là vô ích. Thế nhưng “ Đức tin tuy khởi đầu mọi sự nhưng  lại không hoàn thành chi hết mà phải được hoàn mãn trong Đức Mến” ( Gal 5, 6 ).

            Hoàn mãn trong Đức Mến chính là ở chỗ nó khiến cho ta có được sự nhận biết Thiên Chúa Đấng ở nơi mình “ Chẳng có ai thấy ĐCT bao giờ nhưng nếu chúng ta có lòng thương yêu lẫn nhau thì ĐCT ở trong chúng ta và Tình Thương Yêu Ngài được trọn vẹn trong chúng ta” ( 1Ga 4, 12 ).

Phùng  Văn  Hóa

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA -CN7TN-C

   LIVE mercy

 

 

                          LIVING THE GOLDEN RULE: 7th SUNDAY C  

                                                  (Luke 6: 27-38)

We are followers of Jesus. He has set the bar for our behaviour as high as can be (Luke 6: 27-38). Love your enemies, he insists. Do good to those who hate you. Pray for those who treat you badly. Don’t hit back. Don’t condemn. Treat others as you would like them to treat you. This is the Golden Rule. Be merciful, forgiving, compassionate, generous and kind.

Do we take him seriously? Jesus himself did just what he said. He practised what he preached. He welcomed and forgave the woman who had a bad name in the town (Lk 7:47-49). He healed the ear of one of those arresting him (Lk 22:51). On the cross he prayed that his executioners might be forgiven (Lk 23:14). He taught us to pray for forgiveness for our own sins, and to be ready to forgive any wrongs done to us (Lk 11:4). In short, Jesus repaid evil with goodness.

Centuries before Jesus, one of his ancestors David had shown similar generosity of heart towards his jealous rival, King Saul (as we learn in our First Reading today). Despite the fact that Saul was out to kill him, David refused to harm the king, for Saul had been chosen by God to lead the people, and so David left Saul’s fate to God. All through history other people have practised that kind of mercy, goodness and generosity:

At the end of the Second World War, when the Nazi death camp of Ravensbruck was liberated, a prayer on a scrap of dirty paper was found next to the body of a dead child. This is what it said:

O Lord, remember not only the men and women of good will, but also those of ill will. But do not remember all the suffering they have inflicted upon us; remember the fruits we brought, thanks to this suffering, our comradeship, our loyalty, our humility, the courage, the generosity, the greatness of heart which has grown out of this; and when they come to judgement, let all the faults which we have borne be their forgiveness. AMEN.

A religious sister was raising money for the poor in an anti-Catholic part of America. After her talk a mild-looking old man walked up to her. Expecting a donation she held out her hand. He spat on it. She coolly wiped her hand, held it out again, and said to him, ‘OK, that’s for me. Now, what do you have for Christ’s poor?’ In 1989 in San Salvador, six Jesuit priests, their housekeeper and her daughter, were murdered. On All Saints’ Day, their families and friends gathered in church to mourn their losses with prayer. They painted the names of the victims on cards, surrounded the names with flowers, and placed the cards on the altar. One prayer-card was without flowers. But it read: ‘For our enemies.’ Later, a man spoke up in defence of that card: ‘Because we are Christians, we believe that our enemies should be on the altar too. Even though they kill us, they are still our brothers.’ On May 13th, 1981, Mehmet Ali Agca, intending to kill, shot and wounded Pope John Paul II in St Peter’s Square. After his recovery the pope went to the prison to forgive his assailant. In the Philippines, a young woman called Maria went to work in a home for homeless boys. She was asked to interview three out of the forty boys there. After one hour she came back to her supervisor, looking flushed and distressed. The first boy she interviewed, she said, could not be reunited with his father as his father was in prison for murder. The supervisor explained that several boys were on the streets because their parents were in prison and not to let it upset her too much. ‘Yes,’ replied Maria. ‘But I have just discovered that the man his father murdered was my own father.’ After they both recovered a bit from that shocking news, the supervisor said. ‘Well, perhaps you might like to drop that boy from your case-load or relocate to another facility?’ But Maria stood her ground. ‘I am a social-worker,’ she said, ‘and I am also a Christian. It’s not this boy’s fault that his father killed my father. I think I would like to help him as much as I can.’

But why would Jesus teach and expect such goodness and mercy? He says simply: ‘Be compassionate as your Father is compassionate (v.36).’ It’s a matter of the imitation of God, of acting like God, a matter of ‘like Father, like child!’ So no matter what another does to us, we must seek nothing in return but their good. Yet loving is not the same as liking. Liking is about how we feel, and we don’t have control over our feelings. But we do have control over how we act. So, says Jesus, do no evil, do no harm, even to those who deserve it. Love like God. Replace their darkness with your light.

To love like that, however, does not come easy. It involves going against very basic human instincts – the desire to get even, and the fear of being taken advantage of. But with God’s grace to help us, while it’s not easy, it’s still possible. In fact, it’s in our own interest to love like that. People who hate are in great pain and great need. In their book How to Forgive your Ex-Husband, Marcia Hootman and Patt Perkins highlight the enormous energy and money some women waste trying to get even with their ex-husbands, and how they hurt themselves far more by their anger than by what they endured from their former spouses.

The secret to success in living better this particularly challenging teaching of Jesus is surely prayer, and so let us conclude this reflection by saying: ‘Good and kind God, only with the help of your grace can we love as you love. Give us the strength to overcome anger with love, ugliness with beauty, and evil with good. We make this through Jesus, our Leader and our Lord. AMEN.’

Fr Brian Gleeson

 

LIVE mercy.jpg
 
 

Golaná - Mercy, Compassion & Forgiveness:

https://www.youtube.com/watch?v=N12mWznUSbU

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THƯ TƯ CN6TN-C

5 phút Lời Chúa - 20.02.19 - THỨ TƯ TUẦN 6 TN

Thánh Phan-xi-cô Mác-tô và Gia-xin-ta Mác-tô

SỐNG VÀ  CHIA SẺ TIN MỪNG: Mc 8,22-26

HÀNH TRÌNH MỞ MẮT ĐỨC TIN

Người cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng, nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi: “Anh có thấy gì không?” (Mc 8,23)

Suy niệm/SỐNG: 1/ Để chữa lành anh mù hôm nay, Chúa Giê-su đã làm một loạt các hành động: “cầm tay”, “đưa đi”, “nhổ nước miếng”, “đặt tay” và “hỏi”, thế mà hiệu quả là anh ta chỉ thấy lờ mờ. Tại sao Chúa Giê-su phải vất vả như vậy?

2/ Ở các lần chữa bệnh khác, Chúa chỉ cần nói một lời là đem lại hiệu quả tức thì: kẻ què đi được, kẻ chết sống lại (x. Mc 1,11; Lc 7,14; Ga 11,43...). Phải chăng vì ca bệnh hôm nay quá khó khiến Ngài phải đặt tay trên mắt anh một lần nữa? Hẳn là không. Nhưng hành động như thế, Chúa muốn cho các môn đệ thấy hành trình mở mắt đức tin của họ cũng diễn ra như vậy. Họ đã theo Chúa bao năm nhưng con mắt đức tin của họ vẫn mù tối.

3/ Trước khi chữa lành cho anh mù, Chúa đã nặng lời trách các ông:“Lòng anh em ngu muội thế sao? Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư?”(Mc 8,17-18). Quả thế, các ông chỉ thực sự thấy và biết Chúa cách tỏ tường khi Ngài từ cõi chết sống lại.

Mời Bạn CHIA SẺ: “Con có thấy gì không?” Ngày hôm nay Chúa vẫn hỏi mỗi người chúng ta như thế. Có thể con mắt thể lý của chúng ta thấy rõ ràng nhưng chưa chắc con mắt đức tin đang thật sự sáng tỏ. Vậy, muốn được Chúa mở con mắt đức tin, bạn hãy để Ngài chạm đến, cầm lấy và dẫn bạn đi trên con đường của Ngài.

Sống Lời Chúa: Bạn hãy đi thăm hỏi những người già yếu, bệnh tật trong khu xóm của mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin mở mắt đức tin cho con, để con nhìn thấy Chúa hiện diện trong mỗi người anh em, trong mỗi biến cố và trong mỗi giây phút của đời con. Amen.

gpmytho

-------------------------------------------

Subcategories