3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ BẢY CN3TN-C

 
Ảnh cùng dòng

 
5 phút Lời Chúa 

30.03.19

THỨ BẢY TUẦN 3 MC

Lc 18,9-14

CÁI TÔI KHIÊM HẠ

 

“Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.” (Lc 18,14)

Suy niệm/SỐNG: 1/ Sinh vào đời ai cũng có một cái tôi thật đơn sơ và dễ thương. Thế nhưng nó dễ bị biến tướng trở thành cái tôi đáng ghét. Cha Quang Uy đã “đánh vần” cái tôi biến tướng đó thành một bài hát dí dỏm và thật ý nghĩa:

Kiêu căng tôi sắc sảo

tôi thành tôi sắc tối.

Huênh hoang tôi huyền hoặc

tôi thành tôi huyền tồi.

Tự ái tôi nặng nề

tôi thành tôi nặng tội.

Khiêm tốn tôi thật thà

tôi thành tờ-ôi tôi.

1/ Cũng vậy, ông Pha-ri-sêu đã huênh hoang, tự cao tự đại, “khoe” thành tích cái tôi của ông với Chúa. Do đó những việc ông làm – dù rằng rất tốt – thay vì trở nên công phúc thì lại biến thành bọt bèo theo cái tôi tồi tệ và tội lỗi của ông.

3/ Ngược lại, với lòng khiêm hạ, người thu thuế nhìn thấy sự yếu đuối của mình và cần đến lòng thương xót của Chúa. Chính vì vậy, ông hoán cải và được Chúa kể là người công chính.

Mời Bạn CHIA SẺ: Con đường vào Nước Trời là con đường khiêm tốn. Cho nên, chỉ nhờ khiêm nhu người ta mới nhìn ra sự yếu đuối của mình và lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa ngõ hầu được nên công chính. Bạn hãy bắt chước lời cầu nguyện của người thu thuế để nhìn ra tất cả những gì mình có được hôm nay đều là hồng ân của Chúa ban.

Sống Lời Chúa: Khiêm nhường chạy đến với bí tích hoà giải trong mùa chay thánh này.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, NHỜ THÁNH THẦN CHỈ DẪN, chúng con biết nhận ra sự yếu hèn của mình và chúng con chỉ là không trước mặt Chúa.

 gpmytho

----------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THƯ SÁU CN3MC-C

29.03.19 -THỨ SÁU TUẦN 3 MC

SỐNG VÀ CHIA SẺ TIN MỪNG: Mc 12,28-34

TÌNH YÊU TRỌN VẸN

“Điều răn đứng đầu là ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.” (Mc 12,29-32)

Suy niệm/SỐNG: Yêu Chúa, Đấng vô hình, với tất cả con người của mình, thật chẳng đơn giản tí nào. Chính vì thế mà phải bắt đầu bằng việc “yêu người thân cận như chính mình”, bởi vì “có ai ghét thân xác mình bao giờ” (Ep 5,29). Nhưng, do ảnh hưởng của tội lỗi, yêu người như chính mình lắm khi bị lệch lạc, biến chất, Chúa Giê-su đề ra cho chúng ta chuẩn mực để thể hiện tình yêu đó là: yêu “như Thầy đã yêu” (Ga 15,9).

Chúa Giê-su thể hiện tình yêu tuyệt hảo đó bằng việc hiến thân mình trên thập giá để đền tội cho cả nhân loại. Ngài nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình) (Ga 15,13).

Mời Bạn CHIA SẺ: Chúa đang đứng chỗ nào trong con tim của mình, vị trí ưu tiên số một hay đã nhường chỗ cho những bận tâm khác: việc làm ăn, việc học hành, nỗi lo toan về vật chất? Và cách thế bạn cư xử với tha nhân, có hình bóng của Chúa trong đó không, hay cũng chỉ là những toan tính thiệt - hơn?

Sống Lời Chúa: Tâm niệm Lời Chúa: “Cho thì có phúc hơn nhận” (Cv 20,35), để BẠN VÀ TÔI có thêm động lực thực thi tình yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã không ngần ngại đồng hóa Chúa với những người hèn mọn nhất. NHỜ THÁNH THẦN DẪN DẮT con luôn nhìn thấy Chúa trong những người anh chị em xung quanh con, để con thể hiện tình yêu trọn vẹn cho Chúa qua lòng mến tha nhân. Amen.

gpmytho

-----------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ BA CN3MC-C

  •  
    Chi Tran

     
     
    Ảnh cùng dòng
     
    5 phút Lời Chúa 
    26.03.19

    THỨ BA TUẦN 3 MC

    Mt 18,21-35

    THA THỨ ĐẾN VÔ CÙNG

     

    Đức Giê-su đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” (Mt 18,22)

    Suy niệm/SỐNG: Để chứng minh việc tha thứ đến bảy mươi lần bảy – nghĩa là tha thứ không giới hạn – chẳng những là có thể mà còn là điều bắt buộc, Chúa Giê-su đã đưa ra những con số so sánh thật ấn tượng trong dụ ngôn “tên mắc nợ không biết thương xót”:

    Anh ta được xoá một món nợ khổng lồ tới 10.000 nén vàng tương đương với 100 triệu quan tiền – nên biết lợi tức hằng năm của vua Hêrôđê chỉ có 900 nén – trong khi bạn anh chỉ mắc nợ anh có 100 quan tiền, tức là một phần triệu số nợ anh vừa được xoá.

    Thế nhưng quả tim của “tên đầy tớ độc ác” kia quá hẹp hòi, mà đồng tiền đối với anh lại quá lớn, đến nỗi anh phải đòi cho được 100 quan tiền mà bạn nợ anh để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn anh. Còn đối với Thiên Chúa là Chủ Tể cả vũ trụ, sự xúc phạm của chúng ta dù có lớn gấp bao nhiêu lần 10.000 nén vàng kia cũng chẳng làm suy giảm sự thánh thiện vô cùng của Ngài.

    Nhưng khi được Chúa tha thứ, chúng ta đã được thừa hưởng sự giàu có của Ngài. Thế nên, tha thứ cho tha nhân đến vô cùng là điều có thể, bởi vì ta đã trở nên giàu có nhờ nhận được sự tha thứ vô cùng của Thiên Chúa. Và đó cũng là điều kiện: nếu ta không tha thứ cho nhau thì dù đã được Chúa tha thứ, ta cũng sẽ bị Ngài rút lại ơn tha thứ đó.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Mỗi khi bạn định “tính sổ nợ” với ai đó, bạn hãy nhớ lại Chúa đã “xoá sổ nợ” với bạn như thế nào để bạn cũng cư xử với tha nhân như thế.

    Sống Lời Chúa: Đến làm hoà với một người đang có mối bất hoà với bạn.

    Cầu nguyện: Lạy Cha, xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Amen.

     gpmytho

    ---------------------------

     

     
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THƯ BA CM3MC-C

  •  
    Chi Tran 
     
    Mar 25 at 10:06 PM
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Tha thứ bắt chước Thiên Chúa Cha.

    26/03 – Thứ ba tuần 3 Mùa Chay.

    “Nếu mỗi người trong chúng con không tha thứ cho anh em, thì Chúa Cha cũng không tha thứ cho chúng con”.

     

    Lời Chúa: Mt 18, 21-35

    Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không?”

    Chúa Giêsu đáp: “Ta không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy.

    Về vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết, người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: “Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn và tôi sẽ trả cho ngài tất cả”. Người chủ động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.

    Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc. Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: “Hãy trả nợ cho ta”. Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: “Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh”. Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong. Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện.

    Bấy giờ chủ đòi y đến và bảo rằng: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?” Chủ nổi giận, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ.

    Vậy Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.

     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ : Tha thứ

    Tha thứ đến 7 lần, đó là tha thứ theo đúng công bằng của lề luật, của lý luận con người. Nhưng Chúa Giêsu còn đi xa hơn bằng cách nói: tha thứ cho đến 70 lần bẩy.

     

    Trong dụ ngôn người đầy tớ mắc nợ, người này xin chủ chờ thêm thời gian nữa anh sẽ trả hết, nhưng chủ đã tha luôn cả số nợ. Thế mà anh đã không hành xử như vậy đối với người bạn chỉ mắc nợ anh một trăm bạc. Chúa Giêsu đã đưa ra bài học từ dụ ngôn này: “Cha Ta trên trời sẽ xử với các người như thế nếu mỗi người trong các ngươi thật lòng tha thứ cho anh em mình”.

    Chúng ta hãy kiểm điểm xem chúng ta đã sống thế nào về điều chúng ta thường cầu nguyện: “Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”.

    Về vấn đề này tác giả tập sách Đường Hy Vọng đã chia sẻ như sau:

    “Tính phê bình chỉ trích là một trở ngại lớn cho đời sống siêu nhiên. Chỉ tiêu cực phàn nàn kẻ khác, con quấy rầy họ, và muôn đắng cay trong lòng con. Va chạm người khác là sự thường. Sống trong một xã hội không va chạm nhau chỉ có thể là Thiên đàng. Một hòn đá nhờ va chạm mà bóng láng hơn, sạch đẹp hơn. Phàn nàn là bệnh dịch hay lây, triệu chứng là bi quan, mất bình an, nghi ngờ, mất nhuệ khí kết hiệp với Chúa. Bác ái không chỉ có yêu thương và tha thứ. Bác ái là cả một hành động để tạo bầu khí mới giữa cộng đồng xã hội, quốc gia và quốc tế, biến thế giới của thú vật nên thế giới của con người, biến thế giới của con người nên thế giới của con Chúa. Chỉ giây phút hiện tại là quan trọng. Đừng nhớ ngày hôm qua của anh em để chỉ trích. Đừng nhớ ngày hôm nay của con để khóc lóc, nó đã vào dĩ vãng. Đừng nhìn ngày mai của con để bi quan, nó còn trong tương lai. Giao quá khứ cho lòng nhân từ của Thiên Chúa, giao tương lai cho sự quan phòng của Ngài và giao tất cả cho tình yêu Chúa”.

    SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG:

    Nhờ ơn Chúa hướng dẫn chúng con trên con đường canh tân cuộc sống đức tin và đức ái. Nhờ Thánh Thần thúc đẩy mỗi ngày con được nên giống Chúa hơn để xây dựng hoà bình và hoà hợp trong môi trường sống.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    -------------------------------
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - CN3MC-C

                          SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
                        Chúa nhật 3 Mùa Chay- Năm C
 Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn, Phong trào...
    Chủ đề: ĐÂY LÀ THỜI GIAN ĐỂ SÁM HỐI SỬA MÌNH

A- Cảm nghiệm Sống và lắng nghe sự thúc đẩy của Thánh Linh:
Bài đọc 1: Xuất hành (3:1-8a;13-15). “Ta thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết nỗi đau khổ của chúng.” (câu 7)
1/ Trước mọi đau khổ, tôi có thấy Chúa hiện diện không? Tại sao?
*Chúa luôn hiện diện trong mọi người để nâng đỡ và nhắc bảo họ.
2/ Lòng thương xót và hay tha thứ của Chúa từ trước tới nay thế nào?
* Lòng thương xót Chúa có từ đời đời cho những ai kính sợ Chúa.


Bài đọc 2: : 1 Corintô (10:1-6;10-12). “Những sự việc ấy xảy ra để làm bài học, răn dạy chúng ta đừng chiều theo dục vọng xấu xa như cha ông chúng ta.” (câu 6)
1/ Những sóng thần, động đất, nước lũ...xảy ra, răn dạy tôi điều gì?
* Dạy tôi phải cấp bách sám hôí là việc quan trọng nhất hôm nay.
2/ Tại sao phần đông cha ông chúng ta đều ngã quỵ trong sa mạc?
* Ngã qụy vì các ông lẩm bẩm, đòi hỏi đủ thứ và kêu trách Chúa.


Tin Mừng: Luca (13:1-9). “Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám sám hối, thì các ông cũng sẽ bị chết hết y như vậy.” (câu 5)
1/ Có phải những tai họa xảy ra là Chúa giáng xuống người tội lỗi ?
* Những tai hoạ xảy ra là để răn bảo và vì yêu thương mọi người.
2/ Chúa muốn tôi sám hối để khỏi chết. Chia sẻ việc làm của bạn?
* Là kiểm điểm tội mình, lắng nghe Lời Chúa, đổi mới hoàn toàn.

B- Sám hối là ăn chay, một đòi hỏi cấp bách như cái rìu đã đặt sẵn gốc cây: “mọi người phải nhận lỗi và quyết sửa lỗi.” (Lc 13, 6-9)
+ Kinh Thánh nói: Ông Et-te ăn chay cầu nguyện ba ngày: Bà Et-te nhờ người trả lời ông Móc-đo-khai: “Xin cha cứ đi tập hợp tất cả những người Do thái ở Su-san lại. Xin bà con ăn chay cầu nguyện cho con. Suốt ba ngày đêm, đừng ăn uống gì cả..” (Et 4,15-16)
*Tiên tri Đa-ni-en đã ăn chay để nhận mạc khải Thiên Chúa: Trong những ngày ấy, tôi là Đa-ni-en đã ăn chay suốt ba tuần như thể chịu tang: Tôi không ăn đồ cao lưong mỹ vị; thịt và rượu tôi không hề nếm chút nào; tôi cũng chẳng sức dầu thơm...(Đn 10, 2-3)
* Ăn chay cầu nguyện để tự xét mình: Phaolô đã ăn năn trở lại với Chúa: Ông Saolô từ dưới đất đứng dậy, mắt thì mở nhưng không thấy gì. Người ta phải cầm tay dắt ông vào Đa-mat. Suốt ba ngày ông không nhìn thấy, cũng chẳng ăn, chẳng uống. (Cv 9, 8-9)
* Ăn chay trước khi ra trận: Vua Giơ-hô-sa-pát hoảng sợ và quyết tâm tìm kiếm Đức Chúa. Vua kêu gọi toàn thể Giu-đa ăn chay. Dân Giu-đa, người ta cũng đến kêu cầu Đức Chúa. (2 Sbn 20, 3-4)
* Ăn chay để Chúa thay đổi sự sửa phạt: “Khi nghe những lời ấy, vua A-kháp xé áo mình, khoác áo vải bố bám sát vào thịt, ăn chay, nằm ngủ với bao bì và đi thểu não. Bấy giờ có Lời Đức Chúa phán với ông Ê-li-a, người Ti-be rằng: Ngươi có thấy A-khap đã hạ mình trước mặt Ta...nên Ta không giáng hoạ nó. (1Vua 21, 27-29)
* Ăn chay cho việc chữa lành: Đức Giêsu quát mắng tên để chữa đứa trẻ bị kinh phong: Các môn đệ hỏi Đức Giêsu: Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên qủy ấy? - Chúa nói: Giống qủy này không chịu ra, nếu người ta không ăn chay cầu nguyện. (x. Mt 17, 18-21)
* Ăn chay để toàn thắng ma qủy cám dỗ: Suốt bốn mươi ngày, người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu ma quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, người không ăn gì cả. (Lc 4, 2). Ma qủy liền cám dỗ Chúa Giêsu về của ăn, Chúa nói: “Đã có Lời chép rằng: Người ta không chỉ nhờ cơm bánh.” (Lc 4, 4)


C- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống tuần này và cả cuộc đời:
NẾU CÁC ÔNG KHÔNG SÁM HỐI, THÌ CÁC ÔNG CŨNG SẼ CHẾT HẾT NHƯ VẬY. (Luca 13, 3)
1/ Tôi quyết sám hối bỏ tật xấu bằng sinh hoa quả là làm việc lành .
2/ Bạn dứt khoát, bỏ con người cũ, về làm hoà với Chúa và anh em.


D- Bạn và tôi cùng Cầu nguyện và Sống cầu nguyện: (Pray in Action)
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: Nếu các ông không sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. Con quyết không chiều theo những dục vọng xấu xa và sám hối xửa mình. Vì Chúa kiên nhẫn chờ đợi con như người kia chờ cây vả sinh trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.
Noi gương Mẹ Maria, con nghe tiếng Chúa sửa lỗi lầm của mình, trở làm hoà với người thân trong gia đình và xã hội, để xứng đáng là con Chúa.

Hoa thơm cỏ lạ: KHÔNG CÓ LÝ DO ĐỂ BÀO CHỮA CHO TỘI LỖI
“There’s no excuse for excusing sin”


Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định * This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

---------------------------------

Subcategories