3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA-KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN TRONG GIÁO HỘI

Khủng hoảng Đức Tin trong Giáo Hội và … Tin Mừng của Đức Ki Tô

          Đức Ki Tô tiên báo Giáo Hội sẽ mất  đức tin trong Ngày Chúa đến “ Dầu vậy khi Con Người đến há tìm được đức tin trên mặt đất này chăng ?” ( Lc 18, 8 ).  Lời tiên báo của Chúa nay  đã ứng nghiệm. Giáo Hội đang rơi vào tình trạng khủng hoảng đức tin trầm trọng và dù với biết bao nỗ lực nhưng vẫn không  sao thoát khỏi.

           Đức hồng y Gerhard Muller nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 2012 đến 2017 mới đây đã căn cứ vào Sách Giáo Lý Công Giáo để đưa ra một Bản Tuyên Ngôn Đức Tin trong đó có những xác tín về Thiên Chúa Ba Ngôi về Giáo Hội về Luật Luân Lý về Cuộc Sống Vĩnh Cửu.

           Riêng về việc Tuyên Xưng Chúa Ba Ngôi ngài nói: “ Tuyệt đỉnh đức tin của tất cả  Ki Tô Hữu được tìm thấy trong lời tuyên xưng Chúa Ba Ngôi. Chúng ta đã trở thành môn đệ Chúa Giê Su, con cái và bạn bè của Thiên Chúa qua Phép Rửa Tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Sự phân biệt của Ba Ngôi trong sự hiệp nhất của Thiên Chúa ( Sách GL 254 ) đánh dấu một sự khác biệt cơ bản trong niềm tin vào Thiên Chúa và hình ảnh con người  so với các tôn giáo khác. Các tôn giáo không đồng ý với nhau chính là về niềm tin này vào Chúa Giê Su Ki Tô. Ngài là Thiên Chúa thật và là người thật được thụ thai bởi CTT và được sinh ra bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể: Con Thiên Chúa  là  Đấng Cứu Độ duy nhất của thế gian ( Sgl  676 ) ( Nguồn Vietcatholic News – 12/2/2019 – Tuyên Ngôn Đức Tin – ĐHY Gerhard Muller ).

           Chẳng những các tôn giáo mà ngay đến cả thần học cũng chưa bao giờ đồng ý với nhau về quan điểm Chúa Giê Su vừa là Thiên Chúa thật vừa là …người thật. Mặt khác cũng chính vì sự bất đồng đó mà đã gây nên các  cuộc khủng hoảng đức tin liên tiếp trong Giáo Hội  suốt hai mươi thế kỷ nay.

           Có thể nói nguyên nhân đưa đến khủng hoảng tất cả là do các trường phái thần học đã không thể nhất trí được với nhau về mối liên hệ giữa Chúa Giê Su và…Đấng Tạo Hóa:

           Phái Dưỡng Tử  Thuyết ( Adoptianisme ) cho rằng Thiên Chúa  Duy Nhất không có con. Nhưng đã chọn một con người và đã biến đổi con người ấy trở nên thần linh trong Phép Rửa ở sông Gioc Đan.

            Phái Ảo Thân Thuyết ( Docetisme )không chấp nhận nhân tính đích thực của Chúa Giê Su. Họ cho rằng thân xác của Ngài là loại thân xác thiêng liêng chỉ có vẻ bên ngoài là thân xác giống như thiên thần và vì vậy Ngài không thể bị đau đớn.

            Phái Nhất Chủ Thuyết ( Monarchianisme ) không tin Ba Ngôi Thiên Chúa và triệt để bênh vực  độc thần giáo, không chấp nhận một ngôi vị Thiên Chúa riêng biệt nơi Đức Giê Su.

            Phái Ario ( Năm 320 ) cho rằng chỉ một mình Chúa Cha là không được sinh ra. Còn Chúa Con là Đấng được tạo thành bởi hư vô.

            Phái Appolinaire cho rằng Ngôi Lời đảm nhận một bản tính nhân loại không có linh hồn. Đức Ki Tô là Ngôi Lời Thần Linh nhập thể nghĩa là ở trong thân xác con người” ( Logos Ensarkos – Verbe Incarne’ ).

            Sự bất đồng giữa các trường phái thần học tất nhiên đưa đến khủng khoảng đức tin trong toàn Giáo Hội. Vì chưng  một khi thần học vốn vẫn mệnh danh là khoa học hiểu biết Thiên Chúa mà lại  có sự bất đồng sâu xa như vậy thì làm sao chúng ta có thể tin nơi sự hiện hữu của Ngài ?

            Để có thể tin sự hiện hữu của Thiên Chúa đúng như Ngài Là ( Ego sum qui sum ) chúng ta nhất thiết cần trở về với Tin Mừng…của Đức Ki Tô. Lý do cần  nhấn mạnh Tin Mừng…của Đức Ki Tô bởi trong thực tế  từ bao lâu nay Giáo Hội  vẫn rao giảng một thứ Tin Mừng … khác chứ không phải Tin Mừng … của Đức Ki Tô !!!

            Ngay từ thuở sơ khai Giáo Hội, Thánh Phao Lô  đã lên tiếng cảnh cáo về thứ Tin Mừng … khác này: “ Tôi lấy làm lạ cho anh  em sao lại vội lìa khỏi Đấng đã kêu gọi anh  em bởi ân sủng của Đức Ki Tô  để mà theo Tin Mừng  khác. Nhưng không có Tin Mừng nào khác đâu. Chẳng qua là có mấy kẻ quấy rối  anh em  muốn sửa  đổi Tin Mừng của Đức Ki Tô đó thôi. Nhưng dẫu chúng tôi hoặc thiên sứ trên trời giảng cho anh  em một Tin Mừng nào khác với Tin Mừng mà chúng tôi đã rao giảng cho anh  em thì người ấy đáng bị nguyền rủa” ( Gal 1, 6 -8 ).

            Đức Ki Tô chỉ rao giảng có một Tin Mừng và đó là Tin Mừng về Nước Trời nội tại “ Người Pharisieu hỏi Chúa Giê Su về Nước ĐCT chừng nào đến thì Ngài đáp: Nước ĐCT không đến cách mắt thấy được. Người ta cũng sẽ không nói được: Đây này hay đó kia vì này Nước ĐCT ở trong các ngươi” ( Lc 17, 20 -21 ).

            Không thể nói “ Đây này hay đó kia”  bởi vì Nước Trời mà Đức Ki Tô rao giảng là một Thực Tại mầu nhiệm vượt thoát khỏi  mọi thứ ngôn ngữ diễn tả cũng như suy tư lý luận. Thục Tại ấy …tương đồng với  ĐẠO  của minh triết Đông phương “ Đạo khả Đạo phi thường Đạo. Danh khả Danh phi thường Danh” ( Đạo mà có thể gọi ( tên ) thì đó không phải Đạo thường. Danh mà có thể  nói ra được thì đó không phải Danh thường – Lão Tử ĐĐK chương một ).

            Chữ “ Thường” đây nghĩa là thường hằng bất biến. Cái ĐẠO thường hằng bất biến ấy  tùy nơi tùy lúc  Đức Ki Tô gọi là Nước Trời là Đấng Cha là Sự Sống Đời Đời. Lắng nghe và trở về với Thực Tại ấy  chúng ta sẽ có được Sự Sống Đời Đời “ Còn sự sống đời đời là nhận biết Cha  tức Chân Thần Duy Nhất cùng Giê Su KI Tô mà Cha đã sai đến” ( Ga 17, 3 ).

            Chúa Giê Su luôn nhận mình là Đấng được Cha sai đến ( Thiên Sai ). Điều ấy nói lên một cách rõ ràng  rằng Ngài không phải là Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa  vẫn gọi là Ngôi Lời ( Logos ). Nguyên do đưa đến việc thần học dịch Tin Mừng Thánh Gioan “ Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa” ( Ga 1, 1 ) là do ảnh hưởng của triết Hy Lạp về Logos hiểu như một thứ Lý Trí phổ quát.

            Thật sự thì đây không chỉ là một cách …Dịch nhưng nó đã chuyên chở  một thứ triết học sai lầm là triết Duy Lý Hy Lạp. Chính cái thứ  triết ấy đã gây nên cuộc khủng hoảng đức tin vô cùng sâu sắc  cho Giáo Hội mà không hề hay biết.

            Đức tin là cánh cửa mở vào ĐẠO cũng chính là niềm hy vọng của Đạo Công Giáo chúng ta “ Vả đức tin là thực thể của điều mình hy vọng, bằng cớ của điều mình chưa thấy. Nhờ đó mà người xưa được chứng tốt. Bởi đức tin chúng ta hiểu rằng các thế giới được dựng nên bởi Lời của ĐCT đến nỗi vật thấy được chẳng phải từ vật hiển nhiên mà ra” ( Dt 11, 1 -3 ).

            Vật thấy được ở đây tức những “ Vật” mà con người có thể thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm…bằng giác quan. Những cái gọi là “ Vật” ấy đều không…thật có chỉ là do duyên giả hợp mà có. Nếu tất cả là do duyên giả hợp mà có thì hễ còn duyên thì…còn hết duyên thì nói là…mất. Con người thực chất  cũng là một thứ…duyên giả hợp của  sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thế nên  chắc chắn cũng có ngày phải chết tức các duyên giả hợp đã đến ngày tan rã.

            Tất cả trời đất, vũ trụ trong đó gồm cả con người  đều do giả hợp mà thành ra…có.Thế nhưng  con người vì vô minh nên đã chấp lấy làm thật để rồi ra sức bám níu thành ra phải sống triền miên  trong đau khổ. Đức Ki Tô vì đã thấu triệt được nỗi khổ vì việc chấp trước ấy thế nên Ngài  đã truyền dạy  đạo lý Bỏ Mình có nghĩa bỏ đi những cái chấp “ Ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ mình hàng ngày vác thập giá mình mà theo. Vì hễ ai muốn cứu mạng sống mình thì phải mất. Còn hễ ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình thì được cứu. Vì chưng được lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn thì nào được ích gì ?” ( Lc 9, 23 -25 ).

            Bỏ mình tức bỏ đi những …cái chấp về tài sản, danh vọng, sự nghiệp cũng như về  thân mạng là điều rất khó cần  có  Ơn Chúa  thật nhiều mới được. Ơn Chúa ấy cần thiết nhất  chính là Ơn Đức Tin. Thiếu hoặc không có đức tin  thì mọi việc làm dù trước mắt thế gian có danh giá lớn lao đến đâu đối với Chúa cũng là vô ích. Thế nhưng “ Đức tin tuy khởi đầu mọi sự nhưng  lại không hoàn thành chi hết mà phải được hoàn mãn trong Đức Mến” ( Gal 5, 6 ).

            Hoàn mãn trong Đức Mến chính là ở chỗ nó khiến cho ta có được sự nhận biết Thiên Chúa Đấng ở nơi mình “ Chẳng có ai thấy ĐCT bao giờ nhưng nếu chúng ta có lòng thương yêu lẫn nhau thì ĐCT ở trong chúng ta và Tình Thương Yêu Ngài được trọn vẹn trong chúng ta” ( 1Ga 4, 12 ).

Phùng  Văn  Hóa

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THƯ TƯ CN6TN-C

5 phút Lời Chúa - 20.02.19 - THỨ TƯ TUẦN 6 TN

Thánh Phan-xi-cô Mác-tô và Gia-xin-ta Mác-tô

SỐNG VÀ  CHIA SẺ TIN MỪNG: Mc 8,22-26

HÀNH TRÌNH MỞ MẮT ĐỨC TIN

Người cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng, nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi: “Anh có thấy gì không?” (Mc 8,23)

Suy niệm/SỐNG: 1/ Để chữa lành anh mù hôm nay, Chúa Giê-su đã làm một loạt các hành động: “cầm tay”, “đưa đi”, “nhổ nước miếng”, “đặt tay” và “hỏi”, thế mà hiệu quả là anh ta chỉ thấy lờ mờ. Tại sao Chúa Giê-su phải vất vả như vậy?

2/ Ở các lần chữa bệnh khác, Chúa chỉ cần nói một lời là đem lại hiệu quả tức thì: kẻ què đi được, kẻ chết sống lại (x. Mc 1,11; Lc 7,14; Ga 11,43...). Phải chăng vì ca bệnh hôm nay quá khó khiến Ngài phải đặt tay trên mắt anh một lần nữa? Hẳn là không. Nhưng hành động như thế, Chúa muốn cho các môn đệ thấy hành trình mở mắt đức tin của họ cũng diễn ra như vậy. Họ đã theo Chúa bao năm nhưng con mắt đức tin của họ vẫn mù tối.

3/ Trước khi chữa lành cho anh mù, Chúa đã nặng lời trách các ông:“Lòng anh em ngu muội thế sao? Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư?”(Mc 8,17-18). Quả thế, các ông chỉ thực sự thấy và biết Chúa cách tỏ tường khi Ngài từ cõi chết sống lại.

Mời Bạn CHIA SẺ: “Con có thấy gì không?” Ngày hôm nay Chúa vẫn hỏi mỗi người chúng ta như thế. Có thể con mắt thể lý của chúng ta thấy rõ ràng nhưng chưa chắc con mắt đức tin đang thật sự sáng tỏ. Vậy, muốn được Chúa mở con mắt đức tin, bạn hãy để Ngài chạm đến, cầm lấy và dẫn bạn đi trên con đường của Ngài.

Sống Lời Chúa: Bạn hãy đi thăm hỏi những người già yếu, bệnh tật trong khu xóm của mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin mở mắt đức tin cho con, để con nhìn thấy Chúa hiện diện trong mỗi người anh em, trong mỗi biến cố và trong mỗi giây phút của đời con. Amen.

gpmytho

-------------------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ HAI CN6TN-C

18.02.19

THỨ HAI TUẦN 6 TN

Mc 8,14-21

“MEN” NÀO CHO TA “SAY”?

“Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê.” (Mc 8,15)

Suy niệm SỐNG: 1/ Từ thời Ai Cập cổ đại, người ta đã dùng men để làm bánh mì, làm rượu. Mãi đến năm 1857 nhà khoa học Louis Pasteur mới khám phá ra rằng men thực ra là một thứ vi sinh vật thuộc loài nấm, âm thầm mọc rễ đâm chồi bên trong các chất hữu cơ và biến chất chúng.

2/ Có những loài men hữu ích loài người biết được và sử dụng, nhưng cũng có hàng ngàn thứ men có hại như men chua, men thối làm hư hỏng thức ăn, thậm chí gây nhiễm độc chết người. Chúa Giê-su cho biết về mặt thiêng liêng cũng có nhiều thứ “men.”

3/ Có thứ “men Nước Trời” mà người môn đệ Ki-tô đem thấm nhập vào trong thúng bột thế giới và âm thầm làm nó dậy men. Cũng có thứ men mà Chúa cảnh giác các môn đệ phải coi chừng, loại bỏ: men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê.

Mời Bạn CHIA SẺ: 1/ Men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê vẫn còn sinh sôi nảy nở trong thời đại chúng ta. Đó là thói kiêu căng giả hình, đánh mất lòng nhân nghĩa.

2/ Đó là “men” thực dụng, nặng về tiền bạc và vật chất, sống hưởng thụ và ích kỷ, “men” dâm ô, qua sách báo phim ảnh xấu khiến chúng ta vì đam mê chúng mà trở nên lãnh đạm thù nghịch với tình yêu Chúa và ơn cứu độ của Ngài.Bạn đang “say” thứ men nào, “men trần tục” hay “men Ki-tô”?

Sống Lời Chúa: Cổ võ trong cộng đoàn bạn một chiến dịch loại bỏ “men” xấu (phim ảnh xấu, gương xấu…) và “cấy men” tốt (việc làm gương sáng…).

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã giao cho con sứ mạng làm men để biến đổi trần gian nên thánh. NHỜ Lời Chúa LÀ THẦN KHÍ và Thánh Thể Chúa gìn giữ con khỏi men xấu và giúp con sống thánh thiện giữa đời.

 gpmytho

---------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ BA CN6TN-C

19.02.19

THỨ BA TUẦN 6 TN

Mc 8,14-21

KÝ ỨC ĐỨC TIN

 “Khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu giỏ đầy mẩu bánh?” Các ông nói: “Thưa, được bảy.” Chúa Giê-su bảo các ông: “Anh em chưa hiểu ư?” (Mc 8,20-21)

Suy niệm/ SỐNG: 1/ Lãng quên những việc Chúa làm là nguyên nhân mất đức tin, bởi vì ký ức đức tin là muối của cuộc sống Ki-tô hữu, nếu không có nó, chúng ta không thể tiến bước. ĐTC Phan-xi-cô đã quả quyết như thế.

2/ Để nuôi dưỡng đức tin cho dân Do Thái trong hành trình về Đất Hứa, Mô-sê luôn kêu gọi dân này nhớ lại những việc Thiên Chúa đã làm cho họ (Đnl 7,18;32,7). Chúa Giê-su nhắc lại cho các môn đệ nhớ lại những phép lạ Ngài làm để họ tin vào Ngài. Chúa còn hứa ban Thánh Thần để làm cho các ông nhớ lại những lời Ngài dạy mà làm theo (Ga 14,26).

3/ Đánh mất ký ức đức tin là đánh mất căn tính Ki-tô hữu. Vì thế, nhớ lại những việc Chúa làm, các lời Chúa dạy và những lần gặp gỡ thân thiết với Chúa là một phần thiết yếu của cuộc sống Ki-tô hữu.

Mời Bạn CHIA SẺ: 1/ Chúng ta nhận được đức tin không phải từ bưu điện hay từ công ty phát hành nào, nhưng từ Thiên Chúa và những người Ngài dùng để chuyển đạt đức tin cho chúng ta.

2/ Thánh Phao-lô đã nhắc cho Ti-mô-thê nhớ lại đức tin của bà ngoại và mẹ của ông để ông vững đức tin. Ký ức đức tin nơi bạn còn sống động chứ? Nếu bạn đang lãng quên, hãy nài xin Thánh Thần khơi dậy lại cho bạn.

Sống Lời Chúa: Gặp Chúa và nhớ lại những việc Chúa đã làm cho bạn, nhớ lại những người truyền đạt đức tin cho bạn và hãy tạ ơn Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, lòng con reo vui nhận ra những ơn lành Chúa đã ban cho con.NHỜ THÁNH THẦN NHẮC NHỞ, đừng để con mất trí nhớ về đức tin, kẻo con xa Chúa mất.

 gpmytho

-------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ BẢY CN5TN-C

16.02.19 - THỨ BẢY TUẦN 5 TN - C

SỐNG VÀ CHIA SẺ TIN MỪNG: Mc 8, 1-10

GIỮ TRỌN LỜI THỀ KHI BẺ BÁNH - TÔI CẦN LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO ANH EM.

Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. (Mc 8,6)

Suy niệm/SỐNG: Nhà văn Quyên Di khi suy niệm về việc Chúa Giê-su “bẻ bánh” đã kể lại sự tích“Đồng Tiền Vạn Lịch” trong ca dao. Ngày xưa, các đôi nam nữ lấy đồng tiền kẽm bẻ làm đôi, mỗi người giữ một nửa, thề rằng khi nào hai người nên duyên vợ chồng chung sống với nhau, như hai mảnh đồng tiền ráp lại thành một đồng tiền trọn vẹn lúc đó họ mới trọn vẹn hạnh phúc.

Từ chuyện “bẻ tiền” đến chuyện “bẻ bánh”: Chúa Giê-su không chỉ bẻ đôi tấm bánh, làm phép lạ cho dân chúng ăn no nê; Ngài còn bẻ tấm bánh trong bữa Tiệc Ly để biến nó thành Mình Ngài, để con người ăn và được sống và sống dồi dào. Trong tấm bánh được bẻ ra đó, Ngài trao thân gửi phận cho chúng ta để giữ trọn lời thề “ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.”

Mời Bạn CHIA SẺ: 1/ Cử chỉ bẻ bánh của Chúa Giêsu đã trở thành cử chỉ hết sức thân thương: Các môn đệ nhận ra Ngài và nhận ra nhau mỗi khi cử hành “lễ bẻ bánh.” Bắt chước Chúa Giê-su, bạn hãy “bẻ đôi tấm bánh đời” để muôn người được “no nê” và sống vui với tình hiệp nhất trong tình thương Thiên Chúa.

 2/ Không chỉ bố thí của dư thừa mà còn biết giảm bớt lợi nhuận để góp phần bảo vệ môi trường, đó chính là cách “bẻ một góc đồng tiền” thời nay để chia sẻ với những người nghèo thời nay. Bạn có suy nghĩ gì về ý tưởng đó?

Sống Lời Chúa: Luôn trích một chút từ khoản chi tiêu hằng ngày dành riêng để sẵn sàng chia sẻ cho người nghèo.

Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giê-su, trên Thập giá Chúa đã bẻ tấm bánh thân mình và hiến trao cho chúng con. NHỜ THÁNH THẦN BIẾN ĐỔI chúng con QUYẾT TÂM trở nên tấm bánh tình yêu, bẻ ra cho muôn người.

-----------------------------------

Subcategories