3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN - CN16TN-B

  •  
    Mo Nguyen
     
     

                                                                                  SIXTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

                                                                                                               18th July 2021

     

     

    picture.jfif

     

                                                                                    FEEDING THE HUNGRY: 16TH SUNDAY B

                                                                                                                 (Mark 6: 30 – 34)

    There are at least three kinds of hunger. There is a hunger for bread, for the food and drink that satisfy physical hunger and nourish 

    physical health and life. There is emotional hunger, a hunger for acceptance and welcome, affirmation and affection from others. And 

    there is spiritual hunger. For Christians, this is a craving for Christ and his company. As a famous song puts it, in words of St Richard of 

    Chichester, this hunger is a longing 'to see him more clearly, love him more dearly, and follow him more nearly, day by day'.

    Mother Teresa of Calcutta has spelt out well these three kinds of hunger:

    Your poverty is greater than ours ... the spiritual poverty of the West is much greater than the physical poverty of the East. In the West, there are millions of people who suffer loneliness and emptiness, who feel unloved and unwanted. They are not the hungry in the physical sense; what is missing is a relationship with God and with each other.

    In our gospel today, we meet people who are experiencing those three kinds of hunger. Their greatest hunger is for the company of Jesus, for the enlightenment and truth of the words which he speaks, and for the warmth and comfort of his understanding, kindness and compassion. They are also feeling the pangs of physical hunger and hoping he can relieve those as well.

    Looking for a little rest and recreation, Jesus sails away with his friends for the eastern shore of the lake. But seeing where the boat is heading, the crowds hurry along the shore and are already waiting for them at the other side. You can imagine what you and I might have thought and even said about this. Jesus too might easily have felt annoyed and resentful. He might easily have moaned and groaned: 'Why won't they leave us alone for a while? Why won't they let us have a bit of time to ourselves? Why won't they give us just a little peace and quiet? Why won't they stay away? Why won’t they?'

    But Jesus thinks no such thoughts. He thinks only of them, of their need for him, and for the love and assistance he can provide as their Good Shepherd. Sensing their longing to be with him and seeing so many sick and troubled persons among them, his heart overflows with compassion. And so, he goes from one little group to the other - listening to them, talking to them, comforting them, and healing their physically and mentally sick ones. In this way the longing they have felt to be with him, and their need for acceptance and welcome, affirmation and affection, are more than satisfied.

    All this has much to say to us as the disciples of Jesus in the world today. We must face, first of all, the physical hunger of millions of our fellow human beings. Can we any longer feel indifferent concerning so much conspicuous consumption and so much waste in our Western world, when so many persons are deprived of the basic necessities of life and are even starving to death? What will Jesus say to us on Judgment Day? Will it be: 'I was hungry, and you gave me food? I was thirsty and you gave me drink' (Mt 25:35-36)? Or will it be: ‘I was hungry and you never gave me any food, I was thirsty and you never gave me anything to drink' (Mt 25:42-43)?

    In the second place, there are all around us so many deprived and lonely people who are craving for even a little bit of affirmation, acceptance, and affection. The widespread problems of so many runaway and homeless children, of drug addiction, of domestic violence, of suicide, are but symptoms of deep unsatisfied longings to be loved and to love. Can you and I be at least a little more sensitive, a little more responsive, a little more active and caring towards so many lost and lonely persons? And will we want Jesus to say to us: 'I was a stranger and you made me welcome, lacking clothes and you clothed me, sick and you visited me, in prison and you came to see me (Mt 25:36-37)'?

    Jesus has clearly identified himself with people in physical, emotional and spiritual need. To meet them is to meet him. 'In truth I tell you,’ he says, 'in so far as you did this to one of the least of these brothers and sisters of mine, you did it to me' (Mt 25:40-41) and 'in so far as you neglected to do this to one of the least of these, you neglected to do it to me' (Mt 25:45).

    It’s the same Jesus whom we meet today in our celebration of the Eucharist, as the Jesus who took pity on the crowd of hungry people on the shore of the lake. He will shortly be nourishing our friendship with him in the signs of bread and wine, so as to empower us to become more and more like him. And at the end of our celebration of him and his teachings, he will be sending us back into the world as a source of nourishment to others, by reaching out to them with our words and actions of acceptance and welcome, affirmation and affection.

    Fed, then, by our holy communion with him, may we do more than ever before to satisfy the physical, emotional and spiritual hungers of all those needy persons out there, whom God keeps putting on our paths, to nourish them with practical signs of God’s own compassionate and caring love.

    Fr Brian Gleeson

     

    Feed the Hungry, Feed the Soul:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=7qpV3k3nexA

     

    https://www.youtube.com/watch?v=s15nn-4NWwI

     

    sing.jfif

     

    Lòng Thương Xót Chúa - Karaoke - Lm Nguyễn Sang:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=6jSHH2pfPRo

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -NỘI NGUYỄN - CN17TN-B

  •  
    Song Loi Chua
     
     

    SUY NIỆM/SỐNG VÀ CHIA SẺ PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM B (18/07/2021)

    ---ooOoo---

    YÊU NGƯỜI THEO PHONG CÁCH CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ

    TIN MỪNG MAC-CÔ 6, 30-34

    “Lúc ra khỏi thuyền,

    Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương,

    vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều“

     

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

    Trong thời dịch bệnh Corona Virus đang hoành hành khắp nơi khắp chốn khiến bao nhiêu con nguời phải lầm than khốn khổ, nhất là những người nghèo trong các xã hội. Điều an ủi lớn lao là khắp nơi, chúng ta được thấy có rầt nhiều người sống bác ái yêu thương giúp đỡ người khác một cách vô vi lợi. Những con người ấy – công giáo có, lương dân có - đang làm sống lại hình ảnh của chính Chúa Giêsu Kitô, Con MỘt Thiên Chúa xuống thế làm người, khiến khi đoc bài Phúc âm Chúa Nhật XVI Thường Niên Năm B, chúng ta được thêm lòng tin tưởng cậy trông vào tương lai của loài người, Chúng ta được được thêm lòng khát khao và sức mạnh để thể hiện cách yêu người của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, giữa loài người ngày nay.

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 6,30-34:  Khi ấy, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy. Người liền bảo các ông: "Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút". Vì lúc ấy dân chúng kẻ đến người đi tấp nập, đến nỗi các tông đồ không có đã và thì giờ ăn uống. Vậy các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh. Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ý, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài.

    Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều.

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 6,30-34:        

    3.1 Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông: Trong khi thì hành sứ vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho người đương thời Chúa Giêsu đã đặc biệt quan tâm đến dân chúng là thành phần thấp kém trong xã hội. Trước khi các môn đệ lên đường rao giảng, Chúa Giêsu đã căn dặn các ông chỉ mang theo một hành trang gọn nhẹ tối thiểu, là để dân chúng không thấy các ông xa cách, khác biệt họ. Chính Chúa Giêsu cũng sống đơn sơ, gần gũi thân thiện khiến càng ngày càng có nhiều người đến nghe Người giảng dậy.

    3.2 Chúa Giêsu động lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn: Chúa Giêsu đã nhìn thấu tâm hồn của những người đến bên Người. Họ bơ vơ lạc lõng không biết đường đi, không biết đích đến. Họ rất cần được có người hướng dẫn, vạch lối chỉ đường cũng như họ cần người chữa lành các tật bệnh trên thân xác. Vì vậy mà Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, đã chạnh lòng thương những con người bé mọn nghèo hèn ấy.

    3.3 Chúa Giêsu dậy dỗ dân chúng nhiều điều: Chúa GIêsu Kitô không chỉ thương dân chúng xuông mà thôi, Người đã dậy dỗ họ nhiều điền. Phúc âm không nói Chúa Giêsu Kitô đã dậy dân chúng Israel những điều gì. Nhưng chúng ta có thể xác định là  Chúa Giêsu Kitô đã dậy cho dân chúng biết về Thiên Chúa là Cha yêu thương, về Nước Thiên Chúa mà Người thiết lập, về cách mà dân chúng nên sống để được hạnh phúc thật.

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 6,30-34:     

    4.1 Là Kitô hữu tức là thuộc về Chúa Kitô. [Có người còn gọi là Kitô thuộc]. Vì thế mỗi Kitô hữu phải mang tính chất Kitô trong người, phải thể hiện tính Kitô trong lời nói, việc làm của mình, phải quan tâm đến dân chúng chung quanh và nhu cầu thể lý, tâm linh của họ và giúp đỡ khai sáng thăng tiến những người ấy.

    4.2 Các Kitô hữu phải tiên phong trong cách sống bác ái yêu thương: Nều anh chị lương dân còn biết sống bác ái yêu thương trong cơn dịch bệnh thì các Kitô hữu phải đi tiên phong trong cách sống hy sinh quên mình dấn thân phục vụ đồng bào đang bị khốn đốn vì dịch bệnh Covid-19.

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 6,30-34:                   

    KHAI MỞ:  Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã động lòng thương dân chúng lầm than vất vưởng và dậy dỗ chữa lành cho họ. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

    1.- «Khi ấy, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa sai nhiều người đến với loài người để họ nói về Thiên Chúa và Tình Yêu của Người cho loài người.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Các tông đồ xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh. Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ý, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho càng ngày càng có nhiều người tim đến với những người đuợc Thiên Chúa sai đến để được nghe giảng và chữa lành.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy biết thương yêu dân chúng theo phong cách của Chúa Giẹsu Kitô.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Và Người dạy dỗ họ nhiều điều»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu biết đón nhận và thực thi những lời giảng dậy của Chúa Giêsu Kitô.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! háp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con rất yêu dầu của Cha cho chúng con để Người yêu thương, dậy dỗ và chữa lành cho chúng con.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con một lòng biết ơn đối với những ân ban của Cha và của Con Cha. Chúng con cũng xin Cha ban cho chúng con một lòng khát khao sống bác ái yêu thương theo phong cách của Con Cha là Chúa Giêsu Kitô. Chúng con cầu xin vì Danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

    Sàigòn ngày 16 tháng 07 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

    --

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN15TN-B

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    15/07/21 THỨ NĂM TUẦN 15 TN
    Th. Bô-na-ven-tu-ra, giám mục, tiến sĩ HT
    Mt 11,28-30

     

    CHÚA LÀ NGUỒN AN ỦI

     
    Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,28)
     

    Suy niệm/SỐNG: Chúa Giê-su trong thân phận làm người, cũng trải qua nhiều đau  khổ, thử tháchnên trước những điều làm trí óc ta mệt mỏi, con tim ta đau đớn, những thất bại trong quá khứ, những gánh nặng trong hiện tại, những lo lắng cho tương lai, và cả những yếu đuối vấp ngã của chúng ta trong cuộc chiến đấu thiêng liêng,

      Ngài hoàn toàn thấu hiểu và cảm thương (x. Dt 4,15). Vì thế mời gọi chúng ta “mang những gánh nặng nề” đó đến với Ngài để được Ngài cho “nghỉ ngơi bồi dưỡng”.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Trong đời sống, chắc chắn sẽ có những lúc chúng ta mệt mỏi, lo lắng, băn khoăn vì cuộc sống mưu sinh, vì những thất bại trong những mối tương quan.

      Trong những khoảnh khắc đen tối đó, nhiều khi chúng ta bế tắc, chúng ta đóng cửa lòng mình và để cho nỗi thất vọng xâm chiếm mình, chế ngự mình và làm cho cuộc sống của ta nên chán nản. Những lúc như thế, chúng ta hãy nhớ đến lời Chúa dạy hôm nay và hãy đưa tay ra cho Ngài nắm lấy.

      Ngài không giải quyết các vấn đề của ta bằng một cây đũa thần, nhưng Ngài sẽ làm cho ta nên mạnh mẽ xuyên qua những khó khăn. Trong cánh tay Ngài, ta sẽ được “nghỉ ngơi bồi dưỡng”.

     

    Sống Lời Chúa: Đến nghỉ ngơi với Chúa Giê-su qua việc suy niệm Lời Chúa và kết hiệp với Ngài nơi Thánh Thể.

     

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã yêu con người, và đã sống trọn phận người với chúng con. Chúa đã nếm biết Nỗi khổ đau và hạnh phúc của phận người.

      NHỜ CHÚA TÁC ĐỘNG chúng con biết tin tưởng chạy đến với Chúa để đón nhận sức mạnh mà bước tiếp trên con đường trần thế đầy khó khăn thử thách. Amen.

    GPLONGXUYEN

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN15TN-B

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5  PHÚT LỜI CHÚA

    16/07/21 THỨ SÁU TUẦN 15 TN
    Đức Mẹ núi Cát Minh
    Mt 12,1-8

     

    CÓ LÒNG NHÂN

     
    “Nếu các ông hiểu được ý nghĩa câu này: ‘Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế,’ ắt các ông đã chẳng lên án người vô tội.” (Mt 12,7)
     

    1/ Suy niệm/SỐNG: Chà xát mấy hạt lúa cỏn con trong tay thì bị người biệt phái kết án là phạm luật vì làm trong ngày Sa-bát.

      Còn Chúa Giê-su thì trưng dẫn việc các tư tế lấy bánh đã trưng hiến chỉ dành cho tư tế để đem cho những người phàm phu tục tử ăn. Điểm khác biệt trong hai cách ứng xử này chính là lòng nhân.

      Và đây mới thực sự là điều làm đẹp lòng Chúa. Người có lòng nhân không viện cớ giữ luật cách “vẹn toàn, vô phương trách cứ” mà làm ngơ trước sự khốn cùng, đau khổ của anh chị em.

      Người có lòng nhân không phán đoán hay lên án một cách cứng cỏi, nhẫn tâm, nhưng cư xử độ lượng khoan dung, và nhờ đó mở đường cho những người lầm lạc có thể hối cải, quay trở về đường ngay nẻo chính.

     

    2/ Mời Bạn CHIA SE: Chúa Giê-su không chỉ nói; Ngài còn để lại những tấm gương tuyệt vời của lòng nhân. Mời bạn hãy cùng chiêm ngắm, suy niệm và bắt chước: Ngài tha tội cho người tội lỗi, chị phụ nữ ngoại tình.

      Trong đêm chịu thống khổ, ánh mắt nhân từ của Chúa dừng lại trên Phê-rô và hoán cải ông.

      Trong nhóm nói về một cử chỉ, thái độ, một lời nói hay việc làm tốt để tỏ lòng nhân ái đối với người chung quanh.

     

    3/ Sống Lời Chúa: Nói lời ôn hoà hay nở một nụ cười thân ái với ai xúc phạm đến bạn.

     

    4/ Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su là Đấng rất nhân từ, xin ban ơn Thánh Thần đến trong con, hoán cải tâm hồn vốn ích kỷ hẹp hòi của con, giúp con đủ sáng suốt để sống và cư xử tốt với nhau, như Chúa hằng đối xử như vậy với chúng con. Amen.

     gplongxuyen

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN16TN-B

  •  
    Song Loi Chua
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM B (18/07/2021)

    VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM  CỦA  CÁC MỤC TỬ

    [Gr 23,1-6; Ep 2,13-18; Mc 6,30-34]

     

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Lời Chúa của Phụng Vụ Chúa Nhật XV Thường Niên Năm B đề cập đến ơn gọi và sứ mạng của các Ki-tô hữu (nói chung) thì Lời Chúa của Phụng Vụ Chúa Nhật XVI Thường Niên Năm B đề cập đến ơn gọi và sứ mạng của các Ki-tô hữu lãnh đạo (nói riêng). Trong đạo cũng như ngoài đời, vai trò của người lãnh đạo là hết sức quan trọng. Ngoài đời thì là chính quyền các cấp, còn trong đạo thì là các mục tử các cộng đoàn lớn nhỏ.

    Đọc lịch sử Israel chúng ta thấy Thiên Chúa đã cắt cử nhiều người làm lãnh đạo dân riêng Chúa. Hình ành quen thuộc trong Thánh Kinh là người mục tử và đàn chiên. Có mục tử làm tốt công việc của mình; nhưng cũng có mục tử không hoàn thành công việc được giao. Chúa Giêsu Kitô là mục tử hoàn hảo nhất vì Người chăm lo cho chiên là những người khốn khổ và bơ vơ trong dòng đời vì Ngài trần đầy lòng thương.

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1  Bài đọc 1 (Gr 23,1-6): "Ta sẽ quy tụ phần còn lại của đoàn chiên Ta, và cho chúng có những chủ chăn" Chúa phán: "Khốn cho các mục tử làm tản mát và xâu xé đoàn chiên Ta. Vì thế, Chúa là Thiên Chúa Israel phán cùng các mục tử chăn dắt dân Ta rằng: "Các ngươi đã phân tán xua đuổi và không trông nom đoàn chiên Ta". Chúa lại phán: "Vậy Ta sẽ xét xử những hành động gian ác của các ngươi. Ta sẽ quy tụ phần còn lại của đoàn chiên Ta từ khắp các xứ mà Ta đã phân tán chúng, Ta sẽ lùa chúng về đồng cỏ, để chúng lớn lên và tăng số. Ta sẽ cho chúng có những chủ chăn để họ chăn dắt chúng. Chúng sẽ không còn sợ hãi và kinh hoàng, và chúng không còn thiếu thốn gì nữa".

    Chúa còn phán rằng: "Này đây, đã tới những ngày Ta gây cho Đavít một mầm giống công chính, mầm giống này sẽ làm vua thống trị, sẽ là người khôn ngoan, thực hiện công lý và đức công bình trên đất nước. Những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu thoát, Israel sẽ được an cư, và chúng sẽ gọi tên Người là "Chúa công bình của chúng ta".

    2.2 Bài đọc 2 (Ep 2,13-18): "Chính Người là sự bình an của chúng ta, Người đã làm cho đôi bên nên một" Anh em thân mến, xưa kia anh em là những kẻ ở xa, thì nay trong Đức Giêsu Kitô, anh em đã nên gần nhờ bửu huyết của Người. Chính Người là sự bình an của chúng ta, Người đã làm cho đôi bên nên một, đã phá đổ bức tường ngăn cách, tiêu diệt sự hận thù trong thân xác của Người, tức là bãi bỏ lề luật cũ với những thể lệ để kiến tạo cả hai nên một người mới, đem lại bình an, dùng thập giá giải hoà hai dân tộc trong một thân thể với Thiên Chúa. Nơi Người, mối thù nghịch đã bị tiêu diệt, và Người đã đến loan báo Tin Mừng bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần. Và chính nhờ Người mà chúng ta đôi bên được đến gần Cha trong cùng một Thần Trí.

    2.3 Bài Tin Mừng (Mc 6,30-34): "Họ như đàn chiên không người chăn" Khi ấy, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy. Người liền bảo các ông: "Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút". Vì lúc ấy dân chúng kẻ đến người đi tấp nập, đến nỗi các tông đồ không có thì giờ ăn uống. Vậy các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh. Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ý, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài.

    Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều.

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG & SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1  Chân dung của Thiên Chúa (Thiên Chúa là Đấng nào?)    

    3.1.1 Bài đọc 1 (Gr 23,1-6) là những lời sấm của ngôn sứ Giêrêmia, nói về những mục tử không chu toàn trách nhiệm được Thiên Chúa giao phó, vì họ đã làm cho đoàn chiên của Chúa phải tan tác và họ đã xua đuổi cũng như chẳng lưu tâm gì đến chiên. Lời sấm còn loan báo Thiên Chúa sẽ chấn chỉnh kế hoạch là sẽ quy tụ đoàn chiên còn sót lại từ khắp mọi miền, sẽ đưa chúng về đồng cỏ tốt tươi; sẽ giao chúng cho các mục tử tốt lành chăn dắt. Đoàn chiên sẽ sinh sôi nảy nở thật nhiều và các mục tử xấu sẽ bị trừng phạt vì hành vi gian ác của họ. Tột đỉnh của kế hoạch này là Con Một Thiên Chúa - là Chúa Giêsu - sẽ được gửi đến để chăn dắt đoàn chiên của Thiên Chúa.

    3.1.2 Bài đọc 2 (Ep 2,13-18) là những lời Thánh Phaolô viết cho các tín hữu Êphêsô về những việc làm cụ thể mà Chúa Giêsu, Vị Vua xuất thân từ dòng dõi Đavít, đã thực hiện nhằm thay đổi mọi thực tại nhân sinh và nhân linh một cách tuyệt diệu để xây dựng Vương Quốc của Thiên Chúa.

    3.1.3 Bài Tin Mừng (Mc 6,30-34)  là tường thuật của Thánh Máccô về tấm lòng chăm lo cho đoàn chiên của Chúa Giêsu: “Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt.”  Chúa Giêsu là hình ảnh ‘trung thực’ của Chúa Cha là Đấng không muốn một con chiên nào bị bỏ rơi và phải khổ sở; trái lại Người muốn tất cả mọi con chiên đều được yêu thương và chăm sóc tận tình. Vì chạnh lòng thương đoàn chiên mà Chúa Giê-su chữa lành các bệnh nhân, xua đuổi ma quỉ và làm các phép lạ. Vì chạnh lòng thương dân chúng mà Chúa Giê-su đứng về phía thứ dân, bênh vực quyền lợi của họ, làm bạn với hạng tội lỗi và sau cùng là chết trên thập giá để cứu chuộc tất cả nhân loại.

    3.2 Sđiệp của Lời Chúa (Chúa muốn chúng ta làm gì?)    

    Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là: Thiên Chúa là Đấng yêu thương và chăm lo cho mọi người. Người mời gọi chúng ta cộng tác và tíếp tay với Người trong việc chăm lo ấy. Nhất là Người đã sai Con Một Người là Chúa Giêsu Kitô đến trần gian để yêu thương và quy tụ mọi người thành một đoàn chiên duy nhất. Tất cả các Kitô hữu và nhất là các giám mục, linh mục được Chúa giao phó sứ vụ “mục tử” phải biết học cùng Chúa Giêsu mà “chạnh lòng thương” khi đứng trước nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

     

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA LỜI CHÚA

    4.1 Sống với Thiên Chúa là Đấng đã vì yêu thương loài người mà dùng ngôn sứ  Giêrêmia thay mặt Thiên Chúa cảnh cáo những người lãnh đạo không chu toàn trách nhiệm chăm sóc các cộng đoàn. Sống với Thiên Chúa là Đấng đã chạnh lòng thương đám đông quần chúng  thiều người chăm lo, bảo vệ.

     

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa

    Để thực thi sứ điệp Lời Chúa qua ba bài Sách Thánh, mỗi người/cộng đoàn hãy tự hỏi và tự trả lời 3 câu hỏi sau:

    * Tôi/Cộng đoàn tôi có học biết Thiên Chúa là Đấng yêu thương và chăm lo cho mọi người  không?

    * Tôi/Cộng đoàn tôi có học cùng Chúa Giêsu mà biết “chạnh lòng thương” khi đứng trước nhu cầu vật chất và tinh thần của những người sống chung quanh tôi không, nhất la trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay?

    * Tôi/Cộng đoàn tôi có cộng tác và tíếp tay với Thiên Chúa trong việc chăm lo cho con người, nhất là cho những người nghèo và bị bỏ rơi hơn cả trong xã hội Việt Nam hôm nay không? 

                                            

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI  VÀ CHO HỘI THÁNH

    [Ghi chú: Lời cầu nguyện giáo dân thường có 4 ý:  ý thứ nhất cầu cho thế giới, ý thứ hai cầu cho Hội Thánh toàn cầu, ý thứ ba cầu cho giáo dân của giáo xứ, ý thứ bốn cầu cho một hạng người đặc biệt nào đó]

     

    5.1 “Thưa anh em, trước kia anh em là những người ở xa, nhưng nay, trong Đức Kitô Giêsu, nhờ máu Đức Kitô đổ ra, anh em đã trở nên những người ở gần” Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho các dân các nước sớm nhận ra Kế Hoạch và Ý Định của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô mà trở thành Kitô hữu.

    Xướng: Chúng ta  cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.2 «Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cách đặc biệt cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho các Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục, cho các linh mục và phó tế, để với ơn Chúa trợ giúp, các ngài chỉ biết sống chết theo chân Chúa Giêsu mà thương yêu mọi người, nhất là những người nghèo và bị bỏ rơi.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.3 «Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho giáo dân thuộc Giáo xứ chúng ta để ai nấy chuyên chăm nghe lời dậy dỗ của Chúa và của các mục tử.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

              

    5.4 «Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho các vị mục tử không chu toàn trách nhiệm, đánh mất lòng nhiệt thành truyền giáo, lơ là với việc chăm lo cho người nghèo và bị bỏ rơi, để nhờ Ơn Chúa giúp, các ngài lấy lại được tinh thần Phúc âm mà phục vụ đoàn chiên mà Chúa đã giao cho các ngài.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!          

    Sàigòn ngày 14 tháng 07 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                                                                         

     

     

    --

     

Subcategories