3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NỘI NGUYỄN

  •  
    Song Loi Chua
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM B (04/07/2021)

    NHẬN RA SỨ GIẢ CỦA THIÊN CHÚA

    [Ed 2,2-5; 2 Cr 12,7-10; Mc  6,1-6]

     

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA       

    Kinh nghiệm đời sống tâm linh cho thấy nhiều người hoặc vì cứng đầu cứng cổ, hoặc vì thành kiến mà không nhận ra sứ giả của Thiên Chúa. Con cái Ít-ra-en thời ngôn sứ Ê-dê-ki-en, vì cứng đầu cứng cổ, nên không nhận ra có một ngôn sứ đang ở giữa họ là Ê-dê-ki-en. Vị ngôn sứ là tiếng nói của Thiên Chúa, là người nói thay Thiên Chúa, để chỉ dậy cho dân biết đường lối, ý định, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

       Còn dân làng Na-da-rét, vì thành kiến và không tin, nên không nhận ra Chúa Giê-su là vị đại ngôn sứ, là chính Lời Thiên Chúa nhập thể làm người và ở giữa dân Người. Kinh nghiệm của người xưa phải giúp mỗi người, mỗi cộng đoàn chúng ta nhậy bén và tỉnh thức trong việc nhận ra các sứ giả của Thiên Chúa! Vậy xin mời các bạn đọc kỹ và tìm hiểu các bài Sách Thánh hôm nay.

      

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI SÁCH THÁNH

    2.1 Trong bài đọc 1 (Ed 2,2-5): "Đây là nhà phản loạn, và họ sẽ biết rằng giữa họ vẫn có một tiên tri" Trong những ngày ấy, sau khi nói với tôi, Thần Linh nhập vào tôi, và đỡ tôi đứng dậy. Tôi nghe Người nói với tôi rằng: "Hỡi con người, Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân nổi loạn phản nghịch Ta, chúng và cha ông chúng vi phạm giao ước của Ta cho đến ngày nay. Ta sai ngươi đến để nói với những con cái dầy mặt cứng lòng rằng: 'Chúa là Thiên Chúa phán như vậy'. Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, vì đây là bọn phản loạn, và chúng sẽ biết rằng giữa chúng có một tiên tri".

    2.2 Trong bài đọc 2 (2 Cr 12,7-10): "Tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi" Anh em thân mến, để những mạc khải cao siêu không làm cho tôi tự cao tự đại, thì một cái dằm đâm vào thịt tôi, một thần sứ của Satan vả mặt tôi. Vì thế đã ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. Nhưng Người phán với tôi rằng: "Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối". Vậy tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Đức Kitô: vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ.

    2.3 Trong bài Tin Mừng (Mc 6,1-6): "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương" Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Đến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: "Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?" Và họ vấp phạm vì Người.

    Chúa Giêsu liền bảo họ: "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình". Ở đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy.

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG  & SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI SÁCH THÁNH

    3.1 Chân dung của Thiên Chúa (Thiên Chúa là Đấng nào?):   

    1o) Bài đọc 1 (Ed 2,2-5) là một trích đoạn của Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en trong đó vị ngôn sứ nói về sứ mạng mà Thiên Chúa đã ép ông phải nhận. Sứ mạng đó là nói Lời Thiên Chúa cho những người Ít-ra-en nổi tiếng là ngỗ ngược và cứng đầu cứng cổ!

    Trong đoạn Thánh Kinh này chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng chịu đựng sự ngỗ ngược và cứng đầu cứng cổ của dân Ít-ra-en và tìm mọi cách để thay đổi họ, để biến họ thành những người dễ bảo và vâng phục.

     

    2o) Bài đọc 2 (2 Cr 12,7-10) là một trích đoạn của thư 2 Cô-rin-tô trong đó Thánh Phao-lô nói về sự yếu đuối hoặc khiếm khuyết hoặc cám dỗ thiêng liêng mà ngài phải chịu đựng suốt cuộc đời. Vì Thánh Phao-lô nói một cách rất mơ hồ là “một cái dằm” nên chúng ta không rõ đó là cái gì, Cái dằm thì không đủ làm cho người ta chết, nhưng nó làm cho người ta khó chịu và đau đớn. Điều chúng ta cần ghi nhận là nhờ cái dằm ấy mà Thánh Phao-lô sống cách khiêm tốn giữa bao ơn huệ lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho ngài.

    Trong đoạn Thánh Thư này chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng ban mọi ơn cần thiết cho Phao-lô (và chúng ta), để Phao-lô (và chúng ta) sống đẹp lòng Thiên Chúa, làm chứng cho quyền năng của Người và phục vụ kế hoạch làm cho dân ngoại nhận biết Thiên Chúa.

     

    3o) Bài Tin Mừng (Mc 6,1-6) là bài tường thuật của Phúc âm Mác-cô về cách suy nghĩ và hành động của những người đồng hương đối với Chúa Giê-su ở Na-da-rét. Khi thấy Chúa Giê-su bộc lộ sự khôn ngoan khác người, dân làng Na-da-rét cũng ngạc nhiên và thắc mắc; nhưng họ hoặc chỉ dựa vào những gì họ biết về Người (cha mẹ, họ hàng, nghề nghiệp, tài sản và giai cấp xã hội) hoặc ganh tỵ không muốn Người hơn họ, nên sinh ra nghi ngờ và không tin, thậm chí còn tìm cách xô đẩy Người xuống vực (xem Lc 4,29).

    Trong đoạn Phúc âm này chúng ta thấy Chúa Giê-su là Đấng rất đơn sơ chân chất và hiền hòa, dễ thương. Bằng chứng là Người tỏ ra ngạc nhiên về thái độ không tin của những người đồng hương và vui vẻ đi đến các làng chung quanh để giảng dạy.

     

    3.2 Sứ điệp của Lời Chúa (Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì?):

    Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là

    mỗi người,

    mỗi cộng đoàn (gia đình/giáo xứ/hội dòng) chúng ta

    bỏ tính ngỗ ngược và thái độ cứng đầu cứng cổ,

    bỏ thành kiến và thái độ không tin,

    mà nhận ra sứ giả của Thiên Chúa trong cuộc đời (cá nhân và cộng đoàn) mình.

    Sứ giả của Thiên Chúa trước hết là Chúa Giêsu Kitô. Người là Lời của Thiên Chúa, Người nói lời của Thiên Chúa cho loài người

    Sứ giả của Thiên Chúa kế đến là các Giám mục, linh mục có trách nhiệm giảng giải Lời Thiên Chúa cho tín hữu hiểu và thực hành. Sứ giả của Thiên Chúa còn là những ai (phụ huynh, bạn bè, người quen và người không quen) nói lời ngay thẳng khó nghe nhưng lời ấy là lời có ích cho đời sống tâm linh của chúng ta. 

     

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA LỜI CHÚA

    4.1 Sống với Thiên Chúa là Đấng đã vì yêu thương chúng ta mà dùng các sứ gỉa để nhắc nhở chúng ta nhớ Lời của Người, để cảnh cáo chúng ta về thái độ cứng đầu cứng cổ hay thành kiến và không tin, mà sống theo Thánh Ý Người.    

     

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa

    Chúng ta được mời gọi chuyên cần lắng nghe và thực hành Lời Chúa, và mở rộng tâm hồn và đời sống đón rước các sứ giả mà Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta, rất nhiều khi là một cách hết sức bất ngờ!

     

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI  VÀ HỘI THÁNH

    [Ghi chú: Lời cầu nguyện giáo dân thường có 4 ý:  ý thứ nhất cầu cho thế giới, ý thứ hai cầu cho Hội Thánh toàn cầu, ý thứ ba cầu cho giáo dân của giáo xứ, ý thứ bốn cầu cho một hạng người đặc biệt nào đó]

    5.1 «Còn chúng, vốn là nòi phản loạn, chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho các dân tộc cứng lòng và mù quáng nên không nhận ra các sứ giả và không đón nhận các sứ ngôn của Thiên Chúa.

    Xướng: Chúng ta  cùng cầu nguyện! Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.2 «Bấy giờ, thần khí đã nhập vào tôi đúng như lời Người phán với tôi và làm cho chân tôi đứng» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô,  cho các Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục, cho các linh mục và phó tế, luôn được Thần Khí Thiên Chúa chiếm hữu và hướng dẫn để các vị vững vàng trong sứ mạng bênh vực công lý và sự thật. 

    Xướng: Chúng ta cùng cầu nguyện!  Đáp:   Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.3 «Người lấy làm lạ vì họ không tin» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho giáo dân của giáo xứ chúng ta, cách riêng cho những người tham dự thánh lễ này, để ai nấy có lòng tin mạnh mẽ vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu nguyện!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    5.4 «Chính Ta sai ngươi đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta»  Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho các chiến sĩ truyền giáo, cho các cá nhân và tổ chức bênh vực nhân quyền, bảo vệ sự sống và môi trường để họ trung kiên trong sứ mạng khó khăn trong các xã hội ngày nay.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu nguyện!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    Sàigòn ngày 30 tháng 06 năm 2021               

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.

        

     

     

    --

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN13TN-B

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    29/06/21 THỨ BA TUẦN 13 TN
    Th. Phê-rô và Phao-lô, tông đồ
    Mt 16,13-19

     
    NIỀM TIN CỦA PHÊRÔ
     
    “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” (Mt 16,16)
     

    Suy niệm/SỐNG: Giáo Hội mừng kính hai thánh Phê-rô và Phao-lô trong một lễ. Các ngài là trụ cột của Hội Thánh, cùng chịu tử vì đạo ở Rô-ma, khiến Rô-ma trở thành trung tâm qui tụ của Giáo Hội.

       Tử vì đạo, có nghĩa là “làm chứng” cho đức tin, đức tin mà hai thánh tông đồ chuyển lại cho ta. Lời tuyên tín của Phê-rô đáp trả hai câu hỏi của Đức Giê-su: “Người ta nói Con Người là ai?” và “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?

       Câu trả lời của Phê-rô mở ra một ơn gọi và một sứ mạng. Chúa đặt tên mới cho Phê-rô, đời ông thay đổi từ đó. Từ một ngư phủ, nay ông trở thành người giữ cửa Nước Trời. Mừng kính hai thánh Tông Đồ hôm nay là chúng ta cử hành chính đức tin và sứ mạng của chúng ta.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Hôm nay, Chúa cũng hỏi bạn hai câu hỏi mà Chúa đặt cho các tông đồ ngày xưa. Bạn sẽ không thể trả lời câu hỏi thứ hai mà không trả lời câu hỏi thứ nhất:

       “Những người sống gần con hôm nay nói Thầy là ai?” Phê-rô nói Thầy là Đấng Mê-si-a, vì ông được Thiên Chúa soi sáng nên ông nói lên chứng từ niềm tin và mong đợi của mình.

        Còn bạn, bạn sẽ làm gì, nói gì để làm chứng rằng Chúa Giê-su là đường, là sự thật và là sự sống cho người thời nay?

     

    Sống Lời Chúa: Hãy nỗ lực sống niềm tin của bạn, để có thể làm chứng như thánh Phao-lô: “Tôi biết tôi đã tin vào ai” (2 Tm 1,12), và như thánh Phê-rô: 

       “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta… về những sự kiện đó (Đức Ki-tô đã sống lại), chúng tôi xin làm chứng…” (Cv 5,29.32).

     

    Cầu nguyện: “Lạy Chúa, con tin, nhưng xin Chúa giúp lòng tin yếu kém của con.

    GPLONGXUYEN
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN NGÀY 27-2021

HÃY CHỖI DẬY

(Kn 1, 13-15. 2,23-25; 1 Cr 8. 7.9.13-15; Mc 5, 21-43)

 Thiên Chúa là Chúa của sự sống. Thiên Chúa trao ban sự sống nơi thực vật, động vật, con người và thiên thần. Chúng ta thấy được sự sống gắn liền nơi các tạo vật. Mọi tạo vật đều nhận hơi thở sự sống. Rút hơi thở, chúng sẽ tan biến. Ngay chương đầu của sách Khôn Ngoan, tác giả được linh lứng viết rằng: Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong (Kn 1,13). Sự sống ở mọi tạo vật sinh động sẽ tiêu vong, nhưng sự sống thật sẽ tồn tại muôn đời. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm về sự sinh, lão, bệnh và tử. Con người sinh ra và từ từ đi về cõi chết. Đã là người, ai cũng bước qua lúc sinh lúc tử. 

Từ muôn thế hệ, dòng dõi này nối tiếp dòng dõi kia để truyền sinh sự sống. Sự sống mà Thiên Chúa trao ban cho tổ tông của loài người vẫn được tiếp tục phát triển và sinh xôi nẩy nở. Sự sống của từng cá nhân sẽ chấm dứt ở đời này, nhưng sự sống của con người sẽ tiếp tục. Với niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, chúng ta tin rằng sự sống thay đổi chứ không mất đi. Người ta thường nói: Sinh ký tử qui, sống gởi thác về và từ trần hay qua đời. Qua đời này để vào đời khác. Chết không phải là chấm hết mà bước qua một cuộc sống mới. 

Chúa Giêsu chính là nguồn sự sống và có quyền trên sự sống. Con người là loài thụ tạo, khi đã tắt hơi thở hoàn toàn thì thân xác đi vào cõi tiêu diệt. Không có một quyền lực hay loại thuốc nào có thể cứu gỡ. Đã ra đi là ra đi vĩnh viễn. Con người đành bó tay trước sự chết. Chúa Giêsu nhìn vào sự chết như một giấc ngủ. Thánh Maccô diễn tả về quyền năng của Thiên Chúa: Người bước vào nhà và bảo họ: “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy! (Mc 5, 39). Nhiều người cười nhạo Ngài vì họ đã biết em bé đã tắt thở và đã chết. Nhưng Chúa Giêsu cầm lấy tay nó và nói: “Ta-li-tha kum”, nghĩa là: “Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi! (Mc 5, 41). 

Chúng ta bước vào đời với hình hài một trẻ thơ. Rồi được nuôi nấng dưỡng dục, được học hỏi trau dồi kiến thức, được học làm người và học làm con Chúa. Mỗi người lãnh nhận những khả năng và nguồn vốn khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta sinh lời không riêng cho chính mình mà chung cho đồng loại. Thánh Phaolô tông đồ trong thơ gởi tín hữu Corintô đã nhắc nhở rằng: Kẻ được nhiều thì cũng không dư, mà kẻ có ít, cũng không thiếu. Phaolô đã khích lệ tín hữu rằng anh chị em vượt trổi về mọi mặt về sự hiểu biết, lòng tin, sự nhiệt thành và lòng bác ái. Trồng người như trồng cây. Ai mà không mong cây trồng phát triển và sinh hoa trái. Con người có sứ mệnh cao qúi. Mỗi cuộc sống con người cũng phải sinh hoa kết trái cho đời. Người ta thường nói: Cọp chết để da, người chết để tiếng. 

 Chúng ta sẽ ra đi với hai bàn tay trắng nhưng không thể thiếu hành trang. Cuộc sống bên kia cần có nhiều phước báo và việc thiện như là hoa quả cuộc đời. Phải tạo nhân tốt mới có qủa tốt. Có lòng bác ái vị tha, chúng ta mới có sự yêu thương ràng buộc. Sự sống rất quí giá và đáng sống. Mỗi giây phút sống trong cuộc đời đều là hồng ân. Chúng ta không có quyền tiêu diệt hay hủy hoại sự sống của người khác hay của chính mình. Ai cũng muốn sống hạnh phúc nhưng đôi khi chúng ta làm ngơ trước những hạnh phúc mà chúng ta đang thừa hưởng. Niềm vui và sự bình an nằm ngay trong cuộc sống hằng ngày. Hạnh phúc ví như một chiếc khăn tinh sạch, đôi khi có điểm vài vết nhơ sầu khổ. Vì quá chú trọng đến những chấm nhỏ buồn phiền của cuộc sống, để rồi có nhiều người bi quan cho rằng cuộc đời là bể khổ. Thực sự đời chỉ buồn khổ đối với những ai chấp ngã không dám buông bỏ. 

Lạy Chúa, Lời Chúa là thần trí và là sự sống, xin cho chúng con biết sống xứng đáng với danh phận của con người. Chúa tác thành mọi sự cho có. Chúa tạo dựng con người để được sống hạnh phúc và thông phần sự sống vĩnh cửu. 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Nhật 13 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
38:50
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN13TN-B

  •  
    Chi Tran

     
     
    Ảnh cùng dòng
     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    28/06/21 THỨ HAI TUẦN 13 TN
    Th. I-rê-nê, giám mục, tử đạo
    Mt 8,18-22

     
    LÀM MÔN ĐỆ CHÚA
     
    Thấy xung quanh có đám đông, Đức Giê-su ra lệnh sang bờ bên kia. (Mt 8,18)
     

    Suy niệm/SỐNG: Phúc Âm Mát-thêu khi nói về hai trường hợp xin đi theo làm môn đệ Đức Giê-su đã mở đầu bằng việc

       Ngài ra lệnh các tông đồ rời bỏ đám đông để vượt Biển Hồ “sang bờ bên kia”. Làm môn đệ Thầy Giê-su không phải là một hành động tùy hứng hay sự tính toán thiệt hơn, mà là đi theo lời gọi mời với tất cả sự “liều lĩnh,” tự do và dứt khoát. Theo Thầy Giê-su, người môn đệ phải dứt khoát bỏ tất cả lại phía sau: của cải, sự nghiệp và những tình cảm, cũng như những tương quan thiết thân nhất.

       Làm môn đệ Thầy Giê-su là “lên đường”, không nhắm đạt được của cải, địa vị, chức quyền danh vọng… mà trước hết là “sang bờ bên kia”, đi theo Đấng “không có nơi gối đầu” để sống một cuộc sống “rất riêng” cá vị với Thầy.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Là Ki-tô hữu là đã được ơn gọi làm môn đệ Chúa Ki-tô. Mỗi ơn gọi, dù bậc sống nào, tu trì hay giáo dân, cũng là hoa trái của một mối tương quan gọi-đáp rất riêng, cá vị giữa Chúa Ki-tô với mỗi người chúng ta.

       Nhưng tất cả đều có một điểm chung là lắng nghe và đáp lại tiếng gọi yêu thương của Đức Ki-tô: “Hãy theo Ta” để ở lại với Ngài và thực thi sứ mạng làm môn đệ mỗi ngày trong chính đời thường của mình.

     

    Sống Lời Chúa: Thực thi sứ mạng người môn đệ Chúa Ki-tô trước tiên là chu toàn với lòng yêu mến các việc bổn phận hằng ngày trong bậc sống của bạn.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, với con, làm môn đệ Chúa thật chẳng dễ chút nào, khi con cứ mãi loay hoay trong những dự tính của mình, thiếu lòng yêu mến, cũng chẳng gắn kết với Chúa. Xin cho con yêu Chúa nhiều hơn, để con có thể hoàn thành ơn gọi mình cách tròn đầy, vui tươi, với nhiều hoa trái. Amen.

     
    GPLONGXUYEN
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN12TN-B

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA   

    26/06/21 THỨ BẢY TUẦN 12 TN
    Mt 8,5-17

     
    KHIÊM TỐN VÀ NHẠY BÉN
     
    “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh.” (Mt 8,8)
     

    Suy niệm/SỐNG: Viên bách quân đội trưởng La mã này nếu không phải là người ‘thét ra lửa’, thì cũng thuộc hạng có địa vị, quyền thế ở đời. Vậy mà chính con người thế giá ấy đã sẵn sàng lặn lội xa xôi đến với một ngôn sứ bị xã hội nghi ngờ, tẩy chay, coi rẻ.

       Nơi người bách quân đội trưởng này, chúng ta thấy anh biết chấp nhận thực tế giới hạn của mình: tuy có quyền nhưng bất lực trước cơn bệnh của gia nhân mình. Thứ đến ông tỏ ra rất nhạy bén với quyền năng của Chúa Giê-su, ông tin Ngài bất chấp sĩ diện hay những thái độ của người khác đối với Chúa Giê-su.

       Sau cùng ông can đảm quyết tâm tìm đến với Chúa Giê-su, bày tỏ lòng tin vào Ngài và cầu xin Ngài chữa lành cho người đầy tớ.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Không thiếu những yếu kém giới hạn nơi cá nhân hay tập thể của mình. Nhưng có điều chúng ta có nhìn nhận và can đảm thay đổi hay không.

       Khiêm tốn ở đây giúp ta sống đúng với thực tế của mình, không che đậy trốn tránh nhưng biết đối mặt, tận dụng các cơ hội và ơn Chúa để vươn lên.

      

      * Thử xem lại các giờ giáo lý, cách tổ chức điều hành, các sinh hoạt như kiệu rước, kinh nguyện, hội họp của chúng ta có còn thích hợp hay cần phải đổi mới không?

     

    Sống Lời Chúa: Tôi năng kiểm điểm đời sống hằng ngày. Tôi biết can đảm vượt quá chính mình để tìm ra ý Chúa để chu toàn.

     

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giê-su, Chúa vẫn đến với con và đồng hành với con trong cuộc sống. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, CON biết nhận ra Chúa, QUYẾT TÂM nghe tiếng Chúa nói với con, và biết đáp lại bằng lòng tin tưởng chân thành và can đảm. Amen.

    GPLONGXUYEN
     

Subcategories