3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -CN13TN-B

  •  
    Song Loi Chua
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM B (27/06/2021)

    MẠNH TIN ĐỂ ĐƯỢC CHỮA LẢNH

    [1 Kn 1,13-15;2,23-24; 2 Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43]

     

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ  LỜI CHÚA      

    Dịch bệnh Covid-19 giúp nhân loại nói chung, các Kitô hữu nói riêng, ngộ ra điều này: sự sống của con người thật mong manh: một con virus mắt thường không thấy mà quật ngã bất cứ người nào, bất kể là người khỏe mạnh, xinh đẹp, giầu sang và quyền lực trong số những người đang sống. Nhưng suy nghĩ kỹ hơn một chút, chúng ta sẽ thấy rắng sự sống của con người thời nay không chỉ bị đe dọa bởi Covid-19 mà còn bị đe dọa bởi nhiều thứ khác như nạn phá thai, chủ nghĩa vô thần duy vật, cách sống thực dụng và ích kỷ, ham hố quyền lực và cai trị độc tài v.v… Vì thế nhân loại nói chung, các Kitô hữu nói riêng, rất cần được soi sáng bởi Tin Mừng mà Chúa Giêsu đem lại.

    Bài Phúc âm Chúa Nhật XII Thường Niên Năm B (tuần trước) với câu chuyện Chúa Giêsu dẹp tạn sóng gió, gửi chúng ta thông điệp là Chúa Giêsu Kitô là Đấng làm chủ mọi sự kiện tự nhiên và thống trị quỷ vương. Còn thông điệp của bài Phúc âm Chúa nhật XIII Thường Niên Năm B (tuần này), với câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành người phụ nữ bị bệnh băng huyết nhiều năm và làm cho con gái đã chết của ông trưởng hội đường sống lại, là Chúa Giêsu Kitô là Đấng chữa lành mọi thứ bệnh tật của loài người và làm chủ sự sống và sự chết. Và để được hưởng ơn chữa lành của Chúa Giêsu Kitô, của Thiên Chúa thì cần chúng ta có lòng tin mạnh mẽ vào quyền năng và tình yêu của Người.

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Trong bài đọc 1 (Kn 1,13-15; 2,23-24): "Bởi ác quỷ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian" Thiên Chúa không tạo dựng sự chết, chẳng vui mừng khi người sống phải chết. Người tác thành mọi sự cho có. Người tạo dựng mọi sự trên mặt đất đều lành mạnh, chúng không có nọc độc sự chết, và không có địa ngục ở trần gian.

    Vì chưng, công chính thì vĩnh cửu và bất tử. Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, để sống vĩnh viễn. Nhưng bởi ác quỷ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian: kẻ nào thuộc về nó thì bắt chước nó.

    2.2 Trong bài đọc 2 (2 Cr 8,7.9.13-15): "Sự dư thừa của anh em bù đắp lại sự thiếu thốn của những anh em nghèo khó" Anh em thân mến, cũng như anh em vượt trổi về mọi mặt: về lòng tin, về hùng biện, về sự hiểu biết, về mọi hình thức nhiệt thành, cũng như về lòng bác ái của anh em, thì anh em cũng phải vượt trổi trong việc phúc đức này.

    Vì anh em biết lòng quảng đại của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta: mặc dù giàu sang, Người đã nên thân phận nghèo khó, để nhờ việc nghèo khó của Người, anh em nên giàu có. Nhưng không lẽ để cho kẻ khác được thư thái, mà anh em phải túng thiếu, nhưng phải làm sao cho đồng đều. Trong hoàn cảnh hiện tại, sự dư giả của anh em bù đắp lại chỗ thiếu thốn của họ, để sự dư giả của họ bù đắp lại sự thiếu thốn của anh em, hầu có sự đồng đều như lời đã chép rằng: "Kẻ được nhiều, thì cũng không dư; mà kẻ có ít, cũng không thiếu".

    2.3 Trong bài Tin Mừng (Mc 5,21-43): "Hỡi em bé, Ta bảo em hãy chỗi dậy" Khi ấy, Chúa Giêsu đã xuống thuyền trở về bờ bên kia, có đám đông dân chúng tụ họp quanh Người, và lúc đó Người đang ở bờ biển. Bỗng có một ông trưởng hội đường tên là Giairô đến. Trông thấy Người, ông sụp lạy và van xin rằng: "Con gái tôi đang hấp hối, xin Ngài đến đặt tay trên nó để nó được khỏi và được sống". Chúa Giêsu ra đi với ông ấy, và đám đông dân chúng cũng đi theo chen lấn Người tứ phía.

    Vậy có một người đàn bà bị bệnh xuất huyết đã mười hai năm. Bà đã chịu cực khổ, tìm thầy chạy thuốc, tiêu hết tiền của mà không thuyên giảm, trái lại bệnh càng tệ hơn. Khi bà nghe nói về Chúa Giêsu, bà đi lẫn trong đám đông đến phía sau Người, chạm đến áo Người, vì bà tự nhủ: "Miễn sao tôi chạm tới áo Người thì tôi sẽ được lành". Lập tức, huyết cầm lại và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. Ngay lúc ấy, Chúa Giêsu nhận biết có sức mạnh đã xuất phát tự mình, Người liền quay lại đám đông mà hỏi: "Ai đã chạm đến áo Ta?" Các môn đệ thưa Người rằng: "Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy tứ phía, vậy mà Thầy còn hỏi 'Ai chạm đến Ta?'!" Nhưng Người cứ nhìn quanh để tìm xem kẻ đã làm điều đó. Bấy giờ người đàn bà run sợ, vì biết rõ sự thể đã xảy ra nơi mình, liền đến sụp lạy Người và thú nhận với Người tất cả sự thật. Người bảo bà: "Hỡi con, đức tin của con đã chữa con, hãy về bình an và được khỏi bệnh".

    Người còn đang nói, thì người nhà đến nói với ông trưởng hội đường rằng: "Con gái ông chết rồi, còn phiền Thầy làm chi nữa?" Nhưng Chúa Giêsu đã thoáng nghe lời họ vừa nói, nên Người bảo ông trưởng hội đường rằng: "Ông đừng sợ, hãy cứ tin". Và Người không cho ai đi theo, trừ Phêrô, Giacôbê và Gioan, em Giacôbê. Các Ngài đến nhà ông trưởng hội đường và Chúa Giêsu thấy người ta khóc lóc kêu la ồn ào, Người bước vào và bảo họ: "Sao ồn ào và khóc lóc thế? Con b không chết đâu, nó đang ngủ đó". Họ liền chế diễu Người. Nhưng Người đuổi họ ra ngoài hết, chỉ đem theo cha mẹ đứa bé và những môn đệ đã theo Người vào chỗ đứa bé nằm. Và Người cầm tay đứa nhỏ nói rằng: "Talitha, Koumi", nghĩa là: "Hỡi em bé, Ta truyền cho em hãy chỗi dậy!" Tức thì em bé đứng dậy và đi được ngay, vì em đã được mười hai tuổi. Họ sửng sốt kinh ngạc. Nhưng Người cấm ngặt họ đừng cho ai biết việc ấy và bảo họ cho em bé ăn.

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG & SỨ ĐIỆP CỦA CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân Dung của Thiên Chúa    

    1o) Bài đọc 1 (Kn 1,13-15; 2,23-24) là một đoạn văn của Sách Khôn Ngoan cho chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng Phò Sự Sống: từ ý định cho đến chương trình và hành động của Thiên Chúa đều là vì Sự Sống, ủng hộ Sự Sống! Cái chết, sở dĩ có mặt, là do quỷ dữ ganh tỵ mà ra. Vì ganh tỵ, quỷ dữ mới cám dỗ nguyên tổ phạm tội bất tuân mà ăn trái cấm nên cái chết mới xâm nhập vào thế gian.

    2o) Bài đọc 2 (2 Cr 8,7.9.13-15) là một đoạn văn của thư 2 Côrintô trong đó Thánh Phaolô kêu gọi các tín hữu Côrintô hãy noi gương bắt chước Chúa Giêsu là Đấng vô cùng quảng đại, mà tích cực tham gia cuộc lạc quyên mà ngài đang vận động nhằm giúp anh chị em đồng đạo ở Giêrusalem đang gặp cảnh khó khăn. Lý lẽ mà Thánh Phaolô Tông đồ đưa ra để thuyết phục các tín hữu Côrintô là “của cải dư giả là để giúp đỡ những người đang lâm cảnh túng thiếu” tức cứu sống những người đang bị cái chết đe dọa.

    3o) Bài Tin Mừng (Mc 5,21-43): là bài tường thuật của Phúc Âm Máccô về hai phép lạ mà Chúa Giêsu đã thực hiện trong cùng một chuyến đi: trong khi đi đường Chúa đã chữa lành người phụ nữ bị băng huyết lâu năm và khi đến nhà ông trưởng hội đường Giaia, Chúa đã làm cho cô con gái của ông sống lại. Cả hai câu chuyện đều được kể lại cách sinh động với nhiều tình tiết cụ thể và tinh tế. Cả hai câu chuyện đều làm nổi bật “lòng tin” của những người chạy đến cầu cứu Chúa và nhất là lòng cảm thông sâu sắc và hành động cứu chữa của Chúa Giêsu, là Đấng đã đến trong thế gian để con người “được sống và sống dồi dào” như lời khẳng định của Người trong Phúc Âm theo Thánh Gio-an (x. Ga 10,10).

    3.2 Sứ điệp của Lời Chúa    

    Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là: Thiên Chúa là Đấng đã sáng tạo ra sự sống và là Đấng luôn bảo vệ và bênh vực sự sống ấy, vì sự sống là thánh thiêng vô cùng quý giá, vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa xuống thế làm người là để bênh vực, bảo vệ và phục hồi sự sống bằng chính cái chết và sự phục sinh của Người! Để được Chúa Giêsu Kitô can thiệp chúng ta phải mạnh tin vào quyền năng và tình yêu của Người.

     

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA LỜI CHÚA

    4.1 Sống với Thiên Chúa là Đấng đã ban tặng cho chúng ta sự sống thánh thiêng cao quý và đã giao cho chúng ta sứ mạng bênh vực, bảo vệ và phát huy sự sống ấy.   

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay bằng nhiều cách sau đây:

    * Một là biết trân trọng sự sống của chúng ta cũng như sự sống của những người khác vì đó là quà tặng vô cùng quý giá của Thiên Chúa. Sự sống được hiểu là sự sống thể lý cũng như sự sống tinh thần và tâm linh.

    * Hai là có tâm tình và lời kinh cảm tạ đối với Thiên Chúa là Đấng đã ban sự sống cho chúng ta và cho muôn người, muôn vật.

    * Ba là luôn tăng cường lòng tin tưởng phó thác vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa, của Chúa Giêsu Kitô khu chúng ta cần sự giúp đỡ của Người.

    * Bốn là cố gắng bênh vực, bảo vệ và phục hồi sự sống ở nơi ta cũng như ở quanh ta, bằng cách chống lại các thế lực hủy diệt và hỗ trợ các nỗ lực phò sự sống trong gia đình và cộng đồng xã hội.

     

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

    [Ghi chú: Lời cầu nguyện giáo dân thường có 4 ý:  ý thứ nhất cầu cho thế giới, ý thứ hai cầu cho Hội Thánh toàn cầu, ý thứ ba cầu cho giáo dân của giáo xứ, ý thứ bốn cầu cho một hạng người đặc biệt nào đó]

     

    5.1 «Phải Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được Người dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người.» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho nhân loại ngày hôm nay, nhất là cho những người không nhìn nhận sự thánh thiêng của sự sống và những người - vì lợi ích nào đó - mà hủy diệt sự sống.

    Hát:  Chúa ơi, xin nghe lời chúng con nguyện cầu! 

     

    5.2 «Quả thật, anh em biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có»       Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho các Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục, cho các linh mục và phó tế, luôn trung kiên với sứ mạng rao giảng sự thánh thiêng của sự sống và đem hết khả năng Chúa ban mà bảo vệ và bênh vực sự sống. 

    Hát: Chúa ơi, xin nghe lời chúng con nguyện cầu! 

    5.3 «Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho tất cả giáo dân thuộc giáo xứ chúng ta, nhất là những người đang phải đau khổ, bệnh tật, thất vọng…, để mọi người biết đặt lòng tin vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa Ngôi Hai mà được cứu chữa.

    Hát: Chúa ơi, xin nghe lời chúng con nguyện cầu! 

     

    5.4 «Kẻ được nhiều thì không dư, mà người được ít thì không thiếu» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho những người đang nỗ lực xây dựng một xã hội công bằng và bác ái để những người nghèo được tôn trọng và giúp đỡ mà có một cuộc sống xứng đáng với phẩm giá của con cái Thiên Chúa.

    Hát: Chúa ơi, xin nghe lời chúng con nguyện cầu! 

     

    Sàigòn ngày 23 tháng 06 năm 2021               

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.

         

     

    --

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN12TN-B

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    5 PHÚT LỜI CHÚA 

    21/06/21 THỨ HAI TUẦN 12 TN
    Th. Lu-y Gon-za-ga, tu sĩ 
    Mt 7,1-5

     
    HÃY BAO DUNG!
     
    “Đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán.” (Mt 7,1)
     

    Suy niệm/SỐNG: Những lời khuyên của Đức Giê-su không chỉ hữu ích trong tương quan giữa người với người, mà còn được nâng lên tầm mức siêu nhiên, và có giá trị trước mặt Thiên Chúa:

       Đừng xét đoán không chỉ vì lợi ích thực tiễn mà còn “để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán.” Chúa Giê-su dạy con người sống khoan dung trong lời ăn tiếng nói cũng như trong cung cách cư xử.

       VÌ một lý do vô cùng cao cả là Thiên Chúa đã bao lần thể hiện tình bao dung nhân từ, tha thứ cho biết bao tội lỗi của con người.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Dân gian thường gán những hỗn danh ‘bà tám buôn dưa lê’ chuyên ‘ngồi lê đôi mách’ để nói đến thói tật cố hữu là nói xấu, phê phán, chỉ trích người khác.

       Có một thực tế là nói xấu người thứ ba, nhất là khi người ấy vắng mặt, thì dễ và ‘sướng miệng’ hơn là nói tốt về người ấy. Thói xấu đó xuất phát từ một con tim hẹp hòi cay nghiệt, muốn đưa mình lên bằng cách hạ bệ người khác.

       Thái độ đó chắc chắn là đi ngược với lệnh truyền yêu thương của Tin Mừng, phản nghịch lại tinh thần bác ái Ki-tô giáo. “Để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán” thì hãy bao dung nhân từ như Thiên Chúa,

       Cha chúng ta là Đấng nhân từ (x. Lc 6,36). Ai biết tha thứ và bao dung, sẽ được Chúa xét xử khoan hồng đại lượng.

     

    Sống Lời Chúa: Thay vì xét đoán và nói xấu, bạn làm ngược lại, bạn giải thích ý tốt và nói tốt, khen ngợi những ưu điểm, phát huy những điều tích cực nơi người khác.

     

    Cầu nguyện“Lạy Chúa Giê-su, xin giúp con mặc lấy tâm tình từ bi nhân hậu của Chúa để con biết nhận ra điều tốt đẹp nơi anh em con. Và nếu phải xét đoán anh em, xin cho con xét đoán với tình bác ái.” Đọc kinh Kính Mến.VỚI CẢ TẤM LÒNG.

    GPLONGXUYEN
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NỘI NGUYỄN-----CN12TN-B

  •  
    Song Loi Chua
    Fri, Jun 18 at 3:50 AM
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN NĂM B (20/06/2021)

    ---ooOoo---

    SỨC MẠNH CỦA LÒNG TIN VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

    “Thưa Thầy, chúngg con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?"

    TIN MỪNG MAC-CÔ 4, 35-40

     

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Cả nhân loại đang lao đao khốn khổ vì Covid-19. Dịch bệnh quái ác này không những đã giết hại nhiều người mà còn làm tê liệt cả đời sống xã hội và kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Nêu chúng ta muốn thiết lập mối quan hệ giữa hiện trạng dịch bệnh Covid-19 với câu chuyện được kể trong Phúc Âm Máccô 4,35-40 (Chúa Giêsu đẹp tan sóng gió trên biển hồ), thì chúng ta sẽ tìm ra ánh sáng và sức mạnh cần thiết không chỉ cho hoàn cảnh bi đát của dịch bệnh hiện nay mà cho mọi hoàn cảnh bất trắc của cuộc đời con người của chúng ta nữa.   

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 4,35-40:  Ngày ấy, khi chiều đến, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Chúng ta hãy sang bên kia biển hồ". Các ông giải tán đám đông; vì Người đang ở dưới thuyền, nên các ông chở Người đi. Cũng có nhiều thuyền khác theo Người. Chợt có một cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước. Và Người thì ở đàng lái dựa gối mà ngủ. Các ông đánh thức Người và nói: "Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?" Chỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: "Hãy im đi, hãy lặng đi". Tức thì gió ngừng biển lặng như tờ. Rồi Người nói với các ông: "Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?" Bấy giờ các ông kinh hãi và nói với nhau rằng: "Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?"

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 4,35-40:       

    Ý nghĩa của câu chuyện trong Mc 4,35-40: Câu chuỵện Chúa Giêsu thị uy với sóng biền khi Người ngồi trên thuyền với các Tông Đồ khiến các ông thán phục mà thốt lên: "Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?" có nhiều ý nghĩa:

    Ý nghĩa thứ nhất (first level) là Chúa Giêsu có quyền năng thống trị trên các sự kiện của tự nhiên. Sóng gió trên biển hồ có thể được hiểu là những khó khăn chướng ngại như bệnh tật, nghèo đói, chiến tranh.

    Ý nghĩa thứ hai (second level) là Chúa Giêsu có quyền năng thống trị sức mạnh của ma quỉ và các thế lực làm tôi cho chúng. Theo quan niệm phổ biến của người Do-thái thời Chúa Giêsu thì núi là ngai tòa Thiên Chúa ngự (Chúa Giêsu giảng trên núi, hiển dung trên núi, chịu chết trên núi, thăng thiên trên núi), còn sông biển là thế giới của ma quỉ thống trị.

    Áp dụng ý nghĩa trên vào hoàn cảnh của Giáo Hội thời sơ khai và là dụng ý của Thánh Máccô khi ghi lại câu chuyện trên là dù con thuyền Giáo Hội lúc bấy giờ (khoảng năm 60-70) đang bị các thế lực chính trị và quân sự tấn công và bách hại thì con thuyền Giáo Hội vẫn vững vàng vượt qua sóng gió, các tín hữu vẫn bằng an vô sự chẳng có gì phải âu lo vì có Chúa Giêsu ở cùng.

    Áp dụng 2 ý nghĩa trên vào hoàn cảnh hiện nay của Giáo hội hay của các tín hữu thì là dù có bị dịch bệnh hay các thế lực của ma quỉ tấn công Giáo Hội và các tín hữ chúng ta cũng không phải lo sợ gì, miễn là chúng ta có Chúa Giêsu ở cùng trong con thuyền của mình (tức là trong tâm hồn, trong gia đình và trong cộng đoàn) và chúng ta biết chạy đến cầu cứu với Người như các Tông Đồ xưa: “Thưa Thầy, chúngg con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?"

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 4,35-40:      

    4.1 Đời là bể khổ, sống là cuộc chiến: Bất cứ ai cũng có trải nghiệm ấy. Ngoài bệnh tật, tai nạn, xui rủi xẩy ra thường xuyên, mọi người còn phải cuộc vật lộn vì cơm áo gạo tiền hay quyền chức danh vọng khiến cuộc sống ngạt thở. Ngày nay sống tư tế lương thiện không phải là chyện dễ. Nếu là Kitô hữu chúng ta còn phải chiến đấu với ba thù là xác thịt, thế gian và ma quỉ. Đó là những gì xẩy ra cho mỗi người trên bình diện cá nhân.

    4.2 Giáo Hội là con thuyền mong manh trên dòng nước: Còn trên bình diện tập thể thì Giáo Hội được ví như con thuyền mong manh trên dòng nước, thường là nước dữ. Ngay từ khi mới khai sinh cho đến ngày nay Giáo Hội của Chúa Kitô hữu luôn là tập thể/cộng đoàn bị ghen ghét và bách hại nhiều nhất. Thời nào Giáo Hội cũng có những vị thánh Tử Đạo. Ở quốc gia nào Giáo Hội cũng bị phân biệt đối xử và vu khống tội này tội nọ.

    4.3 Giáo Hội và các Kitô hữu luôn cần có Chúa  Giêsu ở cùng và phải biềt chạy đến cầu cứu với Người: Đó là thông điệp chính của Bài Phúc Âm Chúa Nhật XII Thường Niên Năm B hôm nay. Chúng ta dừng quên là Danh Xưng xinh đẹp nhất của Chúa Giêsu Kitô là EMMANUEL = THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA. Vậy thì tại sao chúng ta lại không làm hết sức mình để có Chúa ở cùng? Tại sao chúng ta lại không chạy đến cầu cứu với Chúa khi chúng ta đang phải gian nan khốn khó vì Covid-19?

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 4,35-40:                 

    KHAI MỞ:  Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô là Đấng làm chủ tư nhiên và chiến thắng thần dữ là ma quỉ và các thế lực đên tối. Chúng con xin tha thiềt dâng lên Cha lời cầu nguyện của chúng con.

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

    1.- «Ngày ấy, khi chiều đến, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Chúng ta hãy sang bên kia biển hồ". Các ông giải tán đám đông; vì Người đang ở dưới thuyền, nên các ông chở Người đi. Cũng có nhiều thuyền khác theo Người»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho ngày càng có nhiều người được nghe nói về Chúa Giêsu Kitô.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Chợt có một cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước. Và Người thì ở đàng lái dựa gối mà ngủ»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Hội Thánh Công giáo, cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để Hội Thánh và các vị ấy luôn có Chúa Giêsu ở cùng.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Các ông đánh thức Người và nói: "Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu tin tưởng chạy đến cầu cứu với Chúa Giêsu trong mọi cơn gian nan khốn khó, nhất là trong cơn dịch bệnh Covid-19 hiên nay.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Chỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: "Hãy im đi, hãy lặng đi". Tức thì gió ngừng biển lặng như tờ. Rồi Người nói với các ông: "Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho chính chúng ta và những người thân của chúng ta để mọi người được chứng kiến quyền uy của Chúa Giêsu trên dịch bệnh và ma quỉ.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con

    5.- «Bấy giờ các ông kinh hãi và nói với nhau rằng: "Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các bác sĩ điều dưỡng y tá và những người tham gia chống dịch để mọi người thấy được quyền năng và tình thương của Chúa Giêsu Kitô.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con rất yêu dầu của Cha cho chúng con để Người thể hiện cho chúng con thấy quyền năng và tình thương của Người đối với chúng con và Giáo Hội.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con lòng trông cậy phó thác để chúng con được Chúa Giêsu Kitô Con Cha giải thoát khỏi cơn địch bênh Covid-19 này. Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô Con Cha, Chúa chúng con, là Đấng đã chu toàn sứ mạng Cha giao phó.

    Sàigòn ngày 18 tháng 06 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

    --

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - SAO ANH NHAT THÊ?

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    20/06/21 CHÚA NHẬT TUẦN 12 TN – B
    Mc 4,35-41

     
    BẠN ĐÃ ĐÁNH THỨC CHÚA CHƯA?
    Sao Anh nhát Thế? - Chưa Có Lòng Tin?
     
    …Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào gối mà ngủ… (Mc 4,37-38)

    Suy niệm/SỐNG: Cơn bão đêm ấy trên Biển Hồ thật ác liệt. Các ngư dân lão luyện như các tông đồ cũng phải kinh hoảng. Các ông mải chống chọi với những cơn sóng dữ không để ý thái độ kỳ lạ của Thầy Giê-su vẫn say sưa giấc điệp ở đàng lái thuyền.

       Lúc tình hình đã trở nên tồi tệ không thể cứu vãn nữa, các ông mới đánh thức Chúa để cầu cứu… may ra…! Sự can thiệp của Chúa thật đơn giản. Ngài quát một tiếng, sóng gió tan biến, biển liền im lặng như tờ.

       Có thế, các môn đệ mới xác tín về chân tính của Thầy: Ngài là Đấng mà “gió và biển cũng phải tuân lệnh.”

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Không ít bạn trẻ ngày nay cảm thấy những điều mà từ nhỏ mình vẫn tin một cách đương nhiên thì nay bị lung lay tận gốc rễ.

       Những phát minh của khoa học kỹ thuật, những trào lưu tư tưởng khiến các bạn cảm thấy niềm tin vào Thiên Chúa trở thành đáng hoài nghi; nếp sống hưởng thụ, phóng túng của thời đại khiến các bạn cảm thấy việc sống theo Mười Điều Răn của Chúa làm mình không thể phát huy hết mọi phẩm chất tự do cao quý của con người.

       Con tàu đức tin của mình không còn êm ả lướt sóng nữa mà chao đảo trước cơn sóng gió vỗ đập. Thế mà sao Chúa vẫn im lặng? Bạn nhớ rằng dù Chúa có ngủ thì Ngài cũng đang đồng thuyền đồng hội với bạn.

       Bạn hãy nói gì với Chúa đi! Bạn hãy đánh thức Chúa dậy đi bằng tâm tình chân thành nhất của bạn!

     

    Chia sẻ về một kinh nghiệm bị thử thách về đức tin của mình.

     

    Sống Lời Chúa: Mỗi ngày dành 5 phút để tâm sự với Chúa.

     

    Cầu nguyện: Đọc Kinh Tin.VỚI CẢ TẤM LÒNG

    GPLONGXUYEN
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- THỨ BẢY CN11TN-B

 

  •  
    Chi Tran

     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    19/06/21 THỨ BẢY TUẦN 11 TN
    Th. Rô-moan-đô, viện phụ 

    Mt 6,24-34

     
    BÀI HỌC TỪ LOÀI CHIM
     
    “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý hơn chúng sao?” (Mt 6,26)

    Suy niệm/SỐNG: Đôi cánh, giọng hót, chiếc tổ bé con,… từng chi tiết trong đời sống loài chim là nguồn cảm hứng cho biết bao tác phẩm nghệ thuật hội họa, thi ca, điện ảnh.

        Mặt khác, mô phỏng các bộ phận cơ thể con chim, các nhà khoa học sáng chế ra nhiều máy móc hữu ích cho con người. Chưa hết, loài vật này còn dạy cho thế nhân một nghệ thuật sống “quẳng gánh lo đi” rất có giá trị. Khi nhận thấy con người quá lo toan cho cuộc sống vật chất,

       Chúa Giê-su kêu mời họ nhìn vào loài chim để rút ra bài học sống tin tưởng và phó thác nơi Cha trên trời: “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng” (Mt 6,26).

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bài học tuy đơn sơ, có vẻ dễ học, nhưng thực ra lại khó: khó nhớ, khó thực hành!

       Vì lòng tham lam, tính kiêu ngạo muốn tự mình định liệu tất cả cho mình, người ta đánh mất đi tâm tình hồn nhiên phó thác nơi Thiên Chúa. Đấng Toàn Năng quan phòng chăm sóc đến từng sợi tóc của từng người.

     

    Sống Lời Chúa: Luôn dâng lên Chúa công việc bạn sắp làm, xin Ngài chúc lành và xin cho được luôn biết vâng theo thánh ý Chúa và làm mọi việc vì vinh danh Chúa.

     

    Cầu nguyện: “Lạy Cha, con phó mình con cho Cha, xin hãy làm nơi con mọi sự đẹp Ý Cha, Cha làm chi mặc lòng, con cũng cám ơn Cha, con sẵn sàng luôn luôn, con nhận lãnh tất cả, miễn Ý Cha được làm trọn trong con.” (Chân phước Charles de Foucauld)

    GPLONGXUYEN
    Download all attachments as a zip file
    • 1624019649503blob.jpg
      138.7kB
    • 1624019649503blob.jpg
      138.7kB

 

Subcategories