3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN9TN-B

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Jun 4 at 9:17 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    05/06/21 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 9 TN
    Th. Bô-ni-phát, giám mục, tử đạo

    Mc 12,38-44
     

     

    MÓN QUÀ NHỎ, TÌNH YÊU LỚN
     

    Đức Giê-su gọi các môn đệ lại và nói: “Thầy bảo thật anh em: bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết.” (Mc 12,43)

     

    Suy niệm/SỐNG: Bà góa nghèo trong bài Tin Mừng hôm nay không chỉ dâng cúng cho Đền Thờ hai đồng tiền kẽm nhưng bà đã dâng cúng bằng cả tấm lòng chân thành của mình.

       Dưới cái nhìn của nhiều người, đó là một số tiền rất nhỏ nhưng Chúa lại nhìn thấy hành động đó biểu lộ một tình yêu rất lớn. Chúa cho biết: bà đã bỏ vào đó tất cả những gì mình có, nghĩa là bà dâng cho Chúa trọn cả đời sống của mình, cả trái tim của mình. Chỉ có hai đồng tiền kẽm thôi để dâng cúng, nhưng Chúa thấy bà ấy đã gói ghém vào đó trọn vẹn tình yêu của mình.

       Quả thật, Chúa không đánh giá con người theo những giá trị vật chất bên ngoài nhưng Ngài nhìn thấu suốt mức độ của tình yêu bên trong. Người ta có thể cho đi nhiều hay ít, điều đó chắc chắn chưa quan trọng bằng việc họ biết cho đi với cả tấm lòng thành của mình.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Thánh Gio-an Thánh Giá nói: “Vào buổi xế chiều của đời sống, chúng ta sẽ bị xét xử về tình yêu.” Như vậy, Chúa không hỏi bạn có làm được những công trình vĩ đại nào, đóng góp bao nhiêu cho việc từ thiện, giúp đỡ được bao nhiêu người, nhưng Chúa chỉ hỏi bạn đã yêu mến Chúa và yêu thương anh chị em như thế nào mà thôi.  

     

    ***Bạn nghĩ gì về câu nói của thánh Au-gút-ti-nô: “Hãy yêu rồi mới làm điều bạn muốn” (Ama et fac quod vis)?

     

    Sống Lời Chúa: Dâng lên Chúa một lời nguyện tắt bày tỏ lòng yêu mến Chúa và quyết tâm luôn sống hy sinh quảng đại giúp ích mọi người.

     

    Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến.
     
    GPLONGXUYEN
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN -

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Jun 4 at 3:40 AM
     
     

     

    picture.jfif

     

                                                                                                                   CALLED AND SENT AT EUCHARIST  

     

                                                                  THE MOST SACRED HEART OF JESUS – YEAR B

                                                                                       Sunday 06th June 2021

                                                                     CALLED AND SENT AT EUCHARIST: CORPUS CHRISTI B

                                                                                                                      (John 19: 31-37)

     

    In all our Catholic churches, the main way we pray together is the Eucharist, the Mass. From start to finish, Jesus Christ is active and alive in us who are parts, indeed limbs and cells, of his risen body. The climax, the high point of our celebration, is when we receive him in Holy Communion. There he gives himself to us in love and nourishes our relationship with him. There he wants to set us ‘on fire’ with his ‘powerful love’ (Constitution on the Sacred Liturgy, #10). So, from our intimate sharing with him in communion, we are meant to go back to our homes and neighbourhoods with a new heart, a new spirit, and a new commitment. In other words, Jesus sends us out from his table to nourish others with our body and blood, i.e., with the gift of ourselves, our love, and our lives. He sends us out to bring to others a love like his – unselfish, caring, compassionate, forgiving, generous and constant.

    At the end of Mass Jesus has one final word to say to us. Through our priest or deacon, he commands us in this or similar words: 'Go and announce the gospel of the Lord.’ His intention is ‘[that] each [of us] may go out [from his table] to do good works, praising and blessing God’ [General Instruction of the Roman Missal 2002, #90c].

    We cannot, in fact, truly share the consecrated bread and wine without also sharing the daily bread of our personal, family and community resources of one kind or another. Communion with him is essentially defective, and even an empty sham, if we ignore or neglect him in our poor, needy, and struggling sisters and brothers.

    St John Chrysostom had something to say about this that is particularly strong, sharp and challenging. Here are his words:

    Do you wish to honour the body of Christ? Do not ignore him when he is naked. Do you not pay him homage in the temple clad in silk, only then to neglect him outside where he is cold and illclad. He who said: ‘This is my body,’ is the same who said: ‘You saw me hungry and gave me no food;’ and ‘Whatever you did to the least of my brothers [and sisters] you did also to me’ … What good is it if the Eucharistic table is overloaded with golden chalices when your brother [or sister] is dying of hunger. Start by satisfying his [or her] hunger and then with what is left you may adorn the altar as well.

     

    In a nutshell, our Holy Communion with Christ requires us to identify with poor, suffering, troubled and afflicted persons all over the world: Did not Vatican II say: 'The joys and hopes, the grief and anguish of the people of our time, especially of those who are poor or afflicted, are the joys and hopes, the grief and anguish of the followers of Christ as well?' [‘The Church in the Modern World’, #1]

     

    Our whole Mass is a matter of remembering, celebrating and joining in Christ’s wonderful work of liberating and transforming human beings. So, our celebration is meant to send us out to liberate oppressed and struggling persons from all that is not of God, from all that crushes or inhibits their dignity as his sons and daughters. This is so true that until Jesus Christ comes back to the earth at the end of time, the strongest sign of his presence and self-giving in the Eucharist is our lifestyle afterwards. It’s meant to be a lifestyle of service, of binding up wounds, of reaching out to persons in need with caring, compassionate, unselfish, and generous love, in all the ways that Jesus himself reached out to others during his days and years on earth.

    The Eucharist, then, means that we are people called and sent out on a mission, who find in the Bread that is Christ and the wine that is Christ our nourishment and strength to reach out to others. A beautiful ecumenical document known as the Lima Statement puts it this way: ‘The Eucharist is precious food for missionaries, bread and wine for pilgrims on their apostolic journey’ [Baptism, Eucharist and Ministry, E26].

    The truth is, that shared prayer and shared life before and after prayer go together. This is particularly true of the Eucharist. For it is there that we remember, celebrate and encounter the presence and person of Jesus Christ, giving himself in love to God the Father, and giving himself in love to human beings.

    So, my message to you on this Feast of the Body and Blood of Christ, is that one of the quite special meanings of the Eucharist, but one that is too often overlooked or neglected, is that it is about ‘going out to make a better world’ (Christiane Brusselmans).

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Are You Washed In The Blood with Lyrics:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=9E0ObF4DhAw

     

    sing.jfif

     

    Thánh Vịnh 102 - Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu | sáng tác Lm. Thái Nguyên | ngonhattan:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=MaU9REhR8GM

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -THỨ NĂM TUAN9TN-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Jun 3 at 2:28 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA   

    03/06/21 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 9 TN

     
    Th. Ca-rô-lô Loan-ga và các bạn tử đạo
    Mc 12,28b-34

     

     
    YÊU KHÔNG MỨC ĐỘ
     

    “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.” (Mc 12,30)

     

    Suy niệm: Thánh Bê-na-đô nói: “Mức độ yêu mến Chúa là yêu không mức độ.” Thiên Chúa, Đấng tuyệt đối, Ngài là Tình yêu, nên tình yêu đối với Thiên Chúa cũng đòi hỏi phải ở mức độ tuyệt đối:

    “Yêu hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực” nghĩa là yêu Chúa bằng cả con người với cả xác hồn, yêu với tất cả khả năng tới mức tối đa, yêu không giới hạn, yêu đến cùng, yêu không tính toán. Đối với tha nhân cũng phải yêu hết mức độ như thế: “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.” Nghĩa là Chúa muốn chúng ta yêu tha nhân cũng bằng tình yêu hết mức độ như vậy.

    Tin Mừng theo thánh Gio-an thì gọi là: “Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,112). Chúa đã yêu ta hết mức độ, bây giờ ta cũng có bổn phận đáp lại bằng mức độ Chúa yêu ta.

     

    Mời Bạn: Sách Đệ Nhị Luật gọi Đức Chúa là Chúa duy nhất, nghĩa là chỉ có Đức Chúa là Thiên Chúa thật. Còn những thần khác như bò vàng, thần tài, thần tiền, thần quyền, thần danh dự… không phải là Chúa. Chỉ khi yêu Chúa hết mức độ chúng ta mới có thể nói mình thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất và trên hết mọi sự.

     

    Và khi yêu tha nhân hết mức độ chúng ta yêu Thiên Chúa nơi người ấy, vì họ đã được dựng nên giống hình ảnh của Ngài.

     

    Sống Lời Chúa: Ta đã nhận được tình yêu vô cùng lớn từ Chúa, ta hãy đáp lại bằng một tình yêu hết mức có thể.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, con được dựng nên theo hình ảnh của Chúa, và tình Chúa yêu con bao la vô vàn. Xin cho con biết yêu thương bằng tình yêu của Chúa.

    GPLONGXUYEN
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU TUAN9TN-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Jun 4 at 12:47 AM
     
     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    04/06/21 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 9 TN
    Mc 12,35-37

     
    MỐI TƯƠNG QUAN MẦU NHIỆM
    TÔI CẦN TÂM SỰ-GẶP CHÚA MỌI LÚC"
     
    Khi giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giê-su lên tiếng hỏi: “Sao các kinh sư lại nói Đấng Ki-tô là con vua Đa-vít?” (Mc12,35)
     

    Suy niệm/SỐNG: Các kinh sư không thể giải được câu hỏi khó của Chúa Giê-su: Vì sao họ gọi Đấng Ki-tô là con vua Đa-vít mà vua ấy lại gọi Ngài là “Chúa Thượng tôi”?

      Họ không thể trả lời vì họ không nhận biết được mối tương quan mầu nhiệm của Đấng vừa là Thiên  Chúa vừa là con người. Mối tương quan đó, thực ra con người đã được thừa hưởng khi được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Ngài để sống thân mật với Ngài trong mối tình Cha-con.

      Nhưng nó đã bị cắt đứt vì sự kiêu căng của nguyên tổ khi cuồng vọng muốn ngang bằng Thiên Chúa. Hậu quả là đau khổ, sợ hãi cũng như bất công, bạo lực phát sinh và hoành hành trong thế giới này. 

      “Đấng Ki-tô, con vua Đa-vít” là Con Thiên Chúa làm người để đền bù những ác quả của tội lỗi đó để đưa con người nối lại mối tương quan thân tình là con cái của Thiên Chúa.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Giám mục Robert Barron, nổi tiếng về truyền thông ở Mỹ, chia sẻ rằng 99% các tội lỗi của con người đến từ bệnh ảo tưởng “mình là chúa”.

      Ngài đề nghị các tín hữu trung thành dành 5-10 phút cầu nguyện mỗi ngày vì đó là phương thế để phá bỏ cái ảo tưởng bản thân tai hại nhờ đó thắt chặt mối tương quan thân mật của người con thảo với Cha trên trời là Thiên Chúa.

     

    Sống Lời Chúa: Dành thời gian mỗi ngày tâm sự với Chúa, coi đó là việc không thể thiếu để vun đắp cho mối tương quan thân mật với Ngài.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin giúp con biết từ bỏ những ảo tưởng tự kiêu tự mãn cùng với những đam mê thấp hèn, để tâm hồn con được thanh thoát kết hiệp thân tình với Chúa.

    GPLONGXUYE
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TUAN9TN-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Jun 2 at 3:16 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    02/06/21 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 9 TN

     
    Th. Mác-xen-li-nô và Phê-rô, tử đạo
    Mc 12,18-27
     

     

    THIÊN CHÚA CỦA KẺ SỐNG
     

    “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống.” (Mc 12,27)

     

    Suy niệm/SỐNG: Để biện minh cho lập trường của mình là không tin kẻ chết sống lại, nhóm Xa-đốc giả định một “ca” khó giải:

       Nếu một người phụ nữ chẳng may goá chồng mà không có con nối dòng, chiếu theo luật Mô-sê (x. Đnl 25,5-10), cô ta cưới lần lượt cả bảy anh em, rồi tất cả đều chết mà không để lại người con nào, vậy thì khi sống lại cô sẽ là vợ của ai?

      Lập luận đó dẫn đến một tình huống bế tắc; suy ra không thể có việc sống lại. Chúa trưng dẫn từ Thánh Kinh rằng Thiên Chúa xưng mình là Chúa của các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác, và Gia-cóp (x. Xh 3,15); mà Ngài là Chúa của kẻ sống, cho nên các tổ phụ vẫn đang sống, vậy sống lại là có thật. Chúa đâu nhắm đến việc lý luận hơn thua.

      Ngài nhắc chúng ta rằng cuộc đời này là vô thường, mà mục đích tối hậu chúng ta phải nhắm tới là sự sống đời sau bên Chúa, nơi chúng ta sẽ sống như các thiên thần.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Giữa vô vàn khó khăn phải đương đầu với cơn đại dịch, chúng ta càng ý thức rõ hơn mục đích của cuộc sống chúng ta đang theo đuổi: 

      “Không ai trong chúng ta sống cho chính mình,… dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa” (Rm 14,7.9).

      Thế nên điều quan trọng là phải sống thế nào được sống lại trong cuộc sống đời đời, cuộc sống “như các thiên thần”, nơi không còn dựng vợ gả chồng nhưng được mãi mãi chiêm ngưỡng phụng thờ Chúa.

     

    Sống Lời Chúa: Tiêu chuẩn phân định của tôi là: điều gì giúp tôi đạt tới sự sống đời đời, tôi chọn điều đó.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, NHỜ ƠN CHÚA GIÚP, con tích cực xây dựng quê hương trần thế ngay ở đời này để ngày sau được sống lại với Chúa. Amen.

    GPLONGXUYEN
     

 

Subcategories