3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LỄ CHÚA BA NGÔI

  •  
    Song Loi Chua
     
     
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI NĂM B (30/05/2021)

    ---ooOoo---

    SỐNG TƯ CÁCH LÀM CON THIÊN CHÚA

    “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy.

    Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân,

    làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần"

     

    I. DẪN VÀO LỜI CHÚA

    Giáo lý Hội Thánh Công giáo dậy rằng Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là Mầu Nhiệm cao trọng và căn bản nhất của Kitô giáo. Nhưng với trí khôn hữu hạn của loài người, Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm cao siêu khôn lường. Người tín hữu khôn ngoan sáng suốt thì nên cố gắng hiểu và sống Mầu Nhiệm ấy, dựa vào mạc khải của Thánh Kinh và truyền thống ngàn năm của Hội Thánh.

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mt 28,16-20:  Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: "Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần; giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế".

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mt 28,16-20:   

    3.1 ”Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”:  Chúa Giêsu Kitô, trước khi về trời ngự bên hữu Thiên Chúa, đã truyền lệnh cho các Tông Đồ: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần; giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con”  Phép rửa nhân danh Thên Chúa Ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Thần làm nên người Kitô hữu, người môn đệ của Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu Phục Sinh truyền lệnh cho các Tông Đồ làm phép rửa cho người tân tòng nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng Ngài không giái thích Mầu Nhiệm cao trọng ấy và các Tông Đồ đã vâng phục đón nhận không chút thắc mắc.

    3.2 Một Chúa mà Ba Ngôi hay Ba Ngôi mà chỉ là Một Chúa: Thần học kinh điển đã dùng ngôn ngữ Triết học Aristote để diễn tả Mầu Nhiệm Thiên Chúa là Cha, là Con và là Thánh Thần. Cha là Thiên Chúa, Con cũng là Thiên Chúa và Thánh Thần cũng là Thiên Chúa, nhưng Cha, Con và Thánh Thần chỉ là một Chúa chứ không phải là ba Chúa. Còn nữa: Chúa Cha khác biệt với Chúa Con và với Chúa Thánh Thần. cũng như Chúa Con khác biệt với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần khác biệt với Chúa Cha và Chúa Con; Nhưng Chúa Cha cùng bản tính với Chúa Con và Chúa Thánh Thần giống như Chúa Con cùng bản tính với Chúa Cha và Chúa Thấnh Thần, Chúa Thánh Thần cùng bản tính với Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Con được Chúa Cha sinh ra (từ đời đời) và Chúa Thánh Thần xuấtt phát từ Tình Yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Để diễn tả Một Thiên Chúa là Cha là Con và là Thánh Thần Thánh Tôma đã dùng từ NGÔI (Persona) để nói về Mầu Nhiệm Thiên Chúa: Thiên  Chúa Ba Ngôi, Một Thiên Chúa mà Ba Ngôi riêng biết

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mt 28,16-20:     

    4.1 Chúng ta đón nhận Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi từ giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô và từ truyền thống của Hội Thánh: Thân phận người giáo dân nhỏ bé, chúng ta cứ khiêm tốn đón nhận Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi từ mạc khải của chính Chúa Giêsu Kitô và từ truyền thống ngàn năm của Hội Thánh. Chúng ta có quyền tìm mọi cách để hiểu về Mầu Nhiệm cao siêu ấy. Nhưng chúng ta đừng quên lời của vị thiên thần nói với Thánh Augustinô: “Việc múc hết nước đại dương đổ vào cái lỗ nhỏ trên bãi biển còn dễ hơn việc hiểu về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi”.   

    4.2 Chúng ta tập sống với Thiên Chúa Ba Ngôi mỗi ngày: Cụ thể chúng ta tập sống thảo kính với Chúa Cha, sống gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu Kitô và sống ngoan hiền với Chúa Thánh Thần. Nhờ Chúa Cha chúng ta được tạo thành và được giao phó việc quản lý vũ trụ vạn vật. Nhớ Chúa Giêsu Kitô chúng ta được làm hòa với Chúa Cha và được ơn cứu độ. Nhớ Chúa Thánh Thần chúng ta được có sức mạnh và ánh sáng để tiến bước trong cuộc hành trình trần thế.

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mt 28,16-20:             

    KHAI MỞ:  Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã làm cho Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã truyền lệnh cho chúng con ra đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ và làm phép rửa cho tân tín hữu. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin:

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

    1.- «Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu chỉ trước» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho loài người ngày hôm nay gặp được Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh trong cuộc đời của mình.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy luôn tìm cách thấy mặt Chúa Kitô Phục Sinh mà thờ lậy và .tôn vinh Người.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: "Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần; giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu nhận sứ mạng Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh giao phó và thi hành sứ mạng ấy một cách nhiệt thành.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho chính chúng ta và những người thân của chúng ta để mọi người xác tín vào lời hứa của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh mà sống đạo và truyền đạo một cách tích cực.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã làm ban Con rất yêu dầu của Cha cho chúng con để Người giao cho chúng con sứ mạng ra đi rao giảng Tin Mừng và làm phép rửa cho các tân tòng nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thấnh Thần.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con sức mạnh để chúng con chu toàn sứ mạng cao cả ấy. Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô Con Cha, Chúa chúng con, là Đấng đã chu toàn sứ mạng Cha giao phó.

    Sàigòn ngày 28 tháng 05 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "SLCHN06" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/slchn06/CAPKSPxoW2SjcBOxobroEhFWDTB22yj_vtbso8bWFtvnhcP85wg%40mail.gmail.com.
    For more options, visit https://groups.google.com/d/optou
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN8TN-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, May 26 at 10:23 PM
     
     
     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    27/05/21 THỨ NĂM TUẦN 8 TN

    Thánh Augustinô Canterbey, GM

    Mc 10,46-52

    XIN DỦ LÒNG THƯƠNG TÔI!

     

    Vừa nghe nói đó là Đức Giêsu Nadarét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!” (Mc 10,47)

    Suy niệm/SỐNG: “Xin dủ lòng thương tôi!” Tiếng kêu thảm thiết của anh mù Batimê xuyên thủng mọi bức tường ngăn cách, vượt mọi hàng rào cản trở để thấu tới tai Chúa Giêsu.

    Mặc cho những trở ngại thể lý và tâm lý, những can ngăn của người khác, Batimê vẫn lên tiếng kêu cứu với Ngài, khi biết Ngài đang đi ngang qua. Hơn nữa, ngay khi Ngài cất tiếng gọi anh, anh đã bỏ tất cả sau lưng để đến với Ngài.

    ***Cám cảnh mình mù loà, nhưng tin vào lòng thương và quyền năng Chúa, anh can đảm vượt mọi chướng ngại, thế là anh đã được toại nguyện.

    Mời Bạn CHIA SẺ: “Xin dủ lòng thương tôi,” đó không chỉ là tiếng kêu của anh mù Batimê, mà còn là của toàn thể nhân loại đang rên xiết quằn quại dưới sức nặng của chiến tranh hận thù, của “sinh, lão, bệnh, tử”, của “cơm, áo, gạo, tiền”, của mọi thứ thống khổ của con người.

    Bạn có nghe, có thấy những anh Batimê trên con đường đời của bạn không?

    ***Có khi chính mình không “mù mắt” mà lại “mù lòng” trước những đau khổ của tha nhân.

    Chính chúng ta phải kêu lên tiếng kêu thống thiết: “Lạy Chúa xin dủ lòng thương con!” xin Ngài mở cho mình đôi mắt tâm hồn ngõ hầu nhìn thấy và đồng cảm với tha nhân.

    Sống Lời Chúa: Mỗi cuối ngày để xét mình nghiêm túc về tình trạng “mắt” và “lòng’ của mình: “Tôi đã quan tâm đến anh chị em của mình như thế nào?”

    Cầu nguyệnLạy Chúa Giêsu, biết bao vẫn chưa nhận biết Chúa để được cứu độ, thế mà con vẫn thờ ơ. “  NHỜ Chúa THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, CON QUYẾT TÂM nhận ra Chúa trong anh chị em con.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

     

     

     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, May 21 at 7:31 AM
     
     

     

                                                                                                                PENTECOST SUNDAY – YEAR B

                                                                       23th MAY 2021

     

     

    picture.jpg

     

     

     

                                                                                            A PENTECOST REFLECTION

                                                                                           (John 15: 26-27; 16: 12-15)

    Today, Pentecost Sunday, the Feast of the Holy Spirit, we might well ask ourselves again: Who is the Holy Spirit and what does the Holy Spirit do? Let’s begin by doing some remembering. If, as a child, we learned about the ‘Holy Spirit’ (the ‘Holy Ghost’ for some of us who are older), what picture or impression did we get of that person?  How do we think of the Holy Spirit today? Is the idea of the Holy Spirit elusive, fascinating, or what? Does the Holy Spirit come to Catholics only? To Christians only? Can someone be influenced by the Spirit, and not realize it?

     

    So, just who is the Holy Spirit? 'God is love' (1 Jn 4:8, 16), the bible says emphatically. As love, God is Father, God is Son, and God is Holy Spirit. As a distinct but connected person, the Spirit is the living and mutual bond of love between the Father and the Son. So, the Spirit lives in God, in an ongoing relationship with the Father and the Son. But the Spirit also lives in people. We call the Spirit of God that dwells in us the ‘Holy Spirit’ because he/she makes us good and holy. The Spirit, in fact, gradually changes us, transforms us. This is to say that the Spirit humanizes us, makes us more truly ourselves, our best selves, helping us to realize our potential to be more genuine and authentic people. The Holy Spirit even makes us somewhat divine, by making us more like God.

     

    We find many references in the bible to the 'Spirit of God’. There the word ‘spirit’ means literally breath, air, or wind. In a poetic story in the Book of Genesis, chapter 1, about how God made the world, we read that ‘a wind from God swept over the face of the waters.’ This suggests that God is not far away and disconnected from us but as near and close and intimate to us as the wind in the trees, the breath of our mouths, and the air that we breathe. It suggests the power of God at work in the creation of the universe, and God's continuing and life-supporting presence to everything and everyone God has made. We recognize the power of the Spirit as God’s life-giving breath in the words of that old hymn: 'O breathe on me, O Breath of God, fill me with life anew; that I may love what thou dost love, and do what thou wouldst do.'

     

    The expression 'the Spirit of God', also suggests the power of God at work at the first Pentecost. Luke sets the scene for the coming of the Spirit to the Infant Church in his words: 'When Pentecost day came round, the apostles had all met in one room when suddenly they heard what sounded like a powerful wind from heaven, the noise of which filled the entire house in which they were sitting' (Acts 2:1-2).

     

                        Over the centuries, believers have experienced the influence and power of the Spirit of God in a variety of ways. These experiences have led to a variety of names for the Spirit. Jesus calls the Spirit the 'Paraclete', the ‘Advocate’ (Jn 14:16,26; 15:26; 16:7) i.e., the one who is on our side, the consoler, the comforter. He speaks too of 'the Spirit of truth' (Jn 16:13), the one who reminds us of the truth about Jesus and the truth which he taught. Paul speaks of the 'Spirit of Christ' (Rom 8:9) and the 'Spirit of the Lord' (2 Cor 3:17). Paul implies that the same Spirit which motivated, animated, energized, and filled the person of Jesus, and led him to go about doing good - loving, healing, and helping - has been put into us. In other words, you and I have been given the Spirit of Jesus to help us become good and loving people, and do good, loving, helping, and healing things. Just like Jesus!

     

    Believers have also found a range of symbols to express their experience of the Holy Spirit at work in their lives. Water has expressed the action of the Holy Spirit at Baptism. Just as our first birth is from water, so our birth into the life of the church and the life of God takes place in water blessed, enlivened, and energized by the Holy Spirit. So, in the Nicene Creed we pray at Mass, we call the Holy Spirit 'the Lord and giver of life.’ Pouring out the oil of chrism on candidates at confirmation and ordination has signified pouring out the Holy Spirit on them for their tasks either of being a Christian, or being a Christian leader. Fire has symbolized the energy of the Holy Spirit, which consumes and transforms what it touches. John the Baptist announces Christ as the one 'who will baptize you with the Holy Spirit and with fire’ (Lk 1:17; 3:16). Jesus says of the Spirit: 'I have come to bring fire to the earth, and how I wish it were blazing already' (Lk 12:49). On the morning of Pentecost, the Holy Spirit rests on the first disciples in the form of ‘tongues of fire' and fills them with the same Spirit. Fire is one of the most expressive images of the Spirit's action. So much so that Paul warns us not to put out the fire of the Spirit when he says: 'Do not quench the Spirit' (1 Thess 5:19). The laying on hands by the Apostles, and by bishops since, e.g., by Archbishop O’Regan on Fr Tony Simbel CP in Adelaide, Australia, a few days ago, has been a sign of the giving of the Spirit to people entrusted with a mission of loving service to others (cf. Acts 8:17-19; 13:3; 19:6). When Jesus comes up from the water of his baptism, the Holy Spirit comes down upon him in the form of a dove, and remains with him (Mt 3:16 par.). Ever since, Christian art has been representing the hovering, abiding presence of the Spirit, in the form of a dove.

     

              It is the Spirit in our church community and in each of us who makes us aware of Jesus Christ, both as he was on earth and as he is now, risen and glorious, with God and with us. It is the Spirit who reveals Jesus to us as the visible image, the outward reflection or mirror of the invisible God, as God’s human face. It is the Spirit who reminds us of the teachings and values of Jesus, and helps us to live them in our personal and community situations. It is the Spirit who makes present to us in each of the seven sacraments the power of the life, death, and resurrection of Jesus, and brings us into a deep sharing of love with both God and one another. So much so that St Cyril of Alexandria has said: 'All of us who have received one and the same Spirit, are in a sense blended together with one another and with God.' The refrain of a well-known hymn, sums this up in a beautiful way when it says, 'where there is charity and love, there the God of love abides'. St Paul has left us with a brilliant list of down-to-earth ways in which the Spirit is constantly present and active in people – a kind of checklist! ‘What the Spirit brings is love, joy, peace, patience, kindness, goodness, trustfulness, gentleness, and self-control ...’ (Gal 5:22-23).

     

              Australian theologian Tony Kelly has written: 'The more we go out of ourselves in love, and leave behind the deadly isolation of "the heart of stone" for the vitality of the "heart of flesh," the more we share in the Spirit of God's own loving.' In a nutshell, therefore, as Paul insists: ‘Since the Spirit is our life, let us be directed by the Spirit.’ In our prayer together for the Feast, then, let us keep saying to God for ourselves and others: ‘Send forth your Spirit upon us and we shall be recreated, and you shall renew the face of the earth.’

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Consuming Fire - A Great Song for Pentecost:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=UPptwbMXrpo

     

     

     

    download.jpg

     

    7 Ơn Chúa Thánh Thần:

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN8TN-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, May 25 at 10:20 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA
     

    26/05/21 THỨ TƯ TUẦN 8 TN

    Thánh Philipphê Nêri, LM

    Mc 10,32-45

    TRỐNG ĐÁNH XUÔI, KÈN THỔI NGƯỢC

     “Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư…. – Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.” (Mc 10,33.37)

    Suy niệm/SỐNG: Chúa Giêsu đã không ngừng dạy các môn đệ rằng người làm đầu lý tưởng là người phục vụ trong khiêm tốn. Chính Ngài đến ở giữa chúng ta như một người tôi tớ.

    Vì với Đức Kitô, quyền bính là để phục vụ. Cuộc sống của Chúa Giêsu là phục vụ. Chúa lại minh hoạ bài học phục vụ bằng việc rửa chân cho các tông đồ trong bữa Tiệc Ly. Đỉnh cao của phục vụ là cái chết hy sinh trên Thánh giá, như một tên nô lệ, như một người tôi tớ. Thế mà chẳng khác nào trống đánh xuôi, kèn thổi ngược,

    Chúa đã chấp nhan sống và chết như thế đó! Còn các môn đệ thì cứ mải tìm kiếm, tranh giành một “chỗ đứng,” một “chiếc ghế” của vinh quang, của quyền lực!!!

    Mời Bạn CHIA SẺAi muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta;” “ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ.” Đó là tiêu chí của người môn đệ đích thực, không có con đường nào khác!

    Phải quyết định lựa chọn dứt khoát: “CÓ” hoặc “KHÔNG”, không được phép “hồi – hồi: hồi có – hồi không” hoặc thỏa hiệp bắt cá hai tay.

    Sống Lời Chúa: Lựa chọn nói “không” với một sở thích, một thói quen hay một ý riêng nào đó của mình.

    Cầu nguyệnLạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết khám phá rằng: cuộc sống không phải để hưởng thụ, nhưng là để phục vụ, và “phục vụ là niềm vui,…. Phần thưởng duy nhất là con đã làm theo thánh ý Chúa.” Amen.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, May 22 at 8:53 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    23/05/21 CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG

    LỄ TRỌNG

    Ga 20,19-23

    SỐNG TRONG THÁNH THẦN

     

    Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ.” (Ga 20,22-23)

    Suy niệm/SỐNG: Các môn đệ đóng kín cửa vì sợ người Do-thái. Chúa Giêsu không muốn để các môn đệ sống trong nỗi lo âu sợ hãi. Người ban Thánh Thần để các ông có thêm sức mạnh làm chứng cho Chúa.

    Như Người nói: “Thầy đi thì có lợi cho anh em”, “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một đấng Bảo Trợ khác, đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14,16). Thật vậy, Thánh Thần đã hiện diện trong Hội Thánh và nâng đỡ Hội Thánh vượt qua những khó khăn thử thách. Thánh Thần còn soi sáng để Giáo Hội nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế:

    Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy” (Ga 15,26), “Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16,14), “Người sẽ dẫn anh em tới sự thật vẹn toàn” (Ga 16,13).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Mỗi lần bạn hít vào, bạn nhớ đến Chúa Thánh Thần – Đấng đã ghi dấu ấn trên bạn, để bạn cảm nhận được sự bình an sâu thẳm của Ngài trong tâm hồn bạn.

    Mỗi lần bạn thở ra, bạn toả lan tình yêu tha thứ quảng đại bằng chính tình yêu quảng đại mà bạn đã tiếp nhận từ Thánh Thần.

    *Hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an” (Rm 8,6). Bạn có cảm nghiệm được điều đó không?

    Sống Lời Chúa: Sống theo THÁNH THẦN LÀ BẠN CÓ: “hoa quả của Thần Khí là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, hiền hòa, trung tín, tiết độ” (THƯ GALAT 5,22-23).

    CÒN SỐNG THEO XAC THỊT THÌ KHÔNG CÓ, CHỈ CÓ:  DÂM BÔN, PHÓNG ĐÃNG, THỚ QUẤY, HẬN THÙ, BẤT HÒA, GHEN TƯƠNG, NÓNG GIẬN, TRANH CHẤP, CHIA RẼ, BÈ PHÁI, GANH TỴ, SAY SƯA...(C. 19-21)

    Cầu nguyệnXin Chúa Thánh Thần cầu thay nguyện giúp cho con bằng những tiếng rên siết khôn tả của Ngài, để con luôn làm chứng cho Chúa trong tư tưởng, lời nói và việc làm của con.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     
     

 

Subcategories