3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN6PS-B

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, May 9 at 1:18 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    09/05/21 CHÚA NHẬT TUẦN 6 PS-B

    NGÀY HIỀN MẪU

    Ga 15,9-17

    Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15,13)

    Suy niệm/SỐNG: Theo lẽ tự nhiên, đã làm người ai cũng muốn sống, sống sung túc, sống lâu, sống đẹp; khi sự sống bị đe doạ, người ta làm tất cả những gì có thể để giành giật lại sự sống.

    Ngay cả những người chán ngán muốn từ bỏ cuộc sống này, tự thâm tâm, họ cũng muốn tìm kiếm một cuộc sống khác tốt đẹp hơn. Nhưng vấn đề ở chỗ sự sống họ tìm kiếm là sự sống nào, và cách tìm kiếm của họ có đưa đến sự sống đích thực hay không.

    Với Chúa Giêsu sống tức là yêu thương, và con đường dẫn đến sự sống chính là băng qua sự chết. Ngài yêu nhân loại nên Ngài bằng lòng chịu chết để con người được sống và sống dồi dào. Trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa trao ban mỗi ngày:

    Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì anh em.” Chỉ có “tình yêu mạnh hơn sự chết” của Chúa đến mức đó mới làm cho con người được sống và sống hạnh phúc.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Cuộc sống của bạn còn nhiều khổ đau và bế tắc vì thiếu yêu thương. Mời bạn xét lại tình yêu của mình trong tương quan với Chúa và đối với tha nhân: vợ chồng, con cái, bạn bè lối xóm, người nghèo khổ bất hạnh chung quanh….

    *Bạn có dám hy sinh vì yêu thương họ như Chúa yêu ta không?

    Sống Lời Chúa: Làm một việc hy sinh nho nhỏ để phục vụ những người mà bạn thường tiếp xúc hằng ngày.

    Cầu nguyệnLạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu con bằng cách chết trên thánh giá để ban cho con sự sống đời đời. NHỜ ƠN CHÚA GIÚP con cảm nghiệm được sức mạnh của tình yêu Chúa, một “tình yêu mạnh hơn sự chết”, để con QUYẾT TÂM yêu thương những người mà con vẫn gặp gỡ hằng ngày như Chúa yêu thương con. Amen.

     

     

    GPMYTHO

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -THỨ BẢY CN5PS-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, May 7 at 11:57 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    08/05/21 THỨ BẢY TUẦN 5 PS

    Ga 15,18-21

    ĐỂ THUỘC VỀ CHÚA KITÔ

    Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó.” (Ga 15,19)

    Suy niệm/SỐNG: “Yêu nhau yêu cả đường đi; ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.” Chuyện thế thái nhân tình vốn là thế!

    Nếu Chúa Kitô đã bị “thế gian” ghét, thì việc các môn đệ của Ngài có bị “thế gian” ghét lây cũng chẳng lạ gì, bởi vì họ thuộc về Chúa Kitô chứ không thuộc về “thế gian.” Người môn đệ phải dám chung chia số phận, đồng cam cộng khổ với thầy mình. Thế nhưng trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, các môn đệ đều bỏ Thầy mà trốn hết.

    May thay, Chúa Phục sinh đã nhóm lên trong họ niềm hy vọng mới. Từ nay, các môn đệ của Ngài không cho việc mình bị thù ghét vì thuộc về Chúa Kitô là điều xui xẻo, bất hạnh, mà trái lại đó là niềm hạnh phúc và hãnh diện:

    Các tông đồ hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu” (Cv 5,41).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Nếu bạn bị người đời ghét bỏ vì bạn sống ích kỷ, kiêu căng, gian dối,… thì có gì đáng hãnh diện? Bạn còn đáng ghét nữa là khác!

    Hay ngược lại, nếu như vì “cầu hai chữ bình an” mà bạn không dám sống cách triệt để những giá trị của Tin Mừng, thì bạn cũng không phải là môn đệ đích thực của Chúa Kitô.

    Ở giữa hai thái cực đó, người môn đệ đích thực của Chúa Kitô, không sống vì sự yêu ghét của người đời nhưng chọn Ngài làm lẽ sống và tìm thấy hạnh phúc khi được thuộc trọn về Ngài.

    * Trong cung cách sống của bạn, có điều gì, vô tình hay hữu ý, gây phản cảm, hiểu lầm về Tin Mừng Chúa Kitô?

    Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái, một cử chỉ thân ái cho một người bạn.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin chọn con làm khí cụ bình an của Chúa. (TÔI HÁT VÀ THỰC HÀNH NHỮNG LỜI TÔI HÁT TRONG Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô Assisi)

     GPMYTHO

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN5PS-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, May 7 at 2:22 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    07/05/21 THỨ SÁU TUẦN 5 PS

    Ga 15,12-17

    SỐNG TÌNH BẠN VỚI CHÚA KITÔ

    Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga 15,15)

    Suy niệm/SỐNG: William Beatie nhận định rằng tình bạn cho chúng ta cảm nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa bởi vì nơi người bạn đích thực, chúng ta có thể ký thác tâm sự, được lắng nghe và cảm thông; người bạn là người mà chúng ta có thể tin cậy nhưng không vì thế mà bị đánh mất chính mình.

    Tình bạn giữa người với người mà đã thế, tình bạn mà Chúa Kitô dành cho chúng ta còn tỏ bày cho chúng ta sự hiện diện của Thiên Chúa biết chừng nào? Quả thế, Chúa Giêsu gọi chúng ta là bạn hữu vì “tất cả những gì Thầy nghe biết nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.”

    Để được trở thành bạn hữu với Chúa Kitô, chỉ cần có một điều kiện, đó là: “thực hiện những điều Thầy truyền dạy.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Chúa Kitô không như vị hoàng đế cao xa nọ, cao hứng vi hành thăm thần dân rồi lại trở về ngôi cao chức trọng.

    Chúa Kitô đến và ở lại, đồng phận với chúng ta; Ngài đối xử thân tình và gọi chúng ta là bạn hữu, Ngài còn yêu thương chúng ta đến mức “hy sinh cả tính mạng vì bạn hữu của mình.”

    Tình yêu của Ngài đối với bạn sâu xa như thế. Còn bạn, bạn sống tình bằng hữu với Ngài như thế nào?

    - Bạn có coi việc thờ phượng như gánh nặng bó buộc mà bạn chỉ làm ở mức tối thiểu cho khỏi bị tội không?

    Sống Lời Chúa: Sống với Chúa như chân phước Anrê Phú Yên: “lấy tình yêu đáp lại tình yêu, lấy sự sống đáp lại sự sống, để giữ nghĩa cùng Chúa cho đến hết hơi, cho đến trọn đời.”

    Cầu nguyệnLạy Chúa, Chúa đối xử thân tình và gọi chúng con là bạn hữu. NHỜ ƠN CHÚA chúng con QUYẾT TÂM đem trọn tình yêu của chúng con đáp lại tình yêu đó.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - SIXTH SUNDAY - CN6PS-B

 

  •  
    Mo Nguyen
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA: "ANH EM LÀ BẠN HỮU CỦA THẦY..."
                                                                              (Gioan 15, 14)
     
    Fri, May 7 at 4:56 AM
     
     

     

           

    picture.jfif

                           

                                                                                 SIXTH SUNDAY OF EASTER – YEAR B

                                                                                                                09th May 2021

                                                           LIVING FOR OTHERS: 6TH SUNDAY OF EASTER B

                                                                                                                         (John 15: 9-17)

     

    Along the path of life, we come across both selfish and unselfish people. To which group do you and I belong? Perhaps we are a mixture of both generosity and selfishness. But to the extent that we may still be partly selfish, self-centred, and self-indulgent, we are not living the message of Jesus: ‘This is my commandment, that you love one another as I have loved you. No one has greater love than this, to lay down one’s life for one’s friends’ (John 15:12-13).

    Jesus lived his entire life for God and others. Speaking God's love to people, showing them God's love, and living God's love for them, that’s what Jesus of Nazareth was all about. He practised no racism, no apartheid, and no discrimination. To rich and poor, powerful and powerless alike, he reached out with unstinting love. Nobody was excluded from the love burning in his great heart. Then he died just as he had lived - with love and generosity, kindness, compassion and forgiveness in his heart.

    Ever since, hundreds and thousands of his followers have lived his example and commandment. I’m thinking of so many good mothers and fathers, who have given everything they could to the care of their children, friends, neighbours and strangers. I’m thinking of so many religious, men and women, who have laid down their lives in the service of others, and even more particularly of religious Sisters. A little while ago in the press and other media both here and overseas, there was an outpouring of love, appreciation and gratitude for the lives and work of religious Sisters. For the ways they have befriended people on the margins! For the ways they have educated, often completely free of charge, a countless number of children of poor families! For their pastoral care and kindness to patients in hospitals! For their visits to lonely and troubled prisoners in jail cells! For their shelter and support to abused and hurting mothers and children! For their outreach to refugees and asylum-seekers! The list of their good deeds is endless. The example of their humble and generous service leaves us in no doubt that the meaning of life is to be a loving, caring person.

    Let me illustrate the impact of such persons with two striking examples, one a man, the other a woman. The first is a Polish man, Maximilian Kolbe, who was born in 1894. Killed by the Nazis in 1941, he was canonized as a martyr by Pope John Paul II in 1982. In 1911 he professed his first vows as a Conventual Franciscan friar. After ordination in 1918, he energetically shared his Catholic faith in print and radio. In 1930 he went as a missionary to Japan. On the outskirts of Nagasaki, he founded a monastery (still standing), a Japanese newspaper, and a seminary.

    Back in Poland during the Second World War, he provided shelter to refugees from Greater Poland, including 2000 Jews whom he hid in his friary residence from Nazi persecution. The Gestapo arrested him in 1941 and threw him into prison. In Auschwitz his offer was accepted, to die in place of the life of a married man with a family. After two weeks of starvation, an injection of carbolic acid ended his life on August 14th. He was found sitting against a wall, his face radiant, his eyes open and fixed on a certain spot. John Paul II named him ‘the patron saint of our difficult [20TH] century’. Our Anglican brothers and sisters have honoured him with a statue along with those of nineteen other 20th century martyrs, on the facade of Westminster Abbey, London.

    My second example of faithful caring love is the Australian Sister of St Joseph, Irene McCormack. She may be recognised as Australia’s next Saint. On her mission to the Pueblo people of Peru she was martyred by Marxist guerrillas on Tuesday, May 21st, 1991. Irene left Australia for Peru in 1987. Her aim was to keep bringing God’s love and literacy to poor and marginalised persons, just as she had done in Australia. She understood that going into Peru was to go into the unknown, but with trust in God. She noted that her life among the people there was ‘a gift’ from God. In the village of Huasahuasi (population 5000) high up in the Andes mountain range, she ran a simple village school and library for the local children, led prayer services on Sundays when the priest was away, and supervised a community kitchen from which she distributed food to poor families. This helped to supplement nutrition from the potatoes and maize they grew themselves. But the thugs who shot her sentenced her, so they said, for ‘pushing “Yankee” food’ and ‘bringing in books’ ‘to push “Yankee” ideas’.

    To know these saints of our times is to be inspired to imitate them in their constant unselfish generosity. This, of course this is a big ask. But with God on our side, surely, we can do better and become better persons than we already are! For this to happen to us, let us make our own again and again St Ignatius Loyola’s famous Prayer for Generosity: ‘Lord, teach me to be generous. Teach me to serve you as you deserve, to give and not to count the cost, to fight and not to heed the wounds, to toil and not to seek for rest, to labour and not to ask for any reward but that of knowing that I do your will. AMEN.’

    Fr Brian Gleeson

     

    Friend of God - Israel Houghton (HQ w/lyrics):

     

    https://www.youtube.com/watch?v=UI0cgUKMqRs

     

    hat.jfif

     

    Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 14.05.2018: Thầy gọi anh em là bạn hữu:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=JaaMy3cndbY

     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN6TN-B

  •  
    Sống Lời Chúa Hôm Nay
     
    Thu, May 6 at 8:30 AM
     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY  

    CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B (09/05/2021)

    NIỀM VUI CỦA YÊU THƯƠNG 

    [Cv 9,26-31; 1 Ga 3,18-24; Ga 15,9-17]

     

    I. DẪN VÀO LỜI CHÚA

    Kitô hữu nào cũng biết Kitô giáo là Đạo yêu thương bác ái vì Kitô giáo xuất phát từ Thiên Chúa là Tình Yêu và vì Chúa Giêsu Kitô đã yêu thương loài người cho đến nỗi hiến mạng sống mình trên thập giá. Hơn nữa vì là tình yêu tự hiến nên tâm trí người tín hữu Kitô luôn tràn đầy niềm vui.

    Nói hay giảng yêu thương bác ái thì dễ nhưng sống bác ái yêu thưong thì không dễ chút nào!  Nhưng khó không có nghĩa là không thể làm được. Và khó cũng không thể là cái cớ để chúng ta trốn tránh, không thực hành.

    Các bài Sách Thánh của Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm B hôm nay nhắc cho chúng ta nhớ và sống yêu thương bác ái là điều quan trọng và cốt yếu nhất của Đao chúng ta!

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Trong bài đọc 1 (Cv 10,25-26.34-35.44-48): "Ơn Thánh Thần cũng đã tuôn đổ xuống trên các dân tộc" Xảy ra là khi Phêrô vừa vào nhà, thì Cornêliô ra đón ngài, và sấp mình dưới chân ngài mà lạy. Phêrô liền đỡ ông dậy và nói rằng: "Xin ông chỗi dậy, vì chính tôi cũng chỉ là người".

    Phêrô lên tiếng nói rằng: "Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận!"

    Phêrô đang nói các lời đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên mọi kẻ đang nghe lời. Các tín hữu đã chịu cắt bì, những người đã đến cùng Phêrô, đều sửng sốt, khi thấy ơn Thánh Thần cũng đã tuôn đổ xuống trên các dân tộc; vả lại họ nghe các người ấy nói nhiều thứ tiếng và ngợi khen Thiên Chúa. Bấy giờ Phêrô lên tiếng nói rằng: "Ai có thể ngăn cản ta lấy nước mà rửa cho những kẻ này, khi họ đã nhận lãnh Thánh Thần như chúng ta?" Và ngài truyền rửa tội cho họ nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Bấy giờ họ xin ngài ở lại với họ ít ngày.  

    2.2 Trong bài đọc 2 (1 Ga 4,7-10): "Thiên Chúa là Tình Yêu" Các con thân mến, chúng ta phải thương yêu nhau, vì tình yêu bởi Thiên Chúa mà ra. Vì lẽ hễ ai thương yêu, thì đã sinh bởi Thiên Chúa, và nhận biết Thiên Chúa. Còn ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Điều này biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là Thiên Chúa chúng ta đã sai Con Một Người đến trong thế gian, để nhờ Ngài mà chúng ta được sống. Tình yêu ấy là thế này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta".

    2.3 Trong bài Tin Mừng (Ga 15,9-17): "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình" Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau".

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG & SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân dung của Thiên Chúa:

    1°) Bài đọc 1 (Cv 10,25-26.34-35.44-48) là tường thuật việc Thánh Thần Thiên Chúa được ban cho những người chưa chịu Phép Rửa mà Tông đồ Phêrô gặp tại nhà ông Co-nê-li-ô. Trước cảnh tượng lạ lùng và bất ngờ ấy, Tông đồ Phêrô phải tuyên bố: “Những người này đã nhận được Thánh Thần cũng như chúng ta, thì ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ?”

    Qua sự kiện trên chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng không thiên vị ai: do lòng yêu thương, Người đã ban Thánh Thần và niềm tin cho mọi người thành tâm thiện chí tìm kiếm Người.

     

    2°)  Bài đọc 2 (1 Ga 4,7-10) là lời giảng dạy của Tông đồ Gioan dành cho các môn đệ:  hãy yêu nhau vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa: “Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra và người ấy biết Thiên Chúa.” Thế có nghĩa là những ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa thể hiện Tình yêu của Người đối với nhân loại bằng việc sai Con Một Người đến thế gian để nhờ Con Một ấy mà con người được sống. Trong Tình Yêu, Thiên Chúa là Đấng đi trước khi dựng nên chúng ta, cứu chuộc chúng ta, chọn chúng ta làm con, làm bạn hữu nghĩa tình.

     

    3°)  Bài Tin Mừng (Ga 15,9-17) là những lời tâm sự của Chúa Giêsu tiếp nối những lời khẳng định về mối quan hệ khắng khít giữa Người và các môn đệ. Cả một kho tàng phong phú được chính Chúa Giêsu mạc khải và trao ban cho chúng ta:

    (a) Chúa Cha yêu mến Chúa Giêsu thế nào thì Chúa Giêsu cũng yêu thương các môn đệ như vậy. Chúa Cha yêu Chúa Giêsu vì Chúa Giêsu đã thực thi trọn vẹn thánh ý và kế hoạch của Cha. Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ đến hy sinh mạng sống mình vì họ: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.”

    (b) Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ đáp lại tình thương vô biên của Người là ở lại trong tình thương của Người. Bằng cách tuân giữ các điều răn, nhất là điều răn yêu thương  - như Người đã vì yêu thương mà giữ các điều răn của Cha.

    (c) Chúa Giêsu đã coi các môn đệ là bạn hữu thân thiết nên đã bộc lộ cho biết những điều Người đã nghe/biết được ở nơi Cha. Và Người đã chọn các ông trước, chứ không phải ngược lại. Người chọn các ông để sai họ đi rao giảng, làm chứng cho Nước Trời và cho Tình Thương của Thiên Chúa. Người chọn các ông để họ sinh nhiều hoa trái không hư nát.

    3.2 Sđiệp của Lời Chúa:    

    Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là: THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU CHO ĐI. Cụ thể là:

    (a) Thiên Chúa Cha đã yêu thương loài người đến nỗi đã ban Con Một Người cho nhân loại;

    (b) Chúa Giêsu Ki-tô, Con Một Thiên Chúa, đã hiến mạng sống mình vì các môn đệ và mọi người và đã kết bạn với các môn đệ;

    (c) Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa cho dù họ chưa được thánh tẩy bằng nước. Vì thế Thiên Chúa muốn chúng ta đáp lại Tình Yêu của Người bằng sống yêu thương bác ái với đồng loại.

     

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA LỜI CHÚA HÔM NAY

    4.1 Sống với Thiên Chúa là Tình Yêu nên Người mời gọi chúng ta sống kết hiệp với Người và sống bác ái yêu thương với đồng loại.

     

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa  là đáp lại Thiên Chúa là TÌNH YÊU CHO ĐI:  

    Trước hết chúng ta đáp lại Thiên Chúa là TÌNH YÊU CHO ĐI trong đời sống cá nhân bằng một đời sống gắn bó mật thiết với Chúa Giê-su, với Thiên Chúa và thể hiện lòng Mến Chúa trên hết mọi sự.

    Kế đến chúng ta đáp lại Thiên Chúa là TÌNH YÊU CHO ĐI  trong đời sống gia đình bằng một đời sống hy sinh, phục vụ những người ruột thịt  với một tình yêu vô vị lợi, không tính toán và giúp mọi người trong gia đình biết yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như Chúa dạy.

    Sau cùng chúng ta đáp lại Thiên Chúa là TÌNH YÊU CHO ĐI trong đời sống cộng đồng và xã hội bằng một đời sống mình vì mọi người nhằm mưu ích chung cho mọi người, nhất là cho những người yếu kém nhất trong xã hội.                            

                             

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH  

    [Ghi chú: Lời cầu nguyện giáo dân thường có 4 ý:  ý thứ nhất cầu cho thế giới, ý thứ hai cầu cho Hội Thánh toàn cầu, ý thứ ba cầu cho giáo dân của giáo xứ, ý thứ bốn cầu cho một hạng người đặc biệt nào đó]

     

    5.1  “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa”  Chúng ta hãy cầu nguyện cho các dân tộc trên thế giới để mọi người, mọi cộng đồng biết sống yêu thương bác ái với nhau.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.2  “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Ki-tô hữu, nhất là cho Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ, để mọi thành phần Dân Chúa sống yêu thương và hy sinh phục vụ theo gương Chúa Giêsu Kitô. 

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.3 “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi người thuộc giáo xứ chúng ta, nhất là cho những người tham dự Thánh Lễ này, để ai nấy sống bác ái yêu thương với mọi người xung quanh theo gương Thầy Giêsu.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.4 “Anh em là bạn hữu của ThầyChúng ta hãy cầu nguyện cho chính chúng ta được ơn là bạn hữu thân tình của Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    Sàigòn ngày 05 tháng 05 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                               

                                                             

       

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "SLCHN06" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/slchn06/CAENwews%3DgvDoQ9TFutnuMNguJtqEp8%3DT7FqcQFeUDm2uVL0U7A%40mail.gmail.com.
    For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
     

Subcategories