3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ - CHA BRIAN

 

  •  
    MƠ NGUYỄN
     
    Fri, Apr 30 at 4:46 PM
     
     

                                                                                   FIFTH SUNDAY OF EASTER – YEAR B

                                                                          2nd May 2021

     

    picture.jfif

     

    STAYING CONNECTED TO JESUS:                    

                                                                                            (John 15: 1-8)

     

    You will have noticed that every time the gospel is proclaimed in the church it is presented ‘according to’. Each gospel writer sees the same Jesus, but with different eyes. Our message about him today is ‘according to John’.

     

    John’s Jesus presents the metaphor of the vine and the branches to describe the intimate relationship between Jesus himself and his followers. He is the true vine; his Father is the vine grower (15:1) and we are the branches attached to him (15:5). Only if we remain connected to him and he stays connected with us will we bear fruit, i.e., lead good, meaningful, useful, productive and worthwhile lives (15:4). What counts for John, then, is ongoing closeness to Jesus and friendship with him.

     

    There are all kinds of ways in which this happens, but it’s happening where we are right here, right now. It’s happening in our liturgy, our shared prayer, our Eucharist.

     

    It cannot be emphasised enough that liturgy is simply people praying, people praying together the prayer of their Church, i.e., its official prescribed prayer. As such, it’s something we do. But even more, it’s something which God does.

     

    What God does in liturgy continues what God has already done in history. This is his work of saving (i.e., transforming) human beings to be better people. God’s saving us reached its climax in the living, dying and rising of Jesus. ‘God so loved the world,’ says St John, ‘that he gave his only Son so that everyone who believes in him may not perish but may have eternal life’ (3:16), i.e., a lasting relationship with God.

     

    When God the Father raised Jesus from the dead, he let loose among us the same power that enlivened and influenced Jesus from the cradle to the grave. This is the power of the Spirit of God, the Holy Spirit! The power that enriched his relationships! The power that led him to keep on loving God and God’s people! The power that spurred him into doing good - helping and healing wherever he could (Acts 10:38) The power that brought to others, the understanding and compassion, the kindness, comfort and healing of God! The power that forgave their sins, relieved their guilt, and gave them a brand-new start! The power and joy of his ongoing presence, friendship and support!

     

    It’s this very same Spirit of God that our Saviour keeps giving us when we pray together at liturgy. He does not and will not leave us as we are. His Spirit keeps refreshing, renewing and transforming our lives. Slowly but surely, we become more and more like Jesus. So, liturgy has been called ‘an encounter with Christ in the fullness of his redeeming activity’.

     

    To speak this way is to speak of liturgy as a gift, as grace. But what God is doing in the liturgy is only one side of the picture. There is also our response to the presence and action of God working within and among us – our response of praise, thanksgiving, sorrow, petition, lament, self-offering, etc.

     

    Liturgy, as both gift and response, is shaped as a dialogue, a conversation with God. On the one hand, God keeps assuring us of God’s presence and love. On the other hand, we respond with gratitude and faith, with trust and love.

     

    It may be seen, then, that the pattern of liturgy parallels the pattern of the life, work and prayer of Jesus our Saviour: - To the Father, through the Son, and in the power of the Holy Spirit! In the conclusion of our every Eucharistic Prayer, we explicitly acknowledge this as the pattern of our lives, work and prayer as well. We say: ‘Through him, with him, and in him, O God Almighty Father, in the unity of the Holy Spirit, all glory and honour is yours, for ever and ever. AMEN.’

     

    Today, in the rest of our community prayer together, let us pay special attention to that pattern of liturgy and life!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    The True Vine:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=m0yu1qyevwE

     

     

    reading.jfif

     

     

    THẦY LÀ CÂY NHO:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=4ZyoCNcNFG4

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THÁNH GIUSE THỢ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, May 1 at 1:39 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    01/05/21 THỨ BẢY TUẦN 4 PS

    Thánh Giuse thợ

    Mt 13,54-58

    GIUSE, NGÔN SỨ THẦM LẶNG

    Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi.” (Mt 13,57)

    Suy niệm/SỐNG: Chúa Giêsu ví mình như “vị ngôn sứ bị rẻ rúng ngay ở quê hương mình” trước những lời dè bỉu của những người đồng hương: “Ông ta không phải là con bác thợ hay sao?”

    Thì ra thánh cả Giuse, khi nhận lời thiên sứ truyền tin làm cha nuôi của Đấng Cứu Thế,  đã phải chịu sự rẻ rúng đó từ hàng chục năm trước đó rồi. Làm “bác thợ ở làng Nadarét” không phải là sắm vai trò ông thợ mộc, cha của Giêsu như một vỏ bọc che mắt thiên hạ;

    Thánh cả Giuse chính là vị ngôn sứ thầm lặng, dùng cả cuộc sống khiêm hạ của mình để báo trước việc Con Thiên Chúa hạ mình mặc lấy thân nô lệ, sống như người trần thế” ở giữa trần thế để cứu chuộc nhân loại (x. Pl 2,6-7).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Việc lao động tự nó đã có giá trị làm thăng tiến phẩm giá con người. Hơn nữa gương thánh cả Giuse còn minh chứng những việc làm lương thiện hằng ngày để mưu sinh còn là một phương thế để cộng tác vào công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu, Đấng được sai đến để “loan Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,18).

    Noi gương thánh cả, mời bạn và cộng đoàn của bạn xoá bỏ não trạng phân biệt giàu nghèo bằng cách cư xử với mọi người trong tinh thần tôn trọng và giúp thăng tiến phẩm giá của họ.

    Việc bác ái không chỉ dừng lại ở chỗ chia cơm sẻ áo cho những người túng nghèo mà còn phải chia sẻ với họ những cơ hội để thăng tiến nữa.

    *Cộng đoàn, giáo xứ của bạn có phương thế nào để xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo trong cộng đoàn bạn không?

    Sống Lời Chúa: Giúp một người đang thất nghiệp tìm được công ăn việc làm.

    Cầu nguyện: TÔI Đọc kinh Lạy Cha.VÀ SỐNG VỚI CẢ TẤM LÒNG.

    GPMYTH
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -NOINGUYEN-CN5PS-B

  •  
    Song Loi Chua
     
    Thu, Apr 29 at 3:21 AM
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT V PHỤC SINH NĂM B (02/05/2021)

    SỐNG MẬT THIẾT VỚI CHÚA GIÊSU KITÔ

    [Cv 9,26-31; 1 Ga 3,18-24; Ga 15,1-8]

     

    I. DẪN VÀO LỜI CHÚA: "CÂY NHO VÀ CÀNH NHO"       

    Mỗi lần đọc lại đoạn Phúc âm về cây nho và cành nho, những kỷ niệm đẹp của một thời trai trẻ như sống lại trong tôi. Đó là thời gian tôi được huấn luyện trong Nhà Tập Dòng Tiều Đệ ở Farlete (Saragoza, Tây Ban Nha) và ở Spello (Perugia, Italia) vào những năm 1969-1971, giữa những cánh đồng nho và với những ngày lao động trên những cánh đồng nho ấy.

    Lần đầu tiên tôi nhìn thấy cây nho, tôi không hề biết đó là cây nho mà cứ tưởng đó là một thứ cây gì đó bị héo khô mà chủ ruộng chưa kịp đốt đi. Nhưng chỉ cần một trận mưa xuân là những cành cây (nho) khô kia trổ lá xanh um và rồi chỉ vài tháng sau chúng trổ bông thơm ngát và kết trái đỏ mọng nhìn thật mát mắt. Sức sống tiềm tàng trong thân nho thật mãnh liệt.

    Kinh nghiệm này giúp tôi hiểu dễ dàng và sâu sắc hơn điều mà Chúa Giêsu dậy trong Phúc âm Gio-an: "Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái….” (Ga 15,5).

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Trong bài đọc 1 (Cv 9, 26-31):  "Ngài thuật lại cho các ông biết trên đường đã thấy Chúa thế nào" Trong những ngày ấy, khi tới Giêrusalem, Saolô tìm cách tiếp xúc với các môn đệ; nhưng mọi người đều sợ ngài, không tin rằng ngài đã trở thành môn đệ. Barnaba dẫn ngài đến gặp các Tông đồ, và ngài thuật lại cho các ông biết trên đường ngài đã thấy Chúa thế nào, đã được Chúa phán dạy, và tại Đamas ngài dạn dĩ xưng danh Đức Giêsu thế nào. Và từ đó, ngài ra vào Giêrusalem với các ông, và dạn dĩ xưng danh Chúa. Ngài cũng giảng dạy cho dân ngoại, và tranh luận với những người Hy-lạp, nên họ tìm cách giết ngài. Các anh em biết việc đó, nên đem ngài xuống Xêsarêa, rồi tiễn đưa ngài về Tarsê.

    Hội Thánh được bình an trong miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được xây dựng và đầy ơn an ủi của Thánh Thần.

     

    2.2 Trong bài đọc 2 (1 Ga 3,18-24): "Đây là giới răn của Người: là chúng ta phải yêu thương nhau" Các con thân mến, chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật. Do đó, chúng ta biết mình thuộc về sự thật, và sẽ được vững lòng trước mặt Chúa. Vì nếu lòng chúng ta có khiển trách chúng ta, thì Thiên Chúa còn lớn hơn lòng chúng ta và Người thông biết mọi sự.

    Các con thân mến, nếu lòng chúng ta không khiển trách, thì chúng ta tin tưởng nơi Thiên Chúa, và bất cứ điều gì chúng ta xin, thì chúng ta cũng được Người ban cho, vì chúng ta giữ giới răn Người và làm điều đẹp lòng Người.

    Và đây là giới răn của Người: Chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, và phải thương yêu nhau, như Người đã ban giới răn cho chúng ta. Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ. Do điều này mà chúng ta biết Người ở trong chúng ta, đó là Thánh Thần mà Người đã ban cho chúng ta.

     

    2.3 Trong bài Tin Mừng (Ga 15,1-8): "Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sinh nhiều trái" Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho; các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy.

    "Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như ngành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì cứ xin, và sẽ được. Đây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy".

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG & SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân dung của Thiên Chúa    

    1°)  Trong bài đọc 1 (Cv 9,26-31) chúng ta được nghe kể khi ông Phaolô đến Giêrusalem để tìm cách nhập đoàn với các môn đệ Chúa Giêsu thì ông gặp phải nỗi e ngại nơi các môn đệ, vì họ còn sợ ông và chưa tin ông là một môn đệ. Rõ ràng là các môn đệ Chúa Giêsu và ông Phaolô đều rao giảng một Chúa, đều làm chứng về một Đấng, đều xây dựng một Hội Thánh. Nhưng hai bên chưa hiểu và chưa tin nhau. Barnaba đã làm một việc cần thiết và tuyệt vời để chẳng những không còn nghi ngờ, e ngại  mà lại có sự hiệp thông sâu sắc giữa các Tông Đồ và ông Phaolô.

    Qua sự kiện trên chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng hiệp nhất mọi con người trong một mục tiêu chung. Chúng ta cũng khám phá ra Thiên Chúa là Đấng dùng mỗi người một cách khác nhau, để tạo sự hiệp thông trong cộng đoàn và để loan báo Tin Mừng cho các dân, các nước.

    2°)  Trong bài đọc 2 (1 Ga 3,18-24) chúng ta được nghe Thánh Gioan Tông đồ khuyên nhủ con cái mình hãy yêu thương cách chân thật và bằng việc làm chứ đừng yêu thương đầu môi chót lưỡi. Sống chân thật thì chúng ta không bị lương tâm chê trách tức cáo tội chúng ta. Mà lương tâm không chê trách thì Thiên Chúa cũng không chê trách. Khi đó chúng ta có quyền mạnh dạn xin Chúa bất cứ điều gì và chúng ta sẽ được Người ban cho.

    Qua cách diễn tả tư tưởng và nội dung lời khuyên của Thánh Gioan, chúng ta tiếp cận một Đấng Thiên Chúa chỉ mong muốn con người yêu thương nhau cách chân thực và cụ thể, để được hạnh phúc trường sinh.

    3°) Trong bài Tin Mừng (Ga 15,1-8) chúng ta được nghe những lời hết sức ngọt ngào của chính Chúa Giêsu Kitô về mối tương quan mật thiết giữa Người và chúng ta, giữa Thiên Chúa là Cha của Người và chúng ta: một sự kết hiệp chặt chẽ, một sự sống siêu linh, một mối hiệp thông sâu sắc và một kết quả dồi dào.

    Chúa Giê-su cũng mạc khải cho chúng ta biết điều thật sự tôn vinh Thiên Chúa Cha là  “Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.”

     

    3.2 Sứ điệp Lời Chúa    

    Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay có hai phần:   

    1°)  Phần thứ nhất là Chúa Giêsu muốn thiết lập với mỗi Kitô hữu một mối tương quan cá vị, mật thiết, gắn bó, có tính sinh tử. Vì thế mỗi người chúng ta phải biết vun vén, xây đắp cho mối tương quan ấy mỗi ngày thêm sâu đậm hơn.

    Có nhiều cách vun vén, xây đắp mối tương quan ấy:

    (a) Trước hết là siêng năng “đọc, suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện”,

    (b) Kế đến là tham dự các cử hành phụng vụ và bí tích một cách ý thức,

    (c) Sau cùng là thực thi công bằng, bác ái  Kitô giáo và thực hiện những điều Thánh Thần khơi dậy trong lòng khi chúng ta đọc/nghe lời Kinh Thánh hay tiếp xúc với tha nhân, nhất là với người nghèo và bị thiệt thòi trong xã hội.

     

    2°)  Phần thứ hai là mỗi Kitô hữu được Chúa Giê-su mời sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Người:

    (a) Sinh nhiều hoa trái là có đời sống đạo đức, thánh thiện, khiêm nhu, trong sạch, công bình, bác ái và phục vụ.

    (b) Trở thành môn đệ Chúa Giêsu là tuân giữ các giới răn của Người, là sống mật thiết với Người và để Người sai đi (x. Mc 3,14) tức nên giống Chúa Giêsu và tham dự vào sứ mạng cứu thế của Người.

     

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA LỜI CHÚA HÔM NAY

    4.1 Sống với Thiên Chúa là Đấng quyền năng và yêu thương nên muốn thiết lập với loài người và với mỗi người tín hữu mối quan hệ mật thiết gắn bó thân tình như cây nho và cành nho.

     

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa

    Để việc thi hành sứ điệp Lời Chúa được dễ dàng và cụ thể, xin mỗi người/cộng đoàn hãy dùng mấy câu hỏi gợi ý sau đây để kiểm điểm đời sống:

    (a)  Tôi và cộng đoàn tôi vun vén, xây đắp mối tương quan mật thiết, gắn bó, có tính sinh tử với Chúa Giêsu Kitô, với Thiên Chúa như thế nào? và bằng cách nào?

    (b) Tôi và cộng đoàn tôi có sinh nhiều hoa trái là đời sống đạo đức, thánh thiện, khiêm nhu, trong sạch, công bình, bác ái và phục vụ tha nhân không? Cách kiểm chứng: Nhìn vào tôi và cộng đoàn tôi, anh chị em lương dân và những người vô thần sống xung quanh, có nhận ra tôi là môn đệ, cộng đoàn tôi là cộng đoàn môn đệ của Chúa Giêsu Kitô không?

                                

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI & HỘI THÁNH

    [Ghi chú: Lời cầu nguyện giáo dân thường có 4 ý:  ý thứ nhất cầu cho thế giới, ý thứ hai cầu cho Hội Thánh toàn cầu, ý thứ ba cầu cho giáo dân của giáo xứ, ý thứ bốn cầu cho một hạng người đặc biệt nào đó]

     

    5.1 “Đây là điều răn của Người: chúng ta phải tin vào danh Đức Giêsu Kitô, Con của Người…”  (1 Ga 3,23). Chúng ta hãy cầu nguyện cho các dân các nước chưa tin vào Danh Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, để họ nhận ra và tin vào Người là Nguồn Ơn Cứu Độ. 

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.2 “Hồi ấy, trong khắp miền Giuđê, Galilê và Samari, Hội Thánh được bình an, được xây dựng vững chắc và sống trong niềm kính sợ Chúa, và ngày một thêm đông, nhờ Thánh Thần nâng đỡ” (Cv 9,31). Chúng ta hãy cầu xin cho Hội Thánh Chúa ở khắp mọi nơi, nhất là tại Việt Nam, được bình an và phát triển vững chắc, nhờ Thánh Thần nâng đỡ.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.3 “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5). Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi người thuộc giáo xứ chúng ta, nhất là cho những người tham dự Thánh Lễ này, để ai nấy sống kết hiệp mật thiết với Thầy Giê-su hầu sinh nhiều hoa trái.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.4 “Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi” (Ga 15,6). Chúng ta hãy cầu nguyện cho các tín hữu sống khô khan, nguội lạnh, thờ ơ với đời sống tâm linh, để họ sớm tỉnh thức và hoán cải. 

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    Sàigòn ngày 27 tháng 04 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                               

                                                            

       -------------------------------------------

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN4PS-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Apr 29 at 10:20 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    30/04/21 THỨ SÁU TUẦN 4 PS
    Th. Pi-ô V, giáo hoàng
    Ga 14,1-6

     

    LÀ CON ĐƯỜNG SỰ SỐNG

    “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.” (Ga 14,6)

    Suy niệm/SỐNG: “Con đường có thể đẹp hay xấu, dễ hay khó đi, bằng phẳng hay gồ ghề, điều đó không quan trọng; điều quan trọng nhất là con đường ấy đưa bạn đi đến đâu” (M. Idan).

    Đức Giê-su là con đường đưa ta đến đích điểm là Chúa Cha, đi vào thế giới của Thiên Chúa Ba Ngôi; cả con đường lẫn đích đến đều hội tụ nơi con người Giê-su. Ngài là con đường đưa ta đến Nước Trời hạnh phúc, nhưng cũng chính là Nước Trời hạnh phúc ấy. Ngài đến trần gian mặc khải cho ta biết sự thật trọn vẹn về Thiên Chúa và con người. Đi theo, đồng hành với Ngài trên con đường Giê-su, ta có được sự thật toàn vẹn về Thiên Chúa, vui hưởng sự sống dồi dào của Thiên Chúa ngay trong cuộc đời này.

    *Đừng quên rằng con đường mang tên Giê-su là con đường thập giá, hy sinh quên mình. Chỉ có con đường thập giá ấy mới dẫn đưa ta đến sự sống viên mãn của Thiên Chúa.

    Mời Bạn CHIA SẺ: “Tại sao mọi con đường rốt cuộc thu hẹp vào một điểm ở chân trời? Vì đó là nơi có điểm đến” (Nhà văn Mỹ V. Nazarian).

    Điểm đến của đời bạn là hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, hiệp thông phần nào khi tại thế, và trọn vẹn trong thế giới mai sau.

    Bạn đã xác định rõ ràng điểm đến cuộc đời mình chưa? Bạn làm gì để hiệp thông với Ngài trong đời sống mỗi ngày?

    Sống Lời Chúa: Tôi tập sống hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi qua việc mỗi ngày chiêm ngắm Chúa Giê-su trong sách Tin Mừng, Bí tích Thánh Thể, và nơi các sự kiện mỗi ngày.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa là con đường đưa con đến hạnh phúc vĩnh cửu; nơi Chúa, con được cảm nếm sự sống viên mãn, sự thật toàn vẹn.

     GPDANANG

     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN4PS-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Apr 29 at 2:22 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    29/04/21 THỨ NĂM TUẦN 4 PS
    Th. Ca-ta-ri-na Xi-ê-na, trinh nữ, tiến sĩ HT
    Ga 13,16-20

     

    TÌNH THÂN THIẾT THẦY-TRÒ

    “Thật Thầy bảo thật anh em: Ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.” (Ga 13,20)

    Suy niệm/SỐNG: Trong bầu khí yêu thương thân tình giữa Thầy và trò sau khi Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ, chúng ta cảm nhận được sự bồi hồi xao xuyến của Ngài trước lúc chia tay.

    Đây là lúc mà không còn lúc nào khác để Chúa nói với các môn đệ những lời tâm huyết nhất: Ngài cho biết mối tương quan giữa Ngài với các môn đệ trở nên khăng khít vì được liên kết với mối tương quan khăng khít không thể tách rời giữa Ngài với Chúa Cha: 

    Ai đón tiếp các môn đệ là đón tiếp Chúa Giê-su và đón tiếp Ngài như vậy cũng tương đương như là đón tiếp chính Chúa Cha.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Hiểu được tâm tình của Đức Giê-su, bạn có cảm thấy được đánh động sâu xa cả con người của bạn không?

    Biết mình trở nên quan trọng với Chúa như thế, được liên kết chặt chẽ với Ngài như thế, bạn quyết tâm là người môn đệ trung thành của Thầy, thực hành tới từng chấm từng phẩy lời Thầy dạy chứ?

    Bạn được Thầy tuyển chọn và sai đi tiếp tục sứ mạng của Ngài, bạn sẽ sống xứng đáng với sự tin tưởng của Thầy, để mọi người có thể nhận ra Ngài nơi đời sống của bạn chứ?

    *Bạn nhìn lại những biến cố xảy ra trong cuộc đời bạn. Bạn có nhận ra sự chăm sóc ân cần của Chúa dành cho bạn, và sự tín nhiệm của Ngài đối với bạn khi Ngài trao cho bạn sứ mạng làm ngôn sứ, chứng nhân cho Ngài không? Mời bạn chia sẻ cảm nghiệm đó.

    Sống Lời Chúa: Để tình thân thiết Thầy-trò giữa Chúa và bạn ngày càng sâu đậm bạn đừng quên dành thời giờ tâm sự với Chúa mỗi ngày.

    Cầu nguyện: Hát Kinh Hòa Bình VỚI CẢ TRÁI TIM VÀ THỰ HÀNH NHỮNG LỜI HÁT NÀY TRONG ĐỜI SỐNG CỦA BẠN.
     
    gpdanang
     

 

Subcategories