3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN6PS-B

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, May 14 at 2:17 AM
     
     
     
    5 [HÚT LỜI CHÚA

    14/05/21 THỨ SÁU TUẦN 6 PS

    Thánh Mátthia, tông đồ

    Ga 15,9-17

    Ở LẠI TRONG TÌNH YÊU THƯƠNG

    Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy… như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.”  (Ga 15,9.10)

    Suy niệm/SỐNG: – Tương quan kết nối giữa loài người với Thiên Chúa là tương quan tình yêu. Chỉ có một dòng tình yêu duy nhất nối kết Ba Ngôi Thiên Chúa và nối kết chúng ta với Chúa và với nhau:

    Như Cha đã yêu Thầy, Thầy cũng yêu anh em; cũng thế, anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em. – Như Chúa Giê-su “giữ các điều răn của Cha” để “ở lại trong tình yêu của Cha”, Ngài cũng dạy cho chúng ta biết cách ở lại trong Ngài đó là “giữ các giới răn của Thầy” mà điều răn quan trọng nhất là “yêu thương nhau.”

    Như thế chúng ta đạt được điều kỳ diệu : khi “ở lại trong Thầy”, chúng ta cũng “ở lại trong nhau”.

    Mời Bạn CHIA SẺ: – Cảm nghiệm được hạnh phúc vì được Chúa yêu thương. – Hãy bảo vệ hạnh phúc được ở lại trong tình yêu Chúa, bằng cách luôn trung thành sống trong ơn nghĩa Chúa qua Bí tích Thánh thể.

    *ĐỪNG QUÊN Việc đọc, cầu nguyện và sống Lời Chúa mỗi ngày là điều thiết yếu, để kín múc nơi Đức Giêsu nguồn suối yêu thương.

    *Lời Chúa đã trở thành phương thế để duy trì hiệp nhất yêu thương trong gia đình, cộng đoàn của bạn chưa?

    Sống Lời Chúa: Bạn có mối bất hòa với ai đó, hãy lo đi làm hòa để được hưởng niềm vui Phục sinh trọn vẹn. VÌ THA THỨ LÀ ĐƯỢC CHỮA LÀNH.

    Cầu nguyệnLạy Chúa Giêsu là mặt trời tỏa sáng tình yêu Chúa Cha, xin lấy niềm vui của Người mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ; NHỜ ƠN CHÚA, CON QUYẾT TÂM trở thành mối dây yêu thương, bình an và hiệp nhất giữa chúng con VÀ THA NHÂN. Amen.

     

     

     GPMYTHO

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NOINGUYEN-- CN LỂ THĂNG THIÊN

  •  
    Song Loi Chua
     
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH NĂM B (16/05/2021)

    LỄ THĂNG THIÊN

    LOAN BÁO TIN MỪNG CHO NGƯỜI THỜI NAY!

    [Cv 1,1-11; Ep 3,17-23; Mc 16,15-20]

     

    I. DẪN VÀO LỜI CHÚA   

    Trong Hội nghị kỳ I.2009 tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu (Vũng Tầu), Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã quyết định lấy Ngày Lễ Chúa Thăng Thiên làm Ngày Truyền Thông của Giáo Hội Việt Nam.

    Cơ sở của quyết định của Hội đồng Giám mục là những lời của Chúa Giê-su nói với các Tông đồ trước khi về trời:

    “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15) và

    “Anh em sẽ là chứng nhân của Thày tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).

    Cơ sở của quyết định của Hội đồng Giám mục còn là vai trò vô cùng quan trọng của các phương tiện truyền thông xã hội mà chính Công đồng Vatican II đã phải đề cao trong một sắc lệnh. Đó là sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội (INTER MIRIFICA).

    Theo tinh thần ấy, chúng ta nên suy nghĩ một lần nữa về sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội và của mỗi người/cộng đoàn và về cách thực hiện sứ mạng ấy bằng những phương tiện truyền thông xã hội, khi mừng Lễ Chúa Thăng Thiên năm nay.

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Trong bài đọc 1 (Cv 1,1-11): "Trước sự chứng kiến của các ông, Người lên trời" Hỡi Thêôphilê, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những điều Đức Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, cho đến ngày Người lên trời, sau khi căn dặn các Tông đồ, những kẻ Người đã tuyển chọn dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần. Sau cuộc thương khó, Người đã tỏ cho các ông thấy Người vẫn sống, với nhiều bằng chứng; Người đã hiện ra với các ông trong khoảng bốn mươi ngày và đàm đạo về Nước Thiên Chúa. Và trong một bữa ăn, Người đã ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa. Người nói: "Như các con đã nghe chính miệng Thầy rằng: Gioan đã làm phép rửa bằng nước, phần các con, ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần".

    Vậy các kẻ có mặt hỏi Người rằng: "Lạy Thầy, có phải đã đến lúc Thầy khôi phục Nước Israel chăng?" Người bảo họ rằng: "Đâu phải việc các con hiểu biết thời gian hay kỳ hạn mà Cha đã ấn định do quyền bính Ngài. Nhưng các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất". Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông.

    Đang khi các ông còn ngước mắt lên trời nhìn theo Người đang xa đi, thì bỗng có hai người mặc áo trắng đứng gần các ông và nói rằng: "Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa các ông mà lên trời, sẽ đến cùng một thể thức như các ông đã thấy Người lên trời".

    2.2 Trong bài đọc 2 (Ep 1,17-23): “Người đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời" Anh em thân mến, xin Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển, ban cho anh em thần trí khôn ngoan và mạc khải, để nhận biết Người; xin cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, thế nào là sự phong phú gia nghiệp vinh quang nơi các thánh, và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin, chiếu theo hành động của sức mạnh quyền năng Người, công việc mà Chúa đã thực hiện trong Đức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cõi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người.

    2.3 Trong bài Tin Mừng (Mc 16,15-20): "Người lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa" Khi ấy, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ và phán: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những phép lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc, thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân sẽ được lành mạnh".

    Vậy sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa. Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và củng cố lời rao giảng bằng những phép lạ kèm theo.

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân dung của Thiên Chúa    

    1°) Bài đọc 1 (Cv 1,1-11) là Bài Tựa của Sách Công vụ Tông Đồ trong đó Thánh Lu-ca ôn lại cuộc đời của Chúa Giê-su, từ đầu cho đến ngày Người lên trời. Đức Giê-su đã huấn luyện các Tông đồ, đã chứng minh là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình, đã nói với các ông về Nước Trời. Rồi một ngày kia Người đã biến đi - hay về trời - trước mắt các Tông đồ, sau khi Người báo cho các ông biết là các ông sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần để thực thi sứ mạng làm chứng cho Người trong trần gian này.

     

    2°) Bài đọc 2 (Ep 1,17-23) là một đoạn của thư của Thánh Phao-lô Tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-sô. Tuy ngắn nhưng đoạn Thánh Thư này chứa đựng hai điều rất quan trọng trong mạc khải Ki-tô giáo.

    (a) Trước hết Thánh Phao-lô nói -cách gián tiếp- về vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần: Chúa Thánh Thần là thần khí khôn ngoan, là quyền lực vô cùng lớn lao, là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực. Chức năng của Thánh Thần là mặc khải, là soi lòng mở trí…. cho chúng sinh đón nhận và hiểu biết về Thiên Chúa và kế họach của Người.

    (b) Kế đến Thánh Phao-lô cho biết “Thiên Chúa đã tôn Đức Ki-tô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Ki-tô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh mà Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn.”

    3°) Bài Tin Mừng (Mc 16,15-20) tuy ngắn nhưng có ba nội dung quan trọng sau đây:

    (a) Trước hết Thánh Mác-cô nhắc lại những lời dặn dò sau cùng và quan trọng của Đức Giê-su về sứ mạng rao giảng Tin Mừng của các môn đệ và lời báo trước về sự hiện diện và hành động của Người nơi các môn đệ.

    (b) Kế đến Thánh Mác-cô nhắc đến biến cố Chúa Giê-su Ki-tô lên trời, có các môn đệ chứng kiến.

    (c) Sau cùng Thánh Mác-cô ghi nhận hoạt động rao giảng Tin Mừng của các Tông đồ rất có hiệu quả vì có Chúa cùng hoạt động với các ngài.

    3.2 Sđiệp Lời Chúa hôm nay gồm hai phần:

    * Thứ nhất là Chúa Giê-su đã thực hiện thánh ý của Thiên Chúa và đã hoàn tất chương trình, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa nên Người đã được Thiên Chúa cho lên trời (tức được tưởng thưởng và tôn vinh).

    * Thứ hai là các Tông Đồ được Chúa Giê-su Phục Sinh giao sứ mạng loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Người. Các ngài đã ra đi rao giảng khắp nơi, thu được nhiều kết quả, vì có Chúa cùng hoạt động với các ngài.

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA LỜI CHÚA HÔM NAY

    4.1 Sống với Thiên Chúa là Cha Đức Giê-su, Đấng đã được sai đến trần gian để thực thi Kế Hoạch Cứu Độ qua/trong Con Đường Thập Giá nên nđã được Chúa Cha tưởng thưởng và  tôn vinh trên Trời Cao.

     

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay 

    1°) là tôn vinh Chúa Giê-su Ki-tô vì Người đã chu toàn thánh ý, chương trình, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa bằng cuộc sống và bằng cái chết hy sinh thập giá của Người.

    2°) và là thi hành sứ mạng rao giảng về Chúa Giê-su Ki-tô bằng lời nói, việc làm, cách sống của chúng ta và bằng các phương tiện truyền thông xã hội hiện đại: sách báo, phim ảnh, internet v.v...

                   

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

    5.1  “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án Chúng ta hãy cầu nguyện cho các dân tộc trên thế giới để mọi người mở lòng mở trí đón nhận Tin Mừng mà các môn đệ Đức Ki-tô đem đến cho họ.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.2  “…Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thày tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Ki-tô hữu, nhất là cho Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ, để mọi thành phần Dân Chúa được tràn đầy Thánh Thần và trở thành chứng nhân sống động của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh. 

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.3 “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi người thuộc giáo xứ chúng ta, nhất là cho những người tham dự Thánh Lễ này, để ai nấy biết tìm kiếm những thực tại cao siêu và vĩnh hằng mà Chúa Ki-tô về Trời mời gọi.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.4 “Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được, nhờ ơn Người kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng dân thánh, đâu là quyền lực vô cùng lớn lao Người đã thi thố cho chúng ta là những tín hữuChúng ta hãy cầu nguyện cho các Ki-tô hữu khát khao và tìm kiếm chân lý để họ được toại nguyện như lòng mong ước.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    Sàigòn ngày 11 tháng 05 năm 2021                                  

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                           

                                                       

                                                              

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "SLCHN06" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/slchn06/CAPKSPxoOCsOLmLu3pr-3LZRUskUPf1cmJVEGA7wLA3mxDNv5QA%40mail.gmail.com.
    For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LỄ THĂNG THIÊN

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, May 12 at 11:18 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    13/05/21 THỨ NĂM TUẦN 6 PS

    LỄ THĂNG THIÊN – Lễ Đức Mẹ Fatima

    Ga 16,16-20

    NIỀM VUI SỰ SỐNG

    Thật Thầy bảo thật anh em : anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.” (Ga 16,20)

    Suy niệm/SỐNG: Niềm vui của những người theo Đức Giê-su không phải là một niềm vui tinh quái: vui trên những đau khổ của người khác; càng không phải là thứ niềm vui bệnh hoạn: tự hành khổ của mình.

    Như người mẹ phải ưu phiền đau đớn để sinh con, và niềm vui vì đã sinh cho đời một con người vượt quá cơn đau đớn. Cơn đau của các thánh tử đạo trở thành niềm vui vì hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên quốc mà các ngài được hưởng.

    Các ki-tô hữu tìm thấy niềm vui ngay giữa những đau khổ lớn lao, vì những đau khổ ấy dẫn tới niềm vui đích thực không thể mất đi và cũng không bao giờ tàn lụi: đó chính là niềm vui vì được sống, được sống đời đời.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Cái nhìn ki-tô giáo về thế giới bể khổ này vừa thực tế –đó là chấp nhận sự thật khổ não của nó– lại vừa lạc quan –vì có thể trở thành phương thế đem lại điều tốt đẹp cho người khác.

    Bạn có dám chấp nhận một cái nhìn lạc quan như thế không? Điều gì đang làm bạn đau khổ? Mời bạn thử nhìn lại nó với cái nhìn lạc quan của Tin Mừng.

    * Tôi và bạn làm gì để cùng với Chúa Giê-su biến thập giá, điều khổ nhục nhất, trở thành niềm vui lớn lao nhất là sự sống lại và sự sống đời đời?

    Sống Lời Chúa: Làm một việc hy sinh tự nguyện với ý hướng đem niềm vui cho những người lân cận mình.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆNLạy Chúa, khi cầu nguyện con thấy Chúa là niềm vui; trong đời thường, Chúa dạy con phải phục vụ. NHỜ ƠN CHÚA GIÚP, con QUYẾT TÂM bắt chước Chúa, biết tìm thấy niềm vui và hạnh phúc khi dấn thân phục vụ anh em.

     

     

     GPMYTHO

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN6PS-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, May 12 at 11:19 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Nỗi buồn sẽ thành niềm vui.

    13/05 – Thứ Năm tuần 6 Phục Sinh.

    “Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui”.

     

    Lời Chúa: Ga 16, 16-20

    Khi ấy Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy, vì Thầy về cùng Cha”.

    Bấy giờ trong các môn đệ có mấy người hỏi nhau: “Điều Người nói với chúng ta: “Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy”, và “Vì Thầy về cùng Cha”, như thế có ý nghĩa gì?” Họ nói: “Lời Người nói 'Một ít nữa' có ý nghĩa gì? Chúng ta không biết Người muốn nói gì?”

    Chúa Giêsu nhận thấy họ muốn hỏi Người, nên Người bảo họ: “Các con hỏi nhau vì Thầy đã nói: Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy. Thật, Thầy bảo thật với các con: các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu; nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui”.

     

     

    SUY NIỆM 1: Nỗi buồn trở thành niềm vui

    Suy niệm:

    Trong bầu khí của bữa Tiệc Ly,

    Thầy Giêsu nói với các môn đệ một câu đối với họ là khó hiểu:

    “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy,

    rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy” (c. 16).

    Câu này có thể dễ hiểu với chúng ta

    vì chúng ta biết rõ cái chết trên thập giá đang chờ Thầy Giêsu.

    Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi,

    cái chết này sẽ khiến các môn đệ không còn được thấy Thầy nữa.

    Chúng ta cũng biết rằng chỉ một thời gian ngắn sau,

    Thầy Giêsu lại được phục sinh, và đã hiện ra cho các môn đệ thấy.

    Mất Thầy là một thử thách lớn trong đời người môn đệ.

    Thầy là chỗ dựa, là lý do khiến họ chấp nhận cuộc sống bấp bênh này.

    Chính Thầy đã gọi, đã kéo họ ra khỏi gia đình và nghề nghiệp ổn định

    để lang thang đó đây, sống nhờ lòng tốt của những người nghe giảng.

    Gần ba năm sống bên Thầy, chia sẻ ngọt bùi, thành công thất bại,

    tình Thầy trò gần gũi như tình bạn hữu.

    Bây giờ mất Thầy, họ sẽ đi đâu và đi với ai?

    Cái chết trên thập giá của Thầy là đại tang của một người thân.

    Nỗi đau này được nhân lên nhiều lần

    vì họ đã không dám có mặt để lo liệu việc mai táng.

    “Anh em sẽ khóc lóc và than van… Anh em sẽ buồn phiền…” (c.20).

    Khi tảng đá đã khép kín ngôi mộ, chẳng còn thấy Thầy nữa,

    khi thế gian và thủ lãnh của nó hả hê vui sướng vì chiến thắng,

    liệu các môn đệ có vượt qua được nước mắt đau đớn này không?

    “Ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy… (c. 16)

    và nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui” (c. 20).

    Anh em sẽ lại thấy Thầy lúc Thầy hiện ra gặp anh em sau phục sinh,

    lúc Thầy sai Thánh Thần đến ở với và nâng đỡ anh em,

    và nhất là lúc Thầy đồng bàn với anh em trong bữa tiệc Thiên quốc.

    Khi gặp lại Thầy và nhận ra Thầy đang sống,

    thế nào anh em cũng hết phiền muộn đắng cay.

    Nỗi buồn của anh em tan biến khi anh em biết rằng

    Thầy mới là người chiến thắng.

    Đời sống người Kitô hữu đan xen giữa vui với buồn.

    Có lúc thấy mất Chúa và mất hướng, thấy thất vọng và buồn chán.

    Chúng ta phải chia sẻ cuộc Khổ nạn và cái chết của Chúa mỗi ngày.

    Nhưng rồi ngày nào đó, Chúa lại đến thăm, lại tỏ mình, lại vỗ về an ủi.

    Niềm vui trong ta như sống lại với bao hy vọng dâng trào.

    Chỉ xin đừng bỏ đi khi thấy Chúa vắng bóng và thất bại trong đời ta.

     

    Cầu nguyện:

    Lạy Chúa Giêsu,

    có những ngày con cảm thấy

    đời sống thật nặng nề;

    có những lúc con muốn buông trôi,

    để mặc cho dòng đời đưa đẩy;

    có những khoảng thời gian dài,

    con như mảnh đất khô khan cằn cỗi.

    Xin cho con ánh sáng của Chúa

    để con biết lối mà đi.

    Xin cho con tấm bánh của Chúa

    để con có sức mà dấn bước.

    Xin cho con Lời của Chúa

    để con vững một niềm tin.

    Xin cho con sự sống của Chúa

    để con lấy lại niềm hăng say và sự tươi tắn,

    niềm vui và sáng tạo.

    Lạy Chúa Giêsu,

    con thấy mình cần Chúa

    trong mỗi giây phút của cuộc đời.

    Ước gì ai gặp con

    cũng gặp được sự hiện diện của Chúa. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SUY NIỆM 2: HIỆN DIỆN PHỤC SINH

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Trước khi chịu khổ nạn. Chúa Giê-su loan báo cho các tông đồ: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.Anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui”. Khi Chúa chịu chết và an táng trong mộ, các tông đồ không còn trông thấy Thầy. Không phải chỉ không trông thấy, mà còn có tâm hồn trống rỗng, cô đơn, tuyệt vọng. Trái lại thế gian đắc thắng vui cười. Chúa đã chết. Đó là thắng lợi của trần gian. Họ niêm phong cửa mộ. Cắt đặt lính canh. Đắc thắng.

    Nhưng khi Chúa phục sinh, các tông đồ lại tràn ngập niềm vui. Vui vì được gặp lại Chúa. Nhưng ở một chiều kích khác. Hai môn đệ đi đường Em-mau đi bên Chúa suốt mấy tiếng đồng hồ. Nhưng không nhận biết Chúa. Họ nhìn thấy nhưng không nhận ra. Trái lại khi Chúa đã biến đi rồi thì họ lại thấy Chúa, nhận ra Chúa đang hiện diện. Không thấy Chúa bằng đôi mắt thể xác. Họ thấy Chúa bằng ánh mắt nội tâm. Vì Chúa vắng mặt. Nhưng lại hiện diện tràn đầy. Đó là hiện diện phục sinh. Họ đã chết. Nhưng nay sống. Sống mãnh liệt. Sống phong phú. Đó là đời sống đức tin.

    Chính ánh mắt nội tâm đó. Chính sự hiện diện phục sinh đó. Chính đời sống đức tin đó làm cho các tín hữu sơ khai. Dù bị bắt bớ, bị xua đuổi, kể cả bị giết chết, mà vẫn bình an. Và như thánh Phao-lô, bị chống đối mà vẫn bình tĩnh. Bị đánh đập mà vẫn kiên cường. Bị nhục mạ mà vẫn vui tươi. Vì có Chúa ở cùng. Chúa phục sinh luôn ở bên các ngài.

    Đó là sức sống mới. Sức sống của Chúa phục sinh. Sức sống tràn trào thôi thúc các ngài đi rao giảng, làm chứng về Chúa. Hàng ngày phải lao động sinh nhai. Cuối tuần vẫn hăng say rao giảng: “Ông ở lại nhà họ và cùng làm việc: họ làm nghề dệt lều. Mỗi ngày sa-bát, ông thảo luận tại hội đường, cố thuyết phục cả người Do thái, lẫn người Hy-lạp”. Bị chống đối nơi này thì đi nơi khác. Bị người này chống đối thì rao giảng cho người khác. “Bởi họ chống đối và nói lọng ngôn, nên ông giũ áo mà bảo họ: “Máu các người cứ đổ xuống trên đầu các người! Phần tôi, tôi vô can; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với người ngoại”.

    Xin cho con cảm nhận được sự hiện diện phục sinh của Chúa. Để con có niềm vui tươi hăng hái làm chứng cho Chúa.

    -----------------------------------------------

     

     
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN6PS-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, May 10 at 10:21 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    11/05/21 THỨ BA TUẦN 6 PS

    Ga 16,5-11

    THÁNH THẦN SẼ ĐẾN

    Thầy nói thật với anh em, Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng bảo trợ sẽ không đến với anh em, nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em.” (Ga 16,7)

    Suy niệm/SỐNG: Trước sự chia ly sắp đến, để lại đoàn môn đệ bơ vơ giữa đời, Chúa Giê-su bày tỏ cho chúng ta thấy rõ tấm lòng của Ngài với các môn đệ. Lời Chúa như một nâng đỡ ủi an: “Thầy đi thì có lợi cho anh em.

    Thầy không để anh em lạc lõng giữa trần gian, nhưng Đấng Bảo Trợ sẽ đến với anh em. Chúa Giêsu thấy trước trách nhiệm nặng nề mà các môn đệ phải lãnh nhận.

    Thế gian với những chống đối, thù nghịch mà các môn đệ phải đương đầu, và thời gian này phải là thời gian để Thánh Thần của Ngài hoạt động, làm chứng về Ngài.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bạn có cảm thấy Chúa Thánh Thần soi sáng và nâng đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày không?

    Thánh Thần không đâu xa: Ngài có mặt khi ta rung động trước một đoạn Lời Chúa, khi ta muốn sống Lời Chúa trong đời thường.

    ***Ngài hiện diện nơi các bậc lãnh đạo trong Giáo Hội, trong Giáo xứ, trong Gia đình, trong tâm hồn bạn, cũng như nơi những người chung quanh.

     *Một vài lần bạn cảm nhận được sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn bạn.

    Sống Lời Chúa: Bạn làm một việc bác ái, giúp đỡ một người nghèo để làm chứng Thánh Thần đang sống trong bạn.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CÂU NGUYỆNLạy Chúa Thánh Thần, xin làm cho lòng con mềm mại để Ngài dẫn dắt, cho quả tim con hết cứng cỏi để Ngài canh tân. NHỜ ơn Thánh Thần tác động, con QUYẾT TÂM không bao giờ dập tắt tiếng nói của Ngài, để con được biến đổi không ngừng và làm chứng nhân cho ở giữa trần gian.

     

     

    GPMYTHO

     

     

     

     

     

     

     

 

Subcategories