VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH -HÙNG ĐÀO - BÍ QUYẾT DƯỠNG SINH

  •  
    Hung Dao
    Wed, Nov 10 at 6:11 PM
     
     
     
     
     

    Bí quyết dưỡng sinh: Giàu không ở nhà lớn, nghèo không đi đường xa, già không tiết tinh, trẻ không bổ dương

    Minh An

     

    Cổ nhân đã từng dạy rằng “giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường xa”. Nó có nghĩa là gì? 

    Trong suy nghĩ của người Á Đông, nhà cửa là thứ rất được xem trọng và ai cũng mong muốn có được. Nhiều người trẻ dốc sức bôn ba, phấn đấu để có thể sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình trong tương lai. Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng nhà càng to càng tốt, ở sẽ càng thoải mái hơn và nó còn là tài sản có giá trị. Nhưng cổ nhân đã từng dạy rằng “giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường xa”. Nó có nghĩa là gì?

    Giàu không ở nhà lớn, nghèo không đi đường xa

    “Nhà to” trong nửa vế đầu “giàu không ở nhà to” kỳ thực không phải chỉ là ngôi nhà to, mà là một phòng ngủ rất lớn. Dù cổ hay kim, con người đều muốn kiếm tiền nâng cao chất lượng cuộc sống, ngày ngày sống trong căn nhà đầy đủ tiện nghi, nhưng dù nhà lớn đến đâu thì phòng ngủ cũng không được lớn, vì không được để lọt mất đi “dương khí”.

     

    Theo con mắt của người xưa, phòng ngủ trống trải, “dương khí” không tương xứng với “âm khí”, sẽ khiến cho con người mất cân bằng âm dương, dễ sinh bệnh. Vì vậy, phòng khách có thể rộng, nhà bếp có thể lớn, nhưng phòng ngủ không thể lớn.

    Nếm phân lòng lo âu
    Phòng ngủ trống trải, “dương khí” không tương xứng với “âm khí”, sẽ khiến cho con người mất cân bằng âm dương, dễ sinh bệnh. 

    Nửa sau của câu “nghèo thì không đi đường xa” rất đơn giản đúng với nghĩa là nhà nghèo thì không nên đi xa vì hai lý do.

    Lý do đầu tiên là giao thông thời cổ đại còn rất kém phát triển, phương tiện đi lại là xe ngựa. Nếu đi xa ít nhất mất vài tháng, người nghèo không có tiền để đi xe ngựa, nên rất có thể họ sẽ chết khi đi bộ ở một vùng đất xa lạ. Vì thế, người nghèo không nên tùy ý lựa chọn đi xa.

    Lý do thứ hai là thời xa xưa, chiến tranh và thiên tai thường xuyên xảy ra, điều kiện y tế lại lạc hậu, nếu không có nhiều tiền thì không cần đến một năm mà chỉ vài tháng đã có thể mất mạng nên không thể tuỳ tiện đi đường xa.

    Già không tiết tinh, trẻ không bổ dương

    Đạo lý trong câu nói trên là như vậy, và vế hai câu cuối của nó càng tinh tế hơn: “lão bất tiết tàn tinh, thiếu bất thực tráng hoả” (già không tiết tinh, trẻ không bổ dương)

    “Lão bất tiết tàn tinh” có nghĩa là khi về già, con người nên kiềm chế dục vọng của mình. Giống như “dương khí” đã nói ở trên, “tinh khí” cũng đặc biệt quan trọng.

    Khi về già, con người nên kiềm chế dục vọng của mình. Giống như “dương khí” đã nói ở trên, “tinh khí” cũng đặc biệt quan trọng. 

    Tinh khí là một phạm trù quan trọng trong triết học tiền Tần, dùng để chỉ những vật chất vi tế nhất. Nó là nguồn gốc của sinh mệnh, con người sinh ra là đã có tinh khí, nó quyết định thể chất, sự phát triển và tuổi thọ dài ngắn của con người. “Lão Tử” đã từng nói: “Có tinh khí là có tinh thần, có chính khí”. Khi về già, tinh khí đương nhiên sẽ kém hơn khi còn trẻ, vì vậy ta cần khắc chế dục vọng của mình. Việc khắc chế này sẽ giúp bản thân có thể sống trường thọ.

    Câu cuối cùng “thiếu bất thực tráng hoả”, “tráng hỏa” chính là thứ “bổ dương”. Chúng ta đều biết rằng dù thứ gì tốt đẹp đến đâu nếu nhiều quá cũng sẽ phản tác dụng. Cổ nhân cho rằng người trẻ vốn tinh khí dồi dào, nếu vẫn muốn bổ sung tinh khí thì sẽ dư thừa. Tuy nhiên, “tráng hoả” không phải chỉ là bổ dương. Trong “Tố vấn - Âm dương ứng tượng đại luận” có ghi chép rằng: “Tráng hoả chi khí suy, thiếu hoả chi khí tráng; tráng hoả thực khí, khí thực thiếu hoả; tráng hoả tán khí, thiếu hoả sinh khí”.  Có nghĩa là: “Hỏa mạnh khí suy, hỏa yếu khí mạnh, hỏa mạnh tiêu tán khí, hỏa yếu sinh khí”

    Tráng hỏa và thiếu hỏa ở đây ám chỉ tính dương thuần và tính ôn hòa của vị thuốc và thức ăn. Thông thường, khi còn trẻ nên dùng vừa phải những thức ăn cay nóng, không nên vì nhất thời vội vã mà làm hại tới thân thể, đến khi về già hối hận đã muộn.

    Bí quyết dưỡng sinh của người xưa “Phú bất trú đại ốc, cùng bất hành viễn lộ, lão bất tiết tàn tinh, thiếu bất thực tráng hoả” (Giàu không ở nhà lớn, nghèo không đi đường xa, già không tiết tinh, trẻ không bổ dương), chỉ 20 chữ thôi đã chứa đựng được cả các khía cạnh về “cơm ăn, áo mặc, nơi ở và phương tiện đi lại”,  hàm chứa trí tuệ thâm sâu trong cuộc của người xưa, thực đáng để cho thế hệ chúng ta tham khảo.

     

    Minh An

     

    --