BẢY BƯỚC ĐỂ LẮNG NGHE MỘT BÀI GIẢNG MÀ KHÔNG BUỒN NGỦ
Hãy chờ mong Chúa Giêsu sẽ nói điều gì đó trong Thánh Lễ. Do đó, vào tối thứ Bảy (tối thứ Sáu nếu bạn đi lễ chiều thứ Bảy), đọc qua các bài đọc Thánh Kinh Chúa Nhật, hãy cầu nguyện để những Lời đó đọng lại trong tâm hồn bạn…
Việc ngủ gật trong suốt bài giảng Chúa Nhật có một lịch sử dài. Tân Ước kể lại câu chuyện về một thanh niên trẻ tên là Êu-ty-khô ngủ gật khi nghe thánh Phaolô giảng (Cv 20,7-12). Trong khi vị Tông đồ giảng dài dòng (ngài nói chuyện đến mãi nửa đêm). Êu-ty-khô, ngồi ở cửa sổ, thiếp đi và ngủ say, ngã từ cửa sổ tầng thứ ba, rơi xuống dưới và chết.
Điều trớ trêu là Êu-ty-khô có nghĩa là may mắn hoặc tốt số (nhưng rõ ràng không phải là trường hợp của anh ta).
Nhà giảng thuyết Công giáo cần chuẩn bị cho một thông điệp đáng nghe, và người ngồi nghe (các bạn) có thể sẵn sàng lắng nghe điều [các] ngài nói. Ngay cả khi bạn không ngồi trên một mép cửa, hãy xem bảy bước bạn có thể làm để lắng nghe một bài giảng Công giáo để bạn không buồn ngủ.
1. Hãy cầu nguyện cho việc dọn giảng của Linh mục
Chúng ta lầm tưởng rằng bài giảng bắt đầu khi Linh mục nói chuyện. Tuy nhiên, việc lắng nghe sứ điệp [Lời Chúa] bắt đầu trước một tuần khi Linh mục hay Phó tế dọn giảng cho lễ Chúa Nhật. Ngài cần lời cầu nguyện của bạn, vì thế hãy cầu nguyện cho Linh mục của bạn. Cầu nguyện xin Chúa Giêsu chúc lành cho thời giờ mà ngài chuẩn bị bài giảng. Cầu nguyện để ngài nhận được ân sủng nhận ra sứ điệp mà Chúa Giêsu muốn ngài truyền tải vào Chúa Nhật. Cầu nguyện để những lời của ngài là lời của Chúa Giêsu. Hãy xin thì sẽ được (Mt 7,7).
Như một phần thưởng, bạn sẽ thấy việc cầu nguyện cho người giảng thuyết chuẩn bị cho bạn lắng nghe được sứ điệp mà Thiên Chúa sẽ dành cho bạn.
2. Chính bạn hãy chuẩn bị trước
Hãy nhớ rằng Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa được linh hứng và Tin Mừng mang sứ điệp của Chúa Giêsu. Khi được công bố giữa cộng đoàn ngày Chúa Nhật, Chúa Giêsu trực tiếp nói với dân Người. Đó là lý do tại sao những người Công giáo đứng để nghe công bố Tin Mừng.
Hãy chờ mong Chúa Giêsu sẽ nói điều gì đó trong Thánh Lễ. Do đó, vào tối thứ Bảy (tối thứ Sáu nếu bạn đi lễ chiều thứ Bảy), đọc qua các bài đọc Thánh Kinh Chúa Nhật, hãy cầu nguyện để những Lời đó đọng lại trong tâm hồn bạn, và cầu nguyện để người giảng thuyết sẽ thông tri lời Thiên Chúa với một sứ điệp dành cho bạn. Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo để có một đêm an lành. Không ai có thể nói với bạn nếu bạn đang gật gà thậm chí trước khi bạn đến. Lời cầu nguyện và giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn tập trung vào Chúa Giêsu trong ngày lễ Chúa Nhật, chắc chắn là như vậy.
Những người Công giáo thường không nghĩ làm việc này, nhưng không có gì ngăn cấm. Lần đầu tiên nhìn thấy điều này, tôi đã bối rối.
Vào Chúa Nhật đầu tiên tại nhà thờ St. Thomas of Canterbury, tôi công bố Tin mừng và thấy một người phụ nữ (giáo dân của tôi), thò tay vào ví, lấy iPad, mở ra và bắt đầu đọc trong khi tôi trình bày một sứ điệp mà tôi đã dành nhiều giờ chuẩn bị. Tôi đã nghĩ rằng: “Thật là một sự xúc phạm. Giáo xứ này sẽ là một thách đố cho tôi.” Và sau đó, tôi lại thấy cô ta làm như thế trong một vài Chúa Nhật tới. Cuối cùng khi tôi nói chuyện với cô ấy về điều đó, cô ấy đã cho tôi một cái nhìn khó hiểu và nói rằng cô không đọc iPad. Thay vào đó cô mở nhật ký ghi chép và viết những điều tôi nói. Ngay lập tức tôi chuyển từ cảm giác bị xúc phạm sang ấn tượng (và nhẹ nhõm). Thật là một cách tuyệt vời để đưa sứ điệp ngày Chúa Nhật vào lời cầu nguyện của cô ấy sau đó, hoặc nói chuyện với bạn bè trong bữa ăn tối. (Ngoài ra nhìn thấy một người ghi chú giúp tôi chuẩn bị tốt những gì tôi sẽ nói vào ngày Chúa Nhật, không chỉ là một sứ điệp đáng nghe, mà còn là một sứ điệp đáng ghi chú.)
Hoặc nếu bạn không phải là một người ghi chép, bạn vẫn có thể ghi lại một vài điều sau đó về những gì bạn đã nghe, cách mà Thiên Chúa nói trong tâm hồn bạn, và thêm một lời cầu nguyện ngắn để ân sủng trợ giúp bạn sống sứ điệp của Chúa. Sau đó hãy sẵn sàng cho 4 bước tiếp theo mà bạn có thể đáp trả trước sứ điệp của Thiên Chúa.
4. Hãy sẵn sàng tuyên xưng đức tin của bạn
Khi ai đó nói với tâm hồn bạn, việc đáp lại bằng một điều gì đó là phản xạ tự nhiên để khẳng định mối tương quan của bạn, đây là điều mà những người Công giáo thường làm. Sau khi chúng ta lắng nghe người giảng thuyết, chúng ta dừng lại một chút để đón nhận sứ điệp Chúa Giêsu dành cho chúng ta. Sau đó chúng ta đứng như một cộng đoàn và cùng nhau tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu.
Những lời chúng ta tuyên xưng là: Kinh Tin Kính. Nó thường là bản Tín điều được soạn thảo bởi các Giám mục tại Nicaea năm 325, nơi mà họ thảo luận cách đối phó với những lạc giáo thời đó, đặc biệt là lạc thuyết Ariô, đã làm sai lệch giáo huấn Kitô giáo về Chúa Giêsu. Các cuộc tranh luận đã đưa đến một tuyên bố khẳng định đức tin của họ vào Chúa Giêsu. Chúng ta tiếp tục đưa ra tuyên bố tương tự vào mỗi Chúa Nhật để đáp lại điều mà Thiên Chúa nói với chúng ta.
Do đó, hãy lắng nghe sứ điệp Chúa Nhật để biết điều gì đó giúp bạn tuyên xưng đức tin của mình.
5. Hãy sẵn sàng cầu nguyện cho người khác
Thiên Chúa là một mối tương quan Cha, Con, và Thánh Thần, Đấng yêu thương chúng ta vô điều kiện. Sau việc tuyên xưng đức tin, chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhu cầu của người khác, đó là hành vi yêu thương đầu tiên của chúng ta được gợi hứng từ lời Chúa Giêsu.
Kinh Thánh mời gọi chúng ta hãy là những con người của cầu nguyện, và lời cầu nguyện của chúng ta được mô phỏng theo Chúa Giêsu “Người đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” (Mt 9,35).
Hãy lắng nghe Chúa đang nói trong tâm hồn bạn, và sẵn sàng thực hiện một hành vi yêu thương qua lời cầu nguyện dành cho người khác.
6. Hãy sẵn sàng dâng lời tạ ơn
Sau khi chúng ta tuyên xưng đức tin và cầu nguyện cho người khác, chúng ta đặt trên bàn thờ bánh rượu cho bữa ăn thiêng liêng mà Tân Ước gọi là việc bẻ bánh. Những Kitô hữu tiên khởi đã sớm gọi đó là Bí tích Thánh Thể, một từ có nghĩa là Lễ Tạ Ơn.
Nói cách khác, sứ điệp Chúa Nhật có mục đích ban cho bạn một lý do để tạ ơn Thiên Chúa vì những điều Ngài đã làm cho bạn qua Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã nói Người sẽ chết và sống lại…và Người đã làm thế! Từ đó, chúng ta đã được vinh dự chia sẻ vào trong cái chết và sự phục sinh bằng cách sống hiệp thông với Chúa Giêsu [Hiệp Lễ]. Bạn không có một sự thôi thúc nào biểu lộ cao hơn việc tạ ơn.
7. Hãy sẵn sàng cho sứ mạng của bạn
Thiên Chúa ban cho bạn những tài năng và món quà khác với những người khác. Khi bạn nghe Chúa Giêsu đang nói trong lòng bạn, thì hãy biết rằng Người ban cho bạn một sứ mạng để sử dụng tài năng và món quà độc nhất mà Thiên Chúa đã ban cho bạn. Với Lời Chúa và Bí tích nuôi dưỡng bạn, bạn có thể ra về với một bước nhảy, vì bạn đang đón nhận sứ mạng Thiên Chúa đã ban cho một tuần tới. Thánh Giacôbê Tông đồ viết: “Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình” (Gc 1,22).
Hỏi: Điều gì xảy ra nếu bài giảng thực sự tệ ?
Trả lời: Không thể tha lỗi cho sự dọn giảng sơ sài (Thiên Chúa biết rằng tôi không phải lúc nào cũng đạt được mục đích có bài giảng tốt), nhưng tôi tin chắc rằng Chúa Giêsu luôn có một thông điệp dành cho bạn, nếu bạn lắng nghe nó. Nếu bạn chuẩn bị tốt, nếu bạn mong muốn được nghe Chúa Giêsu nói với trái tim mình, và nếu bạn đến nhà thờ để sẵn sàng tuyên xưng đức tin, cầu nguyện cho người khác, tạ ơn và đón nhận sứ mạng Chúa trao, bạn cũng sẽ nghe được thông điệp của Thiên Chúa dành cho bạn.
Trở lại với câu chuyện về Êu-ty-khô
Vào những ngày Chúa Nhật, chúng ta chưa bao giờ nghe câu chuyện về cái chết của Êu-ty-khô vì bài giảng chết người của thánh Phaolô Tông đồ. (Mọi người sẽ chết cười nếu họ nghe nó đọc vào Chúa Nhật). Tuy nhiên, việc đọc kỹ câu chuyện Êu-ty-khô (Cv 20,7-12) đem lại cho chúng ta một ý nghĩa sâu sắc hơn.
Lưu ý rằng sự việc xảy ra vào ngày đầu tuần (luật cho ngày sa-bát của Kitô giáo) khi họ bẻ bánh (luật cho Bí tích Thánh Thể). Do đó, đây là một Thánh Lễ của những Kitô hữu tiên khởi, mà ở đó thánh Phaolô giảng dạy và chàng trai trẻ Êu-ty-khô ngủ gật, và rơi xuống chết. Thánh Phaolô Tông đồ vội xuống lầu, chàng trai trẻ được đưa từ cõi chết đến sự sống, và mọi người trở lại với bữa ăn và có sự thông hiệp [Hiệp Lễ] (việc bẻ bánh).
Câu chuyện kỳ lạ này thực sự nhắc nhớ chúng ta rằng việc chết và sống lại xảy ra suốt Thánh Lễ ngày hôm nay. Bài giảng nâng chúng ta lên và tiên báo về cái chết và sự phục sinh của chúng ta với Chúa Giêsu trong bánh rượu. Câu chuyện Êu-ty-khô là câu chuyện của bạn. Bạn là Êu-ty-khô. Bạn thật tốt số (may mắn) để thông dự vào trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.
1/ Bạn chuẩn bị để lắng nghe sứ điệp cho lễ ngày Chúa Nhật thế nào?
2/ Bạn có thói quen chuẩn bị cho lễ ngày Chúa Nhật không ?
3/ Một người giảng thuyết có thể làm gì để giúp bạn nghe sứ điệp của Chúa Giêsu cách rõ ràng hơn?