9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - QUÝ VÂN - PHAT 225 NGÀN QUYỂN KT

  •  
    Vicky Vu
    Wed, Dec 7 at 8:07 PM
     
     PHÁT 225 NGHÌN QUYỂN KINH THÁNH CHO TRẺ EM

    Một mục vụ ở Texas bắt đầu bằng việc bí mật vận chuyển những cuốn Kinh Thánh đằng sau Bức Màn Sắt gần đây đã phân phát hơn 225.000 quyển Kinh Thánh dành cho trẻ em đến Bắc Macedonia, một quốc gia Đông Âu, nơi việc tiếp cận với Kinh Thánh còn bị hạn chế.

    Eastern European Mission (EEM) đã quyên góp được hơn 2 triệu đô la vào mùa hè này để phân phát Kinh Thánh cho trẻ em ở các nước thuộc khối cộng sản trước đây ở Đông Âu.

    Việc tặng sách gần đây của mục vụ đã được chính phủ Bắc Macedonia và hội thánh của họ công nhận là khoản quyên góp sách lớn nhất mà quốc gia này từng nhận được.

    Chính tại nơi đây hạt giống Phúc Âm đầu tiên đã được gieo xuống bởi Sứ-đồ Phao-lô, nhưng đất nước này, cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới, cần có sứ điệp của Đấng Christ được chia sẻ liên tục cho mỗi thế hệ,” một lãnh đạo hội thánh bày tỏ. 

    Ông nói thêm, “Cho đến 30 năm trước, chúng tôi sống dưới chế độ cộng sản. Các nhà thờ và tu viện của chúng tôi trở thành viện bảo tàng và cha mẹ chúng tôi được nuôi dạy trong tinh thần rằng Đức Chúa Trời chỉ là một ảo tưởng. Cảm ơn Chúa, đức tin của dân tộc chúng tôi đã được gìn giữ trong thời cộng sản bởi những người bà của chúng tôi. Họ đã có đủ dũng khí để chiến đấu cho đức tin của mình trong những lúc khó khăn.

    Hội thánh và các nhà lãnh đạo chính trị của đất nước nhận ra rằng việc tặng Kinh Thánh cho trẻ em sẽ mang lại sự thay đổi lâu dài cho đất nước.

    Chúng tôi đã thấy ở một quốc gia láng giềng, rằng sau một năm chính sách giáo dục theo Cơ-đốc giáo cho trẻ em được đưa vào trường học, thì tình trạng phạm pháp của thanh thiếu niên đã giảm 17%. Đây là lý do tại sao chúng tôi muốn thấy giáo dục đức tin được tiến hành trong tất cả các trường học,” các lãnh đạo nhà thờ giải thích.

    Một lãnh đạo khác tin rằng việc tặng Kinh Thánh cho trẻ em cũng sẽ có tác động đến người lớn.

    Ông nói, “Chúng tôi tin rằng cha mẹ của những em nhỏ người Macedonia của chúng tôi cũng sẽ đọc những cuốn Kinh Thánh này và có được đức tin. E.EM đáp ứng nhu cầu được biết về Đấng Christ cho thế hệ trẻ của chúng tôi và cung cấp cho những người đang muốn biết về Chúa Giê-xu một cơ hội để thực hành những gì họ đang học trong đời sống của họ. Thay mặt cho con em chúng tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.

    nguồn: Cbn.com


     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH NICOLA

8h  ·
 
Ngày 6/12: Thánh Ni-co-la - Giám mục
(khoảng +350)
I. Ghi nhận lịch sử - phụng vụ
Tất cả các Giáo Hội phương Đông đều mừng lễ thánh
Nicolas, giám mục thành Myre (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), vào
ngày 6 tháng 12. Ở Rôma, việc sùng kính ngài đã được
chứng thực từ thế kỷ IX, trước khi hài cốt ngài được di dời
từ Myre về Bari (miền nam nước Ý), và được đặt trong
vương cung thánh đường Thánh Nicolas từ năm1087. Tại
Myre, từ thế kỷ IV, đã có một thánh đường được dựng lên
trên mộ của ngài.
Có ít vị thánh được biết đến nhiều trên khắp thế giới như
thánh Nicolas. Ban đầ u ngài được tôn kính ở phương
Đông, sau đó lòng sùng kính ngài mở rộng sang phương
Tây: Ý (Bari), Tây Ban Nha (Montserrat), Normandie,
Lorraine (Saint-Nicolas-de Port), Đức, Anh, Nga, các nước
Bắc Âu và châu Mỹ. Ngài là bổn mạng nước Nga và
Lorraine. Ngài cũng được nhận làm bổn mạng của các luật
sư, các nhà hàng hải, các tù nhân và trẻ em, đặc biệt trong
những nước ở phương Bắc mà mỗi dịp lễ của ngài là một
ngày hội cho trẻ em (Ông già Nô-en, Santa Claus, Sinter-
Klaes, Saint-Nicolas).
Thế nhưng, tuy thánh Nicolas được biết đến nhiều như
thế, chúng ta hầ u như không biết gì về tiểu sử của ngài,
ngoại trừ việc ngài là giám mục thành Myre (nay là
Dembrê, trên bờ biển phía nam Thổ Nhĩ Kỳ), vào nửa đầ u
thế kỷ IV. Theo truyền thống, có thể ngài đã tham dự
Công đồ ng Nicêa (325), là công đồ ng đã kết án lạc giáo
Arius và tuyên bố Ngôi lời “được sinh ra mà không phải
tạo thành, đồng bản tính với Đức Chúa Cha”. Có lẽ ngài
mất khoảng năm 350, thọ ngoài sáu mươi tuổi.
II. Thông điệp và tính thời sự
Trong Lời Nguyệ n của ngày, chúng ta xin: “Lạy Chúa,
nhờ lời cầu nguyện của thánh Nicolas, xin gìn giũ chúng
con khỏi mọi nguy hiểm.”
Lòng sùng mộ dân gian, được nuôi dưỡng bằng nhiều
truyền thuyết, đã biến thánh Nicolas thành một trong
những vị thánh “phù hộ ”, nghĩa là một vị thánh mà người
ta mong đợi sự bảo vệ đặc biệt nào đó. Chính vì thế rất
nhiều thánh đường được dâng kính ngài; vương cung
thánh đường thánh Nicolas ở Bari đã trở thành trung tâm
sùng kính ngài. Nhiều huynh đoàn và hiệp hội chọn ngài
làm bổn mạng; và nhiều truyền thuyết kể về ngài như một
người có phép chữa bệnh, người bạn của trẻ em và người
nghèo hèn. Có bức tranh vẽ ngài đứng với ba đứa trẻ bị
ướp muối trong một cái thùng lớn và đã được ngài hồi
sinh. Tranh ảnh thánh cũng mô tả ngài với ba túi vàng
(ảnh Thánh Nicolas bác ái): của hồ i môn cho ba cô gái
nghèo. Có khi ngài được vẽ với một cái mỏ neo để nhắc
nhớ ngài là bổn mạng những người đi biển.
Tại các nước Anglo-Saxon, thánh Nicolas có tên là Santa
Claus, bạn của những đứa trẻ “ngoan ngoãn” , là những
đứa sẽ được quà vào ngày lễ của ngài.
Bài đọc 1 của thánh lễ (Kh 3, 14. . .22), Này Ta đừng
ngoài cửa và gõ. . .) có thể gợi ý Thánh Nicolas như một
người khách bất ngờ, nhưng trước hết hình ảnh này nhắc
chúng ta nhớ đến vị thánh như một mục tử không ngừng
lo lắng giúp các tín hữu mở cửa lòng mình ra cho Chúa,
Đấng đứng ngoài cửa của mỗi tín hữu. Khi ca ngợi lòng
bác ái của thánh Nicolas, truyền thống cho thấy ngài gắn
bó với một trong những giá trị Tin Mừng cơ bản của Kitô
giáo: lòng nhân hậu.
Phụng vụ Giờ Kinh Sách cho chúng ta đọc một bình luận
của thánh Auguatin về những lời của Chúa Giêsu: “Phêrô,
anh có yêu mến thầy không?” “Khi hỏi: Anh có yêu mến
thầy không? Hãy chăn các chiên con c ủa thầy, Chúa Giêsu
muốn nói: Nếu anh yêu mến thầy, anh đ ừng nghĩ tới việc
nuôi thân mình, nhưng hãy lo nuôi đàn chiên; hãy chăn
dắt chúng không phải như là của con, mà là của thầy; nơi
chúng, hãy tìm vinh danh Thầy, không phải vinh danh của
con; uy quyền của Thầy, không phải uy quyền của con;
lợi ích của thầy, không phải của con… Thói xấu mà người
mục tử chăn dắt đàn chiên Chúa phải xa tránh trên hết,
đó là tìm kiếm lợi ích riêng của mình.” Cũng thế,
câu Xướng đáp theo sau bài đọc nhấn mạnh sự cao vời
của đức ái: “Luật của đức ái thì hoàn hảo.. Cái nhìn của
đức ái thì trong sáng… Hoa quả của đức ái thì chân thật.”
Thánh Nicoas, giám mục thành Myre, được mọi người tôn
kính cả ở phương Đông cũng như phương Tây. Từ khi
thành phố Bari trở thành trung tâm sùng kính ngài, đã thu
hút không những đông đảo khách hành hương, mà cả
những cuộc gặp gỡ đại kết và đã xuất hiện tại đây một
phân khoa thần học chuyên ngành nghiên cứu truyền
thống phương Đông: Học viện Thánh Nicolas. Cũng tại
thành phố này, Đức Urbain II đã triệu tập năm 1098 một
công đồ ng với mục đích hiệp nhất hai Giáo Hội Hy lạp và
La tinh.
Enzo Lodi
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - OSV CATHOLIC

  •  
    OSV Catholic
    Thu, Dec 1 at 9:29 AM
     
     

    If you are having trouble reading this email, read the online version.

    JOHN THE BAPTIST, ADVENT PROPHET OF HOPE

     

    As we light the first candle on the Advent wreath, the Church exhorts us to reflect on "hope" for this first week. 

     

    Advent is a time of expectation. The virtue of hope fundamentally points us toward that which we do not yet possess. It is a time of waiting, looking forward to the good things that God has in store, things that have not yet arrived.

     

    And the Advent figure, par excellence, is John the Baptist.

    NEW BOOK RELEASE: TO ROME WITH THE HOMELESS

     

    Each year for nearly a decade, Tanya Cangelosi traveled on pilgrimage to Rome with one of her homeless friends. As founder of the Denver Homeless Ministry, she wanted “to inspire homeless youth and adults to change their lives and not to allow themselves to be controlled by their circumstances.” Each trip to Rome was a unique, crazy adventure for everyone involved, and ultimately transformative.

     

    To Rome with the Homeless captures the poignant stories of both Tanya and her newfound friends in a moment of encounter. Tanya’s own story of homelessness and conversion, and the way she has boldly answered the Lord’s call for her life, encourages us to live our own call to see Christ in every person.

    CATHOLIC INFLUENCERS: SHARE YOUR HOPE!

    How do I authentically share the hope I believe in? Join Fr. Rob Galea and special guest co-host Rev. Dr. Chris Ryan, MGL in this episode of the Catholic Influencers Podcast as they discuss this and break open scripture passages on sharing our hope.

    Facebook Instagram
     

ĐÀO TẠO MON ĐỆ - ĐỨC CHA CASSAIGNE Ở TRẠI CÙI DI LINH - ĐALAT

  •  
    'Tat Thang Vu' via PhungSuXaHoi
     
    Sat, Dec 3 at 4:50 PM
     
     
    ***
     

    Đức cha Cassaigne:

    Tiếng Khóc Trong Rừng

     

    Bên cạnh Làng Cùi Di-Linh, tỉnh Lâm Ðồng, có ngôi mộ của Ðức Giám Mục Jean Cassaigne (Gioan Sanh,) vị sáng lập giáo xứ và làng cùi tại Di-Linh. Trên bia mộ Ðức Giám Mục De Cassaigne, có khắc hai dòng chữ sau đây:
     
     

     
    Ngay sau khi Ðức Cha Jean Cassaigne tấn phong Cha Simon Hòa Hiền (cựu Giám Mục Ðịa Phận Ðà Lạt) năm 1955, thay vì về lại Pháp là nơi Ðức Cha Cassainge đã lớn lên, Ngài đã trở lại để vui sống với anh em bệnh nhân trại cùi, một làng nhỏ chính tay Ngài tạo dựng mấy mươi năm về trước. Tại làng nhỏ bé này, Ngài vừa làm Cha sở, Thầy giảng, Giám đốc, Y tá, chăm nom chu đáo cho tất cả bệnh nhân mọi tôn giáo, trẻ già, với sự cộng tác nhiệt thành của các sơ dòng Bác Ái Vinh Sơn. Ngài quyết tâm sống chết với con cái cùi hủi của Ngài.
     
    Trong cuốn “Lạc Quan Trên Miền Thượng” [1] do Linh Mục Giuse Phùng Thanh Quang viết vội vào năm 1972 về cuộc đời hy sinh cho người cùi của Ðức Cha Cassaigne, lúc Ðức Cha Cassaigne đang đau quằn quại thê thảm với những cơn đau khủng khiếp cuối đời. Một đời hy sinh thật cao quý của Ðức Cha Cassaigne mà có lẽ nay còn rất ít người có biết và nhớ đến.
     
     
    Cha Cassaigne được thụ Phong chức Linh Mục năm 1925 tại chủng viện Rue du Bac của Paris. Qua Sài Gòn ngay sau đó và nhận nhiệm sở thí điểm truyền giáo vùng ma thiêng nước độc Di Linh (DJIRING) năm 1927. Ngài đã yêu thương những người “Mọi cùi” đến độ đã sống giữa người cùi, tắm rửa, săn sóc cho những người cùi, đã thương yêu họ cho đến khi họ chết.
     
    Cha Cassaigne đã kể một câu chuyện có lần Ngài giúp những người cùi thức ăn gồm có gạo, muối, và thịt nai. Có một bà cùi hàng tuần đến lấy phần ăn, nhưng tuần đó không thấy đến. Cha Cassaigne đến lều tranh tìm bà thì thấy bà ta sắp chết với mủ nhớt nhầy nhụa, mùi hôi thối không chịu được xông ra từ mảnh thân héo tàn đáng thương xót nàỵ. Cha vội lo dạy bà những điều về Thiên Chúa và hỏi bà ta có muốn Cha rửa sạch những tội lỗi để bà được lên Trời sau khi chết không? Người cùi đáng thương đồng ý được rửa tội và nói với Cha Cassaigne rằng:
    Cái chết tội nghiệp nhưng tốt lành của bà Thượng cùi đã làm khích động thật sâu xa tâm hồn Tông Ðồ của vị Linh Mục Thừa Sai. Câu nói “Tôi sẽ nhớ Cha khi được ở trên Trời” là viên đá đầu tiên được đặt xuống để khởi đầu công cuộc thành lập làng cùi tại Di Linh.
     
     
    Trong khoảng thời gian đó, ở miền Trung cũng như ở miền Nam nước Việt cũng có những trại cùi với số người bệnh tương đối ít. Trong khi ở vùng đất xa xôi có đến hàng trăm người cùi, lại không có chỗ cho họ ở. Theo lời Linh Mục Phùng Thanh Quang kể lại.
     
    Một ngày cuối Thu năm 1928, trong chuyến đi thăm một làng Thượng xa, đang băng qua rừng vắng thì bỗng có tiếng chân nhiều người dồn dập từ trong vùng tối âm u, nhiều giọng la ú ớ kêu Ngài dừng lại. Những bóng dáng quái dị xuất hiện như một đoàn ma đói. Thân hình xác xơ, kẻ mất tay, người sức mũi, miệng chảy nước lòng thòng và tất cả hầu như què quặt. Họ mặc dù có người khập khiểng, có người vừa bò vừa lết, và đói, cố đuổi theo Cha bao vây lấy Ngài và tất cả đồng gào lên thảm thiết:
    Rồi tất cả sụp lạy Ngài và khóc rống. Cha Cassaingne vừa sợ hãi, vừa mủi lòng. Thì ra đây là nhóm người cùi bị xóm làng kinh tởm đuổi đi, họ tụ tập từng nhóm ngoài rừng xa, sống lây lất qua ngày để chờ chết. Có lẽ họ đã nghe lời đồn đãi về ông lớn làm thuốc và hay thương giúp người cùi này. Họ chờ Cha trên khúc đường vắng để nhờ Cha giúp đỡ. Vài ngày sau, đó, việc lập làng cùi Di Linh được xúc tiến ngay [3] Trong bài thuyết trình của Cha Cassaigne tại Sài Gòn năm 1943 về bệnh cùi khủng khiếp như thế nào, Ngài viết:
     
    “Ở xứ Thượng cũng như hầu hết các xứ vùng nhiệt đới, nơi mà sự ăn ở sạch sẽ và phương pháp vệ sinh ít được lưu ý, thì con số người mắc bệnh cùi khá cao. Khi mà có thể còn làm việc được thì người mắc bệnh cùi vẫn còn được sống chung với gia đình. Nhưng đến khi thân tàn ma dại không làm gì được nữa, nhất là khi các vết ung thối bắt đầu phá miệng lở loét ra, mủ máu vấy đầy khiến những người chung quanh nhờm gớm kinh tởm không chịu được, thì dân làng đưa họ vào rừng, cất cho họ một túp lều tranh để người cùi ở lại đó một mình sống chết sao mặc kệ! Rồi yếu liệt cô đơn trong túp lều hiu quạnh, người cùi không còn sức làm gì nữa để kiếm ăn vì tay chân cụt mất rồi! Họ sẽ chết dần chết mòn một cách thảm khốc, sẽ gục ngã ở một xó kẹt nào đó rồi chết đi vì đói lạnh, mà chẵng có ai hay biết…”
     
     
    Trước khi mắc bệnh, mỗi lần thuyết trình đến đây, cha Cassaigne không sao cầm được nước mắt, phần thì thấy thương những người xấu số, phần thì chắc Ngài cảm thấy lo âu sợ sệt như linh cảm thấy trước định mệnh sẽ đến, Ngài run sợ như chính mình đang mắc chứng bệnh nan y này.
     
    Các việc làm nhân đức của Cha Jean Cassaigne đã đưa Ngài từ một căn lều tranh để phục vụ người hủi tới tận tai Tòa Thánh La Mã. Ngài được bổ nhiệm chức Giám Mục và Ngài phải tuân lệnh Toà Thánh về làm việc tại Ðiạ Phận Sài Gòn. Trong hơn 14 năm giữ chức vụ này Ðức Giám Mục Cassaigne đã đôn đốc thực hiện công cuộc bác ái, cứu trợ vật chất, ủy lạo tinh thần cho những người gặp cảnh bất trắc nghèo khó, di cư tị nạn, không phân biệt địa phương hay tôn giáo. Vì nhớ đám dân cùi, Ngài xin từ nhiệm chức Giám Mục Sài Gòn để trở về băng bó vết thương tinh thần và vật chất cho những đứa con cùi hủi của Ngài tại làng cùi Di Linh.
     
     
    Vì sống một đời sống quá khắc khổ trong rừng nên Ðức Cha đã mang nhiều bịnh nặng. Từ năm 1929, Ngài đã mắc bịnh sốt rét rừng. Năm 1943, bịnh cùi đã đến với Ngài vì sống gần gũi với người bịnh; từ năm 1957, bịnh lao xương làm không thuốc chữa Ngài đau đớn, và năm 1964, bịnh lao phổi trở lại hành ha thân Ngàị Ðức Cha đau đớn tột cùng với những cực hình thể xác, nhưng luôn luôn vững lòng chấp nhận để xin Chúa thương mà giảm bớt cái đau của những người hủi tại Việt Nam. Những ai may mắn sống gần Ðức Cha thường được nghe Người nói:
     
    – “Ðời tôi chỉ có ba ước nguyện: được chịu đựng, chịu đau, và chịu chết ở đây, giữa những người Thượng của tôi”

    (Je ne demande que trios choses: tenir, souffrir, et mourir ici, au milieu de mes Montagnards).
    Chúa đã nhận lời cầu xin của Ðức Cha, đã cho Ngài mang lấy bốn chứng bệnh nan y. Ðã giúp sức cho Ngài chịu đựng quá lâu dài. Những ngày cuối cùng tuy đau đớn, nhưng Người vẫn đọc kinh cầu nguyện cho nước Việt Nam, cho các người cùi. Người nói:
     
    “Suốt 47 năm dài, Cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này, và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây, Cha không tiếc một điều gì về sự dâng hiến toàn diện ấy”.
     
    Theo lời từ biệt của ông Nguyễn Thạch Vân, đọc trong lễ an táng Ðức Cha Cassaigne tại Di Linh ngày 11 tháng 5, năm 1973 kể lại, Cha Cassaigne còn nói:
     
    “Việt Nam chính là quê hương của Cha, bởi vì Chúa muốn như vậy”.

    Khi nói đến câu: “Nước Việt Nam là quê hương của tôi”. Ðức Cha chấp tay như để cầu nguyện, và Ngài khóc! Ðây là giòng lệ Thánh cầu nguyện của một Tông đồ Truyền giáo, đã tận hiến đời mình cho lớp người khốn khổ, bất hạnh nhất trên cõi đời này.
     
     
    Năm 1972, Ðức Cha đã được trao tặng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương trên giường bệnh và đã qua đời tại Di-Linh ngày 31-10-1973
     
     
    Cha Christian Grison, người quản nhiệm cuối cùng của Trung tâm Thượng Di-linh (từ 1965 đến 1975), người đã gần gũi với Đức Cha Cassaigne trong mười năm cuối cùng của ngài tại làng cùi Di-linh
     
     


     

     

     

    --
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ = OSV CATHOLIC

  •  
    OSV Catholic
    Tue, Nov 29 at 8:50 AM
     
     

    If you are having trouble reading this email, read the online version.

    JOIN US FOR MY DAILY VISITOR: ADVENT

     

    Reflect, pray, and live this Advent season with My Daily Visitor. This handy resource helps you to begin each day with quick and easy Scripture-focused reflection, prayer, and achievable actions to prepare for the coming of Christ.

     

    Beginning on November 27, you will receive daily video reflections from Fr. Patrick Briscoe, OP. With each daily video, you can expect to:

    • Reflect with a selection from the daily Mass readings
    • Pray with the scripture passage
    • Live out an action to help cultivate your relationship with the Lord

    Even though Advent has already begun, it's not too late to begin this amazing spiritual journey.

    BOOKS TO HELP YOU AND YOUR FAMILY LOVE YOUR FAITH

     

    Our founder, Father John Francis Noll began printing Catholic books as early as 1912, and it is part of our legacy. OSV Catholic Bookstore continues to prayerfully consider every title in our line, asking for God to guide us to produce books that will make the most impact on the Church and the world.

     

    As Christmas approaches, consider giving your loved ones a gift that will help enrich their faith.

    EXPLORE OSV PODCASTS

    Catholic Influencers Podcast

     

    Join Fr Rob Galea, Alyssa Agius and Justine Cumbo for weekly conversations about the upcoming Sunday Mass readings and relevant life topics from a Catholic perspective.

    Facebook Instagram