Lúc 12:30 trưa Thứ Tư 17 tháng Tư, tại Phòng Báo chí Tòa thánh, tại số 54 Via della Conciliazione (Đại lộ Hòa Giải), sơ Eugenia Bonetti, nữ tu dòng Truyền Giáo Consolata và là chủ tịch của Hiệp hội “Slaves No More” - “không còn nô lệ nữa”, là người được Đức Thánh Cha Phanxicô ủy thác viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá tối Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đấu trường La Mã Côlôsêô đã có cuộc họp báo giới thiệu các bài suy niệm của mình.
14 chặng Đàng Thánh Giá diễn ra lúc 21g15 tối Thứ Sáu Tuần Thánh 19 tháng Tư, sẽ nêu bật tình cảnh các nạn nhân của nạn buôn người, bao gồm các trẻ vị thành niên bị mua bán, phụ nữ bán dâm và người di cư. Rút kinh nghiệm từ cuộc chiến chống nạn buôn người của mình, sơ Bonetti đã nhấn mạnh đến tình cảnh của những người đang phải chịu những hình thức đóng đinh mới trong xã hội ngày nay.
Nghe tiếng khóc của người nghèo.
Ở chặng thứ nhất, chính Philatô là người truyền cảm hứng cho chúng ta cầu nguyện cho những người ở vị trí quyền lực biết lắng nghe tiếng khóc của người nghèo, tiếng khóc của tất cả những người bị kết án tử hình bởi sự thờ ơ được tạo ra bởi các chính sách độc quyền và ích kỷ. Trong Chúa Giêsu, Đấng đang vác thập giá, chúng ta được mời gọi nhận ra những người phải đối mặt với hình thức đóng đinh mới ngày nay: những người vô gia cư, những người trẻ không có hy vọng, không có công ăn việc làm hoặc triển vọng tương lai, và những người nhập cư buộc phải sống bên lề xã hội, sau khi phải đối mặt với những đau khổ không thể tin nổi. Cả trẻ em cũng bị phân biệt đối xử vì màu da hoặc tầng lớp xã hội của chúng.
Nhìn thấy những người đang hoạn nạn
Trong cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Đức Mẹ, chúng ta có thể thấy tất cả những bà mẹ phải để cho những đứa con gái nhỏ của mình liều mình sang Âu châu với hy vọng có thể giúp đỡ chút nào cho gia đình của họ đang phải sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Nhưng cuối cùng những cô con gái ấy chỉ tìm thấy sự sỉ nhục, khinh miệt và thậm chí là cái chết.
Khi Chúa Giêsu ngã lần đầu tiên, chúng ta nhớ đến sự mỏng dòn và yếu đuối của những người Samaritanô ngày nay, là những người chăm sóc cho nhiều vết thương về thể xác và tinh thần của những người đang phải sống trong sợ hãi, cô đơn và sự thờ ơ của người khác. Sơ Bonetti than thở rằng thật không may, chúng ta thường không còn khả năng nhìn thấy những người đang hoạn nạn. Chúng ta quên đi người nghèo và những người rốt cùng trong dòng đời. Chúng ta phải cầu xin Chúa giúp chúng ta yêu thương, nhạy cảm trước những giọt lệ, những đau khổ và những tiếng khóc đau đớn của người khác.
Các nạn nhân của nạn buôn người
Trong Đàng Thánh Giá, chúng ta thấy nhiều trẻ em không thể đến trường, những đứa trẻ bị bóc lột trên đất liền và trên biển, những em bé mà thân thể của chúng bị mua bán bởi những kẻ buôn người. Những thiếu nhi này là những trẻ vị thành niên bị tước mất quyền có một tuổi thơ hạnh phúc.
Khi nói đến nạn buôn người, sơ Eugenia Bonetti viết rằng chúng ta cần nhận thức rằng tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này như thế nào và tất cả chúng ta phải là một phần của giải pháp. Sơ thấy điều này được phản ảnh trong chặng thứ tám, khi Chúa Giêsu gặp những người phụ nữ đau khổ. Những người phụ nữ, được kêu gọi đặc biệt để nhận ra vấn đề và hành động với lòng can đảm.
Văn hóa vứt bỏ
Trong chặng thứ chín, Chúa Giêsu ngã xuống lần thứ ba, kiệt sức và bị sỉ nhục dưới sức nặng của thập giá. Sơ Bonetti liên hệ khoảnh khắc này với sự sỉ nhục của nhiều cô gái bị ép buộc trên đường phố bởi những nhóm buôn người nô lệ: những cô gái không còn có thể chịu đựng được cơ thể trẻ trung của họ bị lạm dụng và phá hủy, cùng với những giấc mơ của họ. Họ là sản phẩm của một nền văn hóa vứt bỏ, trong đó coi rất nhiều người chỉ là rác rưởi.
Thần quyền lực và tiền bạc
Hình ảnh Chúa Giêsu bị lột áo xống có thể được so sánh với tất cả những trẻ vị thành niên bị tước đi phẩm giá của họ, bị giản lược thành những thứ hàng hóa không hơn không kém. Sơ Bonetti mời chúng ta suy ngẫm về những thần tượng thời nào cũng được người ta tôn sùng là quyền lực và tiền bạc, là những ngẫu tượng khiến chúng ta tin rằng mọi thứ đều có thể mua được. Tuy nhiên, vẫn có những người mạo hiểm mạng sống của mình để cứu người khác, đặc biệt là ở Địa Trung Hải: họ ra đi để giúp đỡ những người khác chạy trốn khỏi nghèo đói, độc tài, tham nhũng và nô lệ.
Hy vọng nảy sinh từ cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô
Chặng cuối cùng của Đàng Thánh Giá cho thấy Chúa Giêsu được đặt trong ngôi mộ trống. Điều này truyền cảm hứng cho chúng ta nghĩ về “các nghĩa trang mới của ngày hôm nay”: đó là các sa mạc và biển cả, là nơi an nghỉ vĩnh cửu của những người nam nữ và trẻ em chúng ta không thể, hoặc sẽ không được cứu.
Sơ Eugenia Bonetti than thở rằng trong khi chính quyền các nước đang có các cuộc thảo luận, khóa mình trong “các cung điện của quyền lực”, sa mạc Sahara chất đầy những bộ xương của những người bị đè bẹp bởi đói khát. Trong khi đó, biển đã trở thành một ngôi mộ dưới dòng nước.
Các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay kết thúc với hy vọng rằng cái chết của Chúa Giêsu có thể giúp các nhà lãnh đạo các quốc gia và quốc tế nhận thức được vai trò của họ trong việc bảo vệ mỗi con người. Cầu xin cho sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô là ngọn hải đăng của niềm hy vọng, niềm vui, cuộc sống mới, sự chấp nhận và hiệp thông giữa các dân tộc và tôn giáo.
14 chặng Đàng Thánh Giá diễn ra lúc 21g15 tối Thứ Sáu Tuần Thánh 19 tháng Tư, sẽ nêu bật tình cảnh các nạn nhân của nạn buôn người, bao gồm các trẻ vị thành niên bị mua bán, phụ nữ bán dâm và người di cư. Rút kinh nghiệm từ cuộc chiến chống nạn buôn người của mình, sơ Bonetti đã nhấn mạnh đến tình cảnh của những người đang phải chịu những hình thức đóng đinh mới trong xã hội ngày nay.
Nghe tiếng khóc của người nghèo.
Ở chặng thứ nhất, chính Philatô là người truyền cảm hứng cho chúng ta cầu nguyện cho những người ở vị trí quyền lực biết lắng nghe tiếng khóc của người nghèo, tiếng khóc của tất cả những người bị kết án tử hình bởi sự thờ ơ được tạo ra bởi các chính sách độc quyền và ích kỷ. Trong Chúa Giêsu, Đấng đang vác thập giá, chúng ta được mời gọi nhận ra những người phải đối mặt với hình thức đóng đinh mới ngày nay: những người vô gia cư, những người trẻ không có hy vọng, không có công ăn việc làm hoặc triển vọng tương lai, và những người nhập cư buộc phải sống bên lề xã hội, sau khi phải đối mặt với những đau khổ không thể tin nổi. Cả trẻ em cũng bị phân biệt đối xử vì màu da hoặc tầng lớp xã hội của chúng.
Nhìn thấy những người đang hoạn nạn
Trong cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Đức Mẹ, chúng ta có thể thấy tất cả những bà mẹ phải để cho những đứa con gái nhỏ của mình liều mình sang Âu châu với hy vọng có thể giúp đỡ chút nào cho gia đình của họ đang phải sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Nhưng cuối cùng những cô con gái ấy chỉ tìm thấy sự sỉ nhục, khinh miệt và thậm chí là cái chết.
Khi Chúa Giêsu ngã lần đầu tiên, chúng ta nhớ đến sự mỏng dòn và yếu đuối của những người Samaritanô ngày nay, là những người chăm sóc cho nhiều vết thương về thể xác và tinh thần của những người đang phải sống trong sợ hãi, cô đơn và sự thờ ơ của người khác. Sơ Bonetti than thở rằng thật không may, chúng ta thường không còn khả năng nhìn thấy những người đang hoạn nạn. Chúng ta quên đi người nghèo và những người rốt cùng trong dòng đời. Chúng ta phải cầu xin Chúa giúp chúng ta yêu thương, nhạy cảm trước những giọt lệ, những đau khổ và những tiếng khóc đau đớn của người khác.
Các nạn nhân của nạn buôn người
Trong Đàng Thánh Giá, chúng ta thấy nhiều trẻ em không thể đến trường, những đứa trẻ bị bóc lột trên đất liền và trên biển, những em bé mà thân thể của chúng bị mua bán bởi những kẻ buôn người. Những thiếu nhi này là những trẻ vị thành niên bị tước mất quyền có một tuổi thơ hạnh phúc.
Khi nói đến nạn buôn người, sơ Eugenia Bonetti viết rằng chúng ta cần nhận thức rằng tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này như thế nào và tất cả chúng ta phải là một phần của giải pháp. Sơ thấy điều này được phản ảnh trong chặng thứ tám, khi Chúa Giêsu gặp những người phụ nữ đau khổ. Những người phụ nữ, được kêu gọi đặc biệt để nhận ra vấn đề và hành động với lòng can đảm.
Văn hóa vứt bỏ
Trong chặng thứ chín, Chúa Giêsu ngã xuống lần thứ ba, kiệt sức và bị sỉ nhục dưới sức nặng của thập giá. Sơ Bonetti liên hệ khoảnh khắc này với sự sỉ nhục của nhiều cô gái bị ép buộc trên đường phố bởi những nhóm buôn người nô lệ: những cô gái không còn có thể chịu đựng được cơ thể trẻ trung của họ bị lạm dụng và phá hủy, cùng với những giấc mơ của họ. Họ là sản phẩm của một nền văn hóa vứt bỏ, trong đó coi rất nhiều người chỉ là rác rưởi.
Thần quyền lực và tiền bạc
Hình ảnh Chúa Giêsu bị lột áo xống có thể được so sánh với tất cả những trẻ vị thành niên bị tước đi phẩm giá của họ, bị giản lược thành những thứ hàng hóa không hơn không kém. Sơ Bonetti mời chúng ta suy ngẫm về những thần tượng thời nào cũng được người ta tôn sùng là quyền lực và tiền bạc, là những ngẫu tượng khiến chúng ta tin rằng mọi thứ đều có thể mua được. Tuy nhiên, vẫn có những người mạo hiểm mạng sống của mình để cứu người khác, đặc biệt là ở Địa Trung Hải: họ ra đi để giúp đỡ những người khác chạy trốn khỏi nghèo đói, độc tài, tham nhũng và nô lệ.
Hy vọng nảy sinh từ cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô
Chặng cuối cùng của Đàng Thánh Giá cho thấy Chúa Giêsu được đặt trong ngôi mộ trống. Điều này truyền cảm hứng cho chúng ta nghĩ về “các nghĩa trang mới của ngày hôm nay”: đó là các sa mạc và biển cả, là nơi an nghỉ vĩnh cửu của những người nam nữ và trẻ em chúng ta không thể, hoặc sẽ không được cứu.
Sơ Eugenia Bonetti than thở rằng trong khi chính quyền các nước đang có các cuộc thảo luận, khóa mình trong “các cung điện của quyền lực”, sa mạc Sahara chất đầy những bộ xương của những người bị đè bẹp bởi đói khát. Trong khi đó, biển đã trở thành một ngôi mộ dưới dòng nước.
Các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay kết thúc với hy vọng rằng cái chết của Chúa Giêsu có thể giúp các nhà lãnh đạo các quốc gia và quốc tế nhận thức được vai trò của họ trong việc bảo vệ mỗi con người. Cầu xin cho sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô là ngọn hải đăng của niềm hy vọng, niềm vui, cuộc sống mới, sự chấp nhận và hiệp thông giữa các dân tộc và tôn giáo.