1. Hôn Nhân & Gia Đình

ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - ĐTC FRANCIS


THẬT CẢM ĐỘNG...
 
Sau khi các nhà lãnh đạo phe phái đối lập tại Nam Sudan tham dự cuộc tĩnh tâm do Đức Tổng Giám mục Anh Giáo đề xuất, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến phái đoàn và ngài tha thiết xin họ hòa giải để xây dựng hòa bình cho Nam Sudan, một đất nước nội chiến triền miên cướp đi sinh mạng hàng chục ngàn người và đẩy nhiều trẻ em trở thành binh lính trong các cuộc xung đột đẫm máu.
 
Vị giáo hoàng 82 tuổi khiêm nhường quỳ xuống hôn chân các lãnh đạo Nam Sudan.
 
Một hình ảnh thật đẹp, thật cảm động theo gương Chúa Giê su đấng khiêm nhường hạ mình phục vụ đến hiến dâng mạng sống cho nhân loại mà chúng ta sẽ cử hành trong Tuần Thánh sắp tới.
 
image1.png
(CNS photo/Vatican Media via Reuters)
Học,noi theo gương ĐTC các bạn nhé
Sent from my iPad

On Apr 14, 2019, at 7:34 AM, Hienco Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> wrote:

TÂM SỰ VỚI CHÚA NHƯ NGƯỜI BẠN -GẶP CHÚA SÁNG 15-4-2019

  •  
    Mo Nguyen
    Apr 14 at 5:32 PM
     
    Amazing Love.jpg

     

                 Amazing Love, I Know It's True

     MORNING PRAYER (Monday 15/04/2019)

    I worship you Lord! You did not enter your holy city Jerusalem on the back of a war horse, but humbly and on a donkey. You knew that you were surrounded by murderers, yet you came in peace, and by your sacrifice you would utterly conquer death before the week had passed. You, oh Lord, are blessed and worthy of my praise. You have saved your people.

    I say, “You are my King!”… I long to live in the city where you sit on the throne! Establish your Kingdom, so that your people can live in peace. Jesus, I bow before you, and I will sing your praises until your Kingdom comes and is established, and forever after.

                                                            htt://imby.net/easter/palm.html

     

    Amazing Love (You Are My King) – Hillsong:

    https://www.youtube.com/watch?v=Wnv8D-6LD2U

     

    Amazing Love

                             How Can It Be

     

    vì Con.jpg
     

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - HÔN NHÂN KITO GIÁO

HÔN NHÂN KI-TÔ GIÁO: YÊU NHƯ CHÚA YÊU

CHI TRẦN CHUYỂN

 

Tình yêu trong hôn nhân Ki-tô hữu không còn dừng lại trên bình diện nhân bản, tự nhiên mà được nâng lên bậc siêu nhiên. Tình yêu của đôi bạn dành cho nhau lúc đó sẽ dõi theo tình yêu Thiên Chúa dành cho con người.

 

 

Ai cũng biết rằng, trong hôn nhân giữa người nam và người nữ, tình yêu là điều cốt lõi nhất, không gì có thể thay thế được. Do đó, không thể là một cuộc hôn nhân đích thực nếu cuộc hôn nhân đó không-tình-yêu. Tình yêu trong hôn nhân được ví như một nguồn năng lượng vĩ đại, nó hâm nóng hạnh phúc, chiếu sáng niềm tin, lan tỏa sự sống. Nó cũng đồng thời đốt cháy những dị biệt và hóa giải những mâu thuẫn giữa người nam và người nữ.

 

Tuy nhiên, không phải tình yêu nào cũng giúp hôn nhân được hạnh phúc và bền vững lâu dài, bởi vì tình yêu có nhiều cấp độ, chẳng hạn:

 

“Triết học Hy Lạp đã phân chia thành ba loại tình yêu. Tình yêu ở cấp thấp nhất được gọi là Eros, có ý nói đến tình yêu theo kiểu tính dục, khi người này muốn sở hữu người kia như là cái của riêng mình.

 

Tình yêu ở cấp cao hơn là Philia, một kiểu tình yêu đặt nền trên tương quan tự do, ngang hàng, hoà nhã chứ không có ý chiếm hữu.

 

Tình yêu ở cấp độ cao nhất gọi là Agape, một tình yêu trao hiến hoàn toàn chính mình cho người khác.

 

Ba loại tình yêu này dường như cũng muốn nói đến ba cấp độ hoàn thiện của tình yêu. Cả ba đều tồn tại, chứ không loại trừ nhau, nhưng lý tưởng là đạt đến cấp Agape, là kiểu mẫu tình yêu trong Ba Ngôi Thiên Chúa và tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại”. [1]

 

Về vấn đề này, ĐGM Geoffrey Robinson, người Úc, đã về hưu, cũng diễn giải ngắn gọn thế này: “Mọi tình yêu chân thật đều bắt đầu bằng sự ham thích, rồi tiến đến sự cảm mến, và sau đó vuơn lên tới đỉnh cao là dâng hiến. Chẳng hạn như một căp trai gái ham thích có đứa con (Eros), cả hai trào dâng niềm cảm mến và dịu dàng khi bồng đứa con trong tay (Philia). Thế rồi nhanh chóng khám phá ra rằng tình yêu này đòi đến sự dâng hiến kỳ diệu (Agape)”. [2]

 

Thánh Gio-an tông đồ đã mạc khải cho ta biết chính Thiên Chúa là Tình Yêu (x. 1Ga 4, 8). Tình Yêu Agape. Thánh sử nói rõ hơn: “Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống” (1Ga 4, 9). Vậy tình yêu nơi Thiên Chúa chính là mẫu mực cho ta về sự dâng hiến, trao ban, vị tha, quảng đại.

 

Đức thánh GH Gio-an Phao-lô II, trong Tông huấn về những bổn phận của gia đình Ki-tô hữu đã viết: “Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Người, giống như họa ảnh của Người. Khi vì yêu thương mà kêu gọi con người bước vào cuộc sống, Người cũng đồng thời mời gọi họ sống cho tình yêu. Thiên Chúa là tình yêu và nơi chính mình Người, Người đang sống mầu nhiệm hiệp thông yêu thương giữa các ngôi vị. Khi tạo dựng nhân tính của người nam và người nữ theo hình ảnh Người và liên lỉ bảo toàn cho nhân tính ấy được hiện hữu. Thiên Chúa ghi khắc vào đó ơn gọi cũng như khả năng và trách nhiệm tương ứng, mời gọi con người sống yêu thương và hiệp thông. Tình yêu là ơn gọi căn bản và bẩm sinh của mọi người ”. [3]

 

Như vậy, tình yêu trong hôn nhân Ki-tô hữu không còn dừng lại trên bình diện nhân bản, tự nhiên mà được nâng lên bậc siêu nhiên. Tình yêu của đôi bạn dành cho nhau lúc đó sẽ dõi theo tình yêu Thiên Chúa dành cho con người và tình yêu của Chúa Ki-tô đối với nhân loại nói chung và với Hội thánh của Ngài nói riêng.

 

Thánh Phao-lô đã nhắn nhủ các tín hữu thế này: “Vì lòng kính sợ Đức Ki-tô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau. Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Ki-tô là đầu của Hội thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội thánh, thân thể của Người. Và như Hội thánh tùng phục Đức Ki-tô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy. Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội thánh và hiến mình vì Hội thánh” (Ep 5, 21-25).

 

Hôn nhân Ki-tô giáo đã được Thiên Chúa thiết lập và thánh hóa. Chúa Giê-su đã có mặt tại tiệc cưới Cana để chia vui với đôi tân hôn và chúc phúc cho họ (x. Ga 2, 1-12). Ngài cũng như bao nhiêu người khác đều mong muốn đôi bạn sống hạnh phúc, yêu thương và trung tín. Sự hiện diện của Ngài ở đám cưới Cana với phép lạ biến nước lã thành rượu ngon chính là một dự báo về viễn ảnh Đức Ki-tô sẽ có mặt trong đời sống của tín hữu chúng ta, để ban cho chúng ta đủ ơn thánh và sức mạnh thiêng liêng hầu chu toàn bổn phận hôn nhân gia đình mình.

 

Đức Ki-tô đã tuyên bố: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15, 13). Chúa đã dạy chúng ta hiểu thế nào là tình yêu Agape và phải thực hành tình yêu ấy ra sao trong đời sống hôn nhân gia đình. Tình yêu ấy là hi sinh tính mạng, là yêu đến cùng (x. Ga 13,1). Chính Ngài đã làm gương cho chúng ta trước. Vì yêu và vì hạnh phúc của chúng ta, Đức Ki-tô đã hi sinh đến chết (x. Ga 10, 17 ; Pl 2, 8). Đó là mẫu mực của tình yêu đích thực, tình yêu có sức mạnh cứu chuộc, thăng hoa và biến đổi. Vậy khi cam kết giao ước hôn nhân, đôi bạn sẽ dõi theo tình yêu của Chúa Ki-tô mà sẵn sàng chấp nhận một tình thương của người hi sinh mạng sống mình cho bạn.

 

Một cách cụ thể, thánh Phao-lô cũng đã khuyên nhủ chúng ta sống bí tích và mầu nhiệm hôn nhân dựa trên mẫu mực tình yêu và mối tương quan gắn bó giữa Chúa Ki-tô và Hội thánh. Đức Ki-tô đã yêu thương Hội thánh, đã hiến mình vì Hội thánh, đã chăm sóc, nuôi dưỡng Hội thánh, đã hy sinh cứu chuộc Hội thánh thế nào thì vợ chồng cũng phải sống và đối xử với nhau như vậy.

Một cách cụ thể, thiết thực hơn, tình yêu trong hôn nhân Ki-tô hữu cũng phải phỏng theo lòng mến Ki-tô giáo, là điều mà thánh Phao-lô đã nhắc nhở trong thư 1Cor:

Lòng mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Lòng mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả…” (x. 1Cor 13, 4-7).

 

Thiết nghĩ, sống trọn vẹn lòng mến như thế, tức là phải hi sinh, phải từ bỏ chính mình, phải quảng đại bao dung, phải chấp nhận cái chết-vì-yêu như Đức Ki-tô. Xây dựng trên nền tảng tình yêu ấy, cuộc hôn nhân của chúng ta sẽ bền vững và hạnh phúc lâu dài ./.

 

                   Aug. Trần Cao Khải

GẶP GỞ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN - CN5MC-C

Chúa Nhật 5 MC -C

 

HỌC HỎI CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA Lời Chúa

GẶP GỞ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THÂN: GIOAN 8, 1-11

 

Bài Ðọc I: Is 43, 16-21

"Ðây Ta sẽ làm lại những cái mới và sẽ cho dân Ta nước uống".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Chúa là Ðấng mở đường dưới biển, mở lối đi dưới dòng nước; Chúa là Ðấng dẫn dắt xe, ngựa, quân binh và dũng sĩ. Tất cả đều ngủ và không chỗi dậy nữa; chúng bị ngộp thở và tắt đi như tim đèn. Người phán: "Các ngươi đừng nhớ đến dĩ vãng, và đừng để ý đến việc thời xưa nữa. Ðây Ta sẽ làm những cái mới và giờ đây chúng sẽ xuất hiện, như các ngươi sẽ biết; Ta sẽ mở đường trong hoang địa, và khai sông nơi đất khô khan. Thú đồng, muông rừng và chim đà sẽ ca tụng Ta, vì Ta đã làm cho hoang địa có nước và đất khô khan có sông, để dân yêu quý của Ta có nước uống; Ta đã tác tạo dân này cho Ta, nó sẽ ca ngợi Ta".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6

Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan (c. 3).

Xướng: 1) Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan. - Ðáp.

2) Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan. - Ðáp.

3) Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận chúng con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. - Ðáp.

4) Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo. Họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Pl 3, 8-14

"Vì Ðức Kitô, tôi đành chịu thua thiệt trong mọi sự, và tôi trở nên giống Người trong sự chết".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được biết Ðức Giêsu Kitô, Chúa tôi. Vì Người, tôi đành chịu thua thiệt, và coi mọi sự như phân bớn, để lợi được Ðức Kitô, và được ở trong Người, không phải do sự công chính của tôi dựa vào lề luật, nhưng do sự công chính bởi tin Ðức Giêsu Kitô: sự công chính bởi Thiên Chúa là sự công chính bởi đức tin để nhận biết Người và quyền lực phục sinh của Người, để thông phần vào sự đau khổ của Người và trở nên giống Người trong sự chết, với hy vọng từ cõi chết được sống lại.

Không phải là tôi đã đạt đến cùng đích, hoặc đã trở nên hoàn hảo, nhưng tôi đang đuổi theo để chiếm lấy, bởi vì chính tôi cũng đã được Ðức Giêsu Kitô chiếm lấy. Anh em thân mến, chính tôi chưa tin rằng tôi đã chiếm được, nhưng tôi đinh ninh một điều là quên hẳn đàng sau, mà hướng về phía trước, tôi cứ nhắm đích đuổi theo để đoạt giải ơn kêu gọi Thiên Chúa đã ban từ trời cao trong Ðức Giêsu Kitô.

Ðó là lời Chúa.

 

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 8, 12b

Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống".

 

Phúc Âm: Ga 8, 1-11

"Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi cây dầu. Và từ sáng sớm, Người lại vào trong đền thờ. Toàn dân đến cùng Người, nên Người ngồi xuống và bắt đầu giảng dạy. Lúc đó, luật sĩ và biệt phái dẫn đến Người một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, và họ đặt nàng đứng trước mặt mọi người. Họ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?" Họ nói thế có ý gài bẫy Người để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người đứng lên và bảo họ: "Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi". Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế, họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất, và còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó. Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: "Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?" Nàng đáp: "Thưa Thầy, không có ai". Chúa Giêsu bảo: "Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa".

Ðó là lời Chúa.

 

Suy niệm

 

Sự Sống trên đất 

 

Hôm nay, Mùa Chay bắt đầu bước vào Tuần thứ V, tuần cuối cùng trước Tuần Thánh. Tiến trình lời Chúa càng tiến đến gần Mầu Nhiệm Vượt Qua ở Tuần Thánh nói chung và Tam Nhật Vượt Qua nói riêng càng cho thấy một Đấng Thiên Sai sắp sửa mang lại ơn cứu độ cho nhân loại.  
 
Nếu Phúc Âm là bài đọc chính trong phần phụng vụ lời Chúa, thì các bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn đọc cho 5 Chúa Nhật của Mùa Chay được diễn tiến theo chiều hướng Vượt Qua nơi chủ đề chung cho cả Mùa Chay lẫn Tuần Thánh: "Tôi tự ý bỏ mạng sống mình đi để rồi lấy lại" (Gioan 10:17).
 
Đúng thế, Chúa Nhật 1 và 2 về 2 biến cố mang tính cách Vượt Qua của Chúa Giêsu là 40 ngày chay tịnh và bị cám dỗ (Chúa Nhật I) và biến hình (Chúa Nhật II), được bộ Phúc Âm Nhất Lãm thuật lại theo đúng chu kỳ phụng niên A (Matheu), B (Marco) và C (Luca) của mình.
 
Sau đó, từ tuần III trở đi, chu kỳ phụng vụ lời Chúa cho chu kỳ Năm A và B hoàn toàn theo Phúc Âm Thánh Gioan, còn Phúc Âm Thánh Luca cho chu kỳ C cho đến Chúa Nhật V này mới theo Thánh Gioan. Bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan cho Chúa Nhật V chu kỳ C này lại rất thích hợp với tính chất đặc thù về Lòng Thương Xót Chúa của Phúc Âm Thánh ký Luca. Đó là bài Phúc Âm về thái độ của Chúa Giêsu đối với người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình.


Thật ra, nguyên Phúc Âm Thánh Luca vốn là Phúc Âm về Lòng Thương Xót Chúa có đủ những câu chuyện thật, như truyền người đàn bà ngoại tình trong bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan cho Chúa Nhật V Mùa Chay hôm nay. Chẳng hạn truyện về người nữ tội lỗi có tiếng trong thành mà chúng ta vẫn cho là Mai Đệ Liên (xem Luca 7:36-50). Tuy nhiên, truyện về người nữ tội lỗi được cho là Mai Đệ Liên này có tính cách thống hối nhiều hơn là chính Lòng Thương Xót Chúa, một đặc điểm nổi bật trong truyện người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan hôm nay, một chiều hướng về Lòng Thương Xót Chúa của chu kỳ Năm C cho 3 tuần cuối Mùa Chay: 3-4-5.
 
Thật vậy, từ Chúa Nhật thứ 3 sang Chúa Nhật thứ 4 tuần vừa rồi và cho đến Chúa Nhật thứ 5 hôm nay, cả 3 bài Phúc Âm đều nói về Lòng Thương Xót Chúa: Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca cho Chúa Nhật III Mùa Chay về sự nhẫn nại chờ đợi cây vả sinh hoa trái, và Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca cho Chúa Nhật IV Mùa Chay về dụ ngôn người cha nhân hậu với hai đứa con đáng thương. Còn bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan hôm nay cũng về Lòng Thương Xót Chúa, nhưng không phải qua dụ ngôn như 2 bài Phúc Âm của Thánh ký Luca 2 tuần trước, mà là ở một trường hợp thực tế, có thật, cụ thể.
 
Lòng Thương Xót Chúa đối với chị phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình này không phải ở chỗ chẳng để ý gì đến tội của chị đã phạm, mà chỉ biết bênh vực chị cho chị khỏi bị ném đá chết về phần xác. Trái lại, Chúa Giêsu, hiện thân của Lòng Thương Xót Chúa, đã cho chúng ta thấy cách thức đối xử của Lòng Thương Xót Chúa. Ở chỗ, Người đã tỏ lòng thương xót trước và đề cập đến tội lỗi sau, nghĩa là đi từ tình thương đến công lý chứ không nhắm đến tội lỗi sa phạm của tội nhân trước con người yếu hèn của tội nhân.
 
Đó là lý do, trong khi thành phần bắt giải nữ đương sự ngoại tình bị bắt quả tang này đến với Chúa Giêsu và hỏi Người "Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?", Chúa Giêsu đã vẫn giữ thinh lặng không trả lời gì hết. Không phải vì Người bị hỏi bất ngờ nên bị bí không thể trả lời ngay cho họ, nên dùng kế hoãn binh để tìm câu trả lời cho họ, nhờ đó mới có thể tránh được âm mưu của họ: "Họ nói thế có ý gài bẫy Người để có thể tố cáo Người". 
 
Thật ra, Người đã trả lời cho họ rồi, ở những gì Người thay vì nói thì "cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất". Chắc chắn là họ cũng thắc mắc là tại sao Người không chịu trả lời họ mà lại có một thái độ kỳ cục như thế, và chắc chắn họ đã để ý thấy những gì Người viết trên đất bấy giờ, nhưng không hiểu được ý nghĩa của những gì Người viết, nên "họ cứ hỏi mãi", tưởng rằng lần này họ nắm chắc phần thắng trong tay, đã gài bẫy bắt được mồi ngon, chứ không bị Người làm cho cứng họng như các lần trước nữa. Bởi thế, "Người đứng lên và bảo họ: 'Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi'. Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất".
 
Không ngờ cái độc chưởng đánh vào khoảng không, không nhắm thẳng vào một ai, không đánh thẳng vào kẻ nào hung hăng nhất trong họ, không tấn công kẻ nào đại diện họ lên tiếng hỏi Người, thế mà, Thánh ký Gioan đã ghi nhận cho thấy cái độc chưởng đã trở thành như một cơn lốc xoáy (tornado) bất ngờ từ đâu tới cuốn họ bay đi mất hết, một cách rất thứ tự lớp lang, hết sức ngoạn mục và tài tình khôn tả: "Nghe nói thế, họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất, và còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó". 
 
Để rồi, không thấy họ hỏi nữa, hỏi đến lần thứ ba và thấy im ắng như chẳng còn ai ở đó nữa, Chúa Giêsu đã dừng tay viết trên đất mà đứng lên. Thật ra, cho dù tỏ ra bình thản "lấy ngón tay viết trên đất", Chúa Giêsu vẫn theo dõi động tĩnh ra sao, và Người đã biết chắc chắn được rằng không một ai trong những con người hùng hổ và sát máu ấy, chỉ muốn sử dụng chân lý (luật lệ) để sát phạt phạm nhân, thì cho dù họ có duy luật đến đâu, mà càng duy luật họ lại càng bị dội lại, càng không thể nào chịu nổi cái độc chưởng kinh hoàng khủng khiếp của Người như thế, một độc chưởng Người chưa bao giờ sử dụng và chưa hề xuất chiêu một cách thần lực như thế. 
 
Nhưng cái độc chưởng của Người không hề tác hại và hất văng đi chính phạm nhân đương sự, một người phụ nữ ngoại tình vẫn đang e thẹn đứng lại, hoàn toàn câm lặng, không biết nói năng gì với Người là Đấng thần diệu, Đấng có thể chỉ cần nói một câu mà khiến nàng thoát bị ném đá chết. Có thể tình hình xẩy ra một cách bất ngờ và lạ lùng chưa từng có như thế, ngoài sức tưởng tượng của mình mà nàng chưa hoàn hồn chăng? 
 
Nàng đâu ngờ rằng chính nhờ nàng phạm tội, nhờ nàng rơi xuống hố sâu tội lỗi mà bất ngờ nàng lại được gặp chính Đấng cứu nàng thoát chết, cả về phần xác lẫn phần hồn. Có thể Chúa Giêsu đã chờ đợi chẳng những cho mọi người tố cáo nàng đi hết mà còn cho nàng có đủ thời gian cảm nghiệm thấy được lòng thương xót của Người đối với riêng nàng, nhờ đó nàng thấm thía được tội lỗi đáng ném đá chết của nàng song bất ngờ được Người giải cứu, để hết lòng thống hối ăn năn thì Người mới đề cập riêng với nàng về tội lỗi của nàng mà thôi, tức là chỉ sau khi tỏ lòng thương nàng, bằng việc khéo léo giải cứu nàng khỏi bị ném đá chết:
 
"Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: 'Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?' Nàng đáp: 'Thưa Thầy, không có ai'. Chúa Giêsu bảo: 'Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội ấy nữa'".
 
Đến đây chúng ta có thể sẽ đặt câu hỏi tại sao chỉ có chị phụ nữ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, còn người đàn ông ngoại tình với chị đâu? Theo Luật Moisen thì cả 2 cặp nam nữ ngoại tình này đều bị ném đá chết chứ không phải chỉ có nữ giới (xem Đệ Nhị Luật 22:22; Levi 20:10). Trong trường hợp của bài Phúc Âm hôm nay, có thể người nam ngoại tình đó đã bị ném đá chết rồi, hay đang còn được giam giữ ở đâu đó để bị ném đá sau người nữ phạm tội ngoại tình với anh ta. Sở dĩ chỉ có chị phụ nữ bị bắt giải đến cho Chúa Giêsu để gài bẫy thử Người như thế có thể là vì nữ giới gắn liền với tội ngoại tình, như nam giới gắn liền với tội phản bội (được tiêu biểu nơi thành phần nam giới thu thuế cho đế quốc Roma bấy giờ). 


Hai thành phần tội nhân tiêu biểu trong xã hội Do Thái giáo bấy giờ là thành phần đĩ điếm (nữ giới) và thành phần thu thuế (nam giới). Hai tội phản bội và ngoại tình này đi với nhau bất khả phân ly như hình với bóng dọc suốt giòng lịch sử cứu độ của dân Do Thái, một dân tộc được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn cách riêng và luôn tỏ tình với họ hay tỏ mình ra cho họ, nhưng trái lại Ngài liên lỉ bị họ phản bội giao ước yêu thương và tình yêu thủy chung của Ngài, bằng việc họ chạy theo với các thứ ngẫu tượng của họ hay các tà thần của dân ngoại , bằng cách hiến mình làm tình (ngoại tình) với các ngẫu tượng và tà thần. Hai thứ tội phản bội và ngoại tình này là những tội chính yếu hằng được Thiên Chúa vô cùng nhân hậu liên tục sai các vị ngôn sứ của Ngài đến nhắc nhở dân tộc này, kêu gọi họ trở về với Ngài, thậm chí cảnh báo họ về hậu quả họ phải chịu v.v.


Ở đây,
 Thánh ký Gioan không hề tiết lộ cho chúng ta biết thành quả của việc Chúa Giêsu làm cho riêng người đàn bà ngoại tình này và lời Người nói với nàng có tác dụng gì nơi nàng hay chăng. Ở chỗ nàng có thật lòng ăn năn thống hối mà sống một cuộc sống trong sạch tốt lành hay chăng, hay lại chứng nào tật ấy. Vì chẳng thấy nàng trả lời gì sau câu nói của Chúa Giêsu, cho dù là lời cám ơn hay cử chỉ phục ngay xuống dưới chân Người xin Người tha thứ tội lỗi cho mình, như trường hợp của người phụ nữ đàng điếm tội lỗi trong một thành kia đã tự động đến với Người ở nhà một gia chủ biệt phái được Thánh ký Luca thuật lại (7:36-50), ngồi dưới chân Người, lấy nước mắt mà rửa chân cho Người, rồi lấy tóc mà lau chân Người và còn trân trọng hôn chân Người.
 
Tuy nhiên, bao giờ cũng thế, ân sủng của Thiên Chúa ban cho bất cứ một ai không phải chỉ cho riêng người đó mà còn cho chung cộng đồng của họ nữa. Hành động Chúa Giêsu và lời nói của người trong trường hợp của người nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đáng bị ném đá chết được Người chẳng những đã cứu chị thoát chết về phần xác mà còn sử dụng chính chị để cứu phần hồn cho cả đám đối phương của chị nữa, thành phần đã tự nhận biết mình trước một tội nhân họ đang muốn ném đá chết và thấy mình thật sự cũng chẳng hơn gì chị ta. Nếu những người tự cho mình là công chính mà còn nhờ lời Người mà biết mình thì chẳng lẽ chính tội nhân lại chẳng biết mình hơn họ hay sao. 
 
Có thể cái bàng hoàng ngỡ ngàng quá sức tưởng tưởng về những gì đột xuất bất ngờ vừa mới xẩy ra cho bản thân tội lỗi đáng chết của mình như thế mà người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình này bấy giờ đã không thể nào nói lên lời, đã hoàn toàn không còn biết nói gì nữa, vì không thể nào tả nổi, chỉ biết chất ngất cảm nghiệm, say sưa hoan hưởng, như một tâm hồn được Thiên Chúa chiếm đoạt tới một mức độ siêu việt, đôi khi được xuất thần ngất trí, như đã từng xẩy ra cho một số vị thánh đặc biệt trong lịch sử Giáo Hội.
 
Trường hợp của chị chẳng khác gì như được Chúa Giêsu trừ quỉ cho, đang hoàn hồn và mới hoàn hồn, và Người đã trừ quỉ cho chị bằng chính ngón tay của Người, "ngón tay viết trên đất", như trong trường hợp Người trừ một quỉ câm (và sau đó Người bị cho rằng Người đã nhờ quỉ cả mà trừ quỉ con), trừ bằng "ngón tay Thiên Chúa" (ở Phúc Âm Thánh ký Luca 11:20) cũng là chính "Thần Linh Thiên Chúa" (ở Phúc Âm Thánh ký Mathêu 12:28). 
 
Nếu Thần Linh Thiên Chúa "khi Ngài đến Ngài sẽ cho thế gian thấy họ sai lầm về tội lỗi, về công lý và về luận án" (Gioan 16:8) thì phải chăng những gì Chúa Giêsu "lấy ngón tay (ám chỉ Thần Linh Thiên Chúa) viết trên đất (ám chỉ "thế gian", hay bản tính loài người tạo vật thấp hèn yếu đuối ở trong "thế gian", xu hướng về "thế gian" và "gắn bó với "thế gian")" trong bài Phúc Âm hôm nay là chữ "tội lỗi" và "công lý"?
 
Không biết có phải đúng như thế hay chăng, nhưng những gì xẩy ra trong câu chuyện này đã diễn tiến rất thích hợp với hai chữ y. 
 
Lần thứ nhất Chúa Giêsu "cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất" chữ "tội lỗi" khi Người được đám người tố cáo "tội lỗi" của chị phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình: "Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?". 
 
Lần thứ hai, Người đã viết chữ "công lý" trong khi thành phần tố cáo chị phụ nữ phạm nhân này và muốn nén đá chị ta tự động bỏ đi vì theo "công lý" mà nói thì chính họ đã tự cảm thấy mình cũng chẳng hơn gì chị ta nên không dám ném đá chị, như lời thách thức của Chúa Giêsu: "Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi'".
 
Đó là lý do, nếu suy diễn trên đây không sai về hai chữ đầu được Chúa Giêsu "cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất" là "tội lỗi" và "công lý" thì chắc chắn chữ thứ ba là chữ "luận án", một chữ Chúa Giêsu không viết ra trên đất như 2 chữ trước mà bằng chính lời Người nói với chính nữ phạm nhân đương sự đã cho thấy rõ chữ "luận án" (luận tội hay kết tội) thứ ba này: "Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?' Nàng đáp: 'Thưa Thầy, không có ai'. Chúa Giêsu bảo: 'Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội ấy nữa nhé'".
 
"Không ai kết án chị ư?' Nàng đáp: 'Thưa Thầy, không có ai'. Chúa Giêsu bảo: 'Ta cũng thế, Ta không kết tội chị'". Ôi tình yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa. Ở đây, qua câu nói này, Người đã phải hạ mình xuống tới tầm mức như là một tội nhân để tội nhân nhờ đó có thể cảm nghiệm được Người. Ở chỗ, Người đã trở thành ngang hàng với những kẻ có tội bỏ đi không dám ném đá chị. Họ không kết tội (ném đá) chị vì họ cũng có tội như chị, phần Chúa Giêsu vô tội có thể nén đá chị nhưng cũng không ném đá (kết tội) chị giống như một trong những kẻ có tội đã bỏ đi. Thật vậy, nơi Người là Đấng vô tội đồng thời cũng là Đấng Cứu Thế đã có tất cả mọi thứ tội lỗi của loài người từ nguyên tội cho tới tận thế, trong đó có cả tội ngoại tình của chị, cũng như tội của những người muốn ném đá chị. Bởi thế, Người rất cảm thông và cảm thương tội nhân nói chung (bao gồm cả thành phần muốn ném đá chị) và chị phụ nữ ngoại tình này bấy giờ nói riêng. Chị là đối tượng của sứ vụ Người "đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì hư hoại" (Luca 19:10) vậy. 


Nh
ững gì Chúa Giêsu đã làm trong bài Phúc Âm hôm nay cho riêng người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình cũng như cho chung thành phần tố cáo và muốn ném đá chị theo luật, dường như đã được Thiên Chúa bóng bẩy kêu gọi dân của Ngài và tiên báo cho dân của Ngài biết qua miệng Tiên Tri Isaia trong Bài Đọc 1 hôm nay:  
 
"Chúa là Ðấng mở đường dưới biển, mở lối đi dưới dòng nước; Chúa là Ðấng dẫn dắt xe, ngựa, quân binh và dũng sĩ. Tất cả đều ngủ và không chỗi dậy nữa; chúng bị ngộp thở và tắt đi như tim đèn. Người phán: "Các ngươi đừng nhớ đến dĩ vãng, và đừng để ý đến việc thời xưa nữa. Ðây Ta sẽ làm những cái mới và giờ đây chúng sẽ xuất hiện, như các ngươi sẽ biết; Ta sẽ mở đường trong hoang địa, và khai sông nơi đất khô khan. Thú đồng, muông rừng và chim đà sẽ ca tụng Ta, vì Ta đã làm cho hoang địa có nước và đất khô khan có sông, để dân yêu quý của Ta có nước uống; Ta đã tác tạo dân này cho Ta, nó sẽ ca ngợi Ta".
 
Cảm nhận được tất cả những gì Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất làm cho mình là thành phần dân liên lỉ ngỗ nghịch với Ngài và không ngừng ngoan cố phản bội Ngài, tiêu biểu nơi người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong bài Phúc Âm hôm nay, Vị Thiên Chúa là Đấng luôn trung thành với họ bằng bất cứ giá nào, miễn là họ được cứu độ, mà dân của Ngài, qua thánh vịnh gia ở Bài Đáp Ca hôm nay, bao gồm cả thành phần muốn ném đá chị phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, không thể nào không hân hoan vang lên tâm tình tri ân cảm mến chúc tụng Ngài như sau:  
 
1) Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan.
 
2) Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan. 
 
3) Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận chúng con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. 
 
4) Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo. Họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa. 
 
Trong bài Phúc Âm hôm nay, thành phần đáng thương không phải chỉ có nữ đương sự phạm nhân bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đáng bị ném đá chết, như một đứa con hoang đàng phung phá, mà bao gồm cả thành phần muốn ném đá chị ta theo luật nữa, thành phần đóng vai như người con trưởng ở nhà với cha nhưng lại lầm lạc xa cha đến độ không muốn vào nhà nữa, thành phần tự cho mình là công chính bởi việc họ tuân giữ lề luật, một tinh thần đã được Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại, một nguyên biệt phái nhiệt thành hơn ai hết nhưng đã nhận biết chân lý và đã bày tỏ cảm nhận của mình với Kitô hữu Giáo đoàn Philiphê trong Bài Đọc 2 như sau:
 
"Vì Người, tôi đành chịu thua thiệt, và coi mọi sự như phân bớn, để lợi được Ðức Kitô, và được ở trong Người, không phải do sự công chính của tôi dựa vào lề luật, nhưng do sự công chính bởi tin Ðức Giêsu Kitô: sự công chính bởi Thiên Chúa là sự công chính bởi đức tin để nhận biết Người và quyền lực phục sinh của Người, để thông phần vào sự đau khổ của Người và trở nên giống Người trong sự chết, với hy vọng từ cõi chết được sống lại".
 
Đúng thế, chỉ có ai hoàn toàn tin nhận Chúa Kitô và được Người chiếm đoạt mới có thể nói như Thánh Phaolô như vậy: "Vì Người, tôi đành chịu thua thiệt, và coi mọi sự như phân bớn, để lợi được Ðức Kitô, và được ở trong Người", Đấng đã "tự bỏ sự sống của mình đi để rồi lấy nó lại" (Gioan 10:17) cho phần rỗi của chung nhân loại, nhất là cho phần rỗi của "những ai chấp nhận Người thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12), nhờ đó "những ai Ngài đã biết trước thì Ngài cũng tiền định được thông phần hình ảnh Con của Ngài" (Roma 8:29), ở chỗ, như một Tông Đồ Phaolô trong Bài Đọc 1 hôm nay đã hân hoan được "thông phần vào sự đau khổ của Người và trở nên giống Người trong sự chết, với hy vọng từ cõi chết được sống lại".

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

 

 MC-CNV.mp3

BÁNH SỰ SỐNG THỨ TƯ - CN3MC-C

THỨ TƯ SAU CHÚA NHẬT III MÙA CHAY C

NGÀY 27-03-2019


 
 

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Matthêu (Mt 5: 17-19)

17 "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.
 
SUY NIỆM/TÔI ĂN-NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA (Gr 15, 16)


Luật Môsê đã bị những nhà thông luật Do Thái cắt nghĩa lệch lạc, thêm nếm với những nghi thức rườm rà, làm mất ý nghĩa chính, cốt lõi của luật là phụng thờ yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh chị em. Chính vì vậy mà Đức Giêsu nói về họ: “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên tòa ông Môsê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để thiên hạ thấy” (Mt 23, 2-5).

Và để nhấn mạnh Chúa Giêsu không hủy bỏ lề luật nhưng kiện toàn khi nói: “Trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong bộ luật cũng không bỏ sót… Ai hủy bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời”.

“Một chấm một phẩy” mà Đức Giêsu nói ở đây nhằm ám chỉ những khoản luật nhỏ trong luật Cựu ước, vì nhiều người Do Thái cho rằng họ không cần thiết phải giữ những khoản luật nhỏ này. Tuy nhiên, với lời dạy và khẳng định này, Đức Giêsu kêu gọi những người Do Thái ngày xưa và các Kitô hữu hôm nay, hãy tuân giữ Luật Chúa với một tinh thần triệt để: thực hành mọi khoản luật dù lớn hay nhỏ, vì các điều luật này chính là những hướng dẫn đúng đắn và cần thiết giúp họ đến gần Thiên Chúa.

Ai giữ luật vì lòng yêu mến Thiên Chúa thì được ơn cứu độ. Vì Luật Chúa là ý muốn của Ngài nên không có điều nào là nhỏ bé tầm thường.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đến để kiện toàn lề luật giúp chúng con canh tân đời sống theo ý Chúa, NHỜ THẦN KHÍ giúp chúng con tuân giữ và sống Lời Chúa với lòng yêu mến để chúng con ngày càng đến gần Chúa hơn mà được hạnh phúc luôn mãi. Amen.


GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Kính chuyển:
Hồng