1. Hôn Nhân & Gia Đình

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - NGƯỜI CHỦNG SINH TRẺ

 

  • nguyenthi leyen

    Sun, May 24 at 12:13 AM
     

    VIẾT CHO NGƯỜI CHỦNG SINH TRẺ

     

    Mỗi Chủng sinh hãy coi mình là những người đi tiên phong trong Chủng viện, đừng ngại để lại cho “đàn em” những truyền thống tốt đẹp về sự chân thật, về tình bạn lâu bền, về thái độ học tập nghiêm túc, về tinh thần chuyên chăm cầu nguyện. 

     

     

     

    Không viết điều gì mới lạ, không trình bày ý tưởng gì cao siêu, đôi dòng dưới đây chỉ là góp nhặt tản mạn của người đi gom kiến thức và kinh nghiệm, để chia sẻ cùng các Chủng sinh đang tu học tại Chủng viện. Người viết ý thức rằng: một giọt nước chẳng làm nên biển cả mênh mông; một chiếc lá chẳng làm thành cánh rừng xanh ngát; một vì sao trơ trọi chẳng đủ sức toả sáng cả trời đêm, nhưng dù là một chiếc lá mỏng manh, một vì sao trơ trọi, hay một giọt nước nhỏ nhoi, tất cả đều góp phần mình làm cho cuộc đời này thêm giá trị hơn, đáng sống hơn. Thao thức đơn sơ nhưng với tấm lòng thành, vài chia sẻ vắn gọn xin được đan dệt thành lời cầu nguyện, gửi tới các Chủng sinh – những người trẻ đang miệt mài trên hành trình tìm kiếm sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

     

    TRUYỀN THỐNG HỌC TẬP

    Không thể nói đến một Chủng viện mà không nói đến truyền thống học tập. Câu nói của Thánh Phêrô đã được các nhà thần học Trung Cổ coi là lời minh chứng cho một nền thần học được xây dựng hợp lý và khoa học: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai hỏi anh em về ‘nguyên lý’ (logos) của niềm hy vọng nơi anh em” (1Pr 3,15). Học tập để có thể đưa ra những câu trả lời thỏa đáng, là một trong những mục tiêu chủ yếu trong những năm tháng đào tạo ở Chủng viện. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II coi Đức tin và Lý trí như là đôi cánh giúp cho trí tuệ con người băng mình lên để chiêm niệm chân lý[1]. Thật vậy, nếu không có chiều kích này, Đức tin chẳng còn là đức tin nữa[2].

    Vì lẽ đó tại Chủng viện, Chủng sinh được mời gọi tích cực và chủ động trong việc nghiên cứu, suy tư, khám phá, phản biện, thay vì lặp lại một cách máy móc những gì Giáo sư truyền đạt trên giảng đường, hay thụ động tiếp nhận những tư tưởng được trình bày trong sách vở. Bên cạnh đó, mỗi Chủng sinh được khuyến khích tìm ra cách tiếp cận mới với những lập trường riêng, dù vẫn luôn cởi mở, đón nhận những ý kiến từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nhất là mở lòng ra với tiếng nói của Huấn quyền. Các Chủng sinh hãy tận dụng thời gian để học hành một cách nghiêm túc, hầu làm giàu kiến thức cũng như hoàn thiện nhân cách của mình. Mỗi người cũng phải luôn ý thức rằng thời gian qua đi không bao giờ trở lại. Các bạn sẽ không có thì giờ để nuối tiếc quá khứ hay than phiền về tương lai, nhưng phải luôn chú tâm cho hiện tại là việc học tập, để sau này không một ai phải hối hận về những gì mình chưa cố gắng để làm, bao lâu còn có thể.

     

    TÍNH TRUNG THỰC

    Một điều vô cùng quan trọng trong việc tu học tại Chủng viện phải kể đến đó là tính trung thực. Ngày nay bên ngoài xã hội, sự giả dối lan tràn khắp nơi đến nỗi người ta chẳng phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Do đó, nền giáo dục Công giáo là nơi người ta đặt nhiều hy vọng vào cái gọi là sự chân thật, và Chủng viện được mệnh danh là trường dạy sự thật cho Chủng sinh. Vì lẽ đó, mỗi bài viết, mỗi bài nghiên cứu triết học hay thần học, dù ngắn dù dài, cũng phải do công sức của chính mình, chứ không phải copy từ internet, hay sao chép từ trong sách vở. Các Chủng sinh hãy vui lòng chấp nhận phải thi lại hơn là nộp cho Giáo sư một bài viết hay, tư tưởng phong phú, văn phong trau chuốt, mượt mà, nhưng không phải sản phẩm do mình làm ra. Công nghệ phần mềm ngày nay tân tiến thật, nhưng cũng không thể đong đếm được sự thiếu trung thực của bạn. Chẳng Giáo sư nào tinh anh để thấy hết được sự giả dối của các học trò. Mảnh bằng tốt nghiệp Chủng viện có được do thiếu trung thực, sẽ không phản ánh thực chất trình độ người Chủng sinh ấy. Sự thiếu trung thực có thể đem lại mối lợi trước mắt, nhưng chắc chắn chúng sẽ để lại hậu quả lớn lao sau này. Các Chủng sinh cũng đừng quên: sự ngu dốt của một bác sĩ có thể giết chết một bệnh nhân, nhưng sự thiếu trung thực của một Linh mục có thể giết chết nhiều thế hệ. Giáo hội sẽ đi về đâu nếu được xây dựng trên nền tảng của sự gian dối như vậy?

     

    TRUYỀN THỐNG TÌNH BẠN

    Các Chủng sinh hãy tạo ra truyền thống tình bạn nơi Chủng viện mình. Quả thế, Chủng viện là nơi quy tụ những con người từ nhiều vùng miền, với những nét văn hóa, phong cách, lối sống và suy nghĩ khác nhau. Người này tiếp xúc, trao đổi, học hỏi người kia, và ngược lại. Mỗi Chủng sinh hãy coi người anh em bên cạnh là tấm gương phản chiếu hình ảnh của mình. Đời sống chung trong Chủng viện chắc chắn có nhiều khó khăn, nhưng mỗi người hãy cố gắng sống bao dung và tha thứ, yêu thương và tôn trọng, cầu nguyện và khích lệ nhau, cùng nhau thăng tiến mỗi ngày. Mỗi Chủng sinh hãy tích cực xây dựng một tình bạn thân thiết và trong sáng, dẫu biết rằng nơi tình bạn ấy, có những khoảng cách cần phải giữ; có những điều tế nhị cần phải bảo vệ; có những sự tự chủ cần phải xây dựng và rèn luyện, nhưng trên hết, tình yêu thương chân thành là điểm tựa cho một tình bạn chân chính và lâu bền. Điều đó cũng có nghĩa là nơi đây không tồn tại sự ghen tị, chỉ trích, hiềm khích, đấu đá, tranh giành, nhưng thay vào đó là yêu thương, nhân ái và huynh đệ.

     

    TUÂN GIỮ KỶ LUẬT

    Chủng viện không phải là một quán trọ bên đường, do đó, các Chủng sinh không thể sống ở đây mà coi thường kỷ cương, luật phép. Các quy định trong Chủng viện không những là nguồn trợ lực vững vàng cho đời sống chung và thực thi đức ái, nhưng còn là yếu tố cần thiết cho việc đào tạo con người toàn diện, giúp Chủng sinh đạt được khả năng tự chủ, vươn đến tầm mức trưởng thành vững bền của nhân cách, rèn luyện những thái độ tinh thần cần thiết để hoạt động ổn định và hiệu quả cho Giáo hội[3]. Các Chủng sinh cần tôn trọng và yêu mến thời gian biểu đã được đề ra, trung thành trong các giờ thiêng liêng, giờ học hành, giờ ăn uống ngủ nghỉ, giờ thể dục thể thao, và các sinh hoạt khác... Những năm tháng ở Chủng viện, Chủng sinh không những phải huấn luyện mình để trở nên những con người trưởng thành về nhân bản, thăng tiến về tri thức, nhưng còn phải tuân giữ kỷ luật một cách cặn kẽ, tỉ mỉ. Luật phép chính là ngọn hải đăng chỉ đường, là chiếc áo giáp bảo vệ, là chiếc lan can che chắn, giúp người Chủng sinh dễ dàng để lướt thắng cám dỗ và đứng vững trước muôn vàn giông tố của cuộc đời. Một Chủng sinh nghiêm túc trong việc tuân giữ kỷ luật, sẽ trở nên một Linh mục gương mẫu cho Giáo hội trong tương lai.

     

    CHUYÊN CHĂM CẦU NGUYỆN

    Chủng sinh không thể tách rời việc học tập ra khỏi việc cầu nguyện. Bất cứ ai muốn trở thành Mục tử, trước hết phải là “người của Chúa”, như Thánh Phaolô đã từng nhắn nhủ (1Tm 6, 11). Do đó, mỗi Chủng sinh hãy biến “bàn học” trở thành “bàn quỳ”, phải khiêm tốn quỳ gối xuống, để Ngài đưa chúng ta vào mầu nhiệm Thiên Chúa – Đấng siêu việt. Muốn vượt qua căng thẳng và âu lo của những tháng năm đèn sách, mỗi người cần lưu tâm đến những giây phút gặp gỡ cá vị, những cuộc chuyện trò riêng tư, thân tình với Chúa. Một bài viết dù ngắn, dù dài cũng là bước vào một cuộc trò chuyện thân mật với Chúa. Làm Luận văn ra trường tựa như bước vào một cuộc tĩnh tâm lâu dài, nơi đó, suy tư và cầu nguyện đan quyện với nhau không rời. Học thần học giúp Chủng sinh cầu nguyện tốt hơn, và ngược lại, cầu nguyện giúp Chủng sinh học hiểu về Chúa một cách sâu xa hơn, toàn triệt hơn. Vì vậy, Chủng sinh đừng bao giờ lơ là việc cầu nguyện.

     

    LỜI KẾT

    Mỗi Chủng sinh hãy coi mình là những người đi tiên phong trong Chủng viện, đừng ngại để lại cho “đàn em” những truyền thống tốt đẹp về sự chân thật, về tình bạn lâu bền, về thái độ học tập nghiêm túc, về tinh thần chuyên chăm cầu nguyện. Các bạn đang có một tương lai và Thiên Chúa đã bồng các bạn đi qua muôn nẻo đường chẳng ai dám đi, như Chúa đã đưa Abraham, Môsê, và chính Ngài cũng sẽ đưa các bạn đến nơi các bạn chẳng dám mơ ước. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi Chủng sinh hãy ý thức mình đang được ở trong trái tim của Mẹ Giáo hội, được mọi người quan tâm, trân trọng và yêu thương. Bao lâu trái đất này còn tồn tại, thế giới và Giáo hội cần có Linh mục cho hôm nay, ngày mai và mãi mãi muôn thế hệ[4].

     

    Chủng sinh cần luôn cộng tác với ơn Chúa, phải có “cái tâm” và “cái tầm” với ngôi trường mình đang theo học, tích cực đóng góp tiếng nói của mình, xây dựng Chủng viện ngày một thăng tiến hơn. Ước mong rằng nơi đây sẽ là một gia đình huynh đệ thực sự, mạnh mẽ trong đức tin, nồng nàn trong đức cậy, sắt son trong tình mến. Nhờ đó, Giáo hội sẽ có thêm nhiều thợ gặt lành nghề, hăng say làm việc trong cánh đồng truyền giáo, để Danh Chúa ngày một vinh sáng hơn.

    Tâm Thành

    Nguồn: gpbuichu.org

    ---------------------------------------
     
     
     

 

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH- CHỮA LÀNH GIA TỘC

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, May 22 at 1:50 AM

    CHỮA LÀNH GIA TỘC

    Nguồn: Spiritdaily.com

    Gia đình nào cũng có những vấn đề riêng tư, nếu không bịnh tật thì cũng bị những khúc mắc trong tình cảm, hoặc là khủng hoảng tài chánh,  hoặc bị bịnh trầm cảm, hoặc có tính hung hăng, tính giận dữ, sự lo âu hay nghiện ngập. Cũng có gia đình chịu cảnh ly dị từ đời này sang đờì khác.

    Vậy có phải đó chỉ là những vấn đề tâm lý hay là do những vấn đề tâm linh truyền từ đời tổ tiên xuống đến đời con cháu? Có thể gia đình chịu ảnh hưởng tội lỗi của tổ tiên, bị những lời nguyển rủa chăng?

    Trong Thánh Kinh có nói đến “tội lỗi của cha ông”, và Chúa Giêsu đã giải trừ những bóng tối ,  bịnh tật và giải thoát cho nhiều người cả thể xác lần tinh thần.

    Liệu chúng ta có một đời sống trang bị để được chữa lành không? Đó có phải là sứ mệnh của chúng ta ở trên trần gian này không? Liệu chúng ta và con cháu có được giải thoát khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của bóng tối, của tội lỗi tổ tiên hay không?

    Sứ mệnh của chúng ta là số phận của ta.

    Theo tài liệu của Dr. Kenneth McAll, một bác sĩ tâm thần ở Anh Quốc thì có nhiều kết quả tốt xẩy ra khi ta xin lễ cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

    Theo LM Robert DeGrandis thì con cháu có thể chịu ảnh hưởng xấu bởi tội lỗi của tổ tiên, chẳng hạn như tật nghiện ma túy, rượu chè, ngoại tình, tội ác, tội phá thai…những loại tội lỗi này gây cho con cháu gặp chuyện không may vì họ phải  gánh chịu những hậu quả tội lỗi của ông bà.
    Nếu ta xin lễ thường xuyên để cầu nguyện cho các linh hồn tổ tiên thì mọi sự sẽ tốt đẹp hơn, nhất là hãy cầu nguyện cho những linh hồn tổ tiên mà khi chết không ai đoái hoài và thương tiếc.

    Thật sự không hẳn là tất cả những đau khổ và bịnh tật mà con cháu phải chịu là do hậu quả tội lỗi của tổ tiên nhưng thật là một thói quen tốt khi ta xin lễ cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

    Một linh mục viết:

    “Thật sự có loại tội từ tổ tiên. Đó là trường hợp mà Chúa Giêsu chữa lành cho một kẻ bị kinh phong. Hậu quả của tội lỗi gây ra bịnh tật cho thể xác, tâm trí và linh hồn, chẳng hạn như bịnh ung thư, phong thấp, trầm cảm, lo âu, dâm dục, hãm hiếp, khủng bố, nghiện rượu, nghiện ma túy… Cũng có những bịnh tật là do quyền lực của ma quỷ. Có những tội lỗi do tổ tiên gây ra mà Thiên Chúa phạt đến 10 đời con cháu.” (Đệ Nhị Luật 23:2-3)

    Tuy nhiên một cây nến đầu tiên được thắp sáng trong đêm tối là ông Nôe(Sáng Thế 6:8), Chúa đã bảo vệ gia tộc của ông:

    “Hãy vào trong tàu, con và toàn thể gia đình của con, bởi vì Ta thấy con là người công chính trong thế hệ này.” (Sáng Thế 7:1)

    Có bao giờ chúng ta dừng lại và suy nghĩ rằng mình có một sứ mạng trong cuộc sống để thanh tẩy bản thân và thế hệ con cháu  hầu chấm dứt các vấn đề để không truyền lại cho gia tộc không?Liệu chúng ta có nên cầu nguyện cho gia tộc không?

    Chắc chắn là chúng ta nên cầu nguyện và xin lễ cho gia đình và gia tộc, nhất là cầu nguyện cho tổ tiên. Trên Thiên Đàng chúng ta sẽ gặp lại nhau, ta sẽ gặp lại các tổ tiên từ thời nguyên thủy. Họ sẽ vui mừng cảm ơn chúng ta vì ta đã xin Chúa thanh tẩy và chữa lành gia tộc. Vì thế mà gia tộc chúng ta đến gần Chúa hơn.

    Vậy những ai đang đau khổ, bịnh tật hay chịu thử thách thì hãy cầu nguyện nhiều, xin lễ và xưng tội. Mùa chay là thời gian tốt nhất cho mọi người trở về với Chúa. Với việc ăn chay, linh hồn ta được  thanh tẩy. Với việc xưng tội, linh hồn ta được Chúa tha thứ và chữa lành các vết thương do tội lỗi gây ra. Khi làm xong những điều trên thì chúng ta tức khắc được giải thoát và gia đình chúng ta cũng được giải thoát theo.

    Điều quan trọng là khi ta xin lễ cho người khác hay cho các linh hồn thì bản thân ta cũng được Chúa chữa lành và giải thoát. 

    Lời cầu nguyện chữa lành và cầu nguyện giải thoát rất cần thiết để chúng ta xin Chúa thanh tẩy, chúc phúc và giải thoát cho bản thân và gia tộc.

    Quý vị có thể vào thăm trang nhà memaria.org, và tìm mục Lời Kinh Nguyện để in ra những kinh chữa lành và kinh giải thoát rắt cần cho đời sống chúng ta. 

    Xin kinh mời quý vị vào thăm memaria.org, tìm  mục Sách Online và đọc tác phẩm Chữa Lành Gia Tộc do Lm Robert DeGrandis viết và Kim Hà dịch thuật để có thêm tài liệu cầu nguyện cho gia đình và gia tộc. 

    Kim Hà

    -----------------------------

     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -DGM NGÔ QUANG KIỆT

  •  
    Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:tinh cao
    Bcc:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    Sat, Mar 28 at 10:06 AM
     
     
    From: thanh kham
    Date: Sat, Mar 28, 2020 at 12:35 AM
    Subject: Re: ĐTC Phanxicô - Bài Giảng trong Giờ Cầu Nguyện của Giáo Hội hoàn vũ trong Mùa Đại Dịch Covid-19
    To: Tinh Cao


    Tuyệt vời
    Tâm tình của ĐTC
    Và suy niệm
    vừa sâu sắc
    vừa thực tế
    và cảm động
    nqk
     
     
    Trên đây là cảm nhận của ĐTGM Ngô Quang Kiệt về Bài Giảng của ĐTC Phanxicô vào lúc 6:10 chiều tối 27/3/2020, sau khi ngài đọc bài dịch của người viết gửi đi vào lúc 6:36 chiều giờ CA  cùng ngày 27/3/2020.
     
    Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta tiếp tục nhận được những bài suy niệm của Đức Tổng theo Lời Chúa trong Phụng Vụ nói chung, nhất là Bài Phúc Âm, rất thích hợp với thời điểm của Mùa Đại Dịch Covid-19 hiện nay. Bài suy niệm thứ 3 này của ngài càng thấm thía hơn nữa, sau 2 bài mở màn: Lễ Truyền Tin và Lễ Thánh Giuse Thời Covid-19 
     
     

    Sống Lại

     

    ĐTGM Ngô Quang Kiệt

     

     

    Chúa nhật V mùa chay A

    SỐNG LẠI

    Ed 37,12-14; Rm 8,8-11; Ga 11,1-45

     

    Jesus raises Lazarus from the dead

     

    Với chúa nhật thứ năm, chúng ta kết thúc mùa chay. Lời Chúa hôm nay nói về sự sống lại. Là hướng dẫn cho ta trong đời sống Kitô hữu trong mùa chay. Và trong đại dịch Covid-19. Trước hết Lời Chúa cho thấy sự sống là quí nhất. 

     

    1. Sự sống là quí nhất. Tin Mừng tường thuật việc Chúa cho Lazarô chết bốn ngày sống lại. Chúa tiến hành thật trang trọng như cử hành một nghi lễ. Ta hãy chiêm ngắm. Thoạt tiên Chúa tiến ra trước mộ. Chúa xúc động đến rơi lệ. Chúa truyền cất tảng đá lấp cửa mộ. Chúa cầu nguyện rất tha thiết với Chúa Cha. Chúa lớn tiếng gọi Lazarô. Lời Chúa đầy quyền năng. Với việc cử hành trang trọng, Chúa cho ta thấy sự sống là quí nhất. Chẳng ai ban sự sống. Chỉ có Chúa mới ban sự sống. Càng không ai có thể cải tử hoàn sinh. Chỉ có Chúa. Vì Chúa làm chủ sự sống. 

    Đại dịch Covid-19 mà thế giới đang phải đối mặt cho ta thấy chân lý đó. Một siêu vi khuẩn vô cùng bé nhỏ bỗng trở nên một kẻ thù đáng sợ. Cả thế giới với bao nhiêu phương tiện. Biết bao vũ khí tối tân. Biết bao thiết bị y tế hiện đại. Nhưng chẳng ai làm gì được con siêu vi khuẩn vô cùng bé nhỏ này. Phút chốc nó tấn công toàn thế giới. Đi đến đâu là chết chóc đến đấy.  

    Đứng trước cái chết con người mới thấy sự sống là quí. Có tất cả mà không có sự sống cũng chẳng ích lợi gì. Vì thế mà tất cả mọi sinh hoạt đều bị bãi bỏ. Dù là buôn bán. Dù là học tập. Dù là giải trí. Vì thế bao đại gia tại Vũ Hán đã ném hết tiền bạc qua cửa sổ chung cư bị cách ly. Và ai cũng nhớ câu nói của đại gia Trung Nguyên: Tiền nhiều để làm gì? Lo có nhiều tiền mà không lo bảo vệ sự sống là dại dột. Là chết đang khi sống. Trong tình hình đó, mọi người thấy được lối sống lầm lạc của mình. Và tìm cách để sống. Và đừng chết khi còn sống. 

     

    2. Đừng chết khi còn sống. Lazarô bước ra chân tay còn bị khăn liệm quấn chặt. Chúa truyền tháo cởi khăn liệm cho ông. Để tay chân ông cử động được. Khăn liệm là lực lượng sự chết. Dù sống mà bị khăn liệm quấn chặt người ta cũng không làm gì được. Đó là đã chết ngay khi còn sống. Đó cũng là điều Ezechiel cảnh báo người dân trong cuộc sống nô lệ. Người Do thái đã từng bị nô lệ bên Ai cập và Babylon. Tại những quốc gia hùng mạnh này, dân Israel có cuộc sống no ấm và an toàn hưởng thụ. Nhưng họ bị nô lệ. Không có phẩm giá. Không có tự do. Không được thờ phượng Chúa. Đời sống ấy sung túc nhưng không có tương lai. Đi vào tàn lụi. Đó là chết trong khi đang sống. Ezechiel gọi đó là đất chết. Là những nấm mồ. Chỉ có Chúa mới có thể đưa họ ra khỏi mộ cho họ được sống. Được tự do. Được phát triển. 

    Đại dịch Covid-19 cho ta thấy điều đó. Tiến sĩ John Horvat II nhận định: “Virút côrôna có khả năng kỳ lạ khiến cho thiên đường vật chất của chúng ta biến thành địa ngục. Con tàu du lịch, biểu tượng của mọi thú vui trần gian, trở thành nhà tù gieo mầm bệnh cho những hành khách vốn phải tìm mọi cách để thoát ra. Những người đã biến thể thao trở thành thần tượng bây giờ lại thấy các sân vận động trống rỗng và các giải đấu bị hủy bỏ. Những người ngưỡng mộ tiền bạc bây giờ đang chứng kiến danh mục đầu tư bị suy giảm và lực lượng lao động bị cách ly. Những người tôn thờ giáo dục nhìn vào các trường và đại học trống rỗng của họ. Các tín đồ của chủ nghĩa tiêu thụ phải đối mặt với kệ siêu thị trống rỗng. Thế giới chúng ta tôn thờ đang sụp đổ. Những điều mà chúng ta vinh danh cũng đang bị hủy hoại. 

    Chúng ta đã sai lầm. Chúng ta đã sống như không có Chúa. Không có giá trị thiêng liêng. Chúng ta chỉ biết vật chất. Chỉ biết ăn chơi. Chỉ biết hưởng thụ. Chúng ta chết khi đang sống. Còn sống mà cuộc sống đã phủ mầu khăn tang. Trước những sai lầm Lời Chúa hôm nay mời gọi ta hãy thay đổi đời sống. Hãy sống khác đi. Hãy sống lại. Hãy sống cả sau khi chết. 

     

    3. Hãy sống sau khi chết. Được trở lại đời sống, chắc chắn Lazarô hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Giêsu. Và hoàn toàn sống cho Người. Ông biết coi thường vật chất là những thứ mau qua. Để sống theo Thần Khí của Chúa. Để sống cả sau khi đã chết. Để được sự sống đời đời. Như thư Rôma dạy: “Nếu Đức Kitô ở trong anh em, thì dầu thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em được sống”. Thật kỳ diệu. Sống theo xác thịt thì ta chết đang khi sống. Còn sống theo Thần Khí thì ta sẽ sống cả khi đã chết.  

    Trong đại dịch Covid-19 nhiều người đã hiểu được điều đó. Bill Gates, tỷ phú Microsoft đã nói: Covid-19 là cơ hội cho ta sửa chữa sai lầm. Để bắt đầu lại. Để đừng sống cho mình nhưng biết sống cho người khác hơn. Julio Loredo suy niệm: “Cuộc khủng hoảng coronavirus dạy chúng ta rằng mọi thứ có thể thay đổi và thậm chí nhanh chóng. Chúng ta không thể xem bất cứ điều gì là hiển nhiên. Tình trạng này không phải là vĩnh cửu. Mọi thứ có thể tan biến; chỉ có Thiên Chúa tồn tại. Tại Việt nam có 100 y bác sĩ ở Huế đã viết đơn tình nguyện đi phục vụ những bệnh nhân nhiễm Covid-19. Nhiều y bác sĩ và nhiều linh mục đã phục vụ bệnh nhân đến quên mình, và thậm chí đến chết nữa. Tại Vũ hán, bác sĩ Lý văn Lượng và một số bác sĩ, y tá đã chết vì phục vụ bệnh nhân. Tại Bergamo đã có 6 linh mục chết. Đặc biệt cha Giuseppe Berardelli chết vì đã nhường máy trợ thở cho một bệnh nhân mà ngài không quen biết. Đó là những người đã thay đổi đời sống. Đã biết sống khác. Đã biết sống lại. Nên họ vẫn sống sau khi đã chết. 

     

    Đó chính là tinh thần Chúa mời gọi chúng ta khi cử hành tuần thứ năm mùa chay giữa thời đại dịch Covid-19. Hãy biết sống lại.  

    Sống lại là biết trân trọng sự sống. Trân trọng sự sống là biết nhìn nhận quyền năng của Thiên Chúa. Chỉ có Chúa mới có thể ban sự sống. 

    Sống lại là sửa chữa lại những sai lầm. Đừng chạy theo thành đạt, hiệu quả, hưởng thụ. Tất cả đều chóng qua. Hãy sống cho những giá trị vĩnh cửu: linh hồn, tình yêu, phục vụ. 

    Sống lại là hướng đến phục sinh. Là sống trong Chúa Kitô. Chúa Kitô đã phục sinh sẽ cho ta được sống lại với Người. 

    Đại dịch là cơ hội cho ta làm lại, sửa chữa lại, sống lại. Đây là thời gian quí báu. Đức Thánh Cha khuyên nhủ chúng ta: “Đừng lãng phí thời gian khó khăn này”.

     

    John 11:1-45 Theme: Lazarus encounters the Living God - Light of ...

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHphCuGT%3D0R01FDNGjbYvbxXa1rOaNX%3Da2Aez-WgQZ4hpA%40mail.gmail.com.
     

TÂM SỰ VỚI CHÚA -SÁNG 18-5-2020

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH -GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN

Gia đình cầu nguyện

“Một gia đình cầu nguyện là một gia đình tồn tại. Một gia đình không bỏ cầu nguyện là một gia đình luôn luôn hạnh phúc“ (ĐGH Gioan Phaolo II)

Gia đình là tổ ấm thân thương nhất, là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ khi thất vọng, chán nản,

Gia đình là nơi những món ăn đơn sơ trở thành mỹ vị, là nơi tiền bạc không quý bằng tình yêu, là nơi nối kết các thành viên trong gia đình để trao cho nhau niềm hạnh phúc.

Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình vững chắc thì xã hội thăng tiến. Gia đình lung lay thì xã hội thoái hóa. Vì thế chúng ta hãy trân trọng tạo dựng gia đình thành một tổ ấm đẹp nhất trong cuộc đời chúng ta.

Gia đình yêu thương

Yêu thương con cái, cho chúng đồ chơi đắt tiền, quần áo hàng hiệu, ăn thức ăn ngon… mà vợ chồng bất hòa, cãi  nhau hoài thì chỉ là phỉnh gạt con cái mà thôi. Chúng không thể quên được những cãi vã bất hòa của cha mẹ. Đừng để chúng bị tổn thương vì những tự ái của vợ chồng, vì cái tôi của mình.

Đời sống gia đình luôn ảnh hưởng sâu đậm trên con cái suốt đời. Chúng chỉ tự hào, hãnh diện về tình thương yêu và sự hy sinh của cha mẹ mà thôi. vì thế tình thương yêu chan hòa trong gia đình rất quan trọng và cần thiết

* Hãy tạo dựng một gia đình thương yêu, cha mẹ yêu thương nhau, yêu thương con cái.

*Hướng dẫn con cái yêu thương bà con họ hàng, tạo điều kiện thăm viếng nhau luôn để giữ tình thân gia tộc.

*Dạy con cái biết kính yêu, tôn trọng cội nguồn, tổ tiên, ông bà (cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ tiên)

*Dạy con biết đạo nghĩa và nhân đức của Chúa Giêsu.

Gia đình kỷ Luật:

Hãy tự có kỷ luật  từ chính mình.

Yêu chồng (vợ) là tự mình phải biết trở nên một người lý tưởng cho vợ (chồng) mình. Tại sao mình chỉ muốn vợ hay chồng mình phải là người lý tưởng của mình mà mình không tự huấn để trở nên người lý tưởng cho người khác.

* Hướng dẫn con cái từng chút một về mọi khía cạnh một cách nghiêm nghị mà mềm dẻo và đầy tình thương.

* Hướng dẫn và chăm sóc tình cảm của con cái với sự giàu có tình thương chan hòa.

* Hướng dẫn con cái biết quý trọng hạnh phúc hơn tiền tài danh vọng.

* Hướng dẫn con cái quý trọng giá trị tinh thần hơn giá trị vật chất.

* Hướng dẫn con cái biết quý trọng thân xác và kỷ luật.

* Hãy kiên nhẫn và mềm mỏng với đứa con ngang bướng, có đứa không bình thường, có đứa chậm lụt  v.v…

* Hãy chăm học hỏi từ những người khôn ngoan và những người chuyên môn về tâm lý gia đình

Gia đình cầu nguyện

* Cả gia đình nên cầu nguyện chung trước bàn thờ để củng cố đức tin, trở nên nhân đức. 

* Để trở nên tuyệt vời cho nhau và yêu nhau hơn và biết tha thứ cho nhau.

* Để tỉnh thức trước mọi hoàn cảnh và bình tĩnh, bình tâm giải quyết mọi việc.

* Để biết thông cảm và chịu đựng nhau, can đảm chấp nhận những sóng gió xảy đến.

* Để xin Chúa giúp cho mình thắng được tính nóng nảy, chì chiết, dằn vặt, cằn nhằn v.v…

* Để biết hàn gắn những vết nứt nho nhỏ vừa mới xảy ra giữa vợ chồng (vì nếu không hàn gắn ngay thì theo thời gian vết nứt càng lớn dần thì sẽ dẫn đến đổ vỡ).

* Để nhìn nhận những thiếu sót của cá nhân khi sự khác biệt giáo dục của hai gia đình và nhất là khi ai cũng có thể tự lực cánh sinh, không cần dựa vào ai nữa.

Hạnh phúc của con cái là thấy cha mẹ thương yêu nhau, chúng sẽ sung sướng bơi lội thỏa thích trong tình yêu thương nồng nàn của gia đình. Mục đích cuộc sống của chúng ta là làm vinh danh Thiên Chúa và nên hữu ích cho mọi người.

Đức cha Athanasius Schneider thuộc Giáo Phận Karaganda, Kazakistan khuyên: Tôi muốn đưa ra lời mời gọi – đặc biệt các bạn trẻ và các gia đình trẻ – Xin mọi người hãy vun trồng Đức Tin Công Giáo  ngay trong gia đình. Hỡi các cha mẹ trẻ, xin quý vị hãy cầu nguyện chung với con cái – Hãy dạy con cái biết cầu nguyện – Hãy nêu cao gương sáng cho con cái bằng chính cuộc sống đạo đức của quý vị – Hãy truyền thông Đức Tin Công Giáo tuyệt đẹp cho con cái quý vị

Tôi nhận Đức Tin Công Giáo qua giòng sữa của mẹ tôi cho tôi bú. Thật là một Hồng Ân trọng đại. Tôi nhớ rất rõ trong thời thơ ấu, lúc ấy hoàn toàn vắng bóng Linh Mục Công Giáo, đều đặn mỗi buổi tối cha mẹ tôi quy tụ 4 đứa con lại và cầu nguyện chung. Chúng tôi quỳ gối trong phòng cùng đọc kinh. Chúa nhật thì giờ đọc kinh chung trở thành buổi cử hành Phụng Vụ Lời Chúa thay cho Thánh lễ“.

Ước mong tất cả những gia đình Công Giáo luôn sống hạnh phúc trong tình thương yêu của Thiên Chúa để làm thăng tiến xã hội và thăng hoa Giáo Hội.

Elisabeth Nguyễn

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts