1. Hôn Nhân & Gia Đình

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -

  •  
    Hong Nguyen
     
    Tue, Mar 16 at 3:42 PM
     
     

    image.png
    LỜI TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI NGOẠI VỀ CHA XỨ.
    (Đọc để hiểu và cảm thông cho Cha xứ của mình)
    “Đi tu làm gì con ơi. Tao thấy mấy Ông Cha đi tu có sướng gì đâu?
    Sáng sớm đã dậy Dâng Lễ  ngày mưa cũng như ngày nắng, mùa đông giá rét cũng như ngày hè nóng nực, vẫn đầy đủ. Rồi lại dạy giáo lý rồi tập hát,…
    Giảng lễ thì cả trăm người nghe, lễ xong người ta ra về tay trong tay ấm áp, bố mẹ con cái vui vẻ cười nói, còn Ông thì lủi thủi dọn đồ lễ, đóng cửa tắt điện nhà thờ một mình, lễ về mới cắm lại ít cơm nguội còn lại của bữa trưa với hâm lại ít tép khô của mấy bữa trước ăn
    vậy. Ăn xong dọn dẹp thu xếp cũng đã muộn, lại còn xem sách vở, giấy tờ các kiểu, rồi còn chuẩn bị bài giảng lễ sáng hôm sau. Chưa kể lúc xây dựng nhà thờ tao còn thấy ổng thay đồ ra phụ hồ mặt lấm lem đó thôi
    Ngày nào cũng thế, toàn những việc không tên, chuyện giáo xứ, chuyện gia đình, chuyện trên trời dưới đất… tất cả vào Ông Cha.
    Tao thấy nhà tao có 2 đứa con, để mà chiều lòng chúng nó thì quá mệt vậy mà tao thấy một mình Ông lo cho cả giáo xứ cả trăm nghìn người giáo dân, vừa lòng người nọ thì mất lòng người kia, vừa lòng hội đoàn nọ thì mất lòng hội kia,…
    Có ai hiểu và thông cảm cho Ông đâu. Khỏe mạnh thì không sao, những ngày trái gió trở trời mà chẳng may bị ốm thì rõ khổ. Người ta còn có vợ có chồng hay con cái chăm sóc, còn Ông thì phải tự một thân một mình chăm sóc cho mình, hay là những lúc buồn chắc các ông cũng cần phải có người để nói chuyện hoặc là tâm sự chứ nhể?
    Tao thấy có nhiều người ngồi chơi ở nhà tao, thấy Ông Cha đi qua thì chào rối rít, mà sau đó thì bàn tán nói xấu này nọ, chê Ông Cha xứ già, làm lễ lâu, đọc không rõ, còn bảo là Ông dạy giáo lý vớ vẩn,… Tao thấy ai rồi mà chả già, với lại Ông làm Cha thì được học hành đàng hoàng thì phải hơn mấy ông giáo dân chứ, thế mà họ lại còn chê là dạy vớ vẩn. Mà hình như giáo dân chỉ muốn biến các Ông thành công cụ hay là nô lệ để phục vụ cho vừa ý họ, vừa lòng thì không sao, không may phật ý chút là quay lại nói này nói nọ, rồi so sánh Ông này với Ông kia,… Còn nữa chứ, chẳng biết giáo dân cho Ông được nhiều hay ít mà họ bảo là Ông này cứ có tiền là xong hết. Chắc họ nghĩ mấy Ông Cha này là tham quan.
    Mà tao thấy giáo dân có cho hay biếu được cái gì thì Ông cũng cho hết vào nhà thờ, hoặc là cho bọn nhỏ học giáo lý chứ có dành riêng cái gì cho Ông đâu. Tấm lòng của các Ông cao cả với lại hy sinh như thế mà vẫn có người chê trách các Ông. Giáo dân đã chẳng giúp đỡ thì thôi lại cứ còn chia rẽ. Tao thấy giáo dân có nhiều người ích kỷ lắm, đã chẳng làm được gì mà lại còn chê bai người khác.
    Nhưng mà lạ cái là lúc nào tao cũng thấy các Ông ấy vui vẻ. Chắc các ông có niềm vui riêng. Tao nghĩ mà thương các Ông!”
    Ước gì giáo dân hiểu được điều này!!!*
    M̀ột lão già ngoại đạo
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - CHIẾN DỊCH/MƯU CHƯỚC CỦA MA QUỶ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Mar 12 at 12:28 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    CHIẾN DỊCH MỚI CỦA MA QUỶ

     

    Trong mọi hoàn cảnh, tình thế, chúng ta cương quyết không để sập bẫy ma quỷ. Hãy che chở, nâng đỡ, hiệp thông, và cầu nguyện cho các Đấng Bậc trong Hội Thánh, vì đó là bổn phận của mỗi người Kitô hữu.

    Giữa cơn lốc xoáy của thời đại 4.0, cao trào chống phá các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ bùng phát dữ dội, và ngày càng  ngùn ngụt phun  lửa như muốn thiêu sống các vị.

     

    Đây là chiến dịch toàn bộ, toàn diện, quyết đi đến toàn thắng của ma qủy, được thực hiện một cách công khai, không nể nang, dè dặt, hay ngại ngùng, giấu diếm.

     

    Ngoài mặt trận triệt để khai thác, tố giác trước dư luận những sai phạm luân lý của các giám mục, linh mục, tu sĩ, còn một mặt trận khác có sức tàn phá kinh khủng  hơn ngàn lần đang được chúng tận dụng, đó là xúi giục chính những người con của Giáo Hội cách này cách khác qủa quyết và công bố “như đúng rồi” án phạt hỏa ngục dành cho các vị.

     

    Thực vậy, sau thời gian truy lùng một số rất ít giám mục, linh mục, và tu sĩ lạm dụng tình dục, ma quỷ thay đổi kế hoạch với hy vọng phá nát niềm tin của giáo dân nơi các Đấng Bậc trong Giáo Hội, bằng gieo hoang mang trong hàng ngũ dân Chúa, khi dùng chính miệng những giáo dân bị coi là qủy nhập, qủy ám nói về số phận đời sau của các vị.

     

    Nếu bạn có thời giờ theo dõi hiện tượng trừ qủy, trừ tà như trăm hoa đua nở trên mạng xã hội những tháng gần đây, bạn sẽ nhận ra một vấn đề hết sức nhức nhối, đó là  hầu như tất cả các pha trừ qủy đều dẫn đến màn chót là “dậy bảo, khuyên răn, công kích, rồi dùng hoả ngục đe dọa các giám mục, linh mục, tu sĩ”,  với mục đích làm cho mọi người thấy rõ những kẻ sắp bị Thiên Chúa luận phạt, hàng ngũ đang điên dại chọc giận cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, những tác nhân lợi hại làm suy yếu Giáo Hội, và tha hóa giáo dân, chính là hàng giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ, mà cái giá họ bắt buộc phải trả là hoả ngục đời đời.

     

    Chỉ cần tinh ý một chút, chúng ta sẽ thấy ngay mục tiêu cuối cùng của ma quỷ, khi dùng miệng một số người nhẹ dạ, thuộc đủ thành phần trong dân Chúa tiếp tay đánh phá hàng ngũ “những người Chúa chọn” bằng tiên báo những điều không chỉ gây hoang mang, mất niềm tin, mà còn hạ uy tín, lấy đi lòng kính trọng của giáo dân đối với các vị, khi không ngần ngại khẳng định nào là hoả ngục đầy dẫy hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ; nào là ba phần tư hàng giáo sĩ nước này, quốc gia kia đã thuộc về Xatan; hoặc dòng này, tu hội nọ  từ lâu đã là những cánh tay nối dài của Luxiphe, những đan viện thực chất là  động qủy, tổ qủy được khôn khéo trá hình.

     

    Tất cả những tuyên bố tai ương, những “sấm ngôn” trừng phạt, đầy đọa trong hoả ngục ấy rất nguy hiểm, vì có khả năng đánh thẳng vào trái tim của nhiều người, đặc biệt những giáo dân vốn bất mãn với các Đấng Bậc trong Giáo Hội, những  con chiên có vấn đề cá nhân với chủ chăn, những tâm hồn còn non trẻ trong đức tin, những người mà đời sống tâm linh đang gặp khó khăn, khủng hoảng. Đó là chưa kể vô số kẻ thù truyền kiếp của Giáo Hội luôn lợi dụng cơ hội, kẽ hở để khích bác, mạ lỵ, tấn công những người hiến thân phục vụ Giáo Hội.

     

    Trước chiến dịch ngày càng lan rộng như vết dầu loang nhanh, chúng ta phải làm gì?

     

    Thưa, ngoài củng cố đức tin bằng cầu nguyện với Giáo Hội và cho Giáo Hội; ngoài học hỏi về yếu tính, sứ vụ của Giáo Hội với niềm xác tín Đức Giêsu và Giáo Hội là một, vì Giáo Hội là thân thể, hiền thê yêu dấu của Đức Giêsu được chính Đức Giêsu bảo đảm sự  trung tín, và  bền vững, trường tồn, chúng ta còn cần hiểu đúng đắn về “những người Chúa chọn để phục vụ Giáo Hội của Ngài”, bởi hiểu sai về các vị, chúng ta sẽ dễ bị ma qủy tuyên truyền, nhồi sọ, và thoái hoá biến thành tay sai làm việc cho chúng chống phá Giáo Hội.

     

    1. Đức Thánh Cha, các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ là những người được Chúa đích thân chọn:

     

    Các vị không là giám mục, linh mục, tu sĩ của ai, nhưng của Đức Giêsu, vì đích thân Đức Giêsu gọi các vị (x. Dt 5,4 ; Ga 15, 16 ), để hiến toàn  thân, và trọn  đời đi theo, ở lại với Ngài và  phục vụ Giáo Hội của Ngài. Được chọn và được thánh hiến, các vị trở thành những bạn hữu thân tín của Đức Giêsu (x. Ga 15,15), và được chia sẻ chương trình cứu thế một cách đặc biệt với Ngài.

     

    Trong số những người Chúa chọn, có những  người  được xức dầu tấn phong, như  linh mục, giám mục để thi hành sứ vụ (x.Lv 4,16). Nhờ được xức dầu thánh hiến, linh mục, giám mục trở thành “những người được chọn” đời đời, vì ấn tích không bao giờ phôi phai (x. Tv 109,4), để thi hành sứ vụ được trao phó (x. Lc 4,18-19, mà một trong những sứ vụ quan trọng là “được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội” (Dt 5,1).

     

    Đức Giêsu đã “chọn người Ngài muốn”, mà không bị bất cứ một áp lực nào. Khi tự do chọn các vị, Đức Giêsu tỏ cho chúng ta biết tình yêu cao vời của Ngài trên những người Ngài chọn, tình yêu được “nên một như Cha ở trong con, và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta”, bởi  chỉ tình yêu của Đức Giêsu mới đạt đến mức hiệp nhất nên một người Ngài yêu thương và tuyển chọn trong tình yêu của Chúa Cha và Ngài.

     

    Với xác tín mãnh liệt về  tình yêu vô cùng lớn lao Đức Giêsu dành cho  các môn đệ, khi chọn các vị, chúng ta mới  hiểu được phần nào hồng ân cao cả và bao laThiên Chúa bao phủ các Đấng Bậc trong Hội Thánh. Nhờ đó, chúng ta tránh được nhiều sai lầm khi nhìn các vị với con mắt thế gian, đánh giá các vị theo kiểu giám đốc lượng giá công tác của nhân viên, và kết luận về các vị theo khả năng sản xuất sản phẩm, bởi Đức Giêsu gọi và tuyển chọn các vị trước hết và trên hết  vì yêu các vị và muốn cac vị trở nên giống Ngài.

     

    2. Đức Giêsu yêu thương đến cùng những người Ngài chọn:

     

    Không ai có thể chối cãi điều này, vì Tin Mừng quả quyết: “Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).

     

    Trong khung cảnh  bữa tiệc chia ly, trước khi bị bắt, Đức Giêsu đã bày tỏ tình yêu của Ngài dành cho các môn đệ thân tín của mình, khi nói với các vị những lời đầy yêu thương, khích lệ: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy” (Ga 13,33), “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó với Thầy” (Ga 14,1-3).

     

    Như thế, Đức Giêsu đã công khai tỏ tình yêu vô bờ bến và “chung thủy” – đến cùng của Ngài đối  với những người Ngài đã chọn. Không bỏ những ai được gọi và đi theo mình; không phụ bạc, phản bội, ruồng rẫy những người thuộc về mình, Đức Giêsu  xác quyết tình yêu trung tín của Ngài khi nói với các môn đệ có mặt: “Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó với Thầy”, nghiã là Ngài ở thiên đàng, thì những người thuộc về Ngài cũng sẽ ở thiên đàng với Ngài.

     

    Quả thực, đã không có một lời đe dọa, hay ngăm đe “phải xa Ngài”, hoặc “phải xuống hoả ngục” nào từ miệng Đức Giêsu khi Ngài ở giữa các môn đệ là những người Ngài yêu thương và tín nhiệm. Trái lại, tất cả những lời Ngài nói với các vị đều dạt dào yêu thương, chan chứa hy vọng, tràn đầy sức mạnh ủi an: “Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó” (Ga 14,12-14).

     

    Thật không còn lời an ủi nào ân tình hơn những lời Đức Giêsu nói với những người Ngài chọn: “Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. … Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.” (Ga 14,27); không lời hứa nào chắc chắn và bảo đảm cho đời người  tận hiến hơn lời Đức Giêsu dặn dò các môn đệ: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dậy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26); không lời khích lệ nào đem lại niềm vui cho người được chọn và sai đi bằng lời Đức Giêsu nới với các tông đồ: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15, 16);  “Hãy ở lại trong tình thương của Thầy … để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn” (Ga 15,9.11).

     

    Tóm lại, những người được Thiên Chúa chọn như Đức Thánh Cha, các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ để toàn tâm, toàn trí phục vụ Giáo Hội là những người được Chúa yêu thương đến cùng và tín nhiệm đặc biệt, như Đức Giêsu đã nói với các tông đồ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15), nên tương quan giữa các vị và Đức Giêsu là tương quan vô cùng thân tình, chí thiết, khó có thể tách rời như thánh Phaolô đã tự hỏi: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô?”, và trả lời: “Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương qủy lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,35. 38-39).

     

    Như thế, không một ai được tự cho mình quyền quyết đoán, phán xét “số phận đời đời” của những người Chúa chọn theo quan điểm, não trạng thế gian, và suy đoán tiêu cực về giá trị đời thánh hiến của các vị, vì Thiên Chúa luôn gìn giữ  những người Ngài chọn, nâng đỡ những người Ngài xức dầu thánh hiến, như lời ngôn sứ Isaia: “Vì Ta, Đức Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Đấng cầm lấy tay phải ngươi và phán bảo: “Đừng sợ, chính Ta phù trợ ngươi” (Is 41,13), và như lời Đức Giêsu: “Thầy ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em” (Lc 10,19), và  “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

     

    Đàng khác, khi chọn các vị, Thiên Chúa đã biết các vị cũng yếu đuối như bao người khác. Nhung nhờ thế mà các  vị “có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc”, và khi dâng lễ đền tội cho dân thế nào, thì các vị cũng dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy (x. Dt 5,3).

     

    Quả thực, Đức Giêsu đã không che dấu, hay lấp liếm yếu đuối “chối Thầy” của tông đồ trưởng Phêrô, nhưng bằng tình yêu thương xót, đã làm cho ông lớn lên trong tình yêu của Ngài, khi hỏi ông ba lần, như ba lần tuyên xưng tình yêu ông dành cho Ngài khi hiện ra với các môn đệ ở biển hồ Tibêria sau khi sống lại: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” (Ga 21,15), và ngay sau đó, đã trao quyền chăm sóc đàn chiên của Ngài (x. Ga 21, 16 – 17), mà không đắn đo, do dự vì  ông đã ba lần công khai chối Ngài: “Tôi không biết người này là ai” đang khi Ngài bị tra khảo, đánh đòn trong dinh Thượng Tế  Caipha (x. Ga 18,12-27). Và cũng với tình yêu, Đức Giêsu bảo đảm ơn gọi môn đệ, sứ vụ “chứng nhân” của những người Ngài chọn, khi căn dặn: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35).

      

    Là người Kitô hữu, chúng ta tin rằng ơn Chúa đủ cho những người Ngài chọn (2 Cr 12,9), và không quên lời Đức Giêsu đã nói với các tông đồ, cũng là lời Ngài đang nói với chúng ta: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian  và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em” (Ga 15,18-19).

     

    Vì ghét, thế gian cùng với ma quỷ không ngừng vu khống, hãm hại, lên án những người được Thiên Chúa chọn; không mệt mỏi tìm mọi mưu hèn kế bẩn để cô lập, loại trừ, triệt hạ những chứng nhân, sứ giả của Tin Mừng. Vì thế, khi bài bạc, công kích các Đấng Bậc trong Giáo Hội; khi nhẹ dạ tin lời ma quỷ dùng miệng lưỡi  những kẻ đầu quân cho chúng tiên báo những án phạt hoả ngục trên những người Chúa chọn; khi ngây thơ để ma quỷ gieo rắc những luận điệu chụp mũ, hạ uy tín  hàng giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ, chúng ta đã vô tình trở thành cánh tay nối dài của chúng để làm hại những người thuộc về Chúa, xúc phạm và làm tổn thương Thân Thể mầu nhiệm của Đức Giêsu là Giáo Hội.

    Và trong mọi hoàn cảnh, tình thế, chúng ta cương quyết không để sập bẫy ma quỷ bằng che chở, nâng đỡ, hiệp thông, và cầu nguyện cho các Đấng Bậc trong Hội Thánh, vì đó là bổn phận của mỗi người Kitô hữu, như Đức Giêsu đã nói với các môn đệ trước khi sai các vị lên đường truyền giáo: “Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy” (Lc 10, 16).

    Jorathe Nắng Tím

     

     

 

BÁNH SỰ SỐNG - LỜI CHÚA VÀ THÁNH THỂ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Feb 4 at 11:44 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    HÃY ĐẾN DÙNG BỮA !
    LỜI CHÚA VÀ THÁNH THỂ
     
    “Ba ơi, chiều nay ba cho phép con được mời mấy đứa bạn của con về ăn cơm chung với nhà mình được không ba ?” Người cha mỉm cười đôn hậu, xoa đầu con trai, nhẹ nhàng bảo:
    “Được, con ạ, con cứ mời các bạn của con đến nhà mình ăn cơm đi…” Sau bữa cơm chiều, cậu bé lại chạy đến xin với cha mình: “Ba ơi, ba cho phép các bạn con được ngủ lại nhà mình đêm nay nhé ?” Người cha lại rộng lượng nhận lời.
    Qua hôm sau, rồi hôm sau nữa, cậu con trai dễ thương lại xin với cha được đón thêm nhiều bạn khác nữa, cả bọn con trai và con gái thân thiết được đến ăn cơm chung rồi ngủ lại nhà. Người cha vẫn không hề từ chối, không hề có một thái độ khó chịu nào.
    Ngược lại, bầu khí căn nhà vốn đã ấm cúng vui tươi, nay lại càng thêm rộn rã tiếng nói cười. Bọn trẻ đã đến đây rồi thì dường như không còn muốn rời xa căn nhà hạnh phúc ấy nữa…
     
    Có lẽ chúng ta sẽ kết luận rằng câu chuyện này không thể nào có thật, làm gì có một gia đình nào lại chịu cho bao nhiêu người quanh năm đến ăn bám và ngủ nhờ nhà mình một cách vô điều kiện như thế. Nhưng kìa, đó chính là em Bé Giêsu và Thiên Chúa là Cha của Người cũng là cha của tất cả chúng ta.
    “Hỡi những ai khát, hết thảy hãy đến, có nước đây !
    Cả những ai không có tiền, cũng hãy đến !
    Hãy mua mà ăn ! Hãy mua rượu, mua sữa,
    Không cần trả đồng xu nào !” ( Is 55, 1 ).
    Ngày hôm nay, Bé Giêsu cũng đang mời chính chúng ta đó. Bé mời bạn vào ăn chung bàn chung mâm với gia đình của Bé, ngay trong ngôi nhà của Cha bé. Tự bạn không có quyền, không có tư cách gì để vào Nhà của Cha, ngồi ăn chung với Cha.
    Nhưng nếu chúng ta cũng trở nên như những trẻ nhỏ bạn thân thiết của Bé Giêsu, theo lời mời gọi của Bé, dựa vào quyền làm Con của Bé, núp sau lưng Bé, chúng ta sẽ được ăn chung bàn với Cha của Bé.
    Ước gì, mỗi lần ăn xong, no nê và ngon lành, lũ trẻ chúng ta biết nài nỉ, nhờ Bé Giê-su xin phép Cha cho chúng ta được lưu lại, được ở luôn trong Ngôi Nhà của Cha. Như thế thì hạnh phúc biết mấy !
    Chính ngay bây giờ, ngay hôm nay, khi lên Rước Lễ, chúng ta có thể thưa với Thiên Chúa là Cha rằng: “Ba ơi, Ba nhìn kìa, Bé Giêsu, Con yêu dấu của Ba, đang đến bên cạnh Ba, dẫn theo những con cái mà Ba đã trao cho Người ! ( xem Dt 2, 13 ).
    Và rồi, chúng ta sẽ được bước theo Bé Giêsu mà vào dự tiệc Nước Trời, trong Ngôi Nhà của Cha, bên cạnh Cha…
    Theo DAILY BREAD
    Lm. Giuse Lê Quang Uy, DCCT
    Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế
     

 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO -33 CÂU HỎI MÙA CHAY

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Feb 25 at 8:46 PM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
     

    33 CÂU HỎI GIÁO LÝ MÙA CHAY

     

    1. Mùa Chay là gì ? Mùa Chay kéo dài bao nhiêu ngày, bắt đầu và kết thúc vào ngày nào ?
    Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết thúc trước Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh.

    2. Kinh Thánh cho ta biết con số 40 ám chỉ những biến cố lớn nào ?
    Con số 40 ( ám chỉ ) gợi nhớ 40 năm dân Do Thái Vượt Qua trong sa mạc tiến về Đất Hứa (Ds 14, 33; 32, 13), lụt Hồng Thủy kéo dài 40 đêm ngày (St 7) và cuộc chay tịnh 40 đêm ngày của Chúa Kitô trong rừng vắng trước khi rao giảng ơn cứu độ (Mt 4, 2; Lc 4, 1 – 2).Các Giáo Phụ cũng coi thời gian giữ chay tương tự thời gian bốn mươi ngày ông Môsê ở trên núi Xinai (Xh 34, 28), hoặc 40 ngày ông Êlia chạy trốn ở núi Khorép (1V 19, )…

    3. Mùa Chay có mấy đặc tính ?
    Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng Lễ Vượt Qua của Đức Kitô, và nhất là nhớ lại hoặc dọn mình lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy.
    Mùa Chay còn là mùa chuẩn bị các tín hữu cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua bằng sự nhiệt thành nghe Lời Chúa và chuyên chăm cầu nguyện mỗi ngày.

    4. Mùa Chay mang ý nghĩa gì ?
    Mùa Chay là thời kỳ sám hối, cầu nguyện: Hội Thánh kêu gọi mọi người quay về với Chúa, thanh tẩy tâm hồn, từ bỏ các tật xấu, hy sinh hãm mình và làm việc bác ái.
    Mùa Chay cũng là thời gian huấn luyện Đức Tin của các Kitô hữu cho thêm vững mạnh, và sâu xa hơn khi nhớ lại Bí Tích Thánh Tẩy đã lãnh nhận.
    Mùa Chay còn là mùa chuẩn bị cho anh chị em Dự Tòng đón nhận sự sống thiêng liêng nhờ việc sống tinh thần của Bí Tích Thánh Tẩy.

    5. Chủ đề Sứ Điệp Mùa Chay năm 2014 của Đức Thánh Cha là gì ?
    Chủ đề của Sứ điệp trích từ thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi tín hữu Corintô: “Người đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo của Người” (x. 2 Cr 8,9).

    6. Vì sao ĐTC chọn chủ đề này? 
    Vì đây là chủ đề yêu thích của Đức Thánh Cha Phanxicô; ngay từ khi khởi đầu sứ vụ Giáo hoàng, ngàiđã luôn nhấn mạnh đến chiều kích này của đời sống Kitô hữu.

    7. Bốn phương thế Hội Thánh quen dùng trong Mùa Chay là gì ? 
    Bốn phương thế Hội Thánh quen dùng trong Mùa Chay là: sám hối, ăn chay hãm mình, cầu nguyện và làm các việc bác ái.

    8. Sám hối là gì ? 
    Sám hối là can đảm và khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm mình đã phạm.

    9. Việc chay tịnh giúp con người ra sao ? 
    Qua việc chay tịnh, con người nhìn nhận mình lệ thuộc Thiên Chúa, vì chính lúc không sử dụng lương thực Chúa ban, con người mới cảm nghiệm được tính cách bấp bênh của sức lực mình. Hơn nữa, ăn chay là muốn bày tỏ cùng Thiên Chúa rằng: Nếu không có Người, chúng ta không thể làm gì được; và qua việc thực lòng nhìn nhận tính cách hư vô của mình, con người khẩn cầu Chúa tha thứ.

    10. Theo luật HT, đến tuổi nào thì buộc phải giữ chay và kiêng thịt ? 
    Theo luật Hội Thánh, mọi người từ tuổi thành niên (tức là 18 tuổi trọn; GL 97) cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì buộc phải giữ chay (GL 125 ). Còn luật kiêng thịt buộc những người từ 14 tuổi trọn trở lên.

    11. Giáo Hội buộc ta phải giữ chay và kiêng thịt vào những ngày nào ? 
    Giáo Hội buộc ta phải giữ chay và kiêng thịt vào hai ngày Thứ Tư Lễ Tro và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (x. GL 125). Việc chay tịnh của Hội Thánh vào hai ngày này nói lên ý muốn đền tội và từ bỏ tội lỗi và đó cũng là một sự chuẩn bị để mừng lễ Phục Sinh.

    12. Phụng Vụ ngày thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín hữu những gì ? 
    Phụng Vụ ngày Thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín hữu ý thức về thân phận thụ tạo tội lỗi của mình. Khi nhận tro rắc lên đầu, tín hữu được nhắc nhớ: “hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro”.

    13. Tại sao CN thứ VI Mùa Chay được gọi là Chúa Nhật Lễ Lá ? 
    Chúa Nhật bắt đầu Tuần Thánh gọi là Chúa Nhật Lễ Lá, vì có cuộc kiệu lá để kỷ niệm việc Chúa Giêsu long trọng tiến vào thành Thánh Giêrusalem để hoàn tất Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người. Tục lệ này khởi đầu tại Giêrusalem vào cuối thế kỷ thứ IV.

    14. Nghi thức làm phép lá và rước lá nhắc nhở chúng ta điều gì ? 
    Nghi thức làm phép lá và rước lá nêu cao vương quyền của Đức Kitô, đồng thời để giúp chúng ta sống lại cảnh tượng Chúa Kitô khải hoàn tiến vào Giêrusalem. Người muốn tỏ uy quyền và vinh quang của Người để chúng ta bền vững, tin tưởng và trung thành với Người.

    15. Tuần Thánh là gì ?
    Tuần Thánh là tuần lễ chủ yếu của Năm Phụng Vụ, bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá đến Chúa Nhật Phục Sinh.

    16. Trong tuần Thánh, GH cử hành những cuộc tưởng niệm nào ?
    Trong Tuần Thánh, Giáo Hội cử hành cách đặc biệt hơn các biến cố trong những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu, tức là cuộc khổ nạn, cái chết và sự Phục Sinh của Người. Trong tuần lễ này, Tam Nhật Vượt Qua là những ngày quan trọng nhất.

    17. Hằng năm, người Do Thái mừng lễ Vượt Qua để làm gì ?
    Hằng năm người Do Thái mừng lễ Vượt Qua để tưởng nhớ lại biến cố Vượt Qua Biển Đỏ mà ngợi khen, cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, và nhắc nhở họ phải sống xứng đáng là dân riêng của Chúa.

    18. Hội Thánh cử hành Tam Nhật Vượt Qua với mục đích nào ?
    Hội Thánh cử hành Tam Nhật Vượt Qua để cho ta thấy trước và sống trước những thực tại của ngày cánh chung, ngày mà Chúa Kitô sẽ tập hợp tất cả chúng ta lại trong Nước của Cha Người. Mầu nhiệm Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Giêsu đã khơi mào và bảo đảm cho ta được hưởng ngày hồng phúc ấy.
    Hơn nữa, Hội Thánh dùng Tam Nhật Vượt Qua để đón nhận những con cái mới được sinh ra trong ân sủng, để giao hòa những hối nhân và canh tân đời sống những người đã được thanh tẩy.

    19. Tam Nhật Vượt Qua có ý nghĩa gì đối với Kitô hữu ?
    Tham dự Tam Nhật Vượt Qua, tín hữu được sống với Đức Kitô trong bữa Tiệc Ly, theo Người lên Núi Sọ, bước vào chốn an nghỉ của Người và chiêm ngắm Người Phục Sinh vinh hiển.

    20. Tại sao Tam Nhật Vượt Qua lại là trung tâm điểm của Phụng Vụ Kitô giáo ?
    Tam Nhật Vượt Qua là trung tâm điểm của Phụng Vụ Kitô giáo, bởi vì tất cả nền Phụng Vụ của Hội Thánh đều phát xuất từ mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô: khổ nạn, chịu chết và phục sinh. Chúa Phục Sinh là ngày lễ Mẹ của mọi Chúa Nhật trong năm; Thánh Lễ nào cũng đều tưởng niệm và tái diễn công cuộc Vượt Qua của Đức Kitô.

    21. Trong ngày thứ Năm Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những nghi thức long trọng nào ?
    Thánh Lễ Truyền Dầu được cử hành vào ban sáng do Đức Giám Mục Giáo Phận chủ tế cùng với Linh Mục đoàn để làm phép dầu Bệnh Nhân, dầu Dự Tòng và để thánh hiến Dầu Thánh.
    Thánh Lễ tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu được cử hành ban chiều để nhắc nhớ việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Thánh Lễ này khai mạc Tam Nhật Vượt Qua.

    22. Phụng Vụ chiều thứ Năm Tuần Thánh, Hội Thánh tưởng niệm những biến cố gì liên quan đến Chúa Giêsu ?
    Trước hết là tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu, việc Ngài thiết lập Bí Tích Thánh Thể và chức Linh Mục (x. Mt 26, 26-29), cũng như nghi thức rửa chân, biểu tượng tình yêu phục vụ của Đức Kitô (x.Ga 13,1 -20).

    23. Khi cử hành nghi thức rửa chân, Hội Thánh muốn nhắc chúng ta điều gì ?
    Chính vì yêu thương mà Chúa Giêsu đã hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ, như đầy tớ rửa chân cho chủ. Qua nghi thức này, Hội Thánh muốn nhắc nhở chúng ta phải noi gương Đức Kitô trong tinh thần phục vụ: “Phục vụ vì yêu thương”.

    24. Kinh Thánh cho ta biết tâm trạng của Chúa Giêsu trong vườn Ghếtxêmani thế nào ?
    Trong vườn Ghếtsêmani, Chúa Giêsu cảm thấy sợ sệt, buồn rầu và xao xuyến. Người đã xin Chúa Cha cho khỏi qua giờ đau khổ, khỏi phải uống chén này. Tuy nhiên, dầu sợ hãi, Người cũng sẵn sàng chết, nếu đó là Thánh ý Chúa Cha: “nhưng xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha” (x. Mt 26, 39; Mc 14, 35 – 36; Lc 22, 42 – 44).

    25. Chén mà Chúa Giêsu xin Chúa Cha cho Ngài khỏi uống ám chỉ điều gì ?
    Chén ở đây ám chỉ những thử thách và những đau khổ mà Đức Giêsu sắp phải chịu. Đó chính là cuộc thương khó của Ngài.

    26. Trọng tâm của việc cử hành chiều ngày thứ Sáu Tuần Thánh là gì ? Tại sao ?
    Trọng tâm của việc cử hành chiều thứ Sáu Tuần Thánh là nghi thức suy tôn và kính thờ Thánh Giá, vì nhờ Thánh Giá mà ơn cứu độ được ban cho chúng ta.

    27. Trên Thập Giá, Đức Giêsu đã nói những lời nào ?
    Lời thứ nhất: Đức Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha xin Người tha cho những kẻ làm khổ mình: “Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34);
    Lời thứ hai:Đức Giêsu chấp nhận lời xin của tên trộm bị đóng đanh cùng: “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng” (Lc, 23, 43);
    Lời thứ ba: Đức Giêsu trao gửi Thánh Gioan cho Đức Mẹ: “Thưa Bà, đây là Con Bà” (Ga 19, 26);
    Lời thứ tư:Đức Giêsu trao gửi Đức Mẹ cho Thánh Gioan: “Đây là Mẹ của anh” (Ga 19, 27);
    Lời thứ năm: Đức Giêsu than thở với Chúa Cha: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con !” (Mt 27, 46);
    Lời thứ sáu:Đức Giêsu phó thác linh hồn cho Chúa Cha: “Lạy Cha, Con xin phó thác linh hồn Con trong tay Cha” (Lc 23, 46);
    Lời thứ bảy: Đức Giêsu kêu khát và sau khi uống chút giấm chua, Đức Giêsu nói: “Thế là mọi sự đã hoàn tất”. Rồi Người tắt thở. (Ga 19, 30).

    28. Khi chết trên Thập Giá, Đức Kitô muốn nói với chúng ta điều gì ?
    Đức Kitô muốn nói rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng: “Không có tình yêu nào lớn lao cho bằng tình yêu của người dám hy sinh mạng sống mình vì người mình yêu” (Ga 15, 13).

    29. Tại sao gọi tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu cứu chuộc ?
    Chúng ta gọi tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu cứu chuộc vì qua hy lễ của Đức Kitô, tình yêu Thiên Chúa giải thoát loài người khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết. (Rm 5, 8).

    30. Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu chết trên Thập Giá, chúng ta phải có những thái độ nào ?
    Suy tôn:vì Chúa đã chiến thắng sự chết;
    Kính phục:vì Chúa đã hy sinh chịu chết;
    Cảm mến:vì Chúa đã dùng cái chết để tỏ lòng yêu thương ta;
    Tri ân:vì Chúa đã chịu chết để chuộc tội cho ta;
    Ngưỡng mộ: vì Chúa muốn chúng ta noi theo Người: “Ai muốn theo Ta, thì hãy bỏ mình và vác thập giá mình mà theo”.
    Vì thế, chúng ta hãy giục lòng ăn năn tội và quyết tâm sống mỗi ngày một đẹp lòng Chúa Giêsu hơn.

    31. Ngày thứ Bảy Tuần Thánh, Hội Thánh muốn chúng ta làm gì ?
    Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Hội Thánh mời gọi chúng ta cùng với Mẹ Maria cầu nguyện bên Mồ Chúa, cùng Người suy ngắm các đau khổ, cái chết và việc mai táng của Chúa Giêsu trong niềm hy vọng và tin tưởng.

    32. Trên hình Thánh Giá ở cây nến Phục Sinh, Linh Mục ghim năm hạt hợp hương mang ý nghĩa gì ?
    Trên hình Thánh Giá ở cây nến Phục Sinh, năm hạt hợp hương chính là biểu tuợng của năm dấu đanh Chúa Giêsu (dấu đanh trên cổ tay trái, dấu đanh trên cổ tay phải dấu đanh trên cổ chân trái, dấu đanh trên cổ chân phải, và dấu đanh bên cạnh sườn Chúa Giêsu).

    33. Dấu Thánh Giá mang ý nghĩa gì ?
    Thánh Giá là dấu chỉ của sự cứu độ. Khi làm dấu Thánh Giá, chúng ta nhận biết mình thuộc về Chúa Kitô và bày tỏ niềm tin vào Chúa Kitô, Đấng đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta.

     

    Sưu tầm

    --------------------------------------

     

     

     


     

     

     

 

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - CẦU NGUYỆN CHUNG

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Jan 31 at 3:15 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Ấn tượng về những buổi tối cầu nguyện chung trong gia đình

    Cha Aimé Duval - Linh Mục dòng Tên - chào đời ngày 30-6-1918 tại Val d'Ajol, Vosges (Đông Bắc Pháp) và qua đời ngày 30-4-1984. Xin trích dịch chứng từ của Cha về những buổi tối cầu nguyện chung trong gia đình.

    Tôi là con thứ năm trong gia đình có 9 người con. Trước tôi là Lucie, Marie, Hélène, Marcel và sau tôi là René, Raymond, Suzanne và André.

    Trong gia đình tôi không có kiểu sống đạo đức mang tính cách thái quá hoặc phô trương. Nhưng hàng ngày có buổi đọc kinh chung vào mỗi tối. Và buổi đọc kinh tối chung này mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi cho đến ngày tôi nhắm mắt lìa đời.

    Chị gái tôi - chị Hélène - là người giữ nhiệm vụ đọc các kinh, hơi dài, khoảng 15 phút, đối với bọn con nít chúng tôi. Vì thế đôi khi chị đọc thật nhanh hoặc đọc tóm tắt cho đến khi Ba tôi cất tiếng la rầy và ra lệnh: ”Đọc lại từ đầu!”

    Thế là, ngay từ những giây phút thơ ấu ấy, tôi hiểu rằng, phải thưa chuyện với THIÊN CHÚA Nhân Lành với ngôn từ chậm rãi, đứng đắn và thật trang trọng dễ thương.

    Thân phụ tôi - điều làm tôi cảm động nhất mãi cho đến ngày hôm nay - là cung cách của người. Ba tôi - người luôn luôn mỏi mệt vì công việc đồng áng nặng nhọc hoặc vì phải chuyên chở gỗ và không hổ thẹn tỏ ra mình quá mệt - vậy mà, sau bữa ăn tối, người kính cẩn quì gối, chống khuỷu tay trên chiếc ghế, đôi bàn tay ôm lấy trán, người cùng đọc kinh tối chung với gia đình. 
    Suốt trong buổi đọc kinh, người luôn luôn giữ thế quì bất động, không nhúc-nhích không ho-hen, không hề đưa mắt liếc nhìn đàn con đang có mặt chung quanh, cũng không bao giờ tỏ ra nóng-nảy khó-chịu vì buổi đọc kinh tối kéo dài. Và tôi - thằng con nít - tôi thầm nghĩ: ”Xem kìa, Ba mình thật lực lưỡng, người điều khiển gia đình, người có hai con bò lớn, người không hề nao núng trước vận mệnh cuộc đời xem ra đen-đủi, cũng chẳng khiếp sợ khi đứng trước mặt ông trưởng làng hoặc những kẻ giàu có, vậy mà giờ đây trong buổi đọc kinh tối, Ba lại tỏ ra thật nhỏ-bé trước mặt THIÊN CHÚA Nhân Lành!
    Như vậy có nghĩa là Ba đã có một thái độ thật khác xa khi thưa chuyện với THIÊN CHÚA Nhân Lành. Như vậy cũng có nghĩa THIÊN CHÚA Nhân Lành phải là Đấng Cao Cả lắm-lắm khiến cho Ba phải quì gối, nhưng cùng lúc lại là Đấng vô cùng thân-thiện, cho phép Ba có thể thưa chuyện với THIÊN CHÚA Nhân Lành mà không cần thay bộ đồ làm việc lem-luốt nơi đồng áng!” Về phần Mẹ tôi, tôi không bao giờ trông thấy Mẹ quì gối.
    Lý do giản dị là vì Mẹ quá mệt! Mẹ ngồi ở giữa phòng, tay ẵm đứa em nhỏ nhất với chiếc áo đen phủ kín tới gót, mái tóc màu hung-hung thật đẹp phủ kín tới cổ và tất cả mọi đứa con lớn nhỏ đều ngồi chung quanh Mẹ, kề sát bên Mẹ hoặc tựa người vào Mẹ. Mẹ theo sát lời kinh chị Hélène đọc và đôi môi Mẹ mấp máy đọc theo, không sót một lời một câu nào. Mẹ đọc như chính đó là lời kinh của riêng Mẹ.

    Chỉ có một điều lạ lùng khác xa với thái độ của Ba, đó là Mẹ tôi không rời mắt nhìn chúng tôi. Mẹ nhìn từng đứa một. Cái nhìn Mẹ dừng lại thật lâu nơi các em bé nhất. Mẹ chỉ nhìn chứ không bao giờ nói gì cả hoặc lên tiếng la rầy chúng tôi. Ngay cả khi mấy đứa nhỏ cựa-quậy xì-xầm, ngay cả lúc sầm chớp ầm-vang xuyên qua mái nhà hoặc khi con mèo làm đổ nắp đậy cái nồi!

    Và tôi - thằng con nít - tôi thầm nghĩ: ”THIÊN CHÚA quả thật tốt lành mới cho phép người ta thưa chuyện với Ngài khi bồng con trong tay và mình khoác tấm áo làm việc (tablier de travail)! Quả thật THIÊN CHÚA Nhân Lành là Đấng vô cùng quan-trọng khiến cho sấm-sét hoặc con-mèo trở thành chuyện không đáng quan tâm!”

    Đôi tay của Ba, đôi môi mấp máy của Mẹ là những cử điệu dạy tôi bài học tôn giáo đầu đời quan trọng gấp bội lần những bài học giáo lý. THIÊN CHÚA Nhân Lành là Đấng Tối Cao. THIÊN CHÚA Nhân Lành là Đấng thật thân thiện gần gũi. Và người ta chỉ có thể thưa chuyện thân tình với THIÊN CHÚA Nhân Lành sau khi chu toàn bổn phận một ngày sống trọn vẹn, một ngày lao động vất vả...

    ”Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối của các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy. Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Isaia 55, 9-11). 

    Sưu tầm

     
     -----------------------------------------