1. Hôn Nhân & Gia Đình

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    CHẠM ĐẾN NGƯỜI THÂN QUA THÁNH THỂ

     
    Khái niệm ở đây là gì? Làm thế nào chúng ta có thể gắn kết và rời xa nhau trong lòng Thánh Thể? Đây là những lời cốt yếu:

    Hãy tưởng tượng bạn là cha hay mẹ của một đứa con không còn đi nhà thờ nữa, không còn cầu nguyện nữa, không còn giữ luật Hội Thánh nữa, không còn tôn trọng long tin của bạn nữa, thậm chí có lẽ còn công khai nói không biết có Chúa hay không hoặc công khai tuyên bố mình vô thần. Bạn có thể làm gì đây?

    Bạn có thể tiếp tục cầu nguyện cho con cái và sống theo niềm tin tôn giáo của mình, hy vọng tấm gương cuộc đời bạn sẽ có sức thuyết phục khi những lời nói của mình không còn tác dụng nữa. Bạn có thể làm như vậy, nhưng vẫn có thể làm được hơn thế.

    Bạn có thể tiếp tục thương yêu và tha thứ con mình, và chừng nào chúng còn nhận được tình thương yêu và lòng tha thứ đó thì chúng còn đang nhận được tình thương yêu và thứ tha của Chúa. Sự tiếp xúc của bạn là tiếp xúc của Chúa. Vì bạn là một phần của Thánh Thể, nên khi bạn chạm tới con mình nghĩa là Chúa Kitô đang chạm tới con bạn. Khi bạn yêu thương chúng là khi Chúa Kitô đang yêu thương chúng. Khi bạn tha thứ cho chúng là khi Chúa Kitô  đang tha thứ cho chúng, bởi vì sự tiếp xúc của bạn chính là sự tiếp xúc của giáo hội.

    Một phần của điều kỳ diệu Nhập Thể là sự kiện chúng ta có thể làm được cho nhau những gì Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta. Chúa Giêsu trao cho chúng ta quyền năng đó: Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.… Các con tha thứ cho ai thì người đó sẽ được tha thứ.

    Nếu bạn là một phần của Thánh Thể, thì khi bạn tha thứ cho ai, người đó sẽ được tha thứ. Nếu bạn thương yêu ai, người đó sẽ được Chúa Kitô thương yêu, bởi vì Thánh Thể không chỉ là nhiệm thể Chúa Giêsu mà còn là nhiệm thể của tín hữu. Được một tín hữu chạm tới, thương yêu và tha thứ là được Chúa Kitô chạm tới, thương yêu và tha thứ. Địa ngục có lẽ là khi người nào đó tự đặt mình ra hẳn ngoài vòng thương yêu và tha thứ làm cho họ không còn có thể được thương yêu và tha thứ nữa. Và đây không hẳn chỉ là vấn đề khước từ rõ ràng về tôn giáo hay luân lý, mà đúng hơn là vấn đề khước từ tình thương yêu từ cộng đồng những người tha thiết. Nói một cách đơn giản hơn là:

    Nếu một người bạn thương yêu đi xa khỏi Giáo hội, không còn tin và giữ đạo, thì chừng nào bạn vẫn thương yêu người đó và vẫn giữ người đó trong tình thương yêu và tha thứ, thì người đó đang chạm tới “mép áo của Chúa Kitô”, đang được ôm vào Thánh Thể, và đang được Thiên Chúa thứ tha, bất chấp mối quan hệ chính thức bên ngoài của người đó với giáo hội như thế nào. Làm sao như vậy?

    Họ đang chạm tới Thánh Thể vì sự tiếp xúc của bạn là sự tiếp xúc của Chúa Kitô. Khi bạn chạm tới ai, người đó đang được liên kết với Thánh Thể, trừ phi người đó chủ động khước từ tình thương yêu và sự tha thứ của bạn. Và điều này vẫn đúng kể cả sau khi chết: Nếu một người nào thân thiết với bạn chết đi trong một tình trạng mà ít nhất nhìn bề ngoài là đang không hòa hợp với Giáo hội, thì tình thương yêu và sự tha thứ của bạn sẽ tiếp tục gắn người đó với Thánh Thể và sẽ tiếp tục là niềm tha thứ cho người đó, kể cả sau khi chết.

    G.K. Chesterton từng diễn đạt điều này trong một câu chuyện ngụ ngôn như sau: “Một người đàn ông hoàn toàn không đếm xỉa gì tới những chuyện tâm linh chết và xuống địa ngục. Các bạn của anh trên trần gian rất nhớ anh. Vị đại diện kinh doanh của anh tìm xuống tận các cổng địa ngục để xem coi có khả năng nào đem được anh về lại trần gian hay không. Nhưng dù người đó cầu xin để các cánh cửa được mở ra, nhưng các thanh sắt vẫn đóng im ỉm. Linh mục của anh cũng tới và phân trần: “Anh ta không hẳn là người xấu đâu; nếu có thời gian thì chắc hẳn anh ta đã trưởng thành. Xin hay thả anh ta ra!” Cánh cửa vẫn ngoan cố khóa chặt trước mọi lời cầu khẩn. Cuối cùng, mẹ của anh đến, bà không xin thả anh ra. Giọng nhỏ nhẹ, với vẻ nghẹn ngào là lạ, bà nói với Xa-tăng: “Để tôi vào”. Ngay lập tức, hai cánh cửa to lớn mở tung ra. Bởi vì tình thương yêu thấu tận tới cổng địa ngục và cứu rỗi cho người chết.”

    Trong nhập thể, Thiên Chúa là bằng xương bằng thịt như con người: trong Chúa Giêsu, trong Thánh Thể và trong tất cả những ai có đức tin chân thành. Sức mạnh và lòng thương vô vàn từ Chúa Giêsu vẫn luôn luôn ở với chúng ta trong thế giới này, nhưng tối thiểu chúng ta phải kích động nó. Chúng ta là Thánh Thể. Những gì Chúa Giêsu làm cho chúng ta, chúng ta có thể làm cho nhau.

    Tình thương yêu và lòng tha thứ của chúng ta là sợi dây kết nối người thân yêu chúng ta với Chúa, với sự cứu rỗi, với cộng đoàn các thánh, kể cả khi những người thương đó không còn đi trên con đường đức tin nữa.

    Quá đẹp để không thể tin là thật được phải không? Vâng, chắc chắn như vậy. Nhưng còn có cách nào khác để nói về huyền nhiệm Nhập Thể!

    ronrolheiser
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BA CN16TN-B

  •  
    Hong Nguyen
     

    Thứ Ba tuần 16 Thường niên năm I - Thực hành lời Chúa (Mt 12,46-50)

    Tin mừng: Mt 12, 46-50

    46 Người còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người.

    47 Có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy”.

    48 Người bảo kẻ ấy rằng: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” 49 Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.

    50 Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi”.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chúa Giêsu thiết lập Hội Thánh là Dân riêng mới. Dân riêng mới được quy tụ không theo tiêu chuẩn huyết thống, nhưng theo tiêu chuẩn tin và thi hành ý muốn Chúa Cha.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, dân riêng thời Cựu ước bao gồm những con cháu của gia đình tổ phụ Gia-cóp. Họ liên kết với nhau nhờ tình máu huyết. Còn Chúa, Chúa quy tụ dân riêng của Chúa theo một tiêu chuẩn khác. Ai sống theo thánh ý Chúa Cha, người đó trở nên dân riêng, trở nên người thân của Chúa. Nhờ đó, tất cả mọi người đều có cơ hội trở nên con cái trong đại gia đình Chúa thiết lập.

    Thoáng nghe Tin Mừng hôm nay, con có cảm tưởng dường như Chúa lạnh lùng với thân bằng quyến thuộc. Nhưng suy gẫm thêm, con mới hiểu rằng: tình máu mủ dù có thắm thiết đến đâu cũng không thể chặt chẽ bằng mối tình thiêng liêng được liên kết bằng tình yêu Chúa. Chúa không dạy con bỏ tình ruột thịt, nhưng dạy con biết cùng nhau sống thánh ý Chúa Cha để mọi mối tình nhân loại được vững bền và có giá trị cao cả.

    Các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai là tấm gương quý báu cho con. Họ đã trở nên anh chị em vì cùng tin và cùng sống Tin Mừng của Chúa. Họ đã góp tất cả của cải để chia đều cho nhau. Chúng con là anh chị em ruột thịt cũng không thể làm được như vậy.

    Lạy Chúa, xin cho con nhận ra ý nghĩa cao cả của Bí tích Rửa Tội, vì nhờ đó, con được dẫn vào mối liên hệ thân thích mới. Nhưng nhất là xin Chúa giúp con sống bí tích Rửa Tội, thực thi Thánh Ý Chúa trong cuộc sống, để nhờ đó con được thực sự trở nên con cái Thiên Chúa và là anh chị em với nhau. Amen.

    Ghi nhớ: “Người giơ tay trên các môn đệ mà nói: Ðây là mẹ Ta và là anh em Ta”. (C. 48)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BẢY CN14TN-B

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sat, Jul 10 at 10:18 AM
     
     

    Thứ Bảy tuần 14 Thường niên năm I - Đừng sợ! (Mt 10,24-33)

    Tin mừng: Mt 10, 24-33

    24 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Môn đệ không hơn thầy, và tôi tớ không hơn chủ mình.

    25 Môn đệ được bằng thầy, tôi tớ được bằng chủ mình thì đã là khá rồi. Nếu họ đã gọi chủ nhà là Bêelgiêbul thì huống hồ là người nhà của Ngài.

    26 Vậy các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết.

    27 Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà.

    28 “Các con đừng sợ kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn. Các con hãy sợ Đấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục.

    29 Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao ? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến.

    30 Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. 31 Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần.

    32 “Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy là Đấng ngự trên trời.

    33 Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng ta phải kính sợ. Xác tín điều đó, ta sẽ can đảm làm chứng cho Chúa, và ta sẽ sống đạo vì Chúa mà thôi.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, chính Chúa đã tạo dựng hồn xác con và làm chủ mạng sống con. Chỉ có Chúa là Đấng con yêu mến và kính sợ trên hết mọi người, mọi sự. Thế nhưng đối với con điều ấy không dễ.

    Áp lực xã hội và dư luận là rào cản hữu hình, con dễ nhận thấy nên con thường sợ những điều ấy hơn sợ Chúa. Con thường sợ người đời cười chê hơn kính sợ Chúa. Con nể xã hội, bạn bè, cha mẹ, hơn kính nể Chúa. Rất nhiều lúc vì nể nang mà con đã làm điều sai trái. Con mà không đi lễ thì sợ người ta đánh giá con khô khan, con mà gian tham thì sợ người ta khinh ghét con, con không đóng góp việc chung thì sợ người ta coi con là kẻ keo kiệt, ích kỷ. Chúa đang mong con phải tiến xa hơn mức độ đó. Con sống tốt không phải vì sợ ai cho bằng là vì con muốn sống đẹp lòng Chúa. Làm phiền lòng Chúa, đó là điều con đáng sợ nhất mà con phải sợ.

    Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho con để con nhận ra Chúa đang hiện diện bên con và nhìn thấy con, để nhờ đó, trước khi suy nghĩ điều gì, nói câu gì hoặc làm việc gì, con sẽ biết chọn lựa, đắn đo suy nghĩ, nói năng, hành động sao cho đẹp lòng Chúa. Được mọi người đánh giá tốt về con, đó là điều đáng mừng. Nhưng điều đáng mừng nhất và cần thiết nhất là con sống sao để chính Chúa cũng đánh giá tốt về con.

    Xin Chúa cho con biết kính sợ Chúa hết lòng để con can đảm sống theo lời Chúa. Và với lòng kính sợ nhưng tràn ngập tin yêu phó thác, con sẽ can đảm làm chứng về Chúa mà không sợ hãi. Amen.

    Ghi nhớ: “Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác”. (C.28)

    Kinh chuyển:
    Hông
     

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH -TĨNH CAO - THACH ĐỐ CỦA GIA ĐÌNH

  •  
    Tinh Cao
     
    Trọng Kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Trong tiến trình của Năm Gia Đình Niềm Vui Yêu Thương này,
    Chúng ta đã có dịp đọc bài dịch hay nghe mp3 về tình trạng hôn nhân gia đình cách đây 40 năm,
    qua nhan đề "Niềm Vui Yêu Thương - Chập Chờn Sáng Tối" được phổ biến hôm mùng 8/7/2021,
    theo văn kiện Tông Huấn Tình Nghĩa Gia Đình - Familiaris Corsortio của ĐTC Gioan Phaolô II 1981.
     
    Sau đó, chúng ta đã đọc hay nghe câu chuyện thực sự về Niềm Vui Yêu Thương - Cổ Tích Đời Thường, 
    được phổ biến hôm kia mùng 9/7/2021, hôm nay, để tiếp theo, chúng ta trở lại với Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương,
    để thấy được ĐTC Phanxicô và Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ 2015 và ngoại lệ 2014 đã nhận thấy gì
    về Thực Trạng Hôn Nhân Gia Đình 35 năm sau Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới 1980 cũng về Hôn Nhân Gia Đình.
     
    Xin kính mời Cộng đoàn dân Chúa theo dõi ở những cái links tùy ý thích hợp dươi đây:
     
     
    Xin đọc bài dịch của HĐGMVN dưới đây:
     

    CHƯƠNG II

    THC TRẠNG VÀ NHNG THÁCH ĐỐ CỦA GIA ĐÌNH

     

    1.               Thiện ích của gia đình là điều có tính quyết định đối với tương lai của thế giới và Hội thánh. Đã có rất nhiều phân tích về hôn nhân và gia đình, về những khó khăn và thách đố đối với gia đình hiện nay. Chúng ta nên tập chú vào thực tế cụ thể, vì “những đòi hỏi và những lời mời gọi của Thần Khí cũng vang lên ngay trong những biến cố lịch sử”, qua đó “Hội thánh có thể được dẫn đến chỗ hiểu biết thâm sâu hơn đối với mầu nhiệm khôn dò về hôn nhân và gia đình”[1]. Ở đây, tôi không có tham vọng trình bày toàn bộ những gì có thể nói về những đề tài khác nhau liên quan đến gia đình trong bối cảnh hiện thời. Nhưng, vì các Nghị phụ Thượng Hội đồng đã đưa ra một cái nhìn thực tế về các gia đình trên toàn thế giới, nên tôi thấy thật là phù hợp để thâu thập lại đôi điều trong những đóng góp mục vụ của các ngài, thêm vào đó những bận tâm khác từ chính cái nhìn của tôi.

     

    Thực trạng của gia đình

     

    2.               “Trung thành với giáo huấn của Đức Kitô, chúng ta hãy nhìn vào thực tế của gia đình hiện nay trong toàn cảnh phức tạp, với ánh sáng và bóng tối của nó. […] Những thay đổi về nhân học và văn hóa ngày nay đang tác động lên mọi khía cạnh của đời sống và đòi phải có một lối tiếp cận có tính phân tích và đa dạng”[2]. Trong bối cảnh cách đây vài thập niên, các Giám mục Tây Ban Nha đã nhận ra một thực tế là trong các gia đình đã có được sự tự do nhiều hơn, “bằng sự phân công hợp tình hợp lí hơn các gánh nặng, trách nhiệm và công việc. […] Khi càng đề cao sự thông giao nhân vị giữa vợ chồng, người ta càng góp phần làm cho toàn thể cuộc sống chung trong gia đình có tính nhân văn hơn. […] Cả xã hội ngày nay trong đó chúng ta đang sống, cũng như xã hội mà chúng ta đang hướng đến đều không cho phép tiếp tục tồn tại những hình thức và mẫu mực gia đình như trong quá khứ mà thiếu sự phân biệt”[3].Nhưng “chúng tôi ý thức xu hướng chính của những thay đổi về nhân học và văn hóa đó đang dẫn các cá nhân đến chỗ ngày càng ít được hỗ trợ hơn so với quá khứ từ các cấu trúc xã hội, trong đời sống tình cảm và gia đình của họ”[4].

     

    3.               Đàng khác, “cũng cần phải xét đến nguy cơ ngày càng tăng về một thứ khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa cực đoan làm biến chất các mối liên kết gia đình và kết cục coi mỗi thành viên gia đình như một ốc đảo cô lập, đôi khi còn nổi lên tư tưởng cho rằng con người tạo nên chính mình bởi các ước muốn riêng tư vốn được xem như tuyệt đối[5]“Những căng thẳng xâm nhập từ một thứ văn hóa mang đậm tính cá nhân chủ nghĩa coi trọng chiếm hữu và hưởng thụ, làm nảy sinh trong lòng các gia đình những hành xử thiếu kiên nhẫn và hung hăng”[6]. Tôi muốn kể thêm vào đó cả nhịp sống gấp rút hiện nay, những áp lực, cơ cấu tổ chức xã hội và làm việc, vì đó cũng là những nhân tố văn hóa gây nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng có được những chọn lựa lâu dài. Đồng thời, chúng ta cũng thấy mình đang đối diện với những hiện tượng hàm hồ. Chẳng hạn, người ta đề cao tư tưởng về một thứ nhân vị tôn vinh tính chân thực đối lại với cung cách xử sự rập khuôn. Đó là một giá trị có thể phát huy những tài năng và tính bộc phát tự nhiên; nhưng nếu định hướng sai lạc, nó có thể tạo ra những thái độ ngờ vực thường xuyên, tránh né dấn thân, khép mình trong tháp ngà tiện nghi và kiêu căng. Sự tự do chọn lựa giúp ta tự hoạch định đời sống của mình và phát triển bản thân mình tốt nhất, nhưng nếu không có những mục tiêu cao thượng và kỉ luật cá nhân, tự do đó sẽ khiến người ta ngày càng mất dần đi khả năng quảng đại tự hiến chính mình cho tha nhân. Thực tế tại nhiều nước, nơi mà con số các cặp kết hôn đang giảm, thì ngày càng có nhiều người chọn sống độc thân, hay chung chạ như vợ chồng mà không sống chung một nhà. Chúng ta cũng có thể nêu lên một ý thức đáng khen ngày nay về đức công bằng; nhưng nếu hiểu không đúng, điều này sẽ biến các công dân thành những khách hàng chỉ quan tâm mỗi việc cung ứng các dịch vụ cho mình mà thôi.

     

    4.               Nếu những nhân tố nguy hiểm này ảnh hưởng đến quan niệm về gia đình, thì gia đình có thể biến thành một trạm quá cảnh, nơi người ta chỉ chạy đến nương nhờ khi cần, hoặc nơi người ta đến để đòi hỏi những quyền lợi, còn các quan hệ thì phó mặc cho những thay đổi thất thường của những ước muốn riêng và hoàn cảnh. Thực ra, ngày nay người ta dễ lẫn lộn giữa sự tự do đích thực và tư tưởng cho là mỗi người có thể phán quyết thế nào tùy ý, như thể ngoài cá nhân chẳng còn đâu là chân lý, giá trị và nguyên tắc định hướng cuộc đời, người ta xem như thể mọi thứ đều như nhau, và mọi sự đều phải được phép. Trong bối cảnh đó, lí tưởng hôn nhân, vốn là một sự dấn thân trọn vẹn và bền vững suốt đời, rốt cuộc sẽ bị tiêu tan bởi những sở thích tùy hứng hoặc bởi những thói thất thường dựa trên cảm tính. Người ta sợ sự cô đơn, người ta ước muốn được sống trong một môi trường được che chở và chung thủy, nhưng đồng thời càng ngày người ta càng sợ bị vướng nhiều hơn vào mối quan hệ có thể cản trở việc thực hiện những khát vọng cá nhân của mình.

     

    5.               Là Kitô hữu, chúng ta không thể chối bỏ lí tưởng hôn nhân, chỉ vì lí do không muốn đi ngược dòng cảm thức của con người ngày nay, vì muốn  hợp thời, hoặc vì mặc cảm tự ti trước tình trạng suy thoái về đạo đức và nhân bản. Như thế chúng ta sẽ làm cho thế giới thiếu mất đi những giá trị mà chúng ta có thể và phải góp phần. Hẳn là, chẳng có ý nghĩa gì khi cứ ngồi một chỗ mà chỉ trích những điều xấu xa của thời đại, như thể làm vậy chúng ta có thể thay đổi được điều gì. Cũng chẳng ích gì khi cố dùng quyền bính áp đặt luật lệ lên người khác. Điều chúng ta cần là một nỗ lực với sự quảng đại và trách nhiệm nhiều hơn để trình bày các lí do và các động cơ cho việc chọn lựa hôn nhân và gia đình, và bằng cách này giúp người ta sẵn sàng đáp trả hơn nữa ân sủng mà Thiên Chúa ban cho họ.

     

    6.               Đồng thời chúng ta cũng phải khiêm tốn và thực tế nhìn nhận rằng, đôi khi cách chúng ta trình bày niềm tin Kitô giáo của mình, và cách chúng ta cư xử với người khác đã góp phần tạo ra tình trạng mà chúng ta đang than vãn như ngày nay, bởi thế chúng ta cần phải tự phê bình một cách thích đáng. Đàng khác, chúng ta thường trình bày hôn nhân theo cách nào đó khiến cho mục đích kết hợp của hôn nhân, lời mời gọi triển nở trong tình yêu và lí tưởng tương trợ lẫn nhau bị lu mờ đi, trong khi quá nhấn mạnh về bổn phận sinh sản như thể đó là mục đích duy nhất. Chúng ta cũng đã không đồng hành tốt với các cặp vợ chồng mới cưới trong những năm đầu hôn nhân của họ, không có những đề xuất thích hợp với giờ giấc của họ, với ngôn ngữ của họ, với những ưu tư cụ thể nhất của họ. Nhiều khi chúng ta cũng đã trình bày một thứ lí tưởng thần học hôn nhân quá trừu tượng, được xây dựng hầu như nhân tạo, xa rời hoàn cảnh cụ thể và các khả năng thực tiễn của các gia đình. Việc lí tưởng hóa quá mức như vậy, nhất là khi chúng ta không đánh thức đủ niềm tín thác vào ơn Chúa, đã không giúp làm cho hôn nhân trở thành hấp dẫn hơn và đáng khao khát hơn, mà hoàn toàn đi ngược lại.

     

    7.               Từ khá lâu rồi, chúng ta vẫn cứ tin rằng chỉ cần nhấn mạnh những vấn đề đạo lí, đạo đức sinh học và luân lí, mà không cần khuyến khích người ta mở lòng ra với ân sủng, cũng là điều đã nâng đỡ các gia đình, củng cố mối dây liên kết vợ chồng và mang lại cho cuộc sống chung của họ một ý nghĩa. Chúng ta đã gặp khó khăn khi trình bày hôn nhân như một hành trình năng động của phát triển và thực hiện hơn là một gánh nặng phải chịu đựng suốt cả cuộc đời. Chúng ta cũng cảm thấy khó khăn khi muốn dành chỗ cho lương tâm của các tín hữu, là những người rất thường đáp lại lời mời gọi của Tin mừng cách tốt nhất ngay giữa những giới hạn của họ, và họ cũng có khả năng phân định cá nhân tốt trước những tình huống khi mọi kế hoạch bị đổ vỡ. Chúng ta được mời gọi để đào tạo các lương tâm chứ không thay thế các lương tâm.

     

    8.               Chúng ta phải biết ơn vì phần lớn người ta vẫn còn quí trọng giá trị các mối tương quan gia đình với ước mong những giá trị này sẽ kéo dài mãi và được ghi dấu bằng sự kính trọng lẫn nhau. Bởi thế, người ta cảm kích việc Hội thánh đồng hành và hỗ trợ người ta trong các vấn đề liên quan đến việc làm triển nở tình yêu, việc khắc phục những xung đột hay việc giáo dục con cái. Nhiều người quí trọng sức mạnh của ân sủng mà họ đã cảm nhận nơi Bí tích Giao Hòa và Thánh Thể, ân sủng này giúp họ vượt qua được những thách đố trong đời sống hôn nhân và gia đình. Tại một số nước, đặc biệt nơi nhiều vùng của Châu Phi, chủ nghĩa thế tục vẫn không làm suy yếu được một số giá trị truyền thống, và các cuộc hôn nhân vẫn tạo nên một liên kết vững chắc giữa hai đại gia đình thông gia, trong đó người ta vẫn còn giữ được một cơ cấu khá rõ ràng nhằm giải quyết những tranh chấp và những khó khăn. Trong thế giới hiện nay, chúng ta cũng cảm kích chứng tá của các đôi hôn phối không những kiên trì theo thời gian mà còn vẫn tiếp tục sống dự phóng chung và bảo toàn được tình yêu của họ. Điều đó mở ra một hướng mục vụ tích cực, ân cần, có thể từng bước giúp các đôi bạn đào sâu hơn những đòi hỏi của Tin mừng. Thế nhưng, chúng ta rất thường ở trong tư thế tự vệ, và phung phí năng lượng mục vụ cho việc lên án một thế giới suy đồi, mà ít có khả năng đề ra cho người ta những con đường mang lại hạnh phúc. Nhiều người cảm thấy rằng sứ điệp của Hội thánh về hôn nhân và gia đình không phản chiếu rõ ràng lời rao giảng và thái độ của Đức Giêsu, Người đồng thời vừa đề xuất một lí tưởng rất đòi hỏi vừa không bao giờ từ chối gần gũi và cảm thương với những con người yếu đuối, như người phụ nữ xứ Samaria hay người phụ nữ ngoại tình.

     

    9.               Điều đó không có nghĩa là không còn nhận ra sự suy đồi văn hóa không cổ võ tình yêu và sự hiến dâng nữa. Những ý kiến tham khảo trước hai Thượng Hội đồng gần đây cho thấy rất nhiều triệu chứng khác nhau của một thứ “văn hóa tạm bợ”. Tôi nghĩ đến, chẳng hạn, lối sống tốc độ trong đó người ta thay đổi từ quan hệ tình cảm này sang quan hệ tình cảm khác. Người ta tưởng rằng tình yêu, cũng giống như các mạng xã hội, có thể kết nối hay ngưng kết nối tùy theo sở thích của người tiêu dùng và cũng có thể nhanh chóng “bị chặn”. Tôi cũng nghĩ tới nỗi sợ mà người ta cảm thấy bởi viễn cảnh của một sự dấn thân vĩnh viễn khơi lên, nghĩ tới nỗi sợ không còn thời gian tự do, nghĩ tới những mối tương quan tính toán thiệt hơn, người ta băn khoăn liệu chúng có bù đắp được sự cô đơn, có được một sự bao bọc chở che, hay được phục vụ thế nào đó hay không. Người ta chuyển đổi cách sống các quan hệ tình cảm giữa con người thành thái độ sống như khi ứng xử với các đồ vật và môi trường, đó là xem mọi sự đều có thể vứt bỏ, mỗi người dùng xong rồi bỏ, mua và hủy, khai thác và vắt kiệt. Rồi thì chia tay! Chứng tự yêu mình thái quá khiến người ta không còn khả năng nhìn thấy được gì ngoài bản thân mình, ngoài những khao khát và những nhu cầu của mình.

    Nhưng ai sử dụng người khác như các đồ vật, thì sớm hay muộn, sẽ bị người khác sử dụng, bị thao túng và bỏ rơi như thế. Một điều đáng lưu ý là hôn nhân đổ vỡ thường xảy ra nơi những người lớn tuổi mà thích tìm một lối sống “độc lập và từ chối lí tưởng chung sống với nhau cho đến tuổi già, để chăm sóc và nâng đỡ nhau.

     

    --

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

  •  
    Tinh Cao
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa.
     
    Chúng ta đang sống trong Năm Gia Đình Niềm Vui Yêu Thương.(19/3/2021 - 26/6/2022)
    Trong 15 Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới từ sau Cộng đồng Chung Vaticanô II (1967-2018)
    có tất cả 15 Thượng Nghị Thế Giới thường lệ, trong đó có 2 thượng nghị về hôn nhân gia đình.
    Thế mới biết hôn nhân gia đình là một mục vụ đặc biệt được Giáo Hội quan tâm có thể nói là hơn hết, như vẫn ưu tiên cho người nghèo vậy.
     
    ĐTC Phanxicô vừa bắt đầu phục vụ Giáo Hội với tư cách là giáo hoàng năm 2013 ngài đã triệu tập ngay một thượng nghị giám mục ngoại lệ năm 2014 về hôn nhân gia đình.
    Chúng ta sẽ trở về với những gì ngài viết trong Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương hậu 2 thượng nghị giám mục thế giới 2014 và 2015 đều về hôn nhân gia đình.
    Giờ đây, chúng ta thử nhìn lại tình trạng hôn nhân gia đình 40 năm trước đây, năm 1981, với Tông Huấn Familiaris Consortio – Tình Nghĩa Gia Đình của ĐTC Gioan Phaolô II,
    ở phần một về "NHỮNG ĐỐM SÁNG VÀ BÓNG TỐI ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH NGÀY NAY" ở những cái links và được đính kèm để tùy nghi sử dụng dưới đây:
     
     
     
    Đồng thời, cũng xin kèm theo một thông báo để cùng nhau tích cực Cử Hành Năm Gia Đình Niềm Vui Yêu Thương này.
    Những ai có thân nhân hay thân hữu ở địa phương cóa Khóa LTXC 2021 này thì xin tiếp tay phổ biến,
    nhất là xin hiệp lời cầu nguyện cho Khóa LTXC XXXIII - 2021, mở màn cho 5 khóa tiếp ở các nơi khác trên đất Mỹ này.
     
    Chân thánh đa tạ.
     
    TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh
     
     

    Nếu hôn nhân gia đình là trung tâm yêu thương và sự sống của xã hội loài người,
    thì trung tâm yêu thương và sự sống l
    à nền tảng của xã hội này đã và đang bị khủng hoảng đến phá sản hơn bao giờ hết!
    Con người càng văn minh về vật chất và văn hóa về nhân bản, yêu thương càng băng hoại và sự sống càng tàn rụi hơn bao giờ hết!

    Ngày 3/10/2020, ĐTC Phanxicô ban hành Thông Điệp Fratelli Tutti về Tình Huynh Đệ của nhân loại,
    như một đường lối giúp con người vị kỷ và lãnh đạm có thể vượt thoát các cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay.
    Ngày 19/3/2021, thời điểm kỷ niệm 5 năm Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương về Hôn Nhân Gia Đình,
    được ĐTC Phanxicô ban hành ngày 19/3/2016, ngài đã mở Năm Gia Đình Niềm Vui Yêu Thương cho đến 26/6/2022.
     
     
    Theo chiều hướng Giáo Hội, Nhóm TĐCTT đã hưởng ứng và nỗ lực thực hiện
    Các Khóa LTXC chủ đề theo Tông Thư 2016: "Niềm Vui Yêu Thương - Amoris laetitia"
     
     
    image.png

     

    --

    •  
      NiemVuiYeuThuong-ChapChonSangToi.docx
      16.6kB