1. Hôn Nhân & Gia Đình

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Bảy tuần 32 Thường niên năm I - Tín thác (Lc 18,1-8)

    Tin mừng: Lc 18, 1-8

    1 Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. 2 Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. 3 Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: ‘Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.’ 4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: ‘Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, 5 nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc.’”

    6 Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! 7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi?

    8 Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Khi cầu nguyện, con người phải kiên trì. Thời gian sẽ giúp con người luyện đức cậy trông, bởi vì có hết lòng cậy trông, con người mới đáng Chúa ban ơn.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, con không có cảm tình với vị thẩm phán trong bài Tin Mừng. Lòng ông ta như gỗ đá mà lại còn ngạo mạn chẳng biết kính sợ ai. Chúa kể một nhân vật như vậy để cho con thấy sức mạnh của sự kiên trì.

    Chúa là Cha yêu thương con vô vàn. Chúa thấu hiểu những khó khăn của con hơn chính bản thân con. Chúa chẳng vui gì khi thấy con cái Chúa khổ đau và thiếu thốn. Chúa dạy con kiên trì cầu nguyện để con hết lòng hướng về Chúa và chỉ hướng về Chúa mà thôi. Chúa muốn con xác tín rằng: chỉ có Chúa là chốn con tựa nương. Con hết lòng cậy trông vào Chúa để con đáng được Chúa ban ơn.

    Lạy Chúa, Chúa luôn đề cao thái độ trẻ thơ. Trẻ thơ phó thác đáng được Chúa thương. Kiên tâm cầu nguyện là con đang trở thành con thơ trong tay Chúa, Chúa sẽ săn sóc gìn giữ con như người Cha che chở con cái mình.

    Lạy Chúa, tuy thế, có nhiều lần con đã nản chí vì xin hoài xin mãi mà dường như Chúa chẳng nghe lời con cầu xin. Nhưng ơn Chúa cho con hiểu rằng có nhiều điều con muốn nhưng lại không tốt cho con. Chúa nhân lành sẽ ban cho con điều tốt nhất mà con không ngờ. Xin Chúa nâng đỡ đức tin yếu kém của con. Xin cho con đừng mất lòng trông cậy nơi Chúa mà vội tin nhảm nhí nơi những thần tượng do trí khôn con người nắn đúc ra.

    Con nguyện sẽ là con thơ trong tay Chúa và hết lòng cậy trông tín thác nơi Chúa. Amen.

    Ghi nhớ: “Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người”.
    KÍnh chuyển:
    Hồng
     
     
     

SNGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - TẢN MẠN MÙA ĐẠI DỊCH

TẢN MẠN TRONG NHỮNG NGÀY ĐẠI DỊCH

Hơn 4 tháng vắng tiếng chuông nhà thờ, những tiếng thánh ca, những tiếng kinh nguyện râm ran … mọi sinh hoạt cộng đồng tưởng như bị ngưng hẳn khi mọi người “ở đâu yên đấy” lẩn quẩn trong vòng vây của những kẽm gai, tôn chắn. Từng con phố, ngõ hẻm, nhà cửa … mọc lên những tấm biển đỏ kèm theo nhừng dòng chữ: “Khu vực cách ly, không được ra vào”, “Khu vực phong tỏa, không phận sự miễn vào”, “ Gia đình có F0 đang cách ly, điều trị tại nhà”, ….

Nhưng không hẳn như vậy, nép dưới bóng ngôi giáo đường là những hoạt động âm thầm ngày ngày thay cho những lời kinh nguyện dâng lên Chúa. Ngay từ những ngày đầu dịch, Caritas TGP thông qua các giáo xứ (Gx.) đã có những phần gạo hổ trợ hàng tuần. Rồi kế hoạch hổ trợ bằng hiện kim của HĐGM VN như cơn mưa đầu mùa làm triển nở những bông hoa thiện nguyện.

Cảm động thay những nhà hảo tâm từ khắp các nơi kể cả ở nước ngoài, người có nhiều cho nhiều, người có ít cho ít, người góp công, người góp của, cùng nhau đóng góp cho quỹ “Tương thân tương ái” của HĐMV Gx. Rồi từng đoàn xe tải, chở lương thực, rau củ quả từ các các giáo xứ miền Tây, miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên … và ngay cả ở Tp. cũng thông qua quý Cha và các thiện nguyện viên đổ về Gx.

Xứng đáng là những cánh tay nối dài của Cha xứ, Cha phó – Ban điều hành các giáo khu, đoàn viên GĐPTTT CG và một số anh chị em thiện nguyện đã không ngại nguy hiểm rình rập ngày đêm lo đi phân phát cứu trợ. Những túi gạo, con cá, miếng thịt, những bịch rau củ quả … đã được các anh chị em tải về có khi là 1-2 giờ sáng rồi phân chia để kịp gởi tới bà con không phân biệt lương giáo ngay trong ngày. Hình ảnh những người cùng xóm chia nhau từng bó rau, quả bí, từng ký gạo, củ khoai …. Người này nhận được chia sẻ cho người kia cùng nhau vượt qua cơn bĩ cực đã làm ấm lòng những thiện nguyện viên.

Rồi những lần phải … thông chốt, những nơi vùng đỏ phải khoác lên mình những bộ đồ bảo hộ như lực lượng tuyến đầu để đi đến những phòng trọ trong hang cùng ngõ hẻm, những nơi trong rào chắn với biển báo cách ly. Không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tôn giáo, ai khổ, ai thiếu đều được cứu, được giúp. Những phần quà tuy nhỏ nhưng cũng đã làm vơi đi phần nào những lo toan về lương thực, thực phẩm.

“Xóm Bắp” – cái tên không mấy xa lạ với bà con Gx. TMT – người địa phương còn gọi là xóm đồng mả vì nơi đây có những ngôi mộ từ lâu đời. Ờ nơi đây, có những những ngôi nhà không số hoặc có nhưng trùng lắp, “xẹc” (sur) 1a …1b ….

Khi gọi tên người đầu tiên trong danh sách, từ trong ngôi nhà (hay đúng hơn là túp lều) được ẩn khuất sau một ngôi mộ, hàng chục người bước ra khiến anh em chúng tôi quyết định đứng ở đầu ngõ gọi tên từng người vì sợ tụ tập đông người. Rồi việc trao quà đã diễn ra êm đẹp tuy có những trục trặc nhỏ nhưng đã được anh em giải quyết tại chỗ.

Không chỉ ở xóm này mà ngay cả những người có nhà cửa hẳn hoi cũng lâm vào những hoàn cảnh khó khăn. Cầm cự được 1 tháng, rồi 2 tháng và bây giờ vào tháng thứ 3 thì họ “đuối” thực sự vì phải chạy lo lương thực, thực phẩm hàng ngày cho thể xác. Tinh thần thì bức bối đâm ra dễ bẳn gắt, to tiếng vì những lí do nhỏ nhặt khi cả gia đình thất nghiệp ngồi không ngó nhau!

Số người nhiễm Covid cứ tăng vọt lên hàng ngày. Từ hàng chục, hàng trăm, rồi đến hàng nghìn và lên đến hàng trăm nghìn. Số người rơi vào trạng thái nguy kịch và tử vong cứ thế tăng theo. Giãn cách càng dài càng nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, làm sao có thể giúp đỡ cho hết được Chúa ơi?

Những hình ảnh dòng người nườm nượp về quê đăng trên các trang báo mạng vào những ngày đầu nới lỏng giãn cách có lẽ đã lấy đi không ít nước mắt – nước mắt cơ cực của những người trong cuộc và nước mắt của những người thương cảm.

Những lần về quê trước đây có đưa, có đón và mang theo bao nỗi vui mừng về tinh thần và vật chất tích lũy sau cả năm trời tha phương chở về nhà như ngày xưa “vinh quy bái tổ”.

Bây giờ … kéo nhau về quê như một sự chạy trốn, chạy khỏi những ổ dịch và trốn khỏi cái chết. Hành trang lần này không còn là những món quà mà chỉ là những vật dụng thiết yếu với cái túi đang cạn dần những đồng tiền dành dụm cuối cùng … và chắc hẳn cũng có những hũ tro cốt người thân đem về nương thân lần cuối nơi quê cha đất mẹ. Buồn …!

Bây giờ sinh hoạt  tôn giáo cũng đã được khôi phục tuy số lượng giới hạn và phải tuân theo triệt để những quy định trong hoàn cảnh “bình thường mới”. Cũng có những ý kiến lăn tăn về vấn đề này nhưng ai cũng nhận thấy rằng đã đến lúc cần đến “những lương thực không hư nát” cho cuộc sống. Xin hãy cứ để Lời Chúa vang lên soi sáng trong tâm hồn mỗi người – “Hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời…” (Mt 6,20). Chúng ta đã lo được lương thực hàng ngày cho thân xác và cũng cần phải tìm kiếm của ăn cho tinh thần, cho niềm tin của mình.

Đã đến lúc chúng ta cần phải ý thức hơn thân phận mỏng giòn nay còn, mai thì chưa biết ra sao của mình và biết trân quý hơn những giá trị cuộc sống, trân quý những điều được Chúa ban tặng nhưng không. Ranh giới giữa sự sống và cái chết quá thật mong manh, cuộc đời quá thật ngắn ngủi, chóng qua như hơi thở. Vậy nên, hơn thua tranh giành nhau để làm gì, để rồi khi lìa đời giàu hay nghèo cũng chỉ ra đi với một tấm khăn liệm, một tấm nilon bó chặt trong một quan tài đơn sơ cùng ngọn lửa thiêu xóa đi thân phận của một con người!

Mọi sự thế gian đều phải bỏ lại thế gian. Chỉ có bác ái, yêu thương sẽ theo ta mãi mãi. Chỉ có những công việc bác ái mà hàng ngày ta tích góp mới trở nên kho tàng đích thực và là người bạn duy nhất theo ta đến trước tòa Chúa. Vậy nên, lúc còn có thể làm được cho ai cái gì thì làm, giúp được gì cho ai cứ giúp với tâm nguyện “Thương xót kẻ khó nghèo là cho ĐỨC CHÚA vay mượn, Người sẽ đáp trả xứng việc đã làm.” (Cn 19,17).

Jos. Hoàng Mạnh Hùng

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
00:00
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 32 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
00:00
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - TRẦN MỸ DUYỆT

  •  
    DM Tran
    Thu, Oct 28 at 4:24 PM
     
     

    SỐNG MỘT MÌNH KHÔNG TỐT

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    “It was not good for the man to be alone.” [1]

    “Con người ở một mình thì không tốt.” [2]

    “Không tốt, nếu người chỉ có một mình.” [3]

     

    Đọc lại trình thuật sáng tạo, khi Thượng Đế tạo dựng muôn loài, Ngài đem đến cho Adam, ông đã đặt tên cho tất cả, chỉ trừ một tên gọi “đàn bà” là ông chưa đặt cho bất cứ tạo vật nào. Cũng vì thiếu tên này nên ông buồn. Và Thượng Đế đã cứu ông ra khỏi nỗi buồn cô đơn ấy khi dựng cho ông một tạo vật lấy từ chính xương thịt ông.[4] Ông đã reo vui khi đón nhận tạo vật này: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.” (2:23)

     

    Điều đã làm cho Nguyên Tổ loài người vui thì cũng làm cho con người trải qua muôn thế hệ vui. Không chỉ là đàn ông hay đàn bà, ở một mình đều không tốt.

     

    Số đông bạn hữu của chúng tôi hoặc trong tình trạng độc thân hay góa bụa cũng phản ảnh tâm lý buồn chán, nỗi cô đơn, và sự lo lắng khi phải ở một mình. Nếu là người lớn tuổi, họ cảm thấy lẻ loi, và cô độc. Nếu là người trẻ tuổi, họ để lộ cảm giác trống trải, lo lắng và muốn tìm cho mình một bờ vai, một điểm tựa trên hành trình cuộc sống. Trong những buổi họp hành, xã giao, rất dễ nhận ra những điểm này phía sau những ồn ào, náo nhiệt, và vui vẻ mà họ như không muốn bỏ lỡ.  

     

     

    NHU CẦU YÊU VÀ ĐƯỢC YÊU

     

    Một em nhỏ sinh vào đời, việc đầu tiên em cần và kiếm tìm bầu sữa của người mẹ. Những dòng sữa trong lành hòa cùng tình yêu của người mẹ đã làm em cảm thấy hạnh phúc và lớn lên. Em không thể sống và phát triển nếu bị bỏ rơi một mình. Nhu cầu được yêu của em phát triển trước khi nhu cầu yêu - tình yêu mẹ con. Nhưng đối với người mẹ, nhu cầu yêu đã trở nên bản chất của tình mẫu tử. 

     

    Em nhỏ sống một mình không tốt. Trong khi em hạnh phúc đón nhận tình yêu của cha mẹ, đặc biệt là người mẹ, thì hạnh phúc của cha mẹ là trao ra, cho đi, và hy sinh hết mình vì con. Bà mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con bà uống từng giọt sữa từ bầu sữa mẹ của bà. Những dòng sữa cũng là sức sống, sinh lực, tình thương mà bà chuyền cho con bà. Còn đứa nhỏ, với những dòng sữa mang đậm tình thương đã lớn lên theo tháng năm.

     

    Với tình yêu, em đã được nuôi dưỡng, trải qua những tháng năm của tuổi thơ, tuổi trẻ, tuổi thành niên, và tuổi trưởng thành. Cha mẹ nhìn con với niềm hạnh phúc khi thấy con khôn lớn, nên người, thành công và bước những bước chân vững chãi trên đường đời. Nhưng nếu cha mẹ hạnh phúc và hy sinh cho những đứa con ngoan, đứa con dễ bảo, dễ dậy bao nhiêu, thì ngược lại, cũng chính cha mẹ lại càng yêu thương, chăm sóc, và lo lắng cho những đứa con bệnh hoạn tinh thần cũng như thể xác bấy nhiêu. Có thể nói, tình thương và sự hy sinh cha mẹ dành cho những đứa con này còn nhiều hơn dành cho những đứa con bình thường.

     

    Tóm lại, đứa trẻ lớn lên và trưởng thành không chỉ nhờ vào cơm bánh, mà còn nhờ vào dòng sữa tình thương của mẹ và sự yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Nó không thể tự mình có, tự mình lớn lên, và tự mình phát triển. Tâm lý học đã chứng minh rằng một đức trẻ lớn lên mà thiếu thốn tình thương, nó sẽ mang mãi trong mình mặc cảm bị bỏ rơi, bị quên lãng, một nỗi buồn không gì có thể bù đắp. Theo the National Runaway Switchboard, một cơ quan nhận những điện thoại và để giúp các em bỏ nhà hoặc có ý tưởng bỏ nhà đi hoang, thì 1 trong 7 em tuổi giữa 10 và 18 sẽ bỏ nhà vì một số lý do. Và có 1 tới 3 triệu bỏ nhà và trở thành vô gia cư ngoài đường phố tại Hoa Kỳ. Một trong những lý do đó là:

     

    -Bị hành hung (bạo hành trong gia đình.)

    -Cha mẹ ly hôn, ly dị hoặc phải sống với cha mẹ kế.

    -Cha mẹ nghiện hút hoặc rượu chè. [5]

     

    Rồi khi đứa trẻ đã đủ khôn lớn, nhu cầu tâm sinh lý và nhu cầu tình yêu triển nở, nó lại đi tìm cho mình một đối tượng để yêu và được yêu. Có thể nói, nhu cầu yêu và được yêu là căn bản của đời sống tự nhiên con người, và nó được phát triển do tình yêu đầu tiên của cha mẹ. Theo Form, tâm lý gia tình yêu, thì tình yêu trai gái, tình yêu hôn nhân là căn bản và cao cả nhất ngoài trừ tình yêu đối với Thượng Đế. Đơn giản vì con người sống một mình không tốt. 

     

     

    TÌM LẠI CON NGƯỜI THẬT  

     

    Nhờ những mối tương quan gia đình, bạn bè, xã hội, con người sẽ tìm ra những gì mình có và không có, những gì mình còn thiếu sót. Đặc biệt trong tình yêu hôn nhân chân chính, con người còn tìm được một nửa của mình, và với sự hiệp nhất giữa hai mảnh ghép ấy, con người mới thật sự tìm lại con người thật của chính mình.

     

    Văn chương Việt Nam có một từ diễn tả đầy đủ nhất, ý nghĩa nhất về sự kết hợp tình yêu trai gái đó là chữ “mình”. Vợ chồng gọi nhau là mình. Mình ơi! Đây là lối diễn tả chính xác nỗi thao thức của nguyên tổ khi thiếu một nửa của mình. Chính vì thế thay vì gọi Evà là mình, Adam đã gọi bằng một từ mang ý nghĩa vừa thể lý và tâm lý, “xương của xương tôi, thịt của thịt tôi”. Nhờ sự kết hợp xương, thịt, và tâm trí này, người đàn bà hay người đàn ông nào đó khi đã tự tìm được phần còn lại của mình, họ trở nên một, “tuy hai mà một”. Họ trở nên một mà không phải giống nhau.   

     

    Cũng vì là mình - là tôi, nên trong cuộc sống hôn nhân sự hòa hợp, kết hợp thân xác mới có ý nghĩa toàn vẹn và đầy đủ. Không chỉ là nên một trong thân xác mà còn nên một trong tâm hồn. Thánh Kinh mô tả về vẻ đẹp cao trọng của sự kết hợp thân xác, đó là “Con người và vợ mình, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau (Sáng Thế 2:25). Chỉ có trong cử chỉ trao đổi, hòa hợp ấy người ta mới không thấy hổ ngươi, mắc cở với chính thân xác mình, và với chính mình.

     

    Về mặt tâm lý, khi hai người nam và nữ hòa hợp với nhau, yêu thương nhau, họ tự nhận ra những khác biệt, tự nhận ra những thiếu sót, và khuyết điểm mà chỉ có tình yêu mới hóa giải được, mới tha thứ, và chấp nhận. Bởi vì khi yêu đúng nghĩa là yêu toàn bộ con người của nhau, yêu cả những ưu và khuyết điểm của nhau. Và ở một nghĩa nào đó, chính những khác biệt ấy lại làm phong phú cho tình yêu, và thăng hoa tình yêu.

     

    Ngoài ra, việc hai người nam và nữ trở nên vợ chồng, trở nên mình của nhau còn đem lại hoa trái của tình yêu đó là con cái. Vì con cái là hồng ân Thiên Chúa ban cho cha mẹ, và cũng là kết quả của tình yêu mà cha mẹ dành cho nhau. Tình dục trong hôn nhân không mang nghĩa của một nhu cầu thấp hèn và tự nhiên, nó mang một sứ mệnh cao cả là sinh sản và bảo tồn nòi giống. “Hãy sinh sản ra nhiều mặt đất, và hãy bá chủ trái đất.” (Sáng Thế 1:28), đó là lệnh truyền, là một đòi hỏi của hôn nhân. Vinh dự này, Thượng Đế ban cho con người qua hành động sáng tạo của họ.

     

     

    KHÔNG AI LÀ MỘT HÒN ĐẢO

     

    Việc con người sống một mình không tốt hiểu theo ý nghĩa xã hội, đó là “Không ai là một hòn đảo.” [6] Con người ai sinh ra cũng mang trong mình nhu cầu và tập tính đoàn thể, xã hội.

     

    Xã hội tính là một phần trong cuộc sống con người. Theo đó, một phần thời gian con người được dành cho những tương giao xã hội, những giao tiếp lành mạnh với những người khác. [7] Bàn về kết quả trước mắt đối với những giao tiếp bạn bè, ca dao tục ngữ Việt Nam cũng nói: “Giầu vì bạn.” [8]

     

    Với cái nhìn tâm lý học, những người mang hội chứng Autism (Tự Kỷ) là những người mất xã hội tính, và chỉ sống trong thế giới riêng mình. Ở một mức độ cao, hội chứng Antisocial Personality Disorder (Chống đối xã hội) là những suy nghĩ, nhận thức và thái độ bất thường trong giao tiếp với người khác. Những người có lối sống và hành động này có những hành động làm tổn hại hoặc không quan tâm đến những người chung quanh. Anti Social cũng có thể được định nghĩa như một hình thức vi phạm những quyền lợi căn bản của người khác, và nó cũng được coi như việc làm phiền người khác trong xã hội. [9]   

     

    Sống trong tâm trạng “ốc đảo”, với tư tưởng không làm phiền ai, và do đó cũng không muốn ai phiền mình là một lối sống lệch lạc. Là con người thì làm sao tránh khỏi phiền người khác và có lúc bị người khác làm phiền? Làm sao không phải mang ơn người khác, và ở một nghĩa nào đó cũng là ân nhân của một số người?

     

    KẾT LUẬN

     

    Tóm lại do tình yêu con người được vào đời, và do tình yêu con người lớn lên, trưởng thành và bước đi trên hành trình cuộc sống. Nhưng con người không bước đi đơn lẻ. Từ khi sinh ra cho đến chết đã mang ơn Trời, ơn đời, và ơn những người đã sinh thành, dưỡng dục ra mình. Do đó, xã hội tính là một tính chất cần thiết để con người có thể sinh hoạt và chung sống với nhau.      

     

    Chúng ta không nói đến những quan niệm và lối sống vong thân của nền văn hóa sự chết ngày nay, bao gồm những suy nghĩ và lối sống đồng tính, hôn nhân đồng tính, chuyển giới, hoặc tệ nạn phá thai. Nhưng có ít nhất những giá trị của cuộc sống mà không ai có thể phủ nhận lời của Thiên Chúa, “con người sống một mình không tốt”. Đó là cuộc sống tình yêu trong hôn nhân chân chính, tình bằng hữu và những tương quan xã hội lành mạnh.

     

     

    _________

     

    Tài liệu tham khảo:

     

    1.Genesis 2:18. Saint Joseph Edition of The New American Bible. Catholic Book Publishing Co., New York. 

    2.Thánh Kinh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước. Tòa Tổng Giám Mục tp HCM thực hiện, 1998.

    3.Kinh Thánh. Bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, Dòng Chúa Cứu Thế. Dòng Chúa Cứu Thế, 1976.

    4.x.Khởi Nguyên 2:18-22.

    5.https://kidshealth.org › kids › running-away.

    6. No Man Is an Island, a 1955 book by the Trappist monk Thomas Merton.

    7. “Social life.” Merriam-Webster.com.

    8.Ca Dao, Tục Ngữ. Ôn như Nguyễn Văn Ngọc.

    9. https://en.wikipedia.org › wiki › Anti-social_behaviour.

     

     

     

     

     

SỐNG TỈNH THỨC

  •  
    Chi Tran chuyên

     
     

    TẬN CÙNG TRỌNG TÂM CHÚ Ý CỦA CHÚNG TA HƯỚNG VỀ GÌ?

     

    Chúng ta cảm thấy mình có tội mỗi khi Thiên Chúa không còn là số một trong đời chúng ta cách có ý thức và hiệu lực.

     

    Trong quyển tiểu thuyết Tình yêu giữa Hoang phế (Love Among the Ruins) xuất bản năm 1971 của Walker Percy, nhân vật chính của truyện là bác sĩ tâm lý Tom More. More là người công giáo la mã không còn giữ đạo nhưng ông vẫn tin. Ông mô tả tình trạng của mình như sau: “Tôi tin vào Thiên Chúa và toàn bộ đức tin, nhưng tôi yêu phụ nữ nhất, yêu âm nhạc và khoa học nhì, rượu whisky thứ ba, Thiên Chúa thứ tư, còn những người đồng loại thì chắc là khỏi… Nhưng mà, tôi vẫn tin”.

     

    Oái oăm thấy, một nhân vật như ông Tom More, một kẻ có tội nhưng vẫn giữ đức tin lại là những người được lôi cuốn đến gần Chúa Giêsu nhất trong các sách Tin mừng.

     

    Đọc danh sách những gì ông More yêu, tôi nhớ đến một hội nghị tôi từng tham dự về chủ đề Thế tục và Tin mừng. Một diễn giả chính, một nhà hoạt động xã hội lừng danh đã nhận định thế này: Tôi làm việc trên đường phố với người nghèo, và tôi làm thế vì tôi là tín hữu kitô. Nhưng tôi có thể làm việc trên đường phố nhiều năm mà không nhắc đến danh Chúa Kitô vì tôi nghĩ Chúa đủ trưởng thành để không đòi hỏi phải luôn là trọng tâm chú ý của chúng ta.

     

    Như độc giả có thể đoán được, lời của bà đã khơi lên một số tranh luận. Phải thế. Thiên Chúa có đòi hỏi luôn là trọng tâm chú ý trong nhận thức của chúng ta hay không? Chúng ta có thói quen tập trung đến chuyện khác thì có được không? Nếu chúng ta thật sự yêu nhiều người và yêu nhiều thứ hơn Chúa thì có phản bội đức tin không?

     

    Không có câu trả lời đơn giản nào cho những câu hỏi này, vì chúng cần có sự cân bằng tinh tế giữa những yêu cầu của Điều răn thứ nhất và một thần học tổng thể về Thiên Chúa. Như Điều răn thứ nhất dạy, Thiên Chúa là trên hết, luôn là thế. Chúng ta không bao giờ được làm ngơ điều này, nhưng chúng ta cũng biết Thiên Chúa khôn ngoan và khả tín. Do đó, chúng ta có thể yên tâm suy luận, Thiên Chúa không tạo nên chúng ta theo kiểu này rồi lại đòi hỏi chúng ta sống theo một kiểu hoàn toàn khác biệt, cụ thể, Thiên Chúa không tạo nên chúng ta với những khuỵnh hướng mạnh mẽ vốn theo bản năng và thường xuyên hướng chúng ta vào những chuyện ở đời này, rồi lại đòi hỏi chúng ta phải luôn đặt Ngài vào trọng tâm chú ý. Như thế Ngài là cha mẹ xấu rồi.

     

    Cha mẹ tốt thương con mình, cố dạy bảo con mình đầy đủ, rồi để con cái tự do tập trung vào cuộc đời của nó. Cha mẹ tốt không đòi hỏi họ là trọng tâm đời sống của con cái, họ chỉ xin con cái trung thành với đạo đức và các giá trị của gia đình, dù họ vẫn muốn con cái về thăm nhà đều đặn và không quên gia đình.

     

    Trong hôn nhân, động năng này còn phức tạp hơn. Các cặp vợ chồng với tình yêu chín chắn dành cho nhau không còn đòi hỏi mình là trọng tâm chú ý của người kia. Hầu như chuyện này không thành vấn đề. Vấn đề nảy sinh là lúc một người bạn đời không còn là trọng tâm thực sự của người kia, khi sự tập trung và lôi cuốn về tình cảm dành cho người khác, đã chiếm mất vị trí của người đó trong lòng người kia rồi. Chuyện này có thể đau đớn về mặt tình cảm, nhưng trong một tình yêu chín chắn, nó không đe dọa hôn nhân. Cảm xúc của chúng ta như con thú hoang, chồm lên khi nào nó muốn, nhưng chúng đâu phải là dấu chỉ thực sự của tình yêu và sự chung thủy. Tôi biết một nhà văn đã yêu thương chung thủy và chăm sóc vợ mình trong hơn 40 năm, ông thú nhận với tôi, một ngày ông cảm thấy mình phải lòng một người khác. Chuyện này đã không đe dọa hôn nhân của ông. Nhưng phải thừa nhận, nó có thể đe dọa mạnh mẽ cho đời sống tâm linh và luân lý.

     

    Nguyên tắc này cũng đúng với mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Trước hết, Thiên Chúa cho chúng ta một bản tính hoang dại và bừa bãi. Thiên Chúa kỳ vọng chúng ta có trách nhiệm về cách chúng ta hành động trong bản tính đó, nhưng căn cứ vào cách chúng ta được tạo thành, thì không diễn giải được Điều răn thứ nhất theo kiểu, chúng ta cảm thấy mình có tội mỗi khi Thiên Chúa không còn là số một trong đời chúng ta cách có ý thức và hiệu lực.

     

    Thứ hai, như một bậc cha mẹ tốt, Thiên Chúa không  đòi hỏi phải luôn là trọng tâm chú tâm có ý thức của chúng ta. Thiên Chúa không buồn khi chúng ta tập trung vào cuộc sống mình, miễn là chúng ta vẫn trung thành và không thờ ơ quá đáng, không chịu tập trung vào Thiên Chúa khi cần phải thế.

     

    Và Thiên Chúa còn như một người vợ người chồng tốt, biết rằng đôi lúc, do tính bừa bãi bẩm tại của chúng ta mà tình cảm chúng ta sẽ chạy theo một trọng tâm khác. Như một người vợ chồng tốt, điều Thiên Chúa muốn là sự chung thủy.

     

    Cuối cùng, sâu sắc hơn nữa, là câu hỏi chúng ta mê đắm và khao khát điều gì khi tập trung vào những chuyện khác không phải Thiên Chúa. Kể cả những lúc như thế, điều chúng ta đi tìm vẫn chính là Thiên Chúa.

     

    Có nhiều lúc, chúng ta được kêu gọi tập trung chú ý vào Thiên Chúa, nếu yêu và tin, thì phải thế. Tuy nhiên, sẽ có nhiều lúc, một cách chủ ý và thực sự, Thiên Chúa đứng vị trí thứ tư trong đời chúng ta, và Thiên Chúa đủ chín chắn và thông hiểu để không chấp nhặt chuyện đó.

     

    J.B. Thái Hòa dịch

    Ronald Rolheiser,

     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  TGM NGUYỄN NĂNG

    Thứ Năm tuần 29 Thường niên năm I - (Lc 12, 49-53): VÌ TIN MỪNG MỌI NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH CHỐNG ĐỐI NHAU

    Tin mừng: Lc 12, 49-53

    49 “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! 50 Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!

    51 “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. 52 Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba.

    53 Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Con người có nghĩa vụ tôn thờ Chúa. Tôn thờ Chúa chính là yêu mến Chúa hết lòng, ưu tiên chọn Chúa trên hết mọi sự.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa là tình yêu. Chúa đã thông ban tình yêu cho con và gọi con bước theo Chúa trên con đường yêu thương. Thoáng nghe Tin Mừng hôm nay, con chợt ngỡ ngàng: sao Chúa lại đến để gây chia rẽ. Con biết Chúa dạy con thương yêu mọi người, Chúa không muốn con hận thù chia rẽ. Chúa chỉ muốn con chọn Chúa trên hết mọi sự.

    Gia nhập vào hàng ngũ của Chúa, con phải chống lại tất cả những ai cản trở con theo theo Chúa, thưa “vâng” với Chúa chính là nói “không” với Xa-tan. Chọn lựa con đường về Trời, tức là con phải can đảm dứt bỏ những gì ở trần gian lôi cuốn con xa Chúa.

    Chúa dạy con phải yêu thương cha mẹ, thương anh chị, mến mọi người. Đồng thời, Chúa dạy con phải tôn thờ Chúa và yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Con nhớ Lời Chúa dạy: “Ai yêu cha mẹ hơn Ta thì không đáng với Ta. Ai cầm cày mà còn ngoái cổ đằng sau thì không xứng hợp với Nước Thiên Chúa”.

    Lạy Chúa, xin giúp con đừng vì tình cảm mà nhẫn tâm xúc phạm đến Chúa, đừng vì nể nang cha mẹ, họ hàng thân thích, mà làm ngơ trước những bất công; đừng vì ham chơi, ham công việc, mà bỏ bổn phận tôn thờ Chúa, bỏ lễ Chúa Nhật, bỏ kinh nguyện sáng tối. Xin giúp con đừng vì ham tiền bạc vật chất mà lãng quên hoặc chối bỏ Chúa.

    Xin cho con luôn chọn Chúa trên hết mọi người và mọi sự, dù khi chọn Chúa con phải hy sinh từ bỏ cả những gì con yêu quý nhất. Amen.

    Ghi nhớ: Thầy không đến để đem bình an, nhưng đem sự chia rẽ”.(C.51-52)
    Kính chuyển:
    Hồng