1. Hôn Nhân & Gia Đình

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH -TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     
     

    Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C - Tôi phải làm gì? (Lc 3,10-18)

     

    Tin mừng: Lc 3, 10-18

    10 Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng: “Vậy chúng tôi phải làm gì?”

    11 Ông trả lời: “Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy”. 12 Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?”

    13 Gioan đáp: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi”. 14 Các quân nhân cũng hỏi: “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?”

    Ông đáp: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình”. 15 Vì dân chúng đang mong đợi và mọi người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: “Có phải chính ông là Đức Kitô chăng?”

    16 Gioan trả lời cho mọi người rằng: “Tôi lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Đấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, - tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, - chính Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa.

    17 Người cầm nia trong tay mà sảy sân lúa của Người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt!” 18 Ông còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng tin mừng cho dân chúng.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Suy niệm: Dân chúng tuôn đến với Gioan và xin ông chỉ giáo cho phải làm gì để được đón nhận ơn cứu độ.

    Tôi phải làm gì ? Ðó có phải là câu hỏi luôn cật vấn tôi không ? Tôi có luôn trở về với lòng mình để tự kiểm điểm trước những hành động của mình không ? Tôi có áy náy trước điều không được làm mà tôi cứ làm không ? Tôi có lo toan trước việc phải làm mà tôi chưa làm không ?

    Phải luôn tự hỏi mình: Tôi phải làm gì để được đón nhận Tin Mừng.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, như Gioan hướng dẫn từng giới để biết chu toàn nhiệm vụ của mình và sống tương quan tốt với tha nhân. Ngày nay Lời Chúa cũng luôn hối thúc trong lương tâm chúng con, trong Kinh Thánh mà chúng con suy niệm hằng ngày. Xin cho chúng con biết lắng nghe và đón nhận Lời Chúa. Amen.

    Ghi nhớ: “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì ? (C. 14)
    Kính chuyển:
    Hồng
       
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Bảy tuần 2 mùa Vọng - Khước từ (Mt 17,10-13)

    Tin mừng: Mt 17,9a.10-13

    9a Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, 10 Các môn đệ hỏi Người rằng: “Vậy sao các kinh sư lại nói Ê-li-a phải đến trước ?”

    11 Người đáp: “Ông Ê-li-a phải đến để chỉnh đốn mọi sự. 12 Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Ê-li-a đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế.”

    13 Bấy giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gio-an Tẩy Giả.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Đứng trước cứ chờ đợi Ê-li-a phải đến trước.

    Trong cuộc sống con, chắc chắn con lịch sử hoặc các sự kiện xảy ra trong đời, chúng ta thường hời hợt và cắt nghĩa nông cạn. Ta cần phải tìm hiểu Thánh Ý Chúa. Hãy đến để hỏi Chúa Giêsu như các môn đệ xưa.

    Cầu nguyện: Chúa ơi, Chúa có đau lòng không, khi Chúa đến giữa Dân Chúa mà Dân Chúa không nhận ra Chúa là Đấng phải đến ? Chỉ vì họ đã cắt nghĩa lời hứa của Chúa Cha một cách hẹp hòi. Họ

    không từ chối tiếp nhận Chúa đến với con dưới hình ảnh một vị Vua uy nghi. Nhưng hằng ngày Chúa đến với con thật sự, mà con lại dửng dưng. Con không thấy hấp dẫn và cần thiết mấy. Nhiều khi con còn coi như bị mất giờ nữa. Nếu con hiểu được sự hiện diện cao siêu của Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, chắc mỗi lần đến với Chúa, con phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu con hiểu được sự hiện diện của Chúa trong những người nghèo khổ, chắc con đã không khinh miệt họ. Chúa đang đến với con qua những lần con gặp gỡ những ai bệnh tật, nhưng con ít khi nhìn ra Chúa.

    Vâng, lạy Chúa Giêsu, các thánh khác chúng con ở chỗ: các ngài luôn nhận ra Ý Chúa trong bất cứ cảnh sống nào, và luôn nhận ra khuôn mặt của Chúa trong bất cứ người nào.

    Xin cho Mùa Vọng năm nay mang lại cho con sự khôn ngoan chân thật của Chúa để con biết nhận ra Chúa đang đến với con trong cuộc sống hằng ngày. Xin cho con luôn thấu hiểu Thánh Ý Chúa đầy tình yêu thương trong mọi cảnh sống. Amen.

    Ghi nhớ: “Elia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông”. (C.12)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

SỐNG TỈNH THỨC - VUA TRẦN GIAN

  •  
    Chi Tran
     


    VUA TRẦN GIAN VÀ VUA THIÊN ĐÀNG

     

         VUA TRẦN GIAN

    Làm vua trần gian là mơ ước của tất cả mọi người, bởi nó thỏa mãn 3 đam mê mãnh liệt nhất là Danh – Lợi – Thú. Vua thì quyền lực, danh tiếng và giàu sang tột bậc, nên ai ai cũng thích làm vua hay theo ông ta để được hưởng bổng lộc, lạc thú.

     

         Tuy vậy, “không nghề nào nguy hiểm cho bằng nghề làm vua”:

    - Luôn sống trong lo sợ (bị ám sát, cướp ngôi…).

    - Sống không thọ (do ăn chơi sa đọa).

    - Đời không có hậu do gây quá nhiều bất công, tội lỗi (áp bức, bóc lột, giết chóc…).

    - Kết thúc buồn (thiên hạ mau chóng lãng quên, mồ mả không yên vì nguy cơ quật mồ do ghét hoặc trộm cướp…).

     

         Người theo vua trần gian thì sao? Có chức tước và bổng lộc, sống sung túc và hưởng thụ… Thế nhưng:

    - Bán mạng mình để bảo vệ lợi ích vua.

    - Bán linh hồn để có được lợi lộc (xu nịnh, thủ đoạn… miễn sao đẹp ý vua).

    - Sống trong lo âu, sợ sệt. Không có tự do và bình an vì phải làm kiếp tôi mọi.

    - Kết thúc cũng không có hậu.

     

         VUA THIÊN ĐÀNG

     

         Dưới con mắt người đời, Ngài chả có gì:

    - Quân không: “Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo” (trốn sạch…).

    - Tiền không: “ Chim có tổ, cáo có hang… Con Người không có chỗ tựa đầu”.

    - Danh không: “Ông ấy không phải là con bác thợ mộc sao?”.

     

         Người theo Vua này thế nào? Với con mắt người đời thì họ:

    - Nghèo rớt mùng tơi: Được cây gậy với bao bị đi hết nhà nọ tới nhà kia kiếm ăn.

    - Bị coi thường, khinh khi: Xem như mấy thằng dở hơi ăn cơm nhà rồi tối ngày lo chuyện thiên hạ.

    - Kết thúc đôi khi rất thảm: Bị đối xử bất công, tù đày, ngục hình và cả án tử.

     

         Thế nhưng Vua Bình An và những ai theo Ngài thật ra đang sống:

    - Rất tự do tự tại: Không lệ thuộc ai, không làm nô lệ vật chất phù hoa…

    - Rất bình an hạnh phúc: Bốn bể là nhà, chan chứa tình người, cống hiến trao ban những gì tốt lành và cao đẹp.

    - Chan chứa hy vọng vào giá trị tuyệt đối: Sự sống vĩnh cửu trên Nước Thiên Đàng.

     

    Tổng trấn Philato có tất cả mọi thứ quyền lực vinh hoa phú quý của một ông vua trần gian, nhưng khi đối diện với một thường dân Giê-su, người mà mạng sống do ông quyết đoạt thì Philato lại tỏ ra lo sợ. Bên ngoài: Một Philato oai hùng quỳ quý đối diện với Thầy Giê-su thân tàn bất lực. Bên trong: Một Philato tâm hồn bất an, lo sợ, bối rối đối diện với Thầy Giê-su bình an, hiên ngang, thánh thiện…

     

    Vua trần thế và Vua Thiên Đàng khác nhau ở chỗ đó. “Ta là Vua, ai theo sự thật thì nghe tiếng Ta”

     

    Lm Giuse Nguyễn Đức Thịnh

     

     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Ba tuần 34 Thường niên năm I - Giá trị trần gian Thứ không tồn tại (Lc 21,5-11)

    Tin mừng: Lc 21, 5-11

    5 Nhân có mấy người nói về Đền thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giêsu bảo: 6 “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.”

    7 Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?”

    8 Đức Giêsu đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính ta đây”, và: “Thời kỳ đã đến gần”; anh em chớ có theo họ. 9 Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”.

    10 Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. 11 Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Đền thờ Giêrusalem sẽ bị tàn phá vì dân Do thái đã khước từ Chúa Giêsu. Tuy nhiên sự sụp đổ ấy lại mở ra một thời kỳ mới: Tin Mừng vượt ra ngoài khuôn khổ Do thái để lan rộng trên toàn thế giới.

    Cầu nguyện: Lạy Cha, mọi biến cố đều góp phần làm cho chương trình cứu độ của Cha đạt tới kết quả tốt đẹp. Con hiểu rằng đền thờ tự nó là tốt. Tuy nhiên người Do thái đã quá ảo tưởng. Họ bám víu vào đền thờ, đến độ không còn nhận ra Chúa Giêsu là Đấng được Cha sai đến cứu độ loài người. Tôn giáo của họ đã trở nên cứng nhắc, sa lầy và Cha đã để cho đền thờ bị tàn phá để mời gọi họ suy nghĩ lại. Người Do thái ngỡ ngàng, tiếc xót, thậm chí tức giận vì đền thờ sẽ bị phá, nhưng Cha muốn nhờ đó thanh luyện niềm tin của họ. Biến cố ấy cũng giúp cho Tin Mừng không còn bị ràng buộc vào các thể chế Do thái, để từ nay có thể lan rộng và thấm nhập vào mọi dân tộc.

    Lạy Cha, mỗi biến cố đều là một dấu chỉ và là một lời mời gọi. Xin Cha giúp con hiểu được dấu chỉ và nghe được tiếng gọi của Cha. Cha là chủ lịch sử. Qua những bước thăng trầm, Cha vẫn từng bước đưa lịch sử nhân loại đến cùng Cha. Qua những nẻo đường quanh co của con người, Cha vẫn viết lên một lịch sử cứu độ thực tốt đẹp lạ lùng. Xin Cha ban cho con lòng yêu mến, để mọi sự đều góp phần sinh ích lợi cho con. Nhiều lúc Cha để cho con phải trải qua những cơn khủng hoảng, để nhờ đó con được lớn lên trong ân sủng. Nhiều lúc Cha dắt con đi qua những chặng đường tăm tối, để nhờ đó Cha thanh luyện lòng tin của con. Con xin cảm tạ Cha và phó thác trong tay Cha. Amen.

    Ghi nhớ: “Không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào”. (C. 6)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - THÔNG NGUYỄN

  •  
    Thong Nguyen
     
    Tue, Nov 16 at 3:13 PM
     
     
     
    Thân chúc quí bạn Lễ Tạ Ơn nhiều ý-nghĩa và ơn phúc.
    NVT

    Chỉ Có Một Người Tạ Ơn

    Nguyễn Văn Thông


    Đi chợ, tay xách nách mang, bỗng mình đánh rơi cái bóp, người bên cạnh cúi xuống nhặt dùm, mình cảm ơn. Chuyện ấy tự-nhiên, nhưng nếu vì một lí-do nào mà mình không nói cảm ơn thì sao nhỉ. Chắc là trên đường về mình giận mình lắm, coi mình như hạng người thiếu văn-hoá, không biết điều và hình như không phải là người. 

    Chuyện ấy dù sao vẫn là nhỏ. Chuyện này mới lớn vì nó liên-can đến cả cuộc sống, đến vận-mệnh của cả đời người. Thánh sử Luca trong Chương 17 (11-19) kể như sau:


    Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và Galilêa. Khi Người vào một làng kia thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: "Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi". Thấy họ, Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế". Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người: Mà người ấy lại là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".

    Câu chuyện có nhiều chi-tiết quan-trọng. Nhóm 10 người phong cùi tụ-tập ở xa xa, kẻ đứng người quì nom như một đống rác chuyển-động. Họ kêu: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi!” Họ không dám và không thể tới gần vì chứng bệnh bị coi là dơ-bẩn của họ. Không phải tiếng kêu xin của họ cũng làm chúng ta mủi lòng hay sao? Chúa bảo họ đi trình-diện các thày tư-tế để được xác-nhận là họ được lành bệnh theo như luật định để được về đoàn-tụ với gia-đình và xóm làng. Chúa không chữa họ khỏi ngay mà được khỏi trên đường đi trình-diện. Nếu họ được khỏi ngay thì chắc không xảy ra những điều kế tiếp. Mười người khỏi bệnh và đi trình-diện xong thì mỗi người một ngả, chỉ có một người trong số họ quay lại cảm ơn Chúa đã chữa mình.

    Người quay trở lại là người Samaritano, là người thuộc khu-vực nằm giữa hai miền Galilêa phía bắc và Judêa phía nam nước Do Thái ngày xưa. Người miền Samaria bị người Do Thái đồng-chủng kì-thị cho là dân ngoại. Samaria là miền trung nước Do Thái giống như miền trung Việt Nam mình, chỉ khác là dân ba miền của mình không kì-thị nhau bằng họ, kì-thị đến mức đi đường xứ sa-mạc dù khát nước cháy cổ cũng không thèm xin nước uống, mà có khi xin cũng chưa chắc được!

    Như vậy có phải người miền Samaritano tốt hơn người hai miền kia không, nhất là trước đây Chúa cũng kể chuyện một người Samaritano nhân-hậu khác? Khó mà biết người miền nào tốt hơn miền nào vì mình không rõ có bao nhiêu người mỗi miền trong nhóm 10 người phong cùi, và tỉ-lệ của họ trong nhóm ra sao. Mình chỉ có thể đoán là trong nhóm có đủ cả ba miền bắc, trung, nam Do Thái. Dân ba miền kì-thị nhau nhưng khi đồng cảnh-ngộ, họ phải sống gần nhau, dựa nhau mà sống. 

    Điều chắc-chắn là chỉ có một người quay lại cảm ơn Chúa, mà người ấy là người Samaritano - là người Do Thái ở vùng không cùng thờ-phượng Thiên Chúa ở Đền Thờ Giêrusalem nên bị coi là “dân ngoại”.  Cũng là điều chắc-chắn khỏi cần đoán là, “người ngoại” có lòng biết ơn không thua gì “dân nội” được chọn của Thiên Chúa, có khi còn hơn. Không những người ấy quay trở lại để tạ ơn mà cung-cách tạ ơn của anh cũng đặc-biệt. Anh ta “sấp mình dưới chân Chúa.” Ta đoán anh ta quì trên đất, cúi rạp đầu xuống chạm bàn chân hay dép của Chúa mà nói lời tạ-ơn cho tới khi Chúa nâng anh ta dậy.

    Tâm-tình của anh ta là gì nhỉ? Là của một người vừa được khỏi bệnh phong cùi, một thứ bệnh bị loại ra ngoài gia-đình và xã-hội, bị khinh-chê là dơ-bẩn, đi đến đâu bị xa tránh đến đó. Họ là người có da thịt bị trùng phong cùi đục khoét, máu mủ rỉ ra, ruồi nhặng bu vào. Đời sống của họ tàn-tạ đau-thương thua xa một con vật được nuôi quanh nhà. Họ khổ hơn kiếp tù chung-thân, đau hơn bị cùm. Rất có thể nhiều lần họ nghĩ đến cái chết và cân-nhắc giữa sự sống và cái chết.

    Cho nên được khỏi bệnh là được tháo cùm, được tha tù, được thoát án, được chui ra khỏi mồ, được bước từ cõi chết đến sự sống! Được lành bệnh phong cùi là được sạch, được tinh-khiết, được tẩy gội bằng nước nguồn trong vắt, được thở khí trời, được hít hương thơm của cây cỏ hoa lá, của da thịt mình, được bay bổng trong không-gian, được soi trong nắng ấm, được bơi trong gió mát trăng thanh…

    Với tâm-tình ấy, người Samaritano phong cùi được lành sạch trở lại để tạ-ơn, một sự tạ-ơn sâu-thẳm và bao-la.

    Thế còn chín người cũng được lành kia ở đâu? Tại sao họ không trở lại để tạ-ơn? Chẳng lẽ họ không cảm thấy mình được khỏi bệnh phong cùi như được sống lại từ cõi chết? Chẳng lẽ họ không vui sướng khi được lành sạch? Tại sao họ có thể coi thường khi mình được sống lại từ cõi chết, coi thường mình và coi thường người cứu mình? Họ có thể vô ơn như thế sao? Lòng họ không có chút rung-động gì sao?

    Nhưng tôi có thể là một trong chín người đó không? Nhất định không vì tôi… không có bệnh phong cùi! Nhưng về thái-độ vô ơn thì sao, có chắc tôi sẽ là người duy-nhất trong mười người quay về cảm-tạ ơn tôi nhận được hay không?

    Hỏi vậy thì tôi hơi lo vì tôi rất có thể vô-ơn. Nhưng tôi lại không cho mình là vô-ơn bởi vì tôi có nhiều lí-do cắt nghĩa cho cách sống của tôi. Này nhé, tôi được lành bệnh mà không quay lại tạ ơn Chúa vì tôi cho rằng Chúa đã không công-bằng khi bắt tôi mang bệnh. Chúa chữa tôi khỏi để có thể sống như mọi người bây giờ, thế nhưng cả chục năm trước tôi mang bệnh đau-đớn nhục-nhã thì ai bù cho tôi? 

    Này nhé, được lành bệnh, tôi mừng lắm nhưng hãy để cho tôi chạy về nhà cái đã. Ở nhà, tôi có cha mẹ già. Ngày tôi ra đi, ít ra là mẹ tôi đứng tựa cửa gạt nước mắt nhìn theo. Tôi phải về với mẹ tôi trước đã. Mẹ tôi chắc sẽ ôm lấy tôi mà khóc vì mừng khi thấy tôi từ cõi chết sống lại.

    Này nhé, tôi cũng phải về ngay, về xóm làng để thanh-toán những món nợ danh-dự. Ở xóm ấy ngày xưa có mấy thằng cha con mẹ khốn-nạn đã khinh-bỉ và xỉ-vả tôi, chúng nó bịt mũi và xua tôi đi còn hơn xua một con chó ghẻ. Tôi phải về để mở mắt chúng nó ra, để chúng nó thấy da thịt tôi còn đẹp hơn da thịt con của chúng nữa, và đẹp hơn chúng vạn lần, để chúng không còn khinh-thường tôi nữa.

    Này nhé, không phải tôi vô-ơn, mà tôi không muốn mang mặc-cảm chịu ơn. Tôi không muốn bị mang nợ suốt đời. Tôi muốn được tự-do, thoải-mái, không muốn người khác biết tôi được thế này thế nọ là vì ơn người này người khác.

    Này nhé, tôi là người của đám đông, tôi trầm-lặng, không thích nổi bật. Mười người mà chỉ có một người quay trở lại, tám người kia đi luôn, tôi là người thứ mười chần-chừ cân-nhắc, và tôi biết mình nên thuộc về đa-số. Có thêm tôi nữa là chín chọi một. Thế là đúng đa-số tuyệt-đối theo ý tôi chứ không phải đa-số chỉ hơn một. Theo đa-số, ai sao tôi vậy, đỡ lo bị để ý, chết một đống hơn sống một người.

    Này nhé, tôi không vô-ơn, tôi chỉ không muốn đối-diện với Chúa. Lỡ mà Chúa bắt tôi làm chuyện này việc kia để chuộc ơn thì mệt lắm. Tôi không thích làm môn-đệ Chúa, ở bên Chúa mà không thực-hành lời Chúa đâu có được. Mình ở xa xa, nghe sơ sơ, làm được bao nhiêu hay bấy nhiêu, đỡ mệt.

    Chắc có thêm cả chục lí-do nữa để chứng-tỏ rằng tôi không vô ơn hay ít ra là tại sao tôi không quay trở lại tạ-ơn. Không phải lí-do nào cũng đều “có lí” đó hay sao? Không những vậy, cái lí-do Chúa đối-xử không công-bằng với tôi nghe có vẻ triết-lí sâu-sắc lắm phải không. Tuy thế tôi cũng rất e-ngại với nó, bởi vì tôi chỉ thấy được một nửa những gì Thiên Chúa làm cho tôi là cùng. Tôi kể tới hoạ tôi chịu nhưng đâu có nói tới phúc tôi hưởng. Tôi cũng làm ngơ đi những bổn-phận mà tôi không chu-toàn, biết đâu đó là nguyên-nhân làm nên tai-hoạ tôi phải chịu thì sao. Đó là chưa kể đến đời tôi chưa hết, những gì sau đó - phúc, hoạ - còn nằm trong vòng bí-mật.

    Không những thế, tất cả những lí-do “này nhé” nghe ra khá nặng là để bào-chữa cho hành-vi không trở lại để tạ-ơn của tôi. Để tạ-ơn, tôi mất bao nhiêu thì-giờ và công-sức? Có lí-do lại nặng thù-hận và ích-kỉ. Ơn-phúc làm sao đi chung với chúng được? May mà Chúa bảo rằng, chúng tôi được sạch phong cùi là vì chúng tôi tin. Quả vậy, chúng tôi tin nơi quyền-năng của ngài nên chúng tôi tha-thiết kêu xin. Nếu Chúa không xét trên lòng tin mà xét trên lòng biết ơn để chữa bệnh thì chết bỏ mẹ, mười thằng bệnh chúng tôi chỉ được một thằng khỏi. Lúc ấy tôi không phải là thằng được khỏi mới là khốn-nạn!

    Tôi thở phào vì thấy mình vừa được cứu-thoát thêm một lần nữa. Lần thức-tỉnh này tôi tự hỏi thái-độ biết ơn của tôi có liên-hệ thế nào với niềm tin của tôi vào Chúa. Thằng cha quay trở lại kia vừa tin vừa biết ơn, nó nắm chắc phần phúc nó nhận được. Còn tôi tin nhưng tôi vô-ơn, ơn-phúc đến với tôi rồi đó nhưng rồi sẽ ở lại với tôi được bao lâu, bởi vì khi vô-ơn, vô hình chung tôi coi thường cả tôi lẫn người làm ơn. Tôi coi thường người làm ơn thì tôi quí gì ơn người làm cho tôi, thế cho nên ơn ấy sẽ sớm từ-giã tôi mà đi.

    Nếu có thánh nhân đã thốt lên rằng, “Lòng tôi chỉ an-nghỉ khi tìm về bên Chúa” thì tôi cũng khiêm-tốn học theo vị ấy mà nói rằng, lòng tôi chỉ bình-an khi tôi biết tạ-ơn. ***

    Nguyễn Văn Thông

    --------------------------------------

     

     

    --