1. Hôn Nhân & Gia Đình

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TẾT


TẾT

Tết này lặng lẽ hơn xưa

Bởi dịch Cô vít vẫn chưa hạ màn

Khắp nơi có vẻ lan tràn

Tự do sống mới yên hàn tùy ai…

              Mọi năm cứ vào khoảng hai tám hoặc hai chín Tết, thì xóm đạo anh tổ chức gói bánh chưng bánh tét…chừng hai trăm bánh, để tặng cho từng gia đình cần bánh, và gửi đi những vùng sâu vùng xa làm quà Tết cho bà con Dân Tộc nghèo, ai nấy đều chung tay góp sức làm nên những chiếc bánh thật ngon lành, vuông tròn dài ngắn đủ kiểu , mang đầy ý nghĩa sẻ chia hữu tình…, thật thắm thiết đậm đà bao la như câu nói : “ Tứ hải giai huynh đệ” Tết về luôn nhớ đến nhau, có trước có sau . Nhưng năm nay rất tiếc vì còn dịch bệnh khó khăn, nên đành gác bếp đợi năm sau.

               Khu phố anh ở có một số đoàn viên trong huynh đoàn Đa Minh, các anh chị em đa số rất nhiệt tình với mọi công tác Tông đồ của giáo xứ : “ Đâu cần anh em có, đâu khó có anh em”, nên cho dù là lương hay giáo mọi người đều rất yêu mến và hâm mộ tinh thần quả cảm của anh chị em. Mỗi đầu tháng thứ ba Liên Huynh Mai Khôi tập trung tất cả các Huynh Đoàn Đa Minh, đến dự thánh lễ tại Nhà thờ nơi có Cha Linh Hướng của cả LHMK dâng lễ, đặc biệt cầu nguyện cho các hội viên và ân nhân, thân nhân , còn sống cũng như đã qua đời được hưởng tôn nhan Chúa muôn đời. Các anh chị em luôn mặc đồng phục áo trắng tinh tươm, có gắn huy hiệu Đa Minh thật chỉnh tề nghiêm túc, làm vinh danh Chúa và hâm nóng lại Đức Tin trong lòng mọi người.

               Xuân 2022 về, Tết Nhâm Dần đến…, năm nay cảnh vật có vẻ ảm đạm đơn sơ hơn nhiều, như trong nhân gian có câu: “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!!”, vì sao người buồn !? Chắc chắn là do Cô Vi gây ra quá nhiều hiểm họa, tang tóc, đói nghèo…Cụ thể nhất là tại giáo xứ của anh trong đợt dịch cao điểm kỳ giữa năm, Cô Vi đã cướp đi 28 mạng người trẻ già có hết, còn mà kể chung cả nước VN thì vô số kể…cho tới giờ phút này vẫn chưa yên ổn. Cô Vi lại biến thể ra nhiều loại Virut nguy hiểm khác, nó lộng hành tác oai tác quái khắp năm châu bốn bể không chừa ai, may mà có những liều Vacine tốt để tiêm ngừa, nên ngăn chặn được phần nhiều số người tử vong, tất nhiên ai muốn phòng tránh Covid hiệu quả, luôn luôn phải tuân thủ 5K…, mới hy vọng vượt qua dịch bệnh khủng khiếp này.

                Anh đã trải nghiệm qua cơn đau nơi chính bản thân mình, sau đúng 20 ngày nằm cách ly điều trị dương tính trong bệnh viện dã chiến vùng Thủ Đức, cả gia đình anh may mắn vượt qua được cửa tử nhờ sức mạnh Chúa ban, anh xác tín vào tình yêu nơi Thánh Tâm tình yêu Chúa, mặc dù hiện tại tuy anh đã trở về nhà trong âm tính bình an, nhưng thể trạng còn yếu hơn trước đó, và vẫn phải tự cách ly với bên ngoài xã hội, hằng ngày gia đình anh dành giờ tập trung dự Thánh lễ Online cầu nguyện cùng nhau thật sốt sắng, ấm áp dưới mái nhà nho nhỏ được Chúa luôn quan phòng chở che suốt bao tháng năm dài.

               TẾT đến gần kề, cả nhà anh chỉ biết thay nhau đến Nhà Thờ tạ lễ cuối năm, và dâng Lễ đầu năm cầu bình an năm mới cho gia đình, bà con cô bác, xứ đạo thân yêu, quê hương đất nước, đặc biệt Huynh đoàn Đa Minh của giáo xứ và của Giáo Phận hai miền Nam Bắc rất yêu thương. Cầu chúc tất cả mọi người năm mới hạnh phúc an khang thánh đức, chúng ta luôn có Chúa cùng đồng hành với từng người trong suốt cuộc đời mình, như vậy là quá an tâm rồi, dù phong ba bão táp giữa biển đời gian nan. Xin Chúa thêm lòng tin cho chúng con, để dù gặp biến cố gì đi nữa, chúng con luôn mạnh tin vào lòng thương xót Chúa ban, cho tâm hồn chúng con hằng được bình an, hạnh phúc đích thực là chính Chúa, Chúa của mùa xuân vĩnh hằng thiên thu.

 

Nhâm Dần Cọp khỏe xé tan

Dịch bệnh Cô Vít tiêu tan không còn

Chúc một năm mới vuông tròn

Hiệp hành thăng tiến đẹp tròn yêu thương.

BCT

TẾT NHÂM DẦN 2022

 

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
00:00
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 3 Thường Niên C

Video Player
 
00:00
 
23:58
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NĂM NHÂM DẦN - CON HỔ

  •  
    Chi Tran CHUYỂN

    XUÂN NHÂM DẦN, TẢN MẠN VỀ CON HỔ.

     

    Hổ dữ không ăn thịt con”. Câu tục ngữ này khiến chúng ta không thể không cảm thấy xót xa, nhức nhối. Vì có biết bao trẻ em còn đang bị bạo hành bởi cha mẹ.

     

    Con Hổ còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như: Cọp, hùm, khái, dần, chúa sơn lâm hay ông ba mươi. Hổ là con vật có sức mạnh và tinh khôn,  nó thường ở trong rừng sâu nhưng đôi khi thiếu thức ăn nó cùng mò vào các buôn làng mà săn bắt thú vật người ta nuôi để ăn, thậm chí chúng còn xơi cả thịt người! Ngày nay, vì bộ da của nó rất quý, xương của nó nấu cao và móng vuốt của nó làm đồ trang sức, vì vậy nó bị người ta săn truy lùng giết hại, thế nên nó đã được ghi vào cuốn sách đỏ, là một trong những động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng!

     

    Tuy Hổ là một con vật rất đáng sợ và sống trong rừng xa cách loài người. Nhưng nó lại có mặt  trong các lãnh vực như thơ ca, hội hoạ, điêu khắc, trước đây nó còn được người ta in hình trên tờ tiền giấy. Đặc biệt, trong dân gian có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về con Hổ. Chẳng hạn như; Vuốt râu hùm; Cáo mượn oai hùm; Không vào hang hùm sao bắt được cọp; Chui vào hang hùm; Diệu hổ ly sơn; Hổ phụ sinh hổ tử; Hùm tha ma bắt; Miệng hùm gan sứa; Thả hổ về rừng; Leo lên lưng cọp; Hùm chết để da, người ta chết để tiếng; Hùm dữ không ăn thịt con. Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt, tri âm tri diện bất tri tâm v.v… ( vẽ hổ vẽ ngoại hình thì dễ, không vễ được xương cốt bên trong của nó, biết người, biết mặt chứ không thể biết được lòng dạ người ta).

     

    Có câu truyện cổ tích về con hổ nội dung tóm tắt như sau. Thuở xưa khi loài vật còn nghe và nói được tiếng người, một hôm có con hổ đang đi kiếm ăn, nó tình cờ nhìn thấy cảnh một bác nông dân đang dắt trâu cày ruộng. Trong khi con trâu phải kéo cày vất vả , nó lại còn bị người ấy đánh đòn và chửi mắng liên tục, thấy vậy hổ ngạc nhiên và thắc mắc lắm. Hổ đợi đến khi trâu được nghỉ trưa, chủ thả ra cho ăn cỏ, lúc này nó mới lại gần và tò mò hỏi:

    • Này con trâu kia. Sao mày lớn xác như vậy mà lại để cho cái thằng người nhỏ thó kia bắt làm việc nặng nhọc, đã vậy nó còn chửi bới đánh đập mày nữa?

    Con trâu vừa nhai cỏ vừa thong thả trả lời:

    • Thằng người tuy nó bé nhưng nó lại có trí khôn!

    Con hổ mon men đi lại hỏi bác nông phu.

    • Con trâu nó bảo ông có trí khôn, vậy ông có thể cho tôi xem trí khôn của ông được không?

    Bác nông dân đáp:

    • Trí khôn tao để ở nhà, mày muốn xem tao về lấy cho mà xem, còn nếu mày thích tao sẽ chia cho mày một ít mà sài! Nói xong bác nông dân đứng lên vội vã đi về, song đi được mươi bước như sực nhớ ra điều gì, bác quay lại nói với hổ:

    Khi tao đi khỏi, thừa lúc tao không có ở đây mày ăn thịt con trâu của tao thì sao? Con hổ nói;

    • Tôi hứa sẽ không đụng chạm gì đến con trâu của ông đâu!
    • Tao không tin.- Bác nông dân đáp – Nhưng nếu mày để tao trói vào thân cây kia thì tao sẽ yên tâm.

     

    Vì nóng lòng muốn xem trí khôn nên con hổ đồng ý ngay.

    • Sau khi đã trói chặt con hổ vào gốc cây rồi, bác nông dân mới bện dây thừng lại làm roi, quất túi bụi vào thân con hổ, vừa đánh ông ta vừa la lớn:
    • Trí khôn của tao đây. Trí khôn của tao đây!

    Khi đánh đã mệt, ông ta bèn đi kiếm rơm khô, chất chung quanh con hổ rồi nổi lửa. Bị đốt nóng quá, con hổ gào thét,  lấy hết sức vùng vẫy. Cuối cùng lửa cháy đứt dây thừng nên hổ sổng ra được. Nó chạy biến vào rừng.

     

    (Vì vậy người đời giải thích rằng, sở dĩ bộ lông của con hổ vằn vện là do nó bị người nông dân đốt cháy sém, còn con trâu thì khi chứng kiến “màn kịch” đó đã cười nghiêng ngả, để rồi va miệng vào vách đá, rụng hết hàm răng trên, thế nên bây giờ loài trâu chỉ có một hàm răng dưới mà thôi!).

     

    Tất nhiên câu chuyện trên đây chỉ là hư cấu, chỉ là sản phẩm do óc tưởng tượng của người xưa nghĩ ra mà thôi, song nó lại bộc lộ một điều sai trái và ngộ nhận!  Chẳng lẽ, con người là một thụ tạo cao cấp, được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa,( x St 1, 26-27) được Thiên Chúa ban cho quyền làm chủ trái đất và mọi muông thú,(x.St 1, 29-31). Vậy mà lẽ nào không thể đường đường chính chính chứng minh cho con hổ biết tài năng thực sự của mình, để rồi lại dùng cách lừa lọc, dối trá và đểu cáng mà thể hiện cái gọi là trí khôn của mình đối với một con vật vậy sao?. Đã vậy, bác nông dân còn tỏ ra hả hê, đắc chí nữa!  Sự tích này còn được đưa vào sách giáo khoa để cho các em học sinh tiểu học“hấp thụ”. ( sách in trước 1975). Như vậy, có phải là đã gián tiếp dạy cho các em học sinh biết cách gian dối, lừa đảo, lưu manh!

     

    Câu thành ngữ; “Hổ chết để da, người ta chết để tiếng”, khiến cho người viết liên tưởng đến cụ già Êlêazar trong sách Macabê. Ông cụ bị nhà vua Antiochus bắt phải ăn thịt heo mà lề luật cấm, có kẻ thương ông nên bàn với ông rằng: “Ông chỉ giả vờ ăn thôi chứ thịt người ta đưa cho ông ăn là loại thịt ông được phép dùng”. Thế nhưng ông đã nhất mực từ chối và nói rằng: “Tôi đã già rồi, chằng còn sống được bao lâu, không nên giả vờ vì như thế sẽ làm cho người khác hiểu lầm mà nghĩ rằng tôi đã 90 tuổi đầu mà còn tham sống sợ chết, tôi quyết chịu chết để tỏ ra xứng đáng với tuổi già của mình và để lại cho hậu thế, cho các thanh thiếu niên một tấm gương sáng là can đảm chịu chết vì trung thành giữ Lề Luật đáng kính và thánh thiện”. (x 2 Mcb 6, 18-31).! Nhìn vào xã hội ngày nay, chúng ta thấy không ít những quan chức, tướng tá. Thay vì có quyền hành trong tay thì họ phải lo phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước, đàng này họ lại ăn hối lộ, tham nhũng, tiếp tay cho kẻ xấu làm băng hoại xã hội, để rồi khi ra trước vành móng ngựa thì tỏ ra hèn hạ, bi luỵ, quanh co đổ tội…Họ chẳng những không để lại cho đời được hình ảnh đẹp, mà trái lại còn làm cho bức tranh xã hội có thêm nhiều gam mầu đen tối!

     

     “Hổ dữ không ăn thịt con”. Câu tục ngữ này khiến chúng ta không thể không cảm thấy xót xa, nhức nhối. Vì có biết bao trẻ em còn đang bị bạo hành bởi cha mẹ. Câu chuyện của em bé V.A là một điển hình. Mới 8 tuổi đời mà bị mẹ kế đánh đập dã man cho đến chết, còn người cha ruột thì lạnh lùng vô cảm, vô tâm, gián tiếp, làm ngơ cho tình nhân hành hạ con ruột. Rồi còn không biết bao nhiêu thai nhi đã bị những người mà xã hội trân trọng gọi bằng một danh từ rất cao đẹp, đó là Thiên Chức làm cha làm mẹ, những người đó đã không để cho đứa con mình có cơ hội hiện diện trên cuộc đời này!

     

    Đọc quyển sách: Lạc quan trên miền Thượng của Lm: Gs. Phùng Thanh Quang. Cha có viết về những con hổ giết hại dân lành: Ngày đó nơi núi rừng xa xôi thuộc tỉnh Lâm Đồng, số lượng hổ còn rất nhiều nên khi Đức Cha Jean Cassaigne về Di-linh để lập trại cùi thì hổ thường xuyên về bắt vật nuôi của dân làng, nhiều khi hổ còn vồ cả người mang đi ăn thịt…Đức Cha. Jean Cassaigne kể: “Sau 14 năm coi sóc người cùi ở đây, tôi đã mất 7 em học trò vì bị hổ vồ đi ăn thịt”. (không kể đến nhiều người lớn khác). Có một con hổ cái ba chân rất tinh ranh, thường xuyên về bắt người ăn thịt. Một bà nọ đi múc nước, địu theo sau lưng đứa con ba tháng tuổi, đến suối bất ngờ bà phát hiện ra con cọp đang rình rập gần đấy, hoảng hồn bà bỏ chạy về không may rơi lại đứa con, bà vào làng kêu mọi người đi cứu nó,  khi người ta cùng với vũ khí trên tay đến nơi thì một sự lạ xảy ra: Con cọp đã bỏ đi, và đứa bé vẫn còn nằm đó vui vẻ mút tay, không hề hấn gì! Chung quanh bé thì đầy những dấu chân của cọp. Người ta bảo rằng: Có lẽ con cọp này biết tôn trọng tình mẫu tử nên nó đã không lỡ ăn thịt một đứa bé còn đang bú sữa! Thấy sự việc xảy ra như vậy bà mẹ biết rằng có bàn tay can thiệp của Thượng Đế nên về sau cả hai mẹ con bà đã xin gia nhập đạo.

     

    Như đã nói. Con hổ ngoài sức mạnh thể xác ra nó còn rất tinh khôn, khi người ta có vũ khí vây bắn nó, nó biết tìm cách bắt một người trong bọn để làm bia đỡ đạn, các người kia vì thế không dám bắn vì sợ lạc đạn trúng phải bạn mình, do vậy họ đã phải để cho con cọp được thoát thân. Tương tự như thế, khi bị vướng bẫy, nó dùng miệng để cắn đứt lìa cái chân bị dính vào bẫy, nó biết phải hy sinh một phần thân thể để cứu lấy mạng sống của mình!

     

    Qua bài tản mạn về Con Cọp này, ước mong mỗi người chúng ta biết sống sao cho xứng đáng với địa vị của mình để lưu danh tiếng tốt sau này cho con cháu. Các bậc làm cha mẹ biết hy sinh, chu toàn bổn phận và trách nhiệm đối với con cái mà Thiên Chúa đã trao ban cho mình. Nói chung, mỗi người chúng ta hãy biết loại trừ, cắt bỏ những gì cản trở hoặc không cần thiết để chúng ta được sống, không phải chỉ là sự sống  tạm bợ về phần thể xác ở đời này mà là sự sống vĩnh cửu đời sau: “ Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì anh hãy chặt  bỏ nó đi, vì thà rằng mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn còn đủ hai chân mà phải quăng vào hoả ngục.” ( Mc 9,44).

     

                                                                  Đaminh Trần-Văn-Chính.

     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - ĐỀN TẠ THÁNH TÂM CHÚA

 
 
 
 
 
 
XIN CẦU NGUYỆN PHẠT TẠ,
MÌNH THÁNH CHÚA BỊ ĐÁNH CẮP
 
Trong đêm 6 đến rạng 7 tháng Giêng, 2022. Nhà thờ
Saint-Germain de Vitry-sur-Seine (Val-de-Marne), PHÁP bị kẻ trộm vào đập phá, ăn cắp tiền và MÌNH THÁNH CHÚA.
 
Các bạn chia sẻ tin này càng nhiều càng tốt, để chúng ta cùng cầu nguyện. Cám ơn
Cha Joseph Lokendandjala làm lễ phạt tạ Thánh Tâm Thánh Thể Chúa Giesu (xem hình dưới đây)
 
✝ ❤️ 🛐
 

KINH ĐỀN TẠ TRÁI TIM CHÚA GIÊSU.

 

Lạy Ðức Chúa Giêsu rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc, lại còn khinh mạn dể duôi, nay chúng con sấp mình xuống trước bàn thờ Chúa, hết lòng thờ phượng cung kính cho được đền vì những sự vô nhân bất nghĩa khắp thiên hạ hằng làm sỉ nhục trái tim Chúa hay thương dường ấy.

 

Song le chúng con nhớ lại, xưa nay chúng con cũng đã lỗi nghĩa cùng Chúa như vậy, thì chúng con hết lòng ăn năn đau đớn, xin Chúa thương xót thứ tha; chúng con sẵn lòng đền tội chúng con cùng xin đền tội những kẻ lạc xa đàng rỗi, hoặc bởi cố tình chẳng tin phục nhận biết Chúa là Ðấng chăn chiên dẫn đàng chính thật, hoặc khinh dể những điều đã khấn nguyện khi chịu Phép Rửa Tội mà dẫy bỏ giới răn Chúa là ách êm ái dịu dàng.

 

Bấy nhiêu tội đáng khóc lóc đau đớn dường ấy, thì chúng con quyết chí đền hết thay thảy; lại dốc lòng đền riêng những tội này: như cách ăn ở buông tuồng mất nết, những thói tục xấu xa làm dịp cho kẻ hãy còn thanh sạch mất lòng khiết tịnh. Tội bỏ chẳng giữ các ngày lễ, sự nói lộng ngôn phạm đến Chúa cùng các Thánh; những điều sỉ nhục bỉ báng đấng thay mặt Chúa cùng các đấng làm thầy; những điều ơ hờ khinh dể, cùng những tội gớm ghê phạm đến chính phép Bí Tích mến yêu. Sau hết, chúng con xin đền tội chung các nước thiên hạ hằng chống cưỡng chẳng nhận quyền, cùng chẳng vâng phục lời Hội Thánh Chúa truyền dạy. Chớ gì chúng con được đổ máu ra mà rửa sạch bấy nhiêu tội ấy! Ít là chúng con xin dâng công đền tội xưa Chúa đã dâng cho Ðức Chúa Cha trên cây thánh giá, mà rầy còn dâng trên bàn thờ mọi ngày; lại xin dâng công nghiệp Ðức Mẹ đồng trinh và các thánh cùng các kẻ lành, cho được đền vì những sự vô phép mất lòng Chúa.

 

Chúng con thật lòng hứa cùng Chúa từ rầy về sau, nhờ ơn Chúa giúp thì chúng con sẽ giữ đức tin vững vàng ăn ở thanh sạch giữ luật Phúc Âm cho trọn, nhất là luật mến Chúa yêu người, cho được bù lại những tội chúng con cùng tội thiên hạ đã phụ ơn bội nghĩa cùng Chúa hay thương dường ấy; lại hết sức ngăn ngừa kẻo người ta còn phạm đến Chúa, cùng khuyên dụ cho nhiều người trở lại theo chân Chúa.

 
 

Lạy Ðức Chúa Giêsu cực khoan cực nhân, chúng con cậy vì lời Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, đã đồng công chuộc tội cầu bầu, xin Chúa nhận lễ đền tội chúng con thật lòng kính dâng mà tạ Chúa, cùng xin ban cho chúng con được ơn bền đỗ, giữ lòng trung tín lo việc bổn phận làm tôi Chúa cho đến trọn đời. Cho ngày sau chúng con hết thảy được về quê thật là nơi Chúa hằng sống hằng trị cùng Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.

 
nguồn tin:
 
 ------------------------------------------------

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - LM MINHANH - HUẾ

 

  •  
    LM MINH ANH - HUẾ


    KHÔNG BAO GIỜ KHUẤT PHỤC ĐIỀU ÁC

    “Con hãy đi và Chúa ở cùng con!”.

    Một nhà tâm lý nói, “Nhìn chung, con người muốn trở nên tốt, nhưng không quá tốt, và không phải lúc nào cũng tốt! Vì thế, thật không dễ dàng, để nó ‘không bao giờ khuất phục điều ác!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    ‘Không bao giờ khuất phục điều ác!’, đó là một trong những chủ đề của Lời Chúa hôm nay. Một sự trùng hợp đến thú vị khi các bài đọc cống hiến cho chúng ta hai mẫu gương can trường đến lạ thường! Một Đavít thời Cựu Ước, dám đương đầu với một đạo quân trang bị tận răng; một ‘Hậu duệ Đavít’ thời Tân Ước, dám đối mặt với những người Pharisêu, giới lãnh đạo tôn giáo đầy quyền lực! Cả hai ‘không bao giờ khuất phục điều ác’; vì lẽ, cả hai có Chúa ở cùng. Thật ý nghĩa, lời chúc của Saolê dành cho Đavít ngày cậu ra quân, “Con hãy đi và Chúa ở cùng con!”.

    Bài đọc Samuel tường thuật một cuộc chiến không cân sức vốn đã đi vào sử thi Israel. Trước đoàn quân dữ tợn Philitinh, cầm đầu là hổ tướng khổng lồ Gôliát, Đavít xung trận chỉ với sức mạnh của Thiên Chúa; cậu nói, “Mày mang gươm, mang giáo, cầm lao đến với tao; còn tao, tao đến với mày nhân danh Chúa các đạo binh”. Để rồi, với chỉ một hòn đá nhặt dưới suối, Chúa trao mạng Gôliát cho Đavít; hầu sau đó, Đavít có thể ngợi khen Ngài, “Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn!” như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca. Hú hồn! Ngài là một Thiên Chúa vô cùng nhân hậu! Chúng ta đừng quên, Đavít mang theo đến năm hòn đá; lẽ ra, chỉ một!

    Với Tin Mừng, như một ‘Đavít khác’, sau khi làm cho các biệt phái ngượng nghịu nhân việc các môn đệ bứt gié lúa trong ngày Sabbat, Chúa Giêsu vào hội đường, và họ lại rình rập Ngài. Ở đó, có một người bại tay; họ xem Ngài có chữa người ấy trong ngày Sabbat không, nhằm tạo cớ để tố cáo Ngài. Vậy mà, như một thách thức, Chúa Giêsu gọi người bệnh, “Anh hãy đứng ra giữa đây!”; dường như Ngài muốn để không ai có thể nhầm lẫn những gì Ngài sắp làm.

    Đoạn, với hai câu hỏi dứt khoát, Ngài đặt các nhân vật phản diện của mình vào một tình thế khó xử, “Ngày Sabbat được làm điều lành hay điều dữ?”. William Barclay giải thích, “Họ nhất định phải thừa nhận rằng, làm điều lành là hợp luật; đó là một điều lành mà Chúa Giêsu đề xuất. Và họ cũng nhất định phủ nhận khi ai đó cho rằng, làm điều dữ là hợp luật; và chắc chắn sẽ là một điều xấu xa khi để một người tiếp tục chịu khốn khổ trong lúc có thể giúp anh ta!”. Đang khi họ luống cuống, Ngài đặt câu hỏi thứ hai, “Nên cứu mạng người hay nên giết người?”. Cũng theo Barclay, “Ở đây, Ngài muốn nói huỵch toẹt rằng, ‘Khi Tôi đang tìm cách để cứu lấy sự sống cho một người; thì các ông lại đang tính kế để giết chết Đấng Kitô của Chúa’. Vậy mà với bất kỳ tính toán nào, chắc chắn, vẫn là tốt hơn khi nghĩ đến việc cứu sống hơn là nghĩ đến việc giết chết một người! Bởi thế, sẽ không có gì ngạc nhiên khi họ không có gì để nói!”.

    Anh Chị em,

    Hai ‘người hùng’ của Cựu Ước và Tân Ước đã chiến thắng hai cuộc chiến không cân sức.  Chiến thắng ấy đã mang lại kỳ tích muôn đời cho lịch sử Israel và lịch sử nhân loại. Con út của Jessé chiến thắng Gôliát, thủ lãnh Philitinh, báo trước chiến thắng của Con Một của Thiên Chúa chiến thắng Thần Chết, thủ lãnh thế gian và tội lỗi. Bởi lẽ, “Chiến đấu là việc của Thiên Chúa”, Ngài là chủ cuộc chiến; sự ác không thể thắng Ngài. Thế nhưng, ngày nay, vì tôn trọng tự do của con người, Thiên Chúa xem ra đang nhượng bộ sự dữ, vốn đang hoành hành cả nhân loại. Đối với những người theo Chúa, Ngài đang mời gọi họ hãy quyết liệt chiến đấu, ‘không bao giờ khuất phục điều ác’, bắt đầu từ việc chiến đấu với cái tôi của mình. Sự dữ ấy đang mai phục ngay trong tâm hồn mỗi người nhằm kéo ghì chúng ta, không cho chúng ta nên thánh. Đức Thánh Cha Phanxicô gọi đây là cuộc chiến giằng co đưa chúng ta ra khỏi vùng an toàn ốc đảo đời mình để đi ra các vùng ngoại biên. Quả thật, cuộc chiến này rất đỗi cam go, dai dẳng và lắm thách thức. Nhưng hãy tin tưởng, “Con hãy đi và Chúa ở cùng con!”. 

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin giúp con quyết liệt ‘không bao giờ khuất phục điều ác’ một khi nó dấy lên trong lòng con; cho con được lớn lên trong điều lành, để con nên giống Chúa ngày một hơn!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - ĐANG LÀ CHÍNH MÌNH

  •  
    Hong Nguyen
     


     
     

    ĐANG LÀ CHÍNH MÌNH

    “Tôi đã giãi bày tâm sự tôi trước nhan thánh Chúa”.

    Chuyện kể về một thiếu nữ đã tin nhận Chúa. Ngày kia, một giáo sư hỏi cô, “Bạn có phải là một tội nhân trước khi tin nhận Chúa?”; “Vâng, thưa ngài!”, cô trả lời. “Bây giờ, cô vẫn là một tội nhân?”. “Thành thật mà nói, tôi cảm thấy mình là một tội nhân hơn bao giờ hết!”. “Vậy thì có gì thay đổi đâu?”. “Có chứ! Tôi không biết phải giải thích thế nào”, cô nói, “Ngoại trừ tôi đã từng là một tội nhân chạy theo tội lỗi; nhưng bây giờ, tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân đang chạy trốn tội lỗi!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân!”. Sẽ khá bất ngờ khi các bài đọc Lời Chúa hôm nay cho thấy một lần nữa, điều cô gái thú nhận, cũng là điều tuyệt vời Thiên Chúa chờ đợi nơi mỗi người chúng ta. Ngài chờ đợi sự chân thành! Bà Anna ‘đang là chính mình’, người bị thần ô uế ám ‘đang là chính mình’; và thú vị thay, Chúa Giêsu, cũng ‘đang là chính mình’.

    Bài đọc Samuel tường thuật câu chuyện lên đền thờ đầy cảm xúc của bà Anna, một người cùng đường. Với bà, cầu nguyện không cần được đo lường, và phải chỉn chu; đôi khi, nó có thể được bộc phát thẳng thừng. Từ sâu thẳm của nỗi đau và phẫn uất, bà nức nở với Chúa những lời đứt đoạn, không thành tiếng, chẳng thành lời. Thầy cả Hêli nghĩ, bà say; nhưng bà cho biết, bà ‘đang là chính mình’ trước nhan Chúa, đang trút cho Ngài sự tức giận và buồn bã trong trái tim, trong linh hồn. Bà héo hắt và vô phúc vì vô sinh! Vậy mà Thiên Chúa lại yêu thích sự bộc bạch đó, Ngài không trách cứ khi bà nói khó với Ngài, cằn nhằn Ngài. Cầu nguyện không cần phải chải chuốt, tìm lời hoa mỹ; không cần quanh co. Như vậy, không có gì trong cuộc sống nằm ngoài giới hạn của lời cầu nguyện. Thiên Chúa có thể đối phó với bất cứ điều gì chúng ta ném vào Ngài. Không lời cầu nào được gọi là thô thiển, thiếu văn minh nơi một người ‘đang là chính mình!’. Chúa nhậm lời Anna, ban cho bà một mụn con là Samuel, để bà cất lên bài Magnificat đầu tiên qua lời Thánh Vịnh đáp ca mà Đức Maria sẽ làm vọng lại, “Tâm hồn con hoan hỷ vì Chúa, là Đấng cứu độ con!”.

    Tương tự như thế, người bị quỷ ám trong Tin Mừng nói với Chúa Giêsu theo cách bà Anna đã nói. Người ấy thét vào Chúa Giêsu, “Hỡi Giêsu Nazareth, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?”. Đó là những câu hỏi đầy giận dữ tạt vào Ngài. Tuy nhiên, như Đấng ngự trong đền thờ không lấy làm điều và cảm thấy thoải mái với sự oán giận của Anna, Chúa Giêsu cũng không cho là vấn đề với cơn thịnh nộ cực độ, ma quái nơi người đàn ông ‘đang là chính mình’ này. Ngài đáp lại bằng một lời răn đe, giải phóng anh khỏi quỷ ám. Bất cứ khi nào chúng ta mở lòng, tiết lộ cho Chúa những gì đang có, kể cả những cảm xúc đen tối nhất, chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện chữa lành và xoa dịu đầy xót thương của Ngài.

    Chúa Giêsu trừ quỷ, “Mọi người kinh ngạc hỏi nhau, ‘Cái gì vậy? Một giáo lý mới ư?’”. Nhận xét của dân chúng ở đây cũng rất thật, họ ‘đang là chính mình’. Và bản thân Chúa Giêsu cũng thế, lời Ngài nói, việc Ngài làm, chứng tỏ Ngài ‘đang là chính mình’. Bởi lẽ, Ngài đang thể hiện quyền năng Thiên Chúa, Ngài cho biết Ngài là ai, là Thiên Chúa; Ngài nói với uy lực Thiên Chúa, nói theo cách để mọi người biết rằng, lời Ngài là Lời biến đổi, Lời làm cho sống. Điều này xảy ra, không phải vì Ngài muốn, nhưng Ngài phải như thế, “Ngài giảng dạy như Đấng có uy quyền!”.

    Anh Chị em,

    “Tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân!”. Đó là mệnh căn không suy suyển của mỗi người chúng ta; đó là lý do Chúa Giêsu xuống thế làm người; và đó là ý thức cốt lõi tiên thiên nơi mỗi người để Chúa Giêsu có thể cứu lấy họ. Ý thức mình là một tội nhân, có nghĩa là tôi đang cần Thiên Chúa; đang cần Thiên Chúa đồng nghĩa ‘đang là chính mình’. Bởi lẽ, đến bao giờ chúng ta mới hết cần đến lòng thương xót của Ngài? Vậy, liệu chúng ta có ‘đang là chính mình’ hay ‘đang là một ai khác’ khi cầu nguyện? Đừng quên, Thiên Chúa thấu suốt tâm hồn, dò xét tâm can từng gang tấc; Ngài thấy hết bên dưới những gì chúng ta vô tình hay cố ý che chắn. Trước Ngài, không ai được coi là xứng đáng, kể cả các thánh; tất cả chúng ta đều là những tội nhân. Chính lúc đó, Thiên Chúa mới có thể làm một điều tương tự như đã làm cho Anna, cho người quỷ ám, để chữa lành chúng ta.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin xót thương con, vì con là kẻ có tội. Xin cho con ghi nhớ, đó là lời cầu nguyện của một người ‘đang là chính mình’ nhất, cũng là lời cầu nguyện Chúa yêu thích nhất”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng