1. Hôn Nhân & Gia Đình

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  • TGM NGUYỄN NĂNG
     
     

    Thứ Năm tuần 5 mùa Chay (Ga 8,51-59)

    Tin Mừng: Ga 8,51-59

    51 Khi ấy, Chúa Giêsu nói với người Do Thái rằng: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Nếu ai giữ lời Ta, thì muôn đời sẽ không phải chết”. 52 Người Do Thái lại nói: “Bây giờ thì chúng tôi biết rõ ông bị quỷ ám. Abraham đã chết và các tiên tri cũng vậy, thế mà ông lại nói: ‘Ai giữ lời Ta, thì không bao giờ phải chết’. 53 Chẳng lẽ ông lại lớn hơn cha chúng tôi là Abraham sao ? Ngài đã chết, các tiên tri cũng đã chết. Ông cho mình là ai ?”

    54 Chúa Giêsu trả lời: “Nếu Ta tự tôn vinh chính mình, thì vinh quang của Ta sẽ không giá trị gì. Chính Cha Ta tôn vinh Ta. Người là chính Đấng các ngươi xưng là Thiên Chúa của các ngươi. 55 Vậy mà các ngươi không biết Người. Còn Ta, Ta biết Người. Nếu Ta nói Ta không biết Người, thì Ta cũng nói dối như các ngươi. Nhưng Ta biết Người, và Ta giữ lời Người. 56 Cha các ngươi là Abraham đã hân hoan, vì nghĩ sẽ được thấy ngày của Ta. Ông đã thấy và đã vui mừng”.

    57 Người Do Thái liền nói: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã trông thấy Abraham rồi sao ?” 58 Chúa Giêsu trả lời: “Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi: Khi Abraham chưa sinh ra, thì Ta đã có rồi”.

    59 Bấy giờ họ lượm đá ném Ngài, nhưng Chúa Giêsu ẩn mình đi ra khỏi đền thờ.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chúa Giêsu không tự tôn vinh mình, nhưng chỉ tìm vinh quang từ nơi Chúa Cha. Đó là động lực giúp Người trung thành với sứ mạng. Và đó cũng phải là động lực cho đời sống Kitô hữu.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con cúi mình trước sự khiêm tốn thẳm sâu của Chúa. Chúa quả quyết với người Do thái rằng: Chúa lớn hơn tổ phụ Ápraham, Chúa là Đấng Hằng Hữu. Nhưng dù vậy, Chúa không đi tìm vinh quang cho mình, không phô trương quyền lực, không tìm cách để cho người đời ca khen chúc tụng. Trái lại, làm gì hay nói gì, Chúa chỉ tìm cách làm rạng rỡ vinh quang của Chúa Cha và chờ đợi Chúa Cha tôn vinh Chúa. Con thấy trong suốt cuộc đời Chúa nơi trần gian, dù Chúa có bị người đời hiểu lầm, chê cười, chống đối, Chúa vẫn không nản lòng bỏ cuộc, một vẫn trung thành với sứ mệnh, vì Chúa chờ đợi Chúa Cha sẽ tôn vinh Chúa bằng sự phục sinh vinh hiển.

    Lạy Chúa, xin dẫn dắt con theo đường lối Chúa để con chỉ đi tìm vinh quang của Chúa Cha. Con dễ thường theo thói đời đi tìm vinh quang cho mình bằng cách tự phụ, phô trương, khoe khoang, bắt người khác phục tùng mình. Con cũng dễ tìm vinh quang nơi người đời, tìm cách để họ chúc tụng khen thưởng, nên con dễ buồn lòng nản chí khi bị chê cười hoặc gặp thất bại.

    Lạy Chúa, vinh quang người đời mau qua, đôi lúc nó đã làm con sống giả dối và mù quáng trước những lời nịnh hót. Xin Chúa giúp con làm mọi việc vì vinh danh Chúa Cha. Xin dạy con khiêm tốn để con sống thực lòng. Con xin trao phó trọn vẹn đời con cho tình thương và sự phán xét công minh của Chúa. Chỉ có Chúa mới thấu tỏ lòng con và ban thưởng vinh quang đời đời cho con. Con chỉ xin cho con được lòng trung thành luôn mãi. Amen.

    Ghi nhớ: “Cha các ngươi là Abraham đã hân hoan vì nghĩ sẽ được thấy ngày của Ta”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -NỘI NGUYỄN -CN4MC-C


  •  
    Song Loi Chua
     
     

    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C (27/3/2022)

    ---ooOoo---

    ĂN NĂN SÁM HỐI VÀ QUAY VỀ VỚI THIÊN CHÚA

    ĐỂ ĐƯỢC THÚ THA

    "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha,

    con không đáng được gọi là con cha nữa” (LUCA 15, CÂU 18-19)

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Dụ ngôn được Phúc âm Thánh Luca (Lc 15,1-3.11-32) tường thuật đã có một thời gian dài được các tín hữu gọi là dụ ngôn “người con hoang đàng” vì các tín hữu chú trọng đến người con thứ đã đòi cha chia tài sản và đi hoang rối quay trở về với Cha. Thật ra dụ ngôn ấy phải được gọi là dụ ngôn “người cha nhân hậu” vì sứ mệnh chính yêu của Chúa Giêsu Kitô khi xuống trần gian là mạc khải cho loàai người về Cha là Đấng từ bi nhân hậu, luôn mong chờ và ngóng đợi những đứa con quay thống hối trở về.  

    Chúng ta hãy đọc và suy niệm bài Phúc âm nói trên một cách cẩn trọng để rút ra những bài học cần thiết cho đời sống đức tin của mình.

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 15,1-3.11-32: Khi ấy, những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: "Người kia có hai con trai. Đứa em thưa với cha rằng: 'Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con'. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của thì vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha" '. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa'. Nhưng người cha bảo đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy'. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.

    "Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: 'Đó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khoẻ'. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: 'Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó'. Nhưng người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy' "

     

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 13,1-9:  

    3.1 Hậu cảnh của dụ ngôn hay lý do khiến Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn: “Khi ấy, những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng.”  Vậy chúng ta phải hiểu là thái độ của những người biệt phái và luật sĩ khiến Chúa Giêsu khó chịu vì họ không hiểu gì về Thiên Chúa (là Tình Yều) và vế Đấng Thiên Sai của Người là Chúa Giêsu, Đấng đến trần gian để cứu những người hư mất. Những người biệt phái và luật sĩ ấy cần nghe kỹ và hiểu dụ ngôn cùa Chúa Giêsu để thay đổi suy nghĩ và hành động.

    3.2 Tội và sự sám hối của người con thứ, người con đã đi hoang: "Người kia có hai con trai. Đứa em thưa với cha rằng: 'Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con'. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của thì vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha" '. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó.

    Tội của người con thứ là bỏ nhà bỏ cha mình mà ra đi và phung phí hết tài sản mà người cha đã ban cho hắn. Người con thứ quyết định quay về không phải vì thấy mình tội lỗi mà vì hắn khổ quá chịu không nổi. Trước sau hắn chi nghĩ tới mình, chỉ quan tâm đến bản than mình. Lời hắn thú tội với cha đã cứu hắn nhưng thật ra người cha đã tha thứ và sẵn sàng đón nhận hắn từ khi hắn còn đi hoang.

    3.3 Lòng nhân từ tha thứ của người Cha:  "Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa. Nhưng người cha bảo đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy'. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.

    Tấm lòng từ bi nhân hậu của người cha thật tuyệt vời. Ngày đêm ông chờ ngóng đứa con hư trở về. Khi đứa con hư trở vế thì ông giang rộng hai tay đón nó, mặc quần áo đẹp cho nó, đeo nhẫn cho nó (là biểu trưng tư cách làm con), tổ chức tiêc mừng vì “em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy"

    3.4 Thái độ không đúng của người con cả: Trong diễn tiến của câu chuyện người con cả như đứng ngoài. Anh chẳng hiểu nỗi khổ của thằng em, cũng chẳng chia sẻ nỗi long cũa người cha, Anh so bì ghen tỵ : ”Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó” khiến người cha phải lên tiếng: ”Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy"

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 13,1-9:

    4.1 Chúng ta là người con thứ hay người con cả? Có quá không nếu chúng ta nhận mình vừa là người con thứ vừa là người con cả của dụ ngôn. Cả hai người con đều sống vị kỷ như nhau. Cả hai chỉ biết có mình, chi lo cho quyền lợi của mình mà không quan tâm gì đến người cha  cả! Là người con thứ khi chúng ta bỏ Cha di hoang và phung phí tiền bạc, sức khỏe, thời giờ, tài năng vào những chuyện vô bổ và có hại. Là người con cả khi chúng ta sống vô cảm với Thiên Chúa là cha (không cảm nhận ơn làm con) và sống ích kỷ với đồng loại là anh chị em của mình.

     

    4.2 Chúng ta hiểu Thiên Chúa đến đâu? Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn này để giúp các người biệt phái và luât sĩ đương thời (và tất cả chúng ta ngày nay) hiểu Thiên Chúa là Cha từ bi thương xót, thứ tha và cứu vớt hết mọi người, hiều Chúa Giêsu có sứ mạng mạc khải về Cha và cứu chuộc mọi người. Chúng ta đã thấu hiểu những điều quan trọng đó chưa?

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 13,1-9:       

    Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha con thứ cũng như người con cả đều Cha sai đến để rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải cho mọi người về Cha và về chính mình Người qua dụ ngôn ”người cha nhân hậu”. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

    1.- «Khi ấy, những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho càng ngày càng có nhiều người biết về Chúa Giêsu Kitô mà yêu mến và tin theo Người.   

    Xướng: Chúng ta cùn g cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy quan tâm đến việc cứu giúp những đứa con hư của Thiên Chúa. 

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu biết coi trọng ơn được làm con Thiên Chúa của mình.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả các Kitô hữu được tự hào về tư thế và địa vị làm con Thiên Chúa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho nhân loại chúng con. Người đã dậy cho các môn đệ và cho chúng con. biết Cha là Đấng từ bi nhân hậu và sẵn sàng thú tha cho các tội nhân hối cải trở về.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con ánh sáng và sức mạnh của Thánh Thần để chúng con biết từ bỏ lối sống hư hỏng tội lỗi làm mất lòng Cha mà ăn năn hối cải trở về với Cha. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha và Chúa chúng con  Amen.

    Sàigòn ngày 25 tháng 3 năm 2022  (Lễ Truyền Tin)

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "SLCHN06" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/slchn06/CAPKSPxq4qcd6D7e3DqQih%2BfOKFVrkqiB3NXn6HNyDn_tE7duZQ%40mail.gmail.com.
    For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
     

SỐNG TỈNH THỨC - LM MINH ANH

 

  • LM MINH ANH
     


     
     

    MỘT CÔNG CỤ THÁNH CỦA LỜI

    “Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa!”.

    R. M. McCheyne đã viết thư cho Dan Edwards, một người vừa được truyền chức, “Xét về độ tinh khiết và sự hoàn hảo của một dụng cụ, bạn sẽ thành công! Tuy nhiên, đó không phải là do những tài năng Chúa ban cho bạn, cho bằng việc bạn trở nên giống Chúa Giêsu mỗi ngày! Một môn đệ tín trung là một vũ khí khủng khiếp trong tay Thiên Chúa, ‘một công cụ thánh của Lời!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Một môn đệ tín trung là một vũ khí khủng khiếp trong tay Thiên Chúa!”. Cả hai bài đọc hôm nay cho thấy, việc trở nên “một vũ khí” nói Lời Chúa cho người đương thời là một sứ vụ cấp bách của người môn đệ mọi thời! Giêrêmia thời Cựu Ước và chúng ta, môn đệ thời Tân Ước, mỗi người là ‘một công cụ thánh của Lời’. Thông điệp chúng ta nói cho người đương thời là, “Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa!”; đó cũng là một lời mời lấy từ Thánh Vịnh đáp ca.

    Bài đọc Giêrêmia tường thuật những gì Thiên Chúa nói với ông, “Ta truyền cho họ lời này: Các ngươi hãy nghe lời Ta!”; Tin Mừng tường thuật việc Chúa Giêsu trừ một quỷ câm, khi quỷ ra khỏi, người câm nói được và dân chúng bỡ ngỡ. Với những sự kiện này, chúng ta tự hỏi: Vậy thì điều gì cản trở tôi nói Lời Thiên Chúa một cách cởi mở, trung thực và rõ ràng? Có rất nhiều người đang rất cần Tin Mừng! Có rất nhiều người đang bối rối trong cuộc sống; cũng có rất nhiều người thấy mình đang đi trên một con đường không lối ra, một con đường dẫn đến lầm lạc và huỷ hoại. Và chúng ta vẫn im lặng thản nhiên nhìn họ đi trên con đường này. Tại sao?

    Trước khi được Chúa Giêsu chữa lành, dường như người câm đã bị quỷ chiếm hữu và áp chế hoàn toàn đến nỗi nó vô hiệu hoá khả năng nói của anh. Được Chúa Giêsu cất khỏi ảnh hưởng của quỷ, anh đã nói rành rọt. Phần chúng ta, dù có thể không chịu tác động của ma quỷ ở mức độ tương đương, nhưng chúng ta cũng thường bị cản trở và áp bức bởi những “Quỷ câm” tương tự! “Quỷ câm” thường tìm cách tác động theo hướng làm chúng ta sợ hãi việc loan báo Tin Mừng một cách tự do, chân thành và tức thời cho những người đang rất cần; “Quỷ câm” thường cản trở, khiến chúng ta bối rối, do dự mỗi khi có cơ hội chia sẻ đức tin với người khác. Và mặc dù hiếm khi rơi vào quyền lực của nó hoàn toàn, nhưng dẫu sao, chúng ta vẫn thường bị tác động và ngăn trở, thậm chí, nó cũng vô hiệu hoá khả năng nói của chúng ta; đang khi lẽ ra, mỗi người chúng ta phải là ‘một công cụ thánh của Lời’; có thể nói Lời bất cứ khi nào, với bất cứ ai và bất cứ nơi đâu; lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện!

    Anh Chị em,

    “Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa!”, đó là sứ điệp chúng ta rao truyền, nhưng trước hết, nó phải là sứ điệp cho chính mỗi người chúng ta! Mỗi ngày Thiên Chúa ban Lời cho chúng ta, Ngài mong chúng ta trở thành những môn đệ tín trung biết lắng nghe và để Lời biến đổi. Được Lời biến đổi, chúng ta sẽ trở thành một Giêsu khác; nói đúng hơn, trở thành ‘một công cụ thánh của Lời’. Lúc đó, trong tay Thiên Chúa, chúng ta sẽ là một vũ khí khủng khiếp, không phải để gieo tai rắc hoạ nhưng là một công cụ đem lại an bình và yêu thương cho nhân loại! Thế nhưng, điều đó tuỳ thuộc hoàn toàn vào việc chúng ta có nên giống Chúa Giêsu không! Nhiều lúc, bị “Quỷ câm” ám, chúng ta không có khả năng nói, không muốn nói, hay thậm chí không dám nói… vì lẽ, chúng ta ‘chưa thánh’ đủ như Chúa Giêsu, chưa nên giống Ngài. Chúa Giêsu muốn giải thoát chúng ta, và không quỷ nào mà Ngài bất lực. Hãy để Ngài chữa lành và sử dụng bạn như ‘một công cụ thánh của Lời’, một công cụ của sự thật và tình yêu!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, không ít lần, con cảm thấy mình như bị câm… cho con ngày càng nên giống Chúa; nhờ đó, con trở nên một vũ khí yêu thương sắc bén, ‘một công cụ thánh’ trong tay Chúa”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     



     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG CN4MC-C

  •  
    Chi Tran CHUYỂN
     
     
     
     


    GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

    CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY, NĂM C

     

    1/ BỨC HỌA CỦA REMBRANDT

    Năm 1986 cha Henri Nouwen, nhà thần học và nhà văn người Hà Lan, đã đi tham quan St. Petersburg, Nga, Leningrad trước đây. Trong khi ở đó, ngài đã đến thăm bảo tàng Hermitage nổi tiếng, nơi ngài nhìn thấy, cùng với nhiều thứ khác, bức tranh của Rembrandt về Đứa con hoang đàng. Bức tranh được đặt ở một hành lang và nhận được ánh sáng tự nhiên của cửa sổ gần đó. Cha Nouwen đã đứng trong hai giờ, bị mê hoặc bởi bức tranh đặc sắc này. Khi ngài đứng đó, mặt trời thay đổi, và từ góc của ánh sáng thay đổi, ngài lại thấy một khía cạnh khác của bức tranh được hé lộ. Sau đó, ngài viết: “Trong ngày có bao nhiêu thay đổi thì cũng có bấy nhiêu bức tranh Đứa con hoang đàng”.

    * Chúng ta khó thấy điều gì mới trong dụ ngôn Người con hoang đàng vì chúng ta đã nghe câu chuyện này quá thường xuyên. Tuy nhiên, tôi gợi ý rằng giống như Henri Nouwen đã nhìn thấy cả chục khía cạnh khác nhau trong bức tranh Đứa con hoang đàng của Rembrandt, thì chính câu chuyện này cũng có nhiều khía cạnh khác nhau.

     

    2. CON XIN LỖI MẸ

    Roy Angell từng kể một câu chuyện rất hay về một góa phụ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, người đã mất đi đứa con trai duy nhất và chồng của bà. Bà lại đặc biệt cay đắng vì người hàng xóm của bà có năm người con trai, mà lại không mất một ai. Vào một đêm nọ, trong sự đau buồn tột độ của mình người phụ nữ này đã có một giấc mơ. Một thiên thần đứng trước mặt bà và nói: “Bà có thể nhìn thấy con trai của bà trở lại một lần nữa trong vòng mười phút. Bà sẽ chọn mười phút nào? Bà muốn đưa cậu ấy trở lại như một đứa trẻ nhỏ, một cậu bé có khuôn mặt bẩn thỉu, một cậu học sinh mới bắt đầu đi học, một học sinh mới hoàn thành trung học, hay như một người lính trẻ đã ra đi dũng cảm trong chiến tranh?” Người mẹ suy nghĩ một vài phút và sau đó, trong giấc mơ của mình, nói với thiên thần rằng bà sẽ không chọn những hình ảnh như vậy. Bà nói: “Hãy để chính tôi đưa nó trở lại. Khi còn là một cậu bé, trong một lúc tức giận, nó đã giơ hai nắm đấm lên dấn về phía tôi và nói: “Con ghét mẹ! Con chán mẹ!” Tiếp tục nhìn thiên thần, bà nói: “Trong một thoáng chốc cơn giận của nó nguôi ngoai và nó quay trở lại với tôi, khuôn mặt nhỏ nhắn bẩn thỉu của nó đẫm nước mắt, nó vòng tay ôm lấy tôi. Nó nói: 'Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ vì con đã quá bất hiếu. Con hứa sẽ không bao giờ tồi tệ nữa và con yêu mẹ bằng cả trái tim mình. Hãy để nó trở về với tôi như vậy', người mẹ thổn thức. Tôi chưa bao giờ yêu nó nhiều hơn thời điểm đó khi nó thay đổi thái độ và quay lại với tôi”. [Roy Angell, Shields of Brass, (Nashville: Broadman Press, 1965), trang 70].

    * Chúa Giêsu nói rằng đây là cách Thiên Chúa cảm nhận về mỗi con người tội lỗi chúng ta.

     

    3. CẶP ĐÔI HOANG ĐÀNG

    Tôi từng biết một cặp vợ chồng trẻ, người đã giành được giải thưởng lớn trong một chương trình truyền hình có tên “Kim tự tháp một trăm nghìn đô la”. Một hôm, họ cho tôi xem một đoạn băng của chương trình và tôi thấy họ ở đó trên tivi, nhảy lên nhảy xuống và la hét như mọi người vẫn làm trong các chương trình trò chơi. Họ đã giành được nhiều tiền hơn họ từng tưởng tượng. Giấc mơ Mỹ đã thành hiện thực. Nhưng việc giành được tất cả số tiền đó thực sự đã hủy hoại cuộc đời của họ. Trong khi trước đây họ luôn sống tiết kiệm thì giờ đây, họ ăn chơi xả láng và gánh những khoản nợ kếch xù. Khi tôi gặp họ, họ sắp mất tất cả những gì đang có và đang trên đường ly hôn.

    * Tôi biết nhiều người muốn có cơ hội thành đạt! Có lẽ bạn cũng muốn có cơ hội đó. Nhưng hãy nhớ rằng, cặp đôi này thực sự rất đáng buồn. Họ là những đứa con hoang đàng.

     

    4. LÀM SAO BỊ LẠC

    Một ngày nọ, ông nội và đứa cháu gái của ông đi dạo thì bỗng ông nhận ra rằng họ đã đi xa hơn rất nhiều so với những lần đi bộ trước đó. Ông hỏi cháu gái của mình: “Cháu có biết chúng ta đang ở đâu không?” Cô gái nói: “Không!”- “Cháu có biết làm thế nào để về nhà không?” Một lần nữa cô gái nói: “Không!” Sau đó, ông nội hỏi: “Nếu cháu không biết cháu đang ở đâu hoặc làm thế nào để về nhà, điều đó có nghĩa là cháu bị lạc?” Cô gái nói: “Không, ông ơi! Làm sao cháu có thể bị lạc nếu cháu ở bên ông? ”

     

    5. SINH VIÊN HOANG ĐÀNG

    Cha Brady Whitehead, tuyên úy của Đại học Lambuth ở Tennessee, kể về câu chuyện có thật của một sinh viên có cha mẹ bị chết thảm trong một tai nạn. Chàng sinh viên này nghiễm nhiên trở thành người được hưởng di sản. Theo Brady, anh sinh viên bắt đầu phung phí tiền cho những chuyến du lịch xa hoa. Anh ấy thậm chí còn mời thêm bạn bè cùng đi để ăn chơi. Anh ta tiêu tiền quá nhanh đến nỗi một ngày nọ, cha Brady gọi anh vào văn phòng của mình và nói chuyện với anh. Ngài nói với tư cách là tuyên úy của trường rằng, ngài cảm thấy mình có trách nhiệm phải đặt câu hỏi về thói quen chi tiêu của anh. Anh sinh viên trả lời: “Nhưng điều quan trọng là cha không biết số tiền tôi được thừa kế.” Cha Brady nói: “Chà, có thể là như vậy, nhưng ngay cả đối với một tài sản lớn thì cũng có hồi kết.” - Chà, cậu sinh viên không nghe lời, và cha Brady cho biết vào thời điểm cậu ta tốt nghiệp trường Lambuth, tất cả tiền của cha mẹ cậu ta đã biến mất.

     

    6. ĐỨA CON HOANG ĐÀNG

    Một thiếu niên đến gặp mục sư của mình để xin lời khuyên. Cậu bé nói: “Con đã bỏ nhà đi, và đã làm một số điều mà sẽ khiến bố con tức giận khi ông ấy biết. Con nên làm gì?” Mục sư suy nghĩ một lúc và trả lời: “Hãy về nhà và thú nhận tội lỗi của cậu với cha cậu, ông có thể sẽ tha thứ cho cậu và đối xử với cậu như đứa con hoang đàng.” Một thời gian sau, cậu bé báo cáo với mục sư: “Chà, con đã nói với bố những gì con đã làm, nhưng ông ta đã suýt giết chết đứa con hoang đàng!”

     

    7. CẦN PHẢI HÒA GIẢI

    Elsa Joseph là một phụ nữ Do Thái bị dứt bỏ hai đứa con yêu quý của mình, cả hai đều là gái, trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhiều năm sau, bà mới biết ra rằng cả hai cô con gái của mình đều đã bị giết bằng khí độc tại trại Auschwitz. Từng là một nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng, Elsa phản ứng với tin tức bi thảm này là chọn lấy cây đàn violin của mình và đi chơi ở Đức. Và ở đó trong phòng hòa nhạc quê hương của những kẻ giết các con bà, bà chơi đàn vĩ cầm và kể câu chuyện của mình, kêu lên tới Thiên đàng như để báo thù. Nhưng bà không tìm cách báo thù. Bà nói về nhu cầu sâu xa của thế giới là phải hòa giải và tha thứ, nếu không thì thế giới này sẽ tự xé nát nó. “Nếu tôi, một người mẹ Do Thái, có thể tha thứ cho những gì đã xảy ra”, bà nói với khán thính giả của mình không chỉ ở Đức, mà ở Bắc Ireland, Lebanon và Israel, “thì tại sao các bạn không thể xóa bỏ sự khác biệt của mình và hòa giải với nhau?”

    * Trong các bài học Lời Chúa hôm nay, Thiên Chúa vô cùng nhân từ và tha thứ cũng thách thức chúng ta với cùng một câu hỏi.

     

    8. THA THỨC VÀ ĐƯỢC THA THỨ

    Cách đây một thời gian, một phụ nữ đã viết một lá thư cho Ann Landers mô tả mối quan hệ tồi tệ từng tồn tại giữa cô và người anh. Phải đến cái chết của cha, cô mới có thể tha thứ cho người anh và một lần nữa coi anh như một người anh em. Một thời gian sau khi hòa giải, anh trai cô lên cơn đau tim và chết trong vòng tay của cô. Cô ấy kết thúc bức thư của mình bằng đoạn văn cảm động này. “Tôi biết ơn những năm tháng chúng tôi đã sống với nhau, nhưng tôi có thể hét lên khi nghĩ về thời gian chúng tôi đã bỏ lỡ vì chúng tôi quá ngoan cố và thiển cận để có thể hòa hợp. Bây giờ anh ấy đã ra đi, và tôi rất đau lòng”.

    * Các bài đọc hôm nay là một lời mời gọi để chúng ta xem xét lại các mối quan hệ trong cuộc sống và sống phù hợp với lời dạy của Chúa Giêsu. (Mark Link trong Sunday Homilies; do cha Botelho trích dẫn).

     

    9. SAO KHÔNG THA THỨ

    Câu chuyện kể về một người lính trong lúc chiến đấu. Anh ta uống rượu rất nhiều và luôn là mối đe dọa cho các đồng đội. Sĩ quan chỉ huy của anh đã mắng anh vài lần. Nhưng lúc ấy anh đã ném cuốn sách vào người chỉ huy. Đại tá nói với trung úy của mình: “Tôi đã tạo cho anh ấy nhiều cơ hội thay đổi, nhưng không có tác dụng.” Viên sĩ quan này trả lời: “Thưa đại tá, ông đã trừng phạt anh ta nhưng không hiệu quả. Tại sao không tha thứ cho anh ta?” Đại tá chấp nhận lời đề nghị này. Với người lính, ông nói: “Tôi đã phạt anh nhiều lần. Sự trừng phạt đã không có tác dụng. Lần này tôi sẽ tha thứ cho anh. Nhiều tội của anh sẽ bị xóa khỏi lí lịch cá nhân của anh.” Người lính tưởng phải thụ án trước tòa án quân sự, đã gục xuống và khóc nức nở. Từ đó anh ta không bao giờ uống rượu nữa.

    Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

     

SỐNG TỈNH THỨC - TRỞ VỀ - CN4MC-C


  •  
    Chi Tran CHUYỂN
     
     

     

     
     
     

    TRỞ VỀ

    Chúa Nhật 4 Mùa Chay năm C : Lc 15,1-3. 11-32

    LM THÁI NGUYÊN

     

     

    Suy niệm

    Những người biệt phái và kinh sư vẫn coi khinh những người thu thuế và tội lỗi, khi thấy Chúa Giêsu lui tới với những hạng người đó thì họ xầm xì khó chịu. Trước cái nhìn ngặt nghèo của nhóm biệt phái và luật sĩ, Chúa Giêsu nêu lên dụ ngôn Thiên Chúa như “Người cha nhân hậu”. Đó là người cha chấp nhận chia gia tài để người con thứ ra đi, dù biết nó sẽ rơi vào cảnh sa đà, trụy lạc, nhưng tin nó sẽ quay về sau khi vỡ mộng. Thế nên người cha từng ngày mong nó sẽ trở về, và chuẩn bị mọi thứ để đón rước. Thông thường, cha mẹ chỉ chuẩn bị đón rước và ăn mừng đứa con sắp thành tài, sắp thăng quan tiến chức; chứ ai lại mừng cho một thằng nghịch tử; một đứa con bất hiếu bao giờ!

     

    Đúng như người cha dự đoán, sau một thời gian “sống phóng đãng, phung phí hết tài sản”, rơi vào cảnh cùng cực, người con đã hồi tâm chuyển ý, thấy mình quá đắc tội với cha nên đã quay về. Tưởng đâu cha sẽ trách mắng, nghiêm phạt, ai ngờ khi vừa thấy bóng dáng con từ xa, thì ông động lòng thương, chạy ra ôm chầm lấy anh và hôn lấy hôn để. Lòng yêu thương và chờ đợi từng ngày khiến ông quên hết lỗi lầm của đứa con hoang đàng. Ông thật là một người cha phung phí vì đã chia gia tài cho một đứa con còn non lòng trẻ dạ. Và giờ đây ông lại đem áo mới, giầy mới, nhẫn vàng cho con. Hơn nữa còn vui mừng mở tiệc liên hoan, đàn ca múa hát để ăn mừng. Một cuộc đón tiếp quá nồng hậu, ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Ông đã phung phí tình yêu thương cách quá độ đến mức vô lý. Đúng là “Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không hề biết đến.” (Pascal).

     

    Người anh cả đi làm về thấy cảnh tượng như vậy liền nổi giận, không chịu vào nhà, nặng lời trách móc cha già, vì hành xử như vậy là bất công với anh ta. Anh cho cha thấy bao nhiêu công lao của mình đối với cha mà chưa từng được khen thưởng, đang khi “thằng con của cha đó”, nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về thì lại ăn mừng. Anh không thể vui với cha, nên càng không thể vui với em. Anh tức giận vì thấy quyền lợi mình bị xâm phạm. Anh đối chọi với cha và không muốn vào nhà để gặp em. Anh nghĩ cha đã sai lầm khi thưởng kẻ đáng phạt mà không thưởng người đáng công.

     

    Người cha phải ra tận cổng phân trần và năn nỉ anh ta vào nhà chung vui với ông “vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”. Nhưng xem ra người anh không chấp nhận cho em trở về, vì sợ chiếm mất những gì thuộc về mình. Người cha đã khẳng định với cậu rằng: “Tất cả những gì của cha đều là của con” (Lc 13,31). Hoá ra cả hai người con khác nhau về cách sống bên ngoài nhưng lại rất giống nhau về tâm thế bên trong, vì cả hai đều ở ngoài trái tim của cha, người con thứ vô tình, mà người con cả cũng vô tâm, không cảm nhận được tình yêu thương của cha mà chỉ muốn sống thỏa mãn theo ý riêng mình. Cả hai đều có lối sống như người làm công chứ không phải làm con. Người anh xem ra còn nặng tội hơn em, vì không chấp nhận cha mà cũng không chấp nhận em. Người anh cả phải chăng đại diện cho nhóm Pharisêu và các kinh sư, luôn tự hào về đời sống đạo đức của mình, và muốn cho những kẻ tội lỗi phải chết hơn là được cứu chữa.

     

    Người cha có hai đứa con thật éo le. Người con thứ có vẻ như tượng trưng cho lối sống của những kẻ đang chạy theo của cải vật chất, đang tôn thờ ngẫu tượng, suy tôn vị lãnh tụ lên làm Chúa. Đó cũng là những người đang mất dần đức tin, không còn sống hiệp thông trong Giáo hội; là những người trẻ bỏ gia đình đi bụi đời; là những thanh niên đang chạy theo tiền tài danh vọng; là những thiếu niên đang nghiện ngập và lo tìm thỏa mãn đam mê dục vọng.

     

    Phải chăng người anh cả tượng trưng cho những người giữ đạo để cho mình được an thân yên vị, chứ không vì tình yêu mến. Không có tình yêu với Chúa nên cũng chẳng có tình yêu với nhau, nên không gần gũi, không thân thiện, không chia sẻ, không cảm thông, và càng không muốn tha thứ. Người con cả phải chăng là những tín hữu xưng mình là đạo dòng nhưng lại lười biếng, tự ái, kiêu căng, ích kỷ?

     

    Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Ngài yêu chúng ta bằng một thứ tình yêu mà lý trí không tài nào hiểu được. Hãy để cho tim mình ra mềm mại và tan chảy trước tình yêu cao siêu đó. Hãy vào hưởng niềm vui của một đứa con hiếu thảo với Cha và đầy tình huynh đệ với nhau.

     

    Cầu nguyện

    Lạy Cha là Thiên Chúa tình yêu!
    dù con đã bao lần sa lạc và lầm lỡ,
    nhưng Cha vẫn luôn nâng đỡ thứ tha,
    con cảm thấy bước chân Cha vội vã,
    khi ra đón đứa con sa ngã trở về.

     

    Cha chẳng nề khi thân con ô uế,
    giang tay ôm ấp với tình thương tràn trề,
    vẫn như thuở đầu con từng được yêu quí,
    nhưng vì bất hiếu con đã bỏ ra đi.

     

    Cha chẳng chấp tội nặng con đã phạm,
    mà lại vui làm tiệc đám linh đình,
    để cho thấy vẫn một tình cha con,
    chẳng có gì làm sứt mẻ hao mòn.

     

    Tình thương Cha chẳng thể nào sánh ví,
    thế mà lại có những lần con ganh tị,
    khi có người trong sa lạc trở về,
    con lại tìm mọi cách để khinh chê,
    không đón nhận vì sợ mình lép vế.

     

    Con quên rằng tình Cha luôn thi thố,
    mỗi người có một chỗ trong tim Cha,
    Cha yêu con chỉ vì con là con,
    cho dù con ngoan hiền hay hư hỏng.

     

    Xem ra con cũng như người anh cả,
    ở trong nhà nhưng tấm lòng lạc xa,
    chưa hiểu nổi mối tình Cha sâu thẳm,
    mà chỉ nhắm tới công bằng và hợp lý,
    không biết cho đi và bao dung nhân hậu,
    đúng là bản thân con vẫn còn thô lậu.

     

    Xin cho con một trái tim cháy sáng,
    để biết sống tình yêu Cha vô hạn,
    một trái tim tha thứ rất dịu dàng.
    một cách ứng xử nhẹ nhàng và thanh thoát,
    để tạo an bình và hạnh phúc hòa chan. Amen.

     

    Lm. Thái Nguyên