1. Hôn Nhân & Gia Đình

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - ĐTC PHANXICO - BÀI VỀ TUỔI GIÀ -

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

    ĐTC Phanxicô tiếp tục loạt bài về Tuổi già đến bài thứ 10 về nhân vật Gióp, với đoạn cuối cùng của Sách Gióp sau đây:

     

    Ông Gióp thưa với ĐỨC CHÚA: Con biết rằng việc gì Ngài cũng làm được, không có gì Ngài đã định trước mà lại không thành tựu. […]

    Con đã nói dù chẳng hiểu biết gì về những điều kỳ diệu vượt quá sức con.

    Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến.

    Vì thế, điều đã nói ra, con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn.

    ĐỨC CHÚA giáng phúc cho những năm cuối đời của ông Gióp nhiều hơn trước kia.

    Sau đó, ông Gióp còn sống thêm một trăm bốn mươi năm nữa, ông được thấy con cái cháu chắt đến bốn đời. (G 42,1-6.12.16)

    Trong bài giáo lý 10 này, ĐTC nêu lên 2 tấm gương: 1 phải tránh là gương bạn bè của ông Gióp và 1 cần theo là gương ông Gíóp, như sau:

    "Thiên Chúa quở trách những người bạn của Gióp, những người cho rằng họ biết mọi sự, về Thiên Chúa và về đau khổ, và khi đến để an ủi Gióp, rốt cuộc họ lại phán xét ông bằng những khuôn mẫu sẵn có của họ. Xin Chúa gìn giữ chúng ta khỏi thói đạo đức giả hình và trịch thượng này!

     "Chúa nói với các bạn của Gióp như thế. “Gióp, tôi tớ của Ta, sẽ chuyển cầu cho các ngươi. Ta sẽ đoái nhìn nó và sẽ không xử với các ngươi xứng với sự ngu xuẩn của các ngươi, vì các ngươi đã không nói đúng đắn về Ta như Gióp, tôi tớ của Ta” (42,7-8).

    Các nạn nhân có một loại quyền phản kháng khi đối diện với sự dữ, đó là quyền Thiên Chúa ban cho bất cứ ai, thậm chí tự thẳm sâu do chính Thiên Chúa khơi lên.

     "Nếu bạn có những vết thương trong lòng, những nỗi đau và bạn cảm thấy muốn phản kháng, ngay cả phản kháng đối với Chúa, Chúa sẽ lắng nghe bạn, Chúa là Cha, Chúa không sợ lời cầu nguyện phản kháng của chúng ta. Chúa hiểu điều đó.

    "Hãy tự do, hãy tự do trong lời cầu nguyện của bạn, đừng giam hãm lời cầu nguyện của bạn trong những khuôn mẫu định sẵn! Đừng! Lời cầu nguyện phải thật tự phát, giống như của một người con với cha mình, nói ra tất cả mọi sự bởi vì nó biết cha sẽ hiểu điều đó.

     "Lời tuyên xưng đức tin của Gióp – nổi lên từ chính lời khẩn cầu không ngừng của ông lên Thiên Chúa, công lý tối cao – cuối cùng được kiện toàn với một kinh nghiệm gần như thần bí, khiến ông phải thốt lên: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến.” (42,5).

    "Chúng ta hãy nhìn người già, nhìn bằng tình yêu, nhìn vào kinh nghiệm của họ, những người đã phải chịu đau khổ rất nhiều trong cuộc sống, những người đã học được rất nhiều điều trong cuộc sống. Họ đã trải qua rất nhiều và cuối cùng có được bình an này, một điều gần như thần bí, nghĩa là sự bình an của cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, và nói rằng: “Con đã biết Chúa qua những lời người ta nói, nhưng bây giờ chính mắt con đã nhìn thấy Chúa”.


    Tiếp kiến chung (18/5): Thử thách của đức tin và phúc của sự chờ đợi

    DTCPhanxico-GiaoLyTuoiGia.Bai10.mp3


     

    --

 

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH -


  •  
    Các vị là những người mất quyền công dân trong vấn đề này rồi. Nhưng xin gửi như một tài liệu giáo dục.
    Duyệt
     
     

    “CHỒNG GIÀ VỢ TRẺ LÀ TIÊN”?!

     

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    “Chồng già vợ trẻ là tiên, vợ già chồng trẻ là duyên nợ nần.” Dù là duyên hay nợ khi đã về chung một nhà là nên nghĩa vợ chồng. Nhưng cái duyên, cái nợ ấy liệu sẽ kéo dài được bao lâu và trong những điều kiện nào còn tùy thuộc nhiều yếu tố, trong đó có tuổi tác. Thực tế, tuy không chứng minh được sự chênh lệch tuổi tác sẽ gây nên những khó khăn cho hạnh phúc hôn nhân như thế nào, nhưng chắc chắn nó có ảnh hưởng đến sự lâu bền của một cuộc tình. [1]  

     

    Các nhà khảo cứu đã phân tích rõ về ảnh hưởng tuổi tác liên quan đến ly dị. Paula England, giáo sư tại New York University và nhóm khảo cứu của bà đã phỏng vấn 3.622 cặp vợ chồng trong một nghiên cứu mang tính quốc gia từ 1987 - 1988, 1992 - 1994, và 2001 - 2002. Cùng với thời điểm từ 1987-2002, phỏng vấn 747 cặp đã ly thân hoặc ly dị. Kết quả cho thấy là những người đàn ông lấy vợ lớn tuổi đa số chủ động ly dị. Nếu người đàn bà hơn người đàn ông 3 tuổi hoặc hơn, con số ly dị có thể lên đến 87%, trong khi người vợ chủ động ly dị khoảng 23%. Nhưng nếu người vợ trẻ hơn cơ hội ly dị vợ sẽ là 50%.   

     

    Theo tâm lý phát triển, khi bước vào tuổi 60 cũng là thời gian bắt đầu cho sự đi xuống về thể lý, đồng thời kéo theo những mặc cảm tâm lý của cả hai phía. Khởi đầu của sự đi xuống đó là mắt mờ, tóc bạc trắng, răng lung lay, da nhăn nheo… Tiếp đến là một số bệnh của “người già” như tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, gout, cộng với huyết áp cao, mỡ cao. Sức khỏe thể lý đi xuống kéo theo phong độ cũng xuống dốc về phía đàn ông. Về phía phụ nữ thì sắc đẹp ở tuổi này cũng bắt đầu về chiều. Hơn thế, sự xuống dốc này theo cấp số nhân. Có nghĩa là càng ngày càng kém đi. Chuyện chăn gối giữa vợ chồng cũng không còn mặn nồng nữa. Người chồng lớn tuổi sẽ mang mặc cảm là không đem lại hạnh phúc cho vợ, và người vợ lớn tuổi cũng mặc cảm vì không đáp ứng được nhu cầu sinh lý của chồng. Từ đó những tư tưởng “chán cơm, thèm phở”, ghen tương, ngờ vực bắt đầu nhen nhúm. Trong tương quan xã hội, giao tiếp bạn bè, nếu có ai đó nửa đùa, nửa thật hỏi một câu: “Cụ ông, lão bà ở nhà dạo này như thế nào, có khỏe không?”, thì không khỏi chạnh lòng!

     

    Làm gì mà không khỏi chạnh lòng. Người đàn ông năm nào nhìn đẹp trai, phong độ, giầu có, thành đạt, có địa vị lại lãng mạn, tâm lý đã khiến trái tim người vợ trẻ rung động. Còn bây giờ! Làm gì mà không khỏi giật mình. Người đàn bà mới đây cũng còn “mặn mòi” duyên dáng, đã khiến trái tim mình “mù lòa”, nhưng không ngờ!…

     

    TÂM SINH LÝ VÀ KINH TẾ

     

    Đi vào những đòi hỏi thực tế của đời sống hôn nhân, tâm sinh lý, những nhu cầu và khả năng sinh lý của cả hai phía sẽ có những thay đổi khi người phụ nữ bước vào tuổi “hồi xuân”, tuổi mà từ ngữ chuyên môn gọi là “midlife crisis” từ 40 đến 60 tuổi. Một phụ nữ hơn chồng 5, 10 tuổi hoặc hơn nữa sẽ không còn khả năng thoả mãn nhu cầu chăn gối của chồng. Nên biết rằng, sinh lý đối với đàn ông vừa là một hành động theo bản năng, và cũng vừa là một nhu cầu. Ngược lại, với những người chồng già hơn vợ 10 tuổi hoặc hơn nữa sẽ khó theo kịp đòi hỏi của người vợ trẻ. Từ đó vấn đề ngoại tình, hoặc nhàm chán rất khó tránh khỏi.

     

    Xét về phương diện tài chính, một số ý kiến cho rằng những cô gái trẻ chấp nhận mối tình già thường là lý do tài chính, quyền lực, hoặc danh giá, “Gái tham tài, trai tham sắc”.  Và điều này càng khiến cho các người vợ trẻ ở vào vị trí dễ bị tổn thương. Trong các nền kinh tế trước đây và ngay cả bây giờ, đa số phụ nữ lệ thuộc vào kinh tế do chồng mang lại. Về phía đàn ông, khi sức mạnh xã hội tăng lên, họ có thể tìm được vợ trẻ, đẹp và hấp dẫn. 

     

    Ngoài ra, nếu một người đàn ông 40 hoặc 50 tuổi muốn có con, chắc chắn họ sẽ không kết hôn với một người đàn bà ở độ tuổi tương tự, vốn ít khả năng hoặc không còn sinh con được. Do đó, phần đông nếu đàn ông ở tuổi này mà nghĩ đến chuyện có con, thường là họ tìm những người vợ trẻ hơn họ, vì đàn ông cũng như phụ nữ, khả năng sinh sản có xu hướng giảm sau độ tuổi khoảng 35. Ở một số phụ nữ khả năng thụ thai còn mất sớm hơn. Thêm vào đó, phụ nữ càng lớn tuổi, cơ hội sinh con mang hội chứng Down's syndrome càng cao.

     

    Lấy vợ quá trễ đối với người đàn ông còn phải chịu cảnh: “Cha già con mọn.” Theo Tiến sỹ Elena Touroni, nhà tâm lý học và là nhà sáng lập Văn Phòng Tâm Lý Chelsea tại Luân Đôn (London) nhận định, nếu nhìn về đường dài của đời sống hôn nhân, chúng ta : “cần cả cha mẹ còn sống để nuôi dạy con cái.”  Đây là cái nhìn của những người nghiêm túc muốn có một đời sống gia đình và con cái.

     

    NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN:

     

    Nói chung, xã hội hôm nay vẫn nhìn người đàn ông già sánh bước bên người vợ còn quá trẻ bằng cặp mắt không mấy thiện cảm. Một câu nói ví von ám chỉ như: “trâu già gặm cỏ non” hay “già mà còn chơi trống bỏi”. Tại Âu Mỹ, những người đàn ông ham gái trẻ, hiếu sắc thường được gọi là “cougar” (beo già) và “toyboy” (trai bao). Còn những cô gái trẻ với những người chồng già là “đào non” hay “đào mỏ”.

     

    Các nhà nghiên cứu nhận thấy người trẻ nói chung, đặc biệt ác cảm với các mối quan hệ mà người đàn ông lớn tuổi hơn, và cho rằng mối quan hệ này là một sự đổi chác - đổi tình dục để đạt được một kiểu sống, mức sống nào đó. Một mối tình vợ già, chồng trẻ hiện đang gây sự chú ý của truyền thông là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với người vợ hơn ông 24 tuổi. Họ được chú ý vì một người là tổng thống, còn người kia là cô giáo trước đây của tổng thống.

     

    Cũng theo Tiến sỹ Touroni, về mặt tâm lý, cặp với người cùng tuổi khiến cho mối quan hệ của họ có nhiều khả năng đi xa hơn. Họ dễ hiểu nhau hơn, cùng có những đam mê hoặc sở thích giống nhau nên dễ dàng chấp nhận nhau, nhờ đó, họ có thể tiếp tục tìm thấy những điểm chung. “Trong 10 năm đầu tiên của hôn nhân, mọi người cho biết họ có mức độ hài lòng hôn nhân cao hơn nếu bạn đời của họ nhỏ tuổi hơn.”

     

    Tóm lại, các mối quan hệ và hạnh phúc của các cặp vợ chồng chênh lệch tuổi tác, theo thời gian sẽ giảm nhiều hơn nếu so với các cặp cùng tuổi.  

     

    HẠNH PHÚC HAY KHÔNG HẠNH PHÚC?

     

    Phụ nữ ly dị tăng 38% nếu kết hôn với những người đàn ông trẻ tuổi hơn mình. Mức độ gia tăng tùy theo tuổi tác.

     

    -Hạnh phúc hơn với vợ trẻ

     

    Phần đông đàn ông muốn mình lớn tuổi hơn vợ. Một khảo cứu về khác biệt tuổi tác giữa hai vợ chồng có thể ảnh hưởng lâu dài như thế nào trong hôn nhân đăng trên the Journal of Population Economics năm 2017, theo đó, các nhà khảo cứu cho thấy rằng hạnh phúc gia tăng mỗi năm nếu người chồng hơn tuổi người vợ. Nhưng đối với phụ nữ thì ngược lại. 

     

    Đàn ông có vợ trẻ hơn, dĩ nhiên không phải là quá trẻ, hài lòng hơn so với những người kết hôn với những người vợ già. Theo Terra McKinnish, giáo sư kinh tế học tại CU Boulder và đồng tác giả trong cuộc khảo cứu thì phụ nữ phần nào không hài lòng với người chồng già, và một cách nào đó, “hạnh phúc với những người chồng trẻ.” 

     

    -Hạnh phúc giảm dần sau 10 năm

     

    Khảo cứu cũng cho thấy rằng, những người có vợ trẻ không phải lúc nào cũng hạnh phúc với người chồng lớn tuổi. Trên thực tế, những người hạnh phúc cao lúc ban đầu lại trở thành mất hạnh phúc cách dễ dàng sau này. Mức độ hạnh phúc cao ban đầu với người vợ trẻ sẽ trở nên giảm dần chỉ sau 6 tới 10 năm. Ngoài ra cũng theo thời gian, những người lấy vợ quá trẻ sẽ trở nên kém dần hạnh phúc so với những người đàn ông lấy vợ ngang tuổi của họ.  

     

    KẾT LUẬN

     

    Ngoài những yếu tố thu hút, quyến rũ lúc ban đầu như giầu sang, tiền của, danh giá, địa vị… Hạnh phúc hay không hạnh phúc, hài lòng hay không hài lòng trong đời sống hôn nhân giữa những cặp vợ già chồng trẻ, hoặc chồng trẻ vợ già còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố: thể lý, tâm lý, tâm sinh lý, và tâm linh. Không thể phụ nhận có những cặp đôi chênh lệch tuổi tác nhưng vẫn hạnh phúc, chung thủy với nhau, nhưng các cuộc khảo cứu đều cho thấy rằng khác biệt tuổi tác từ 4 đến 5 tuổi được cho là khoảng cách lý tưởng.

    Cách nhau từ 8 đến 10 tuổi thường có những dấu hiệu cao của dè chừng, cãi cọ, và bất hòa dễ dẫn đến ly thân, ly dị. Xã hội thường tỏ ra khắt khe, nghi ngờ những mối tình chênh lệch từ 10 tuổi trở lên. Vì thời gian sẽ qua mau, còn lại là trách nhiệm và bổn phận thay thế cho sự lãng mạn, tình tứ. [2]

     

     

    _______

     

    Tài liệu tham khảo:

     

    1. https://bestlifeonline.com › age-gap-divorce-news

    A Three Year Age Gap Can Raise Men’s Risk of Divorce

     

    2.  Knot the 'right' Age: Age gap of spouses matters, but - The ...

    https://www.asianage.com › discourse › knot-the-right-ag...

     

     

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN5PS-C

  •  
    Chi Tran CHUYỂN
     
     
     


    Điều răn mới: hãy yêu thương nhau.

    15/05 – CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH Năm C.

    "Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau".

     

    Lời Chúa: Ga 13, 31-33a. 34-35

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: "Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển.

    "Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau".

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

    Suy niệm CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH - Năm C

    Lời Chúa: Cv 14,21b-27; Kh 21,1-5a; Ga 13,31-33a.34-35

     

    1. Điều răn mới--‘Manna’

    Suy Niệm

    Gandhi được coi là bậc đại thánh của dân Ấn Độ.

    Ông say mê Kinh Thánh, nhất là bài giảng trên núi.

    Ông nghĩ rằng Kitô giáo sẽ là câu trả lời thích đáng

    cho những xung đột giữa các giai cấp ở Ấn.

    Một ngày nọ ông đến dự lễ tại một nhà thờ.

    Nhưng người giữ cửa ngăn ông lại,

    và bảo ông nên đến dự lễ ở một nhà thờ khác dành cho người da đen.

    Ông đã bỏ đi và không bao giờ quay trở lại.

    Có thể chúng ta đã mất một Kitô hữu tốt như Gandhi

    chỉ vì có sự phân biệt màu da nơi nhà thờ.

    Biết đâu thế giới này lại chẳng có nhiều Gandhi,

    họ sống tinh thần Đức Kitô còn hơn cả các Kitô hữu.

    "Thầy ban cho anh em một điều răn mới:

    hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em."

    Lời trăn trối của Đức Giêsu vẫn làm chúng ta nhức nhối.

    Ở đây Ngài không nhắc chúng ta yêu thương người ngoài,

    nhưng Ngài đòi buộc các môn đệ Ngài yêu thương nhau.

    Yêu thương nhau trở thành điều răn mới,

    mới vì Ngài đòi họ phải yêu nhau như Ngài đã yêu họ.

    Vấn đề cốt lõi là cảm nhận được tình yêu của Ngài.

    Trước khi công bố điều răn mới này,

    Đức Giêsu đã rửa chân cho môn đệ, trong đó có Giuđa.

    Ngài cúi xuống bên chân Giuđa để bày tỏ một tình yêu.

    Sau đó Ngài còn chấm miếng bánh đầu tiên trao cho Giuđa

    như đưa ra một vẫy gọi thân thương cuối cùng. (x. Ga 13,26)

    Nhưng vô ích, Giuđa không đổi ý.

    Anh vẫn ra đi để làm điều mình muốn (x. Ga 13,31).

    Đức Giêsu biết rõ số phận đang chờ mình.

    Ngài sẽ yêu đến cùng bằng việc hiến mạng trên thập giá.

    Đức Giêsu đã yêu trước khi truyền cho ta yêu nhau.

    Nếu ta không cảm nhận được tình yêu Ngài dành cho ta,

    thì ta cũng chẳng thể yêu nhau như Ngài muốn.

    Có nhiều dấu hiệu để người ta nhận ra một Kitô hữu:

    đeo thánh giá nơi cổ, làm dấu thánh giá trước khi ăn...

    Nhưng theo Đức Giêsu, dấu hiệu đặc trưng của nhóm môn đệ

    là tình yêu thương mà họ dành cho nhau:

    cảm thông, tha thứ, cộng tác, hy sinh, chia sẻ, đối thoại...

    Giữa các môn đệ, có bao dị biệt, bao hàng rào.

    Nếu không vượt qua được những hàng rào dị biệt này

    thì coi như việc truyền giáo bị đổ vỡ.

    Tiếc thay, vẫn chưa có sự hiệp nhất

    giữa các Kitô hữu khác màu da, khác văn hoá, khác quan điểm chính trị...

    Có bất đồng giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo ở Nga,

    giữa người Công Giáo và người Tin Lành ở Bắc Ailen.

    Đến bao giờ mọi Kitô hữu có thể đọc chung kinh Lạy Cha,

    mừng chung với nhau lễ Phục Sinh trong một ngày,

    cử hành chung với nhau một phụng vụ.

    Thế giới hôm nay như sa mạc thiếu vắng tình yêu.

    Ước gì thế giới Kitô trở thành một ốc đảo xanh tươi

    mời mọi người đặt chân tới.

    Gợi Ý Chia Sẻ

    Theo bạn, thế nào là một tập thể có tình yêu thương lẫn nhau? Có những dấu hiệu nào để nhận ra tình yêu thương đó?

    Bạn thấy nhóm của bạn, giáo xứ của bạn, cộng đoàn của bạn có làm chứng đủ về tình yêu thương nhau trước mặt mọi người chưa?

    Cầu Nguyện

    Lạy Cha, xin dạy chúng con biết cộng tác với nhau

    trong việc xây dựng Nước Trời ở trần gian.

    Xin cho chúng con đến với nhau không chút thành kiến,

    và tin tưởng và thiện chí của nhau.

    Khi cộng tác với nhau,

    xin cho chúng con cảm thấy Cha hiện diện,

    nhờ đó chúng con vượt qua những tự ái nhỏ nhen,

    những tham vọng ích kỷ và những định kiến cằn cỗi.

    Ước gì chúng con dám từ bỏ mình,

    để tìm kiếm chân lý ở mọi nơi và mọi người,

    nhất là nơi những ai khác quan điểm.

    Lạy Cha, xin sai Thánh Thần đến trên chúng con,

    để chúng con biết lắng nghe nhau bằng quả tim,

    và hiểu nhau ngay trong những dị biệt.

    Nhờ sống mầu nhiệm cộng tác,

    xin cho chúng con được triển nở không ngừng

    và Thánh Ý Cha được thể hiện trên mặt đất. Amen.

    2. Yêu người như Chúa--TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

    Bề trên một tu viện Công giáo đến tìm vị ẩn sĩ trên vùng núi Hi mã lạp sơn để trình bày về tình trạng bi đát của tu viện.

    Trước kia tu viện này là một trung tâm sầm uất. Khách hành hương tấp nập. Nhà thờ lúc nào cũng vang lừng tiếng hát ca cầu nguyện. Tu viện không còn chỗ nhận thêm người vào tu.

    Vậy mà giờ đây tu viện chẳng khác một ngôi nhà hoang phế. Nhà thờ vắng lặng. Tu sĩ thưa thớt già nua. Cuộc sống buồn tẻ.

    Cha Bề trên hỏi vị ẩn sĩ nguyên nhân nào hay lỗi lầm nào đã khiến tu viện rơi vào tình trạng suy sụp như hiện nay. Vị ẩn sĩ ôn tồn bảo: “Các tội đã và đang xảy ra trong cộng đoàn đó là tội vô tình”. Ông giải thích thêm: “Đấng Cứu Thế đã cải trang thành một người trong quý vị, nhưng quý vị không nhận ra Người”.

    Nhận được lời giải đáp, Cha Bề Trên hớn hở ra về. Cha tập họp các tu sĩ lại và loan báo cho họ biết Đấng Cứu Thế đang ẩn mình giữa cộng đoàn. Nghe nói thế, mọi người mở to mắt và quan sát nhau. Ai là Đấng Cứu Thế cải trang? Nhưng chắc chắn nếu Đấng Cứu Thế đã cải trang thì chẳng ai có thể nhận ra Người. Mỗi người sống chung với ta đều có thể là Đấng Cứu Thế.

    Từ ngày ấy mọi người đều đối xử với nhau như với Đấng Cứu Thế. Mọi người kính trọng nhau. Mọi người quan tâm chăm sóc nhau. Mọi người phục vụ nhau. Chẳng bao lâu, bầu khí yêu thương huynh đệ, sự sống và niềm vui lại trở lại với tu viện. Khách hành hương bốn phương lại tấp nập tuốn về. Lời kinh tiếng hát lại vang lừng trong tu viện. Bị cuốn hút bởi bầu khí vui tươi thánh thiện, nhiều thanh niên đến xin gia nhập cộng đoàn.

    Trước kia tu viện mất hết sức sống vì mọi người không thực hành Lời Chúa dạy. Sống cá nhân chủ nghĩa, thờ ơ lãnh đạm với nhau. Nay tu viện tràn đầy niềm vui và sức sống nhờ mọi người biết quan tâm đến nhau, yêu mến và phục vụ nhau.

    Trước kia khách hành hương không muốn đến tu viện, các bạn trẻ không muốn vào tu viện vì tu viện không là dấu chỉ môn đệ của Chúa. Không sống theo Lời Chúa, các tu sĩ trở thành những hình ảnh mờ nhạt, không phản chiếu được nét đẹp của Thiên Chúa. Nay khách hành hương nườm nượp kéo đến, các bạn trẻ xếp hàng xin nhập tu, vì họ đã thấy nơi các tu sĩ có dấu chỉ của người môn đệ Đức Kitô, có lòng yêu thương nhau. Lòng yêu thương đã khiến các tu sĩ trở nên hình ảnh của rõ nét của Thiên Chúa, chiếu toả sự sống của Thiên Chúa, loan báo hạnh phúc Thiên đàng. Lòng yêu thương ấy có sức hấp dẫn, có sức thuyết phục, có sức mời gọi mãnh liệt vì qua đó, mọi người nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa.

    Yêu thương nhau đó là giới răn của Chúa. Nhưng không phải yêu thương theo kiểu phàm trần. Người đời thường chỉ yêu những ai yêu mình, có lợi cho mình, theo bản tính ích kỷ của mình. Thiên Chúa muốn các môn đệ của Người phải yêu như như Thiên Chúa đã yêu.

    Yêu như Thiên Chúa nghĩa là phải hy sinh quên mình, hạ mình phục vụ anh em. Yêu như Thiên Chúa nghĩa là phải yêu những người bé nhỏ nghèo hèn. Yêu như Thiên Chúa là phải yêu thương cả những người ghét mình, những người làm hại mình, những người khó thương khó ưa. Yêu như Thiên Chúa là phải không ngừng tha thứ, làm hoà với nhau.

    Yêu như Thiên Chúa đó là sự sống của Giáo Hội. Yêu như Thiên Chúa làm nên nét đẹp của đạo. Nét đẹp ấy phản ánh dung nhan Thiên Chúa. Nét đẹp ấy có sức hấp dẫn mọi người đến cùng Chúa.

    Lạy Chúa, xin dạy con biết yêu mến anh em như Chúa đã yêu thương con. Amen.

    KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

    1. Theo bạn, thế nào là một tập thể có tình yêu thương?

    2. Bạn đã có tình yêu thương đoàn kết với những anh chị em trong giáo xứ chưa?

    3. Yêu thương như Chúa là yêu thương theo cảm tính hay theo lý trí? Tuần này, bạn sẽ làm gì để thực hiện điều răn mới của Chúa?

     3. Điều răn mới – ViKiNi--‘Xây Nhà Trên Đá--Lm Giuse Vũ Khắc Nghiêm

    “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.

    Người ta cho rằng: yêu thương phát xuất từ con tim. Người ta còn nói: Tình yêu xưa như trái đất, nghĩa là tình yêu có từ khi có trái đất hay trái đất xưa bao nhiêu thì tình yêu lâu đời bấy nhiêu. Như thế, tình yêu cũ kỹ lắm rồi! Ở đấy, Đức Giêsu không nói đến thời gian có tình yêu. Người chỉ nói phải đổi mới tình yêu.

    Tình yêu đã bị hủ hoá, tha hóa vì nó chứa quá nhiều các thứ trần tục, nó bị ô nhiễm bởi tội tổ tông, làm mất giá trị cao quý của con người siêu việt là con Thiên Chúa.

    Nó nghiền những thứ: nghiền rượu, nghiền thuốc, nghiền ma túy, mê tiền, mê của, say đắm tình dục xác thịt. Nó bị lôi cuốn, đắm chìm, nô lệ cho những thứ đồ vật. Nó bị sai khiến bởi vật chất, vật chất đã làm chủ con người. Nó hạ giá con người xuống dưới hàng vô tri vô giác. Trong khi đó giá trị con người hơn: “Được lời lãi cả thế gian mất mạng sống mình nào được ích gì?”

    Dầu yêu người khác như chính mình, như yêu quê hương, yêu tổ chức, yêu đồng bào, yêu nhân loại, thường được diễn tả bằng những câu ca dao như:

    “Bầu ơi thương lấy bí cùng.

    Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn”

    “Nhiễu điều phủ lấy giá gương.

    Người chung một nước phải thương nhau cùng”

    Ngay thời kỳ Vua Nghiêu, Vua Thuấn đã đề cao:

    “Tứ hải giai huyng đệ”: Bốn bể đều là anh em.

    “Lấy dân làm gốc”: Dân là quý, xã hội là thứ yếu.

    Hay câu: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”: Mình không muốn cho mình, thì đừng làm cho người. Luật Cựu Ước cũng dậy: “Ngươi sẽ không báo oán, không căm thù với con cái dân ngươi, nhưng ngươi hãy yêu mến đồng loại như chính mình” (Lev. 19, 18). Tất cả những điều hô hào như thế đều là điều răn cũ, vì một là ta yêu đồ vật thì giá trị con người của ta bị đánh giá bằng đồ vật, hai là ta yêu người thì ta ngang hàng với người mà thôi.

    Đồ vật và loài người chỉ có giá trị tạm thời, chóng tàn. Còn Đức Giêsu, Người ban cho ta điều răn mới là để nâng cao con người lên bậc con Thiên Chúa, một giá trị siêu việt trường tồn vinh quang. Cho nên, Người kêu gọi: “Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy yêu thương anh em”.

    Yêu như Thầy yêu anh em: Thầy là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người, sống hòa mình với mọi người, nhất là những người đau khổ. Thầy là Đấng Cứu thế, đến phục vụ và cứu chữa những người bệnh tật, tội lỗi, trộm cướp và quỷ ám. Thầy là Đấng thượng phẩm đời đời, đến hiến mạng sống chịu chết làm lễ vật hy sinh tế lễ giao hoà loài người với Thiên Chúa. Thầy là Đấng hằng sống đã sống lại, để cho người ta được sống đời đời. Thầy là Con Thiên Chúa để cho con người được làm con Thiên Chúa vinh phúc muôn đời. Đó là tình yêu của Thầy đã yêu thương anh em, anh em hãy yêu thương nhau như vậy. Chính vì hiểu như thế, Thánh Augustinô đã giải thích: “Sau khi lột bỏ con người cũ, nó mặc cho ta con người mới… Kẻ vâng theo giới răn mới này được canh tân, không phải nhờ một thứ tình yêu nào, nhưng chỉ nhờ tình yêu mà Chúa đã phân biệt với tình yêu xác thịt khi Người nói thêm rằng: “Như Thầy đã yêu chúng con”. Tình yêu ấy đổi mới chúng ta, những kẻ hát khúc ca mới. Tình yêu ấy đã canh tân tất cả những người công chính ngày xưa, các thánh tổ phụ, các tiên tri thời trước, cũng như đã đổi mới các dân tộc và toàn thể nhân loại sống rải rác khắp mặt địa cầu. Nó đang kết hợp lại thành một dân mới, làm thành thân thể người bạn trăm năm mới của con Thiên Chúa (Bài đọc II, thứ năm sau Chúa nhật hai Phục sinh: Kinh nguyện).

    Hội Thánh là bạn trăm năm của Đức Kitô đặt lệnh truyền điều răn mới này vào những ngày Đức Kitô chiến thắng tội lỗi, chiến thắng sự chết và đang chuẩn bị khải hoàn về trời.

    Trong hoàn cảnh này, điều răn mới có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là trong những lúc càng nhiều nguy biến, gặp nhiều âm mưu hãm hại, càng phải triệt để thương yêu nhau để chiến thắng đau khổ, chiến thắng sự chết thì mới được khải hoàn về trời với Đức Kitô Phục sinh vinh hiển.

    Thương yêu nhau là dấu chắc chắn chiến thắng. Chúng ta chiến thắng không phải bằng tiêu diệt kẻ thù, mà bằng làm cho kẻ thù được trở về với tình yêu của Chúa: “Cứ dấu này mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em có lòng thương yêu nhau”. Họ nhận biết chúng ta là môn đệ Chúa tức là họ đã nhận biết Chúa, nhận biết tình yêu cứu độ của Chúa. Họ phục thiẹn, tất nhiên họ đã trở về với Thiên Chúa rồi đó.

    Họ trở về với Thiên Chúa là ta đã làm Thiên Chúa được tôn vinh nơi Đức Kitô, làm Thiên Chúa được tôn vinh chính là thực hiện công cuộc cứu thế của Đức Giêsu.

    Khi chúng ta thực hiện điều răn mới của Chúa, chúng ta sẽ được, như Thánh Gioan, thấy trời cũ đất cũ biến thành trời mới đất mới, thấy thành Giêrusalem cũ biến thành Giêrusalem mới, thấy mọi người mọi nơi, như đồi Canvê biến thành nơi sáng láng vinh hiển như núi Tabor, sẽ thấy mọi nơi mọi lúc có Thiên Chúa ở cùng nhân loại. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ, sẽ không còn sự chết, sẽ không còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa vì những điều cũ đã biến mất! (Bài đọc II)

    CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN:

    Lạy Chúa, xin đổi mới trái tim sắt đá của con nên trái tim thương yêu, thông cảm. NHỜ CHÚA THÁNH THẦN đổi mới con tim thịt máu xác phàm nên trái tim giống Thánh Tâm chan hoà tình thương yêu Chúa, con QUYẾT TÂM thực thi điều răn mới của Chúa và làm cho thế giới khô cằn trở thành Nước Trời xanh tốt phì nhiêu.

    ---------------------------------------------

MỖI NGÀY MỘT CÂU KT- DAILY BIBLLE VERSE - EMMANUEL

  •  
    Emmanuel
    DAILY BIBLE VERSE: "LÀ MÔN ĐỆ CHÚA, NẾU ANH YÊU THƯƠNG NHAU" (GIOAN 13, CÂU 35)

    THE WORD OF GOD IS A DIVINE COMMAND. IT ACCOMPLISHES WHATEVER IT IS SENT TO. WHEN WE RECEIVE IT IN FAITH, WHAT HAPPENS? MIRACLE!

    As I have loved you, so you shall love one another.

     "My children, I will be with you only a little while longer. I give you a new commandment: love one another. As I have loved you, so you also should love one another. This is how all will know that you are my disciples, if you have love for one another." (John 13: 31.....35).

    Sunday, 15th May 2022 of the 5th week of Easter.

    A short Gospel for this Sunday but powerful message. Jesus gives us a new commandment. Actually, the only thing that is new here is: "As I have loved you, so you also should love one another." This is what makes it tough and very challenging. When Jesus taught in His sermons on the mountain: "Be perfect as your heavenly Father is perfect," we thought this is a hyperbole. Now Jesus commands: "As I have loved you, so you also should love one another."

    How has Jesus loved you and me? Let us search the Scriptures.
    "Love is patient, love is kind. It does not envy, it does not boast, it is not proud.
    +
    "It does not dishonor others, it is not self-seeking, it is not easily angered, it keeps no record of wrongs.  
    +
    "Love does not delight in evil but rejoices with the truth.
    +
    "It always protects, always trusts, always hopes, always perseveres." (1 Corinthians 13: 4 - 7).

    In 1 Corinthians 13: 4 - 7, we see the attributes of love.
    This is how Jesus loves you and me. Is this how you love yourself? Your neighbor?

    5. 15. "The veneration of the Virgin Mary has accompanied the path of the Church from the beginning; Marian feast days began to appear already in the fourth century: in some the role of the Virgin in the history of salvation is exalted; in others the principal moments of her earthly life are celebrated."
    ( Pope Benedict XVI).

    Daily Bible Verse @ SeekFirstcommunity.com

    •