1. Hôn Nhân & Gia Đình

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


    BÁNH THÁNH VÀ CHÉN THÁNH TỎ HIỆN CHO 2 NGƯỜI DO THÁI

    Thánh Tomas de Villanueva là tu sĩ dòng Thánh Agostino. Ngài sinh năm 1486 và qua đời năm 1555 tại Valencia bên nước Tây-ban-nha. Thánh nhân xuất thân từ một gia đình thượng lưu.

    Ngày còn là tu sĩ trẻ, Cha Tomas de Villanueva kết thân với một thanh niên từ Do thái giáo trở lại Kitô Giáo. Tạm gọi tên chàng là Antonio. Từ ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo, Antonio nhiệt tâm sống đạo. Chàng sống đạo thật nghiêm chỉnh và chân thành.

    Một ngày chàng lâm trọng bệnh. Biết mình không thoát lưỡi hái tử thần, Antonio mời Cha Tomas de Villanueva đến và kể cho Cha nghe câu chuyện đời mình như sau.

    Thưa Cha là người Cha, là vị an ủi, là ông thầy thuốc và là đấng chỉ đạo dìu dắt linh hồn con. Xin Cha thứ lỗi cho con vì đã làm phiền Cha khi mời Cha ghé đến nhà thăm con. Thật ra con muốn tỏ lộ cùng Cha một bí mật trọng đại. Con không muốn vĩnh viễn ra đi trước khi ủy thác cho Cha điều bí mật con vẫn giữ kín trong lòng.

    Một ngày, thân phụ con sai con đi giải quyết một vấn đề nghiêm trọng. Con ra đi cùng với một thanh niên Do Thái đồng tuổi với con. Trên đường, chúng con bắt đầu thảo luận về Đấng MESSIA mà người Do Thái chúng con vẫn còn mù quáng mong mỏi chờ đợi ngày Ngài xuất hiện. Chúng con thảo luận nồng nhiệt đến độ nẩy sinh niềm ước muốn được trông thấy Đấng MESSIA. Lòng đầy trào ra miệng. Chúng con cất tiếng tha thiết nguyện xin:

    - A, phải chi giờ đây Ngài xuất hiện ngay nơi thời đại chúng con, hẳn chúng con sẽ sung sướng biết là chừng nào. Thật hạnh phúc biết bao nếu chúng con được may mắn trông thấy Ngài tận mắt!

    Cuộc trao đổi tư tưởng cứ thế tiếp tục và càng nói, lòng chúng con càng bừng lên niềm ao ước chân thật: trông thấy Đấng MESSIA! Chúng con mải mê nói cho đến lúc chúng con trông thấy một luồng sáng tuyệt đẹp xuất hiện trên bầu trời. Trời đã chạng vạng tối. Ánh sáng chói chang khiến chúng con có cảm tưởng như bầu trời mở ra. Ngay lúc ấy, con nhớ lại lời thân phụ con thường nói với chúng con:

    Thỉnh thoảng trời mở ra và chúng ta có thể xin Chúa vài ơn với niềm hy vọng chan chứa là thế nào Chúa cũng nhận lời chúng ta cầu xin.

    Tức khắc, chúng con quì sụp xuống. Và với trọn tâm tình tha thiết, chúng con khẩn nài THIÊN CHÚA tỏ lộ Đấng MESSIA cho chúng con. Chúng con xin Chúa cho chúng con được chiêm ngưỡng thánh nhan Đấng chúng con hằng mong mỏi trông chờ từ mấy ngàn năm qua.

    Giữa những tiếng khẩn nài và trước ánh sáng chói chang mà hai cặp mắt chúng con dán chặt không rời, bỗng chúng con trông thấy xuất hiện gần nơi chỗ chúng con đang quì, một Chén Thánh lóng lánh với Bánh Thánh lơ lửng bên trên. Bánh Thánh có chiều kích giống y như Bánh Thánh vị Linh Mục Công Giáo giơ cao cho giáo dân thờ lạy sau khi truyền phép. Không bút nào tả hết nỗi kinh hoàng của chúng con vào chính lúc ấy. Nhưng chỉ trong thoáng giây thôi. Bởi vì ngay sau đó, chúng con cảm nghiệm niềm an bình và an ủi khôn tả. Chúng con được giải thoát khỏi mọi nỗi sợ hãi và cùng lúc, đôi mắt linh hồn chúng con được mở rộng. Nhờ ánh sáng từ trời soi chiếu, chúng con hiểu ngay rằng, Đấng MESSIA chúng con hằng mong đợi, đang ngự thật trong Bánh Thánh. Thời gian chờ đợi đã chấm dứt lâu lắm rồi. Và tôn giáo đích thật chính là Kitô Giáo.

    Khỏi cần nói nhiều Cha cũng hiểu lòng chúng con tràn ngập niềm hân hoan và tri ân THIÊN CHÚA như thế nào. THIÊN CHÚA đã đích thân chữa lành bệnh mù quáng tinh thần của chúng con bằng một phép lạ quá diệu kỳ.

    Khi trở về nhà, con nghĩ nên giữ kín chuyện con đã được Chúa ban cho ơn hoán cải tâm hồn. Sau đó, vào một dịp thuận lợi, con vội vàng xin lãnh nhận bí tích Rửa Tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền. Từ đó, giống như Cha đã biết, con luôn luôn sống đời Kitô hữu chân chính. Con luôn trung tín với các giáo huấn Tin Mừng của Chúa chúng ta là Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ thế giới cùng toàn thể nhân loại.

    (Père Eugène Couet, ”Les Miracles Historiques du Saint Sacrement”, Éditions D.F.T, Réédition 1998).

     
     
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - TẬP YÊU THƯƠNG NHAU

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    SUY TƯ TIN MỪNG: TẬP YÊU THƯƠNG NHAU

     

    Đạo Công giáo là đạo của Tình yêu. Tình yêu ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa. Tình yêu ấy cũng là điều bạn cảm nhận trong cầu nguyện, trong những kinh nghiệm sống của cuộc đời. 

    Thật khó để định nghĩa được tình yêu. Có lẽ cũng không cần định nghĩa về thuật ngữ này cho bằng sống với nó. Tình yêu sẽ vô nghĩa với những lời giải thích, nhưng phong phú hơn nhiều khi chúng ta chìm đắm trong nó. Giống như việc uống trà hoặc cà phê vậy. Không nhất thiết giải thích về vị ngon ngọt của trà hoặc cà phê, nhưng quan trọng là nhâm nhi để cảm nhận và thưởng thức. Trong ý hướng này, thánh Augustinô đưa ra lời hướng dẫn rất thực tế: “Hãy yêu trước, rồi sau đó hãy làm gì thì làm.”

     

    Trong Tin mừng Chúa Nhật 5 hôm nay (Ga 13,31-35), Chúa Giêsu thể hiện tình yêu cho các môn đệ rất thực tế. Đức Giêsu trước khi nói về tình yêu, Ngài đã sống với nó. Tình yêu Đức Giêsu dành cho các môn đệ là tuyệt vời; và các môn đệ cũng cảm nhận được tình yêu này trong khi ở với Đức Giêsu. Nếu có những lần nào đó Đức Giêsu nói về tình yêu, thì lời nói ấy cũng là cung cách sống của Ngài. Chẳng hạn hôm nay Đức Giêsu gọi các môn đệ là những người con bé nhỏ. Là người thầy, người cha, Đức Giêsu sắp phải đi chịu chết để cứu độ con người. Trong lời cáo biệt này, Đức Giêsu cho biết chỉ còn ở với họ một ít thời gian nữa. Theo ngôn ngữ bình dân, đây là di chúc mà Đức Giêsu để lại cho các môn đệ.

     

    Nội dung của di chúc rất rõ ràng: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau.” (Ga 13,34). Đây cũng là tâm huyết của Thầy Giêsu muốn huấn luyện và chia sẻ tình yêu với các môn đệ. Hơn ai hết, Đức Giêsu thừa biết tình yêu phải là điều quan trọng nhất để nối kết các ông. Hơn nữa, tình yêu là Thiên Chúa, là căn tính của người môn đệ Đức Giêsu. Vì lý do này, mà Đức Giêsu nói: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em hãy yêu thương nhau.” Chúng ta cũng có thể bối rối như các môn đệ, yêu thương trừu tượng quá, làm sao chúng con sống được?

     

    Đức Giêsu trả lời: “Hãy yêu như Thầy yêu thương các con.” Câu trả lời đã rõ, đòi hỏi của Đức Giêsu dành cho chúng ta cũng sáng tỏ. Cứ nhìn vào cuộc đời của Đức Giêsu, chúng ta sẽ thấy tình yêu của Ngài. Ngay từ ngày đầu chọn gọi các môn đệ, Đức Giêsu đã cho thấy tương quan của các ông với Đức Giêsu không chỉ là thầy-trò, nhưng còn là bạn hữu, là cha-con và là Đấng Tạo Hóa với thụ tạo. Chính trong tương quan này, Đức Giêsu thể hiện tình yêu trong những lời giảng dạy, trong những phép lạ và cả trong những lần sửa lỗi cho các ông. Đức Giêsu tuyệt nhiên không loại bỏ các ông, kể cả Giuđa bán Thầy, nhưng Đức Giêsu luôn mời ông hoán cải đến phút cuối. Tình yêu hùng hồn nhất khi Đức Giêsu sẵn sàng hiến mạng mình, để mở ra cho các ông con đường cứu độ. “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Nhờ đó chúng ta cũng được thừa hưởng hồng ân này.

     

    Có lẽ những dòng trên đây vẫn còn xa lạ đối với bạn. Đây là bài tập thực hành để bạn cảm nhận tình yêu của Thiên Chúa nhiều hơn:

    Chọn cho mình một nơi thoáng mát, có thể trong khu vườn, trong nhà thờ hoặc nơi bạn yêu thích. Một mình bạn với Thiên Chúa lúc này. Hít thở thật sâu, và tự nói với mình và với Chúa: “Lạy Chúa con đây!” Hãy nhìn ra thiên nhiên, ngắm lên trời, bạn thấy sự vĩ đại và huyền diệu của muôn loài, mà Thiên Chúa đã tạo dựng dành cho bạn. Hãy nói thầm một tâm tình tạ ơn với Chúa. Bởi theo phép lịch sự, ai cho mình điều gì tốt, lời cảm ơn là cần thiết để diễn tả lòng biết ơn. “Con cảm ơn Chúa, vì yêu mà Ngài vẫn cho con sống và được chiêm ngắm vẻ đẹp tuyệt vời này!”  

     

    Hãy nhắm mắt lại để nhìn vào lòng mình. Nếu còn những bộn bề lo toan, hãy tâm sự với Chúa về những điều đó. Xin Chúa giúp mình lắng đọng tâm hồn để được ở với Chúa lúc này. Thiên Chúa không có hình hài, nên Ngài có thể đang ở trong tâm hồn bạn một cách dễ dàng. Đó là không gian của tình yêu. Bạn cứ lắng nghe Chúa. Chẳng hạn đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đang gọi bạn là: “người con bé nhỏ của Thầy.” Là con, bạn luôn được Chúa yêu. Hơn nữa, Chúa đang chăm sóc cho bạn mà có khi bạn không để ý đến. Lúc này, hãy nói với Chúa Giêsu như một người con nói với người Cha: “Con đây, lạy Cha, xin hãy nói, vì con đang lắng nghe.” Cứ để lòng mình ở gần bên Chúa, khi đó, Chúa sẽ thì thầm với bạn bằng những lời mang lại sự sống.

     

    Cũng như các môn đệ, bạn nghe Chúa Giêsu mời gọi: “Con hãy yêu thương người khác như thầy yêu thương con vậy.” Cứ nói cảm giác hoặc suy nghĩ của bạn lúc này. Điều răn này có khó không, có thực tế hoặc bạn có thể làm được không? Nhớ lại những lần Chúa yêu bạn. Nhờ vào kinh nghiệm này, xin Chúa cho bạn cũng sống được giới răn này, mỗi ngày một chút.

     

    Sau cùng, hãy mở mắt ra để một lần nữa nhìn vẻ đẹp của Thiên Nhiên. Tạ ơn Chúa về những gì bạn cảm nhận và nghe được từ Chúa. Dành một phút để cảm, để nhận ra lòng bạn lúc này. Để kết thúc, hãy thì thầm một Kinh Lạy Cha để cầu nguyện với Chúa nhé.

     

    Bạn thân mến,

    Đạo Công giáo là đạo của Tình yêu. Tình yêu ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa. Tình yêu ấy cũng là điều bạn cảm nhận trong cầu nguyện, trong những kinh nghiệm sống của cuộc đời. Xin đừng lo lắng nếu tình yêu của bạn chưa đủ mạnh. Chúng ta vẫn thực tập tình yêu này mỗi ngày, có thể là tự nhiên, nhưng đôi khi cũng cần chủ động tập tành. Người Công giáo tốt là người biết thể hiện và sống tình yêu này. Kinh nghiệm cho thấy ai đó sống mà không có tình yêu, người ấy khổ sở vô cùng; những ai sống với họ cũng đau buồn không kém. Nếu bạn liên lạc được với Thiên Chúa, đón nhận được tình yêu này, thì bạn, gia đình và những ai bạn gặp gỡ sẽ hạnh phúc hơn nhiều, vui vẻ và thoải mái hơn nhiều. Tình yêu là vậy, một tình yêu cần tập, cần sống và cần lan tỏa cho mọi người.

     

    Để kết thúc, xin trích mẩu chuyện của cha Anthony de Mellô:

    “Tình yêu là gì?” – Trò hỏi

    Minh Sư đáp: “Vắng bóng hoàn toàn sự sợ hãi.”

    “Chúng ta sợ hãi điều gì?” – trò hỏi lại

    Minh Sư đáp: “Tình yêu.”

     

    Yêu thì không sợ thể hiện tình yêu ấy cho người khác. Nếu sợ, nghĩa là chúng ta chưa yêu thật, hoặc vẫn còn ngượng ngạo trong tình yêu. Không sao! Cứ tập yêu và xin với Chúa thêm sức để bạn và tôi tập yêu Chúa, yêu người mỗi ngày.

    Hy vọng tình yêu ấy sẽ lớn hơn, mạnh hơn và sống động hơn trong cuộc đời của chúng ta. Bạn hãy cứ “giới hạn của tình yêu là yêu không giới hạn.” (Thánh Phanxicô Salêxiô). Nhờ tình yêu này mà người khác nhận ra chúng ta là người Công giáo, là chúng ta cũng tự hào là người con cái của Chúa.

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - ĐAU KHỔ - CHA VIANNEY

  •  
    Chi Tran CHUYỂN
     
     
     
     
     


    NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ CỦA CHA THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY
    ĐAU KHỔ 
     
    Tất cả những khổ sở của chúng ta là tại vì chúng ta không yêu mến, và sợ hãi thánh giá. Càng trốn tránh thánh giá, sự sợ hãi càng gia tăng trong lòng. 
     
    Dù muốn dù không chúng ta cũng phải chịu đau khổ. Một số người chịu đau khổ như tên trộm lành, những người khác như tên trộm dữ. Cả hai chịu chung một hình phạt. Nhưng chỉ có một người biết làm cho những đau khổ của mình đáng tội, anh ta chấp nhận lấy những đau khổ đó trong tinh thần đền tạ, và hướng về Chúa Giêsu, anh đã nhận được từ chính miệng Chúa nói những lời lẽ thật tốt lành: 
    - “Ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên Đàng với Ta!” 
    ngược lại, người trộm kia la hét, thốt ra những lời chửi rủa phạm thánh, và đặt mình trong tình trạng tuyệt vọng. 
     
    Có hai dạng đau khổ: đau khổ có tình yêu và đau khổ không tình yêu. Các thánh chịu đựng mọi sự với lòng vui vẻ, nhẫn nại bởi vì các ngài có tình yêu. Còn chúng ta chịu đau khổ với lòng phẫn uất, bực bội, lo lắng, mệt mỏi và tuyệt vọng bởi vì chúng ta không có tình yêu. Nếu chúng ta yêu mến Chúa, chúng ta đã yêu mến thánh giá, đã ao ước và vui mừng đón nhận mọi đau khổ. Chúng ta phải vui mừng để có thể chịu đau khổ vì lòng kính mến Chúa, Đấng đã yêu thương và chịu đau khổ vì chúng ta. Như vậy, chúng ta than phiền về điều gì? 
     
    Hãy nhìn những anh em lương dân đáng thương, họ không được diễm phúc biết Chúa và tình yêu vô biên của Ngài, họ cũng có những đau khổ giống hệt như chúng ta, nhưng họ không được sự an ủi như chúng ta. Sẽ có người trong các con hỏi rằng chịu đau khổ có khó không? Không khó đâu; nó rất dễ, ngọt ngào, an ủi, và hạnh phúc. Chỉ có một điều là chúng ta phải yêu khi đau khổ, và đau khổ khi chúng ta yêu. Trên con đường thập giá bước đi theo Chúa, chỉ có bước đầu tiên là đau đớn thôi. Cây thánh giá lớn nhất trong đời chúng ta chính là “sợ” vác thánh giá. Chúng ta không có can đảm vác thánh giá, và hiểu sai về đau khổ rất nhiều, bởi vì cho dẫu có làm gì đi nữa, thánh giá vẫn theo sát chúng ta như hình với bóng, không thể nào trốn tránh được. 
     
    Vậy tại sao chúng ta không yêu quý những đau khổ và lợi dụng chúng để đưa chúng ta về Thiên Đàng? Nhưng thật sự hầu hết mọi người đều quay lưng và chạy trốn đau khổ. Họ càng trốn chạy bao nhiêu thì đau khổ càng đeo đuổi tấn công và đè bẹp họ với những gánh nặng bấy nhiêu. Nếu biết khôn ngoan, các con sẽ đi gặp đau khổ giống như Thánh Anrê trước khi bị treo lên thập giá Ngài nói rằng: 
    - “Ôi thánh giá tốt lành đáng yêu mến, đáng ao ước biết bao! Xin hãy đón nhận tôi trong vòng tay của anh, hãy lôi kéo tôi khỏi những người trần tục, và đưa tôi về với Thầy Chí Thánh, là Đấng đã cứu độ tôi nhờ anh là cây thánh giá!” 
    Người yêu mến thánh giá không phải lúc nào cũng đi tìm và chạy theo thánh giá, đôi khi có thể đi khác hướng với chúng, nhưng khi gặp thánh giá, họ vui vẻ đón nhận, yêu mến chúng, vác chúng một cách can đảm. Đau khổ sẽ kết hợp người đó với Thiên Chúa; thanh tẩy họ; cứu họ ra khỏi thế gian; tống khứ khỏi tâm trí họ những chướng ngại; giúp họ vượt qua cuộc đời, giống như cầu giúp chúng ta đi qua sông vậy.
     
    Hãy nhìn xem các thánh, khi không bị ngược đãi thì các ngài tự ngược đãi chính mình. Có một người tín hữu tốt lành nọ ngày kia than phiền với Thiên Chúa: 
    - Lạy Chúa, con đã làm gì mà phải chịu đau khổ thế này? 
    Thiên Chúa trả lời với anh: 
    - Còn Cha, Cha đã làm gì mà bị dẫn lên núi Calvary? 
    Thế là anh ta hiểu ra, khóc nức nở, xin Chúa tha thứ cho mình, và hứa sẽ không bao giờ còn dám than trách khi gặp đau khổ nữa.
     
    Người đời thường khổ sở khi gặp đau khổ, còn người tín hữu tốt lành thì khổ sở khi không có thánh giá. Chúng ta phải sống giữa đau khổ giống như con cá sống trong nước vậy. Hãy nhìn thánh nữ Catherine; ngài có hai mũ vương miện, một cho sự trinh khiết, một cho sự tử đạo: thánh nữ thật hạnh phúc biết bao, tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã biết tự chọn cho mình thà đau khổ còn hơn là phạm tội! 
     
    Có một vị thánh tu sĩ nọ rất thích khổ chế đến nỗi lấy dây cột chặt thân thể để giết chết tính xác thịt làm tróc cả da thịt, làm mồi ngon cho giòi bọ đến rúc rỉa và sinh sản. Thấy trong người vị tu sĩ này có giòi bọ bò ra, các tu sĩ đều kinh tởm và trục xuất vị tu sĩ này ra khỏi nhà dòng. Vị thánh này đã ra đi cách vui vẻ, ẩn mình trong một hang đá lớn. Nhưng đêm hôm đó, vị bề trên đã nghe tiếng Chúa phán: 
    - “Ngươi đã đánh mất đi một kho tàng lớn trong nhà ngươi!” 
    Thế là mọi người trong nhà dòng vội vã đi tìm vị thánh nọ trở về, và họ thắc mắc muốn biết những con giòi bọ này từ đâu mà có. Khi biết được sự thật, vị bề trên đã ra lệnh tháo gỡ sợi dây trói mình ra, và cuối cùng, da thịt của vị thánh này được lành sạch rất mau chóng. 
    Ở giáo xứ lân cận, có một em nhỏ nằm liệt giường vì bị bệnh rất nặng, rất đau đớn; Cha đến thăm và nói với em: - Này con, con chịu đau khổ nhiều quá! Em trả lời với Cha rằng: 
    - Thưa Cha, không phải thế đâu; ngày hôm nay con không cảm thấy sự đau đớn của ngày hôm qua, và ngày mai con sẽ không chịu đau khổ của ngày hôm nay. 
    - Thế con có muốn được lành bệnh không? 
    - Dạ thưa không, con rất hư đốn trước khi con bị bệnh, con sợ rằng khi lành bệnh con sẽ hư đốn trở lại. Được như bây giờ con thấy rất tốt thưa Cha. 
    Chúng ta không hiểu nổi điều đó bởi vì đầu óc chúng ta quá trần tục. Em nhỏ đó có Chúa Thánh Thần ở cùng đã khiến chúng ta cảm thấy thật xấu hổ. 
    Nếu Chúa gởi thánh giá đến, chúng ta hay bất mãn, càu nhàu; chúng ta chống đối những gì trái ngược với ý mình, lúc nào cũng muốn ở trên tấm nệm êm ái: nhưng để đi con đường hẹp, chúng ta phải ở trên đống gai. Chính nhờ thánh giá mà chúng ta mới lên Thiên Đàng. Những bệnh tật, cám dỗ, phiền muộn... là những thánh giá đưa chúng ta đến Thiên đàng. Tất cả mọi đau khổ sẽ qua đi mau chóng. 
     
    Hãy nhìn các thánh đã đến đó trước chúng ta. Thiên Chúa không bắt chúng ta tử đạo về phần xác, Người chỉ muốn chúng ta tử đạo trong tâm hồn, trong ý chí. Chúa Giêsu là gương mẫu của chúng ta; hãy vác lấy thánh giá và bước theo Người. Hãy bắt chước như những người lính của Vua Napoleon. Khi họ băng qua một cái cầu dưới làn mưa đạn của súng đại bác không ai dám bước qua. Napoleon đã cầm lấy cờ, đi qua cầu đầu tiên, và tất cả quân lính của ông đều theo sau. Chúng ta hãy làm theo đúng như vậy; chúng ta hãy bước theo sau Chúa Giêsu, Người đã đi trước chúng ta. Có một người lính kể rằng: Trong suốt trận chiến, anh ta đi khoảng nửa giờ trên những xác chết; khó mà có chỗ trống nào để lọt chân; máu nhuộm đỏ trên mặt đất.
    Cũng thế, trên đường đời này, chúng ta cũng phải đi trên những thánh giá và chướng ngại để về đến quê thật của chúng ta. Thánh giá là bậc thang dẫn đến Thiên Đàng. Chịu đau khổ dưới mắt Chúa thật là điều an ủi biết bao, và chúng ta có thể nói khi xét mình buổi tối rằng: 
    -“Linh hồn tôi ơi, hãy vui mừng lên, vì hôm nay ngươi đã chịu đau khổ mấy giờ với Chúa Giêsu, chịu đánh đòn, đội mão gai, chịu đóng đinh với Người.” 
     
    Giờ chết đến thật là đáng giá! Cái chết thật êm dịu ngọt ngào biết bao khi chúng ta sống trên thánh giá! Chúng ta phải chạy theo sau thánh giá như những người keo kiệt chạy theo đồng tiền vậy. Không có gì đem lại sự bảo đảm cho chúng ta ngoại trừ thánh giá trong ngày phán xét. Lúc đó, chúng ta sẽ vui mừng trong sự bất hạnh, hãnh diện trong sự khiêm hạ, và giàu có trong sự hy sinh! 
    Nếu có ai hỏi rằng: 
    - Tôi muốn giàu có, vậy tôi phải làm gì? 
    Con hãy trả lời: 
    - Hãy làm việc! 
    Cũng thế, để vào được Thiên Đàng chúng ta phải chịu đau khổ. Thiên Chúa đã chỉ cho chúng ta đường đi theo gương của ông Simon thành Sirenia; Chúa mời gọi các bạn của mình vác lấy thánh giá theo sau Người. Thiên Chúa mong ước chúng ta không bao giờ mất đi hình ảnh thánh giá cho dù ở bất cứ nơi đâu; bên đường, trên đồi cao, ở chỗ công cộng – để khi nhìn thấy chúng ta có thể nói rằng:
    - “Thiên Chúa yêu thương tôi biết bao!” 
    Thánh gía ôm lấy thế giới, nó được trồng ở bốn góc của thế giới để cho mọi người được hưởng nhờ. Thánh giá ở khắp nơi để giúp chúng ta trên đường về Thiên Đàng giống như đi qua sông với một cây cầu bằng đá chắc chắn. Những Kitô hữu nào không muốn chịu đau khổ hay chịu một cách miễn cưỡng sẽ đi qua sông bằng một cây cầu bằng ván mỏng manh, dễ dàng trượt chân xuống Hỏa Ngục, khó lòng vào được Thiên Đàng. 
     
    Người không yêu mến thánh giá có thể được cứu rỗi nhưng rất hiếm: nếu có, người đó chỉ là một ngôi sao nhỏ xíu trong bầu trời. Còn ai chịu đau khổ và chiến đấu và danh Chúa chiếu sánh như ánh mặt trời rạng rỡ. Ôi Thánh Giá, được biến đổi bởi những ngọn lửa tình yêu, như một bụi gai trong lửa, bị lửa thiêu rụi đi thành tro bụi. Gai thì cứng, nhưng tro thì mềm. Ôi, dịu ngọt biết bao những tâm hồn cảm nghiệm chịu đau khổ vì Chúa! Nó như sự hỗn hợp của dầu và dấm: dấm chua vẫn là dấm chua, nhưng dầu làm mất đi vị đắng của nó, điều này thật ít ai hiểu được. Nếu chúng ta bỏ những trái nho ngon vào máy ép, chúng ta sẽ có rượu ngon: linh hồn chúng ta trong máy ép thánh giá sẽ làm ra chất rượu rất ngon. 
     
    Khi chúng ta sống không có thánh giá, đời chúng ta thật vô vị: nếu chúng ta nhẫn nhục chịu đựng, chúng ta sẽ cảm thấy vui mừng, hạnh phúc, và ngọi ngào! Đó là sự khởi đầu của Thiên Đàng. Thiên Chúa, Mẹ Maria, các Thiên Thần, và các thánh, ở xung quanh chúng ta; các Ngài ở bên cạnh chúng ta, và nhìn thấy chúng ta. Sự vượt tới cuộc sống bên kia của người tín hữu chân chính phải trải qua đau khổ, giống như một người đang ôm bó hoa hồng. Gai của nó tỏa hương thơm, và hơi thở của thánh giá tỏa lan sự ngọt ngào. Nhưng chúng ta phải bóp những gai nhọn trong tay, và ép thánh giá vào lòng, để nó phát sinh ra chất ngọt trong nó. Thánh giá đem lại bình an cho thế giới và cho tâm hồn chúng ta. Tất cả những khổ sở của chúng ta là tại vì chúng ta không yêu mến, và sợ hãi thánh giá. Càng trốn tránh thánh giá, sự sợ hãi càng gia tăng trong lòng. 
    Một thánh giá mà mang lấy một cách dễ dàng và không có đau khổ thì chẳng phải là thánh giá nữa. Đau khổ mà yên ổn thì chẳng phải là đau khổ nữa. Chúng ta hay phàn nàn: 
    -“Trời ơi, tôi đau khổ quá đi thôi!” 
     
    Vậy chúng ta càng có nhiều lý do để phàn nàn khi không có đau khổ, vì chẳng có gì làm cho chúng ta nên giống Chúa bằng cách vác lấy thánh giá của Người. Đẹp biết bao một linh hồn biết kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu qua việc yêu mến thánh giá của Ngài! Cha thật không tài nào hiểu được một Kitô hữu mà không yêu mến và chạy trốn thánh giá! Như vậy, chẳng phải chúng ta đang chạy trốn Chúa Giêsu, Đấng đã hạ mình xuống, ôm chặt lấy thánh giá, và chịu chết cho chúng ta sao? 
     
    Những mâu thuẫn ở đời này đem chúng đến dưới chân thánh giá, và thánh giá là cổng vào Thiên Đàng. Để được vào đó, chúng ta phải bị người khác đạp lên trên, chúng ta phải để cho người khác coi mình là con số không, chịu khinh thường, chịu nghiền nát. Không có một ai hạnh phúc trên đời này ngoại trừ những người vui vẻ bình tĩnh giữa những đau khổ, phiền muộn của cuộc đời: họ cảm nhận và thụ hưởng sự vui sướng làm con cái Thiên Chúa. 
     
    Tất cả những đau khổ đều trở nên ngọt ngào khi chúng ta chịu đựng trong tình yêu và sự kết hợp với Thiên Chúa. Chịu đau khổ ư! Nó có ý nghĩa gì? Chỉ là phút chốc mà thôi! Nếu chúng ta được ở một chút trên Thiên Đàng, chúng ta sẽ hiểu rõ giá trị của giây phút chịu đau khổ này. Lúc đó chúng ta sẽ không thấy thánh giá nào nặng, chẳng có đau khổ nào lớn. 
     
    Thánh giá là món quà mà chính Thiên Chúa đích thân ban tặng cho bạn hữu của Người. Chúa yêu ai nhiều, người đó sẽ chịu đau khổ nhiều. Thật đẹp đẽ biết bao khi chúng ta dâng mình mỗi sáng trong hy sinh cho Thiên Chúa, và chấp nhận mọi sự để đền bù những tội lỗi chúng ta! Chúng ta hãy cầu xin ơn yêu mến thánh giá thì chúng sẽ trở nên ngọt ngào với chúng ta. Cha đã thử nghiệm trong bốn, năm năm. 
    Cha bị vu khống, bị chống đối, bị nhục mạ. Cha đã vác thánh giá! Cha vác hầu như hơn cả sức Cha có thể vác! Thế rồi Cha đã cầu xin cho được ơn yêu mến thánh giá, và Cha đã được vui mừng hạnh phúc. Cha tự nói với mình, thật không có gì hạnh phúc cho bằng được vác lấy thánh giá! 
     
    Chúng ta đừng bao giờ đặt câu hỏi thánh giá từ đâu mà đến, bởi vì chúng luôn luôn từ Thiên Chúa mà đến. Thiên Chúa luôn luôn trao cho chúng ta con đường này để chúng ta có thể chứng minh tình yêu của mình đối với Người. 
    chanlyvinhcuu  
     
     

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - CHỐNG PHÁ THAI

  •  
    Tinh Cao
    Wed, May 11 at 5:54 AM
     
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Chúng ta đang theo dõi Bộ Phim hiện thực nhiều tập về sự kiện Khủng Hoảng Putin - Ukraine Bùng Chiến ở Đông Âu.
    Tuy nhiên, trong cùng thời điểm này, ở ngay đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ này cũng diễn ra một trận chiến ác liệt về luân lý và pháp lý nơi quyền phá thai giữa hai phe pro-choice và pro-life.
    Cuộc chiến ở mặt trận quyền phá thai này bùng lên khi xuất hiện bản tin rò rỉ về Tối cao Pháp viện Hoa kỳ có thể sẽ lật ngược phán quyết 1973 của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cho phá thai.
     
    Đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ này vẫn còn nguyên câu "In God We Trust" ở đồng 1 dollar, nhưng "God" của thành phần pro-choice này
    bao gồm cả pro-choice ly dị đơn phương, pro-choice hôn nhân đồng tính, pro-choice kỳ thị, pro-choice súng ống, pro-choice triệt sinh an tử / trợ tử, pro-choice thay hình đổi giống v.v.,
    là thứ "god" nào, nếu không phải chính con người theo chủ nghĩa duy nhân bản vô thần, hiện sinh hưởng thụ, thứ "god" nữ thần tự do dân chủ "ý dân là ý trời", bất chấp mọi nguyên tắc luân thường đạo lý bất biến.
     
    Và như thế, chính khi con người càng văn minh về vật chất và càng văn hóa về nhân bản hơn bao giờ hết từ sau Thế Chiến Thứ II, nhất là từ thập niên 1960, 
    lại càng sống theo luật rừng - jungle law, man di mọi rợ, theo bản năng như con vật, mạnh được yếu thua, như mẹ giết con trong bụng, hay như đại cường Nga khủng bố Ukraine vậy.
    "Phá thai - nạn nhân luật rừng" ở đây không phải chị có các thai nhi bị chính mẹ của mình phá hủy ngay trong cung dạ của mình, mà còn chính là các bà mẹ phá thai, bởi cố tình hay vô tình tuân theo "luật rừng" này.
     
    Với tinh thần cầu nguyện cho thế giới loài người đang trở thành dị dạng thảm thương của chúng ta, chẳng những đang trải qua thiên tai đại dịch mà còn cả nhân tai văn hóa chết chóc (chiến tranh, phá thai, khủng bố v.v.),
    để họ được chân lý giải phóng (xem Gioan 8:32), nhờ đó họ sống theo "văn minh yêu thương" (ĐTC Phaolô VI) hơn là văn minh hưởng thụ, và văn hóa sự sống hơn là "văn hóa sự chết" (ĐTC Gioan Phaolô II) và "văn hóa sa thải" 
    (ĐTC Phanxicô), chúng ta hãy tạm lắng đọng và suy tư, theo chiều hướng Giáo Hội trong thế giới ngày nay của Công Đồng Chung Vaticanô II đầu thập niên 1960, về các bản tin văn hóa thời sự qua những cái links tùy nghi dưới đây.
     
     

    Tòa án Tối cao Mỹ xác nhận vụ rò rỉ bản thảo chống phá thai ...

      

    Phim về Thánh Thể nằm trong số 10 phim có doanh thu cao nhất tại Hoa Kỳ

    VN phá thai cao nhất châu Á trong xu hướng tìm thuốc ...

      

    Việt Nam thuộc top 5 nước nạo phá thai nhiều nhất thế giới

      

    Việt Nam đứng top thế giới về phá thai: Giật mình độ tuổi

      
     
    Nếu không có giờ đọc các bản tin ở các đường nối links trên đây, có thể nghe mp3 hay youtube từ các links tùy nghi dưới đây,
    với bài nhạc phụ họa "Nỗi Lòng Thai Nhi" rất thấm thía xót xa của nhạc sĩ Thế Thông qua giọng ca nữ Lam Phương
     
     
     
     
     
    Nhóm TĐCTT (Tông Đồ Chúa Tình Thương) viếng thăm Nghĩa trang thai nhi Tín Thác này vào chiều Chúa Nhật 14/7/2019

    9 ngàn nấm mộ trong vòng 10 năm tại một nghĩa trang thai nhi, nghĩa trang Tín Thác, ở Bảo Lộc Lâm Đồng, những thai nhi bị chính mẹ ruột của mình sát hại....

     
     
     
    Trước khi ra nghĩa trang Tín Thác, phái đoàn Hành Trình Việt Nam - Hội Ngộ Yêu Thương 2019 đã ghé thăm Mái Ấm Tín Thác và tặng quà hiện kim trên 4 ngàn 200 MK cho cơ quan này,
    một nơi mà anh chị em đã thấy được 2 thai nhi bị bỏ rơi có cái đầu quá to, bên trong toàn là nước, ban tối rọi đèn pin vào đầu các em sẽ thấy nước..
     
    Ôi lạy Chúa, "xin thương xót chúng con và toàn thế giới"! 
    Ôi, loài người văn minh duy vật và nhân bản vô thần của chúng con ngày nay đã trở thành quái dạng còn đáng thương hơn cả 2 bé thai nhi bị bỏ rơi này!
     
    bé tĩnh

     

     

    --

     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - 9 LÝ DO LÀM NGƯỜI CÔNG GIÁO

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    9 lý do tuyệt vời để làm người Công giáo


     
    Một bình luận mới đây trên trang blog của tôi đã soi sáng cho tôi biết vì sao tôi chọn là người Công giáo.

    nguoiCongGiao.jpg 

    Đó là bình luận của một người với tên là ‘Terry Mushroom’. Có người từng hỏi Terry lý do vì sao ông tin, và ông trả lời thế này:

    1. Vì khi còn nhỏ, tôi đã thấy cha mẹ tôi cầu nguyện, ngay cả những lúc thật khó khăn. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của gương mẫu, làm gương mạnh hơn lý luận nhiều.
     

    2. 
    Đồng hành với người bệnh ở Lộ Đức. Bản thân tôi cũng từng làm thế, và tôi nhận ra tầm quan trọng của việc hòa mình vào văn hóa Công giáo, nơi những người bệnh được yêu thương.

    3. 
    Viếng trại Auschwitz và nhận ra rằng chủ nghĩa vô thần không biết giải thích thế nào về sự dữ. Khung cảnh kinh hoàng của trại tập trung Auschwitz khiến người ta kinh hãi trước khả năng làm sự dữ của con người.

    4. 
    Nhớ câu chuyện cha tôi kể về cuộc gặp với linh mục Marsden, cha tuyên úy của quân đoàn Úc bị buộc lao động khổ sai xây đường tàu ở Thái Lan trong Thế chiến II. Đây thật là một câu chuyện đầy hứng khởi, bởi tôi từng đọc hồi ký của linh mục Hugh Thwaites SJ kể về thời gian bị bắt làm tù nhân chiến tranh trong Thế chiến II. Lúc đó cha Hugh vẫn là một thanh niên chưa theo đạo, nhưng đã được đánh động bởi sự anh hùng thầm lặng của cha Marsden, người không bao giờ ngơi thêm tinh thần thiêng liêng cho những người của mình, dù cho hoàn cảnh có thế nào chăng nữa.

    5.
     Không một thể chế nào chỉ do tay con người mà có thể tồn tại suốt 2000 năm qua như Giáo hội Công giáo

    6. 
    Nhận thức ‘bản tính tuyệt diệu’ của thế giới tự nhiên và những kỳ công của khoa học.

    7. Lòng yêu mến với những con đường tuyệt đẹp của Công giáo như xưng tội, kinh thánh, thánh lễ, lần hạt và cầu nguyện.
     Điều này nhắc tôi nhớ đến cha Thwaites mà tôi vừa nói ở trên, cha nói rằng nếu phải chọn giữa cử hành thánh lễ và xưng tội, thì cha sẽ chọn cái thứ hai, bởi với một linh mục không có gì vui thú cho bằng được làm khí cụ đưa một người có tội về nhà.

    8. Đạo Công giáo có nhiều chuyện đùa vui. Hãy nghĩ về thánh Don Bosco, Martin de Porres, và Philip Neri. Những người ngoài giáo hội thường nghĩ nhầm rằng, các vị thánh là những người khổ hạnh với gương mặt sầu não. Nhưng thật ra các ngài là những người với tâm hồn hân hoan.

    9.
     Và cuối cùng là: ‘Chúa cho tôi những gì tôi cần.’

    Terry còn thêm một lời nữa rằng: ‘Làm người Công giáo không phải lúc nào cũng dễ dàng. Có nhiều đòi hỏi lắm. Tôi đã mất nhiều năm chìm trong tội và chán ngán. Có khi phải đi khỏi nhà để thấy mái ấm tuyệt vời biết bao. Tôi mừng là đã về được nhà.’

     

    (J.B. Thái Hòa chuyển dịch, phanxico.vn 05.05.2016/
    Catholic Herald | Francis Phillips | 03-05-2016)