1. Hôn Nhân & Gia Đình

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - ĐTC FANXICO NHẮN NHỦ

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    NHỮNG LỜI CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

    DÀNH CHO HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

     

    “Xã hội sẽ trở nên lạnh lẽo và không thể chịu đựng được nếu không đón nhận các gia đình.”
     

    Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi động Cuộc gặp gỡ Gia đình Thế giới lần thứ 10 vào tối ngày 22 tháng 6 bằng cách đáp lại những lời chứng của các cặp vợ chồng và gia đình, vốn cho thấy nhiều cuộc đấu tranh xảy ra trong cuộc sống - từ khủng hoảng trong các mối quan hệ đến bệnh tật và cái chết của những người thân yêu.

     

    Bài diễn văn của Đức Thánh Cha đáp lại từng lời chứng một. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra những đoạn trích đem lại sự khích lệ và cái nhìn sâu sắc khi chúng ta đối mặt với cuộc sống gia đình của chính mình:

     

    Tiến về phía trước

    Hãy bắt đầu từ nơi bạn đang ở, và từ đó, hãy cố gắng bước đi cùng nhau: cùng nhau như những cặp vợ chồng, cùng nhau trong gia đình của bạn, cùng với những gia đình khác, cùng với Giáo hội.

     

    Hãy tiến lên một bước, dù nhỏ bé.

    Đừng bao giờ quên rằng sự gần gũi là “phong cách” của Thiên Chúa, sự gần gũi và tình yêu dịu dàng.

     

    Chúng ta có thể có những ước mơ đáng yêu nhất, những lý tưởng cao cả nhất, nhưng cuối cùng, chúng ta cũng khám phá ra - và đây là sự khôn ngoan - những giới hạn của chính chúng ta, mà chúng ta không thể tự mình vượt qua được, nhưng chỉ có thể vượt qua bằng cách mở lòng ra với Cha, với tình yêu và ân sủng của Ngài.

      

    Món quà

    Hôn nhân là một món quà kỳ diệu, chứa đựng sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa: mạnh mẽ, bền bỉ, chung thủy, sẵn sàng làm lại từ đầu sau mọi thất bại hay phút yếu lòng.

     

    Trong hôn nhân, Chúa Kitô tự hiến trao chính mình cho bạn, để bạn có thể tìm thấy sức mạnh để hiến trao bản thân mình cho nhau. Vì vậy, hãy ghi nhớ: cuộc sống gia đình không phải là “nhiệm vụ bất khả thi”!

     

    Gia đình không phải là một lý tưởng cao cả không thể đạt được trong thực tế. Thiên Chúa long trọng hứa hẹn sự hiện diện của Ngài trong hôn nhân và gia đình của bạn, không chỉ vào ngày cưới của bạn, nhưng trong suốt phần đời còn lại của bạn.

     

    Khi khó khăn

    Cuộc hôn nhân nào cũng có những lúc khủng hoảng. Chúng ta cần nói ra điều này, không cần phải giấu giếm và thực hiện các bước đi để vượt qua những khủng hoảng đó.

     

    Sự tha thứ chữa lành mọi vết thương. Tha thứ là một món quà tuôn trào từ ân sủng mà Chúa Kitô tuôn đổ xuống trên các cặp vợ chồng và toàn thể gia đình bất cứ khi nào chúng ta để Ngài hành động, bất cứ khi nào chúng ta hướng về Ngài.

     

    Điều quan trọng đối với tất cả chúng ta là không nên tiếp tục chìm đắm trong điều tồi tệ nhất, mà là làm cho điều tốt nhất, cho lòng tốt tuyệt vời mà mọi người, nam cũng như nữ có thể có, trở nên tối đa, và bắt đầu lại từ đó.

     

    Đón nhận và nồng nhiệt

    Đón nhận là một “đặc sủng” đích thực của các gia đình, và đặc biệt là các gia đình đông con! Chúng ta có thể nghĩ rằng, trong một gia đình đông con, việc đón nhận thêm những đứa con khác sẽ khó khăn hơn; Tuy nhiên, không phải như vậy, bởi vì các gia đình có nhiều con cái được “đào tạo” để nhường chỗ cho những người con khác. Các gia đình đó luôn có chỗ cho những người con khác. Cuối cùng, đây là tất cả những gì về gia đình. Trong gia đình, chúng ta trải nghiệm cảm giác được đón nhận. Vợ và chồng là những người đầu tiên “đón nhận” và chấp nhận nhau, như họ đã nói trong ngày kết hôn: “Anh nhận em làm vợ…Em nhận anh làm chồng…” Sau này, khi đưa một đứa trẻ vào đời, họ sẽ đón nhận sự sống mới đó. Trong những hoàn cảnh lạnh lùng và không ai biết đến, những người yếu kém thường bị từ chối, thì trong các gia đình, việc đón nhận những người yếu kém là điều đương nhiên: nhận trẻ em khuyết tật, những người già cần chăm sóc, những người trong gia đình đang gặp khó khăn vì không còn ai khác… Điều này đem lại hy vọng. Gia đình là nơi đón nhận, và thật tồi tệ nếu gia đình biến mất! Xã hội sẽ trở nên lạnh lẽo và không thể chịu đựng nổi nếu không đón nhận các gia đình. Sự đón nhận và các gia đình quảng đại mang lại “sự ấm áp” cho xã hội.

     

    Cho thế giới

    Sống trong gia đình cùng những người khác với mình, chúng ta học được cách trở thành anh chị em. Chúng ta học được cách vượt qua sự chia rẽ, thành kiến và sự hẹp hòi, và cùng nhau xây dựng một điều gì đó vĩ đại, một điều gì đó đẹp đẽ, trên cơ sở những điểm chung của chúng ta.

     

    Mỗi gia đình của anh chị em có một sứ mệnh phải thực hiện trong thế giới của chúng ta, một lời chứng cần đưa ra. … Lời Chúa muốn nói gì qua cuộc đời của chúng ta với tất cả những người chúng ta gặp gỡ? Hôm nay Chúa đang hỏi gia đình chúng ta, gia đình của tôi có “bước tiến” nào về phía trước?

     

    Tác giả: Kathleen N. Hattrup - ngày 23/06/22

    Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung

     
     
     

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - ĐAI HỘI THẾ GIỚI LẦN THỨ X

  •  
    Vp SongNguyền
    Sun, Jun 26 at 4:54 AM
     
     
     
    Lúc 6:30 chiều thứ Bảy 25/6/2022, tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Hồng y Kevin Farrell đã chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha. Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói rằng "Gia đình là nơi đầu tiên chúng ta học cách yêu thương."

    Hồng Thủy - Vatican News

    Trước đó, lúc 6 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã đi xe mui trần vòng quanh quảng trường trong hơn 15 phút để chào các tín hữu.

    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X
    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X

    Hiện diện tham dự Thánh lễ có khoảng 30 ngàn tín hữu, trong đó có 2.000 đại biểu đến từ 120 quốc gia tham dự Đại hội, và bên cạnh đó là rất đông các gia đình của giáo phận Roma.

    Đồng tế trong Thánh lễ có khoảng 20 Hồng y, gần 150 giám mục và hơn 250 linh mục đến từ nhiều quốc gia.

    Bài giảng của Đức Thánh Cha

    Trong bài giảng, trước hết Đức Thánh Cha nhắc rằng Thánh lễ là giây phút tạ ơn. Cộng đoàn dâng lên trước Thiên Chúa, với lòng biết ơn, tất cả những hoa trái mà Chúa Thánh Thần đã gieo nơi họ, các gia đình.

    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X
    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X

    Thiên Chúa sẽ phù hộ và gìn giữ gia đình

    Đức Thánh Cha nói: "Tôi nghĩ về vô số kinh nghiệm, kế hoạch và ước mơ, cũng như những mối quan tâm và sự không chắc chắn mà anh chị em đã chia sẻ với nhau. Bây giờ chúng ta hãy dâng tất cả những điều này cho Chúa và xin Người nâng đỡ anh chị em bằng sức mạnh và tình yêu của Người... Mỗi người trong anh chị em mang theo một kinh nghiệm khác nhau về gia đình, nhưng tất cả anh chị em đều có chung một niềm hy vọng và lời cầu nguyện: Thiên Chúa sẽ phù hộ và gìn giữ gia đình của anh chị em cũng như tất cả các gia đình trên thế giới."

    Tự do nội tâm

    Suy tư về bài đọc thứ hai trích từ thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát, Đức Thánh Cha nói đến tự do, một trong những lý tưởng và mục tiêu quý trọng nhất của con người thời đại chúng ta. Ngài nhấn mạnh đến tự do nội tâm, món quà chính Đức Kitô ban cho chúng ta, thứ tự do quan trọng nhất mà nhiều người không có.

    Chúa Kitô đã giải phóng chúng ta khỏi nhiều hình thức giới hạn nội tâm và bên ngoài, và đặc biệt là với xu hướng ích kỷ, xem mình là trung tâm của mọi thứ và chỉ quan tâm đến lợi ích của mình. Tự do mà Thiên Chúa ban cho chúng ta không phải là thứ tự do giả tạo và trống rỗng của thế gian, thứ mà trong thực tế là "một cơ hội cho sự buông thả bản thân" (Gl 5,13). Tự do mà Chúa Kitô đạt được bằng giá máu của Người hoàn toàn hướng đến tình yêu, để - như Thánh Tông đồ nhắc lại với chúng ta hôm nay - 'hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau.'"

    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X
    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X

    Sử dụng tự do để yêu thương

    Từ điều này, ngỏ lời với các đôi vợ chồng, Đức Thánh Cha nói rằng khi xây dựng gia đình, với sự trợ giúp của ân sủng Chúa Kitô, họ đã thực hiện một quyết định can đảm: "không sử dụng tự do của anh chị em cho riêng mình, nhưng để yêu thương những người mà Thiên Chúa đã đặt ở bên cạnh anh chị em." Đó là cách thực hiện quyền tự do trong gia đình. "Gia đình là nơi gặp gỡ, chia sẻ, đi ra khỏi chính mình để chào đón người khác và ở bên cạnh họ. Gia đình là nơi đầu tiên chúng ta học cách yêu thương."

    Mối quan hệ giữa các thế hệ

    Tiếp đến từ mối quan hệ giữa hai ngôn sứ Êlia và Êlisê, được trình bày trong bài đọc thứ nhất, Đức Thánh Cha nói về mối quan hệ giữa các thế hệ, về "việc chuyển trao chứng tá" từ cha mẹ cho con cái. Ngài nhận xét rằng cha mẹ thường lo sợ rằng con cái sẽ không thể tìm thấy con đường của mình giữa sự phức tạp và rối ren của xã hội chúng ta, nơi mọi thứ dường như hỗn loạn và bấp bênh, và cuối cùng là lạc lối. Và điều này khiến một số bậc cha mẹ lo lắng, trong khi những người khác thì bảo vệ quá mức.

    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X
    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X

    Thiên Chúa yêu thương và tin tưởng người trẻ

    Từ việc ông Êlia nhận mệnh lệnh của Thiên Chúa để xức dầu cho Êlisê trở thành người kế vị, Đức Thánh Cha nói rằng Thiên Chúa giúp ông Êlia nhận ra rằng thế giới không kết thúc với ông, và ra lệnh cho ông truyền sứ vụ của ông cho người khác.

    "Thiên Chúa yêu thương người trẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là Người bảo vệ họ khỏi mọi rủi ro, khỏi mọi thử thách và mọi đau khổ. Thiên Chúa không lo lắng và bảo vệ quá mức; trái lại, Người tin tưởng những người trẻ và kêu gọi mỗi người vươn đến tầm cao của cuộc đời và sứ mạng."

    Cha mẹ cần giúp con cái khám phá ơn gọi của chúng

    Đức Thánh Cha nói với các bậc cha mẹ: "Lời Chúa chỉ cho chúng ta con đường: đừng che chở cho con cái mình khỏi những khó khăn và đau khổ dù là nhỏ nhất, nhưng cố gắng truyền đạt cho chúng niềm đam mê sống, khơi dậy trong chúng khát vọng khám phá ơn gọi của mình và đón nhận sứ mạng vĩ đại mà Thiên Chúa dành cho họ." Nếu các bậc cha mẹ giúp con cái khám phá và chấp nhận ơn gọi của chúng, họ sẽ thấy rằng chúng cũng sẽ bị "nắm chặt" bởi sứ mạng này; và chúng sẽ tìm thấy sức mạnh cần thiết để đối đầu và vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X
    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X

    Gương mẫu của nhà giáo dục

    Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ các nhà giáo dục: "cách tốt nhất để giúp người khác tiếp nối ơn gọi của họ là đón nhận ơn gọi của chính mình với tình yêu trung thành." Đó là điều mà các môn đệ đã thấy Chúa Giêsu làm. Đức Thánh Cha khẳng định: "Không gì có thể khích lệ con cái hơn là nhìn xem cha mẹ của họ sống cuộc sống hôn nhân và gia đình như một sứ mạng, thể hiện lòng chung thủy và sự kiên nhẫn bất chấp khó khăn, lúc đau buồn và khi thử thách... Có những lúc chúng ta phải gánh lấy sự phản kháng, chống đối, từ chối và hiểu lầm xuất phát từ trái tim con người, và với ân sủng của Chúa Kitô, hãy biến những điều này thành việc đón nhận người khác và thành tình yêu nhưng không."

    Hôn nhân - hành trình đầy bất ngờ và ngạc nhiên

    Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha trình bày ba ơn gọi khác, được đại diện bởi ba môn đệ đầy khao khát của Chúa Giêsu. Người đầu tiên được dặn là đừng tìm một ngôi nhà cố định, một hoàn cảnh an toàn, khi theo Chúa Giêsu, vì thầy "còn chẳng có nơi tựa đầu" (Lc 9,58). Theo Chúa Giêsu có nghĩa là bắt đầu một "chuyến đi" không bao giờ kết thúc với Người qua những biến cố của cuộc đời.

    Đức Thánh Cha nói điều này thật đúng đối với các đôi vợ chồng. Ngài nói: "Khi chấp nhận lời mời gọi hôn nhân và gia đình, anh chị em cũng đã rời 'tổ ấm' và bắt đầu một chuyến đi mà không thể biết trước chính xác nó sẽ dẫn đến đâu, và những tình huống mới, những sự kiện bất ngờ và ngạc nhiên. Đó là ý nghĩa của cuộc hành trình với Chúa... Chúng ta hãy nhớ rằng mỗi môn đệ của Chúa Giêsu đều tìm thấy sự nghỉ ngơi của mình trong việc thi hành ý muốn của Thiên Chúa mỗi ngày, bất cứ nơi nào Người muốn."

    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X
    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X

    Dứt khoát, toàn tâm

    Môn đệ thứ hai được dặn là đừng "quay lại chôn cất người thân của mình đã chết" (câu 59-60). Đó là lời kêu gọi phải tuân theo, trên hết, điều răn đầu tiên: kính mến Chúa trên hết mọi sự. Điều tương tự cũng xảy ra với người môn đệ thứ ba, người được mời gọi theo Chúa Kitô một cách kiên quyết và với trọn tâm hồn, không "ngoảnh lại", thậm chí không từ biệt các thành viên trong gia đình mình (xem các câu 61-62).

    Không ngoảnh lại đàng sau

    Từ các bài đọc Kinh Thánh, Đức Thánh Cha nói với các gia đình rằng họ được yêu cầu không có những ưu tiên khác, không được "ngoái lại đàng sau", nhớ nhung cuộc sống trước đây, sự tự do trước đây của mình, với những ảo tưởng lừa dối của nó. Sự sống bị "hóa thạch" khi nó không mở ra với sự mới mẻ của tiếng gọi của Chúa và tiếc nuối quá khứ. Khi Chúa Giêsu kêu gọi, cả trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, Người yêu cầu chúng ta tiếp tục nhìn về phía trước, và Người luôn đi trước chúng ta trên hành trình. Người luôn đi trước chúng ta trong tình yêu và sự phục vụ. Và những ai theo Người sẽ không phải thất vọng!

    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X
    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X

    Gặp gỡ những người yếu đuối

    Và Đức Thánh Cha khuyến khích các đôi vợ chồng bắt đầu hành trình của tình yêu gia đình với niềm xác tín được canh tân, và chia sẻ với tất cả các thành viên trong gia đình anh chị em niềm vui của lời kêu gọi này. Và ngài cầu xin cho tình yêu thương họ chia sẻ với nhau luôn rộng mở, hướng ra bên ngoài, có khả năng "chạm" đến những người yếu đuối và bị thương tích, những người yếu đuối về thể xác và yếu đuối về tinh thần, và tất cả những người anh chị em gặp trên đường đi.

    Giáo hội ở với và ở trong gia đình

    Cuối cùng Đức Thánh Cha khẳng định: Giáo hội ở với anh chị em; quả thật, Giáo hội ở trong anh chị em! Vì Giáo Hội được sinh ra từ một gia đình, Thánh Gia Nadarét, và được tạo thành phần lớn từ các gia đình. Ngài cầu xin Chúa giúp các tín hữu mỗi ngày kiên trì trong sự hiệp nhất, bình an và niềm vui, và tỏ cho mọi người mà họ gặp gỡ biết rằng Thiên Chúa là tình yêu và sự hiệp thông của sự sống.

    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X
    Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X

    Năm Thánh Gia đình và Đại hội Gia đình lần thứ XI

    Vào cuối Thánh lễ, Đức Hồng y Kevin Farrell, Tổng trưởng Bộ Giáo dân Gia đình và Sự sống đã cảm ơn Đức Thánh Cha đã giúp cho cuộc Gặp gỡ các gia đình lần thứ X được thực hiện. Ngài cảm ơn sự giúp đỡ, quan tâm và gần gũi mà Đức Thánh Cha thể hiện với các gia đình qua những cử chỉ cụ thể.

    Và đặc biệt, Đức Hồng y công bố cuộc gặp gỡ lần tới của các gia đình với Đức Thánh Cha sẽ là "Năm Thánh các Gia đình", sẽ được cử hành tại Roma trong Năm Thánh 2025, trong khi Đại hội Gia đình lần thứ XI sẽ diễn ra vào năm 2028.

    Sau lời cảm ơn của Đức Hồng y, Đức Thánh Cha đã trao thư gửi các gia đình ra đi truyền giáo, mang tin vui của Phúc Âm.

     

    --

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI

  •  
    Vp SongNguyền
    Thu, Jun 23 at 7:31 AM
     
     


    KHAI MẠC ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI LẦN THỨ X

    Hồng Thủy - Vatican News

    Vatican News (22.6.2022) – Đức Thánh Cha khẳng định rằng mỗi gia đình có một sứ mạng trên thế giới và mời gọi họ cùng nhau bước đi, tiến bước để thay đổi thế giới.

     

    Khoảng 2.000 đại biểu từ 120 quốc gia đã có mặt tại Đại hội do Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống tổ chức. Do đại dịch, số người tham dự Đại hội lần này giới hạn hơn so với 30 ngàn người tham gia Đại hội lần thứ IX tại thủ đô Dublin của Ailen vào tháng 8/2018.

    Tuy nhiên, như Đức Thánh Cha đã chỉ ra trong một sứ điệp được phổ biến vào đầu tháng 7/2021, sự kiện này diễn ra theo một hình thức "chưa từng có" và "đa trung tâm". Nó sẽ diễn ra với các sáng kiến địa phương ở các giáo phận trên khắp thế giới, tương tự như những gì sẽ diễn ra đồng thời tại Roma.

    Đại hội khai mạc với lễ hội diễn ra tại đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vatican, từ 6 đến 8 giờ chiều thứ Tư 22/6/2022, với các chứng từ của các đôi vợ chồng; một số chứng từ được trình bày trực tuyến. Trong số các đôi vợ chồng chia sẻ chứng từ có một gia đình người Ucraina đến từ thành phố Kiev; một đôi khác từ thành phố Manaus của Brazil; cha mẹ của vị Tôi tớ Chúa Chiara Corbella Petrillo; một đôi vợ chồng người Congo đã sống kinh nghiệm tha thứ; và con cháu của đôi vợ chồng chân phước Luigi và Maria Beltrame Quattrocchi, bổn mạng của Đại hội lần này.

    Hành trình cùng nhau

    Sau khi nghe chứng từ của một số gia đình, Đức Thánh Cha đã chào các gia đình hiện diện và cảm ơn các chứng từ của họ, cũng là kinh nghiệm của tất cả các gia đình khác trên thế giới, giống như họ, đang chia sẻ cùng niềm vui, mối quan tâm, khó khăn và hy vọng. Vì thế ngài muốn họ cảm thấy sự gần gũi của ngài, dù họ ở bất cứ nơi nào, và gần gũi với hoàn cảnh sống cụ thể của họ. Ngài khích lệ họ: "Hãy bắt đầu từ nơi bạn đang ở, và từ đó, cố gắng hành trình cùng nhau: cùng nhau như những đôi vợ chồng, cùng nhau trong gia đình của bạn, cùng với những gia đình khác, cùng với Giáo hội." Và ngài muốn Giáo hội là một Người Samaria nhân hậu đến gần và giúp các gia đình tiếp tục cuộc hành trình và tiến bước.

    Suy tư về các chứng từ của các gia đình, Đức Thánh Cha nêu ra một vài ý tưởng về  việc "tiến bước" mà chúng ta cần cùng nhau thực hiện.

    1. "Một bước tiến" tới hôn nhân

    Trước hết là "Một bước tiến" tới hôn nhân. Ông bà Luigi và Serena đã chia sẻ kinh nghiệm của họ, với những khó khăn và hy vọng. Đức Thánh Cha nhắc lại lý do họ quyết định rửa tội cho các con: dù có rất nhiều nỗ lực cao đẹp, chúng ta không thể tự vượt qua những giới hạn của mình, nhưng phải mở lòng với Chúa Cha, với tình yêu và ân sủng của Người. Ngài nói: "Đó là ý nghĩa của các bí tích rửa tội và hôn phối: chúng là sự trợ giúp cụ thể mà Thiên Chúa ban cho chúng ta để không bỏ chúng ta đơn độc."

    Hôn nhân là món quà chứa đựng sức mạnh của chính tình yêu của Thiên Chúa

    Đức Thánh Cha giải thích thêm rằng hôn nhân là món quà Thiên Chúa ban tặng cho một người nam và người nữ yêu nhau. "Đó là một món quà kỳ diệu, chứa đựng sức mạnh của chính tình yêu của Thiên Chúa: mạnh mẽ, bền bỉ, chung thủy, sẵn sàng bắt đầu lại sau mỗi lần thất bại hay sau phút yếu đuối." Hôn nhân không phải là nghi thức cần làm để được xác định là người Công giáo. Kết hôn không phải vì Giáo hội yêu cầu nhưng vì muốn xây dựng hôn nhân của mình trên tình yêu vững chắc của Chúa Kitô. Đức Thánh Cha khẳng định: "Trong hôn nhân, Chúa Kitô tự hiến chính mình cho các bạn, để các bạn có thể tìm thấy sức mạnh để hiến mình cho nhau... Qua ân sủng của bí tích, Thiên Chúa làm cho nó trở thành một cuộc hành trình tuyệt vời, được thực hiện cùng với Người và không bao giờ đơn độc... Thiên Chúa long trọng hứa hiện diện trong hôn nhân và gia đình của các bạn, không chỉ vào ngày đám cưới của các bạn, nhưng trong suốt phần đời còn lại của các bạn. Và Người luôn ủng hộ các bạn, mỗi ngày trong hành trình của các bạn."

    2. "Một bước tiến" để đón nhận Thánh giá

    Thứ hai là "Một bước tiến" để đón nhận Thánh giá. Đôi vợ chồng Roberto và Maria đã nói về thánh giá, một phần trong cuộc sống của mỗi cá nhân và mọi gia đình. Đức Thánh Cha nhận xét rằng họ đã làm chứng rằng thánh giá nặng nề của căn bệnh và cái chết của con gái Chiara của họ không phá hủy gia đình họ hay làm mất đi sự thanh thản và bình yên trong tâm hồn họ. Họ không chán nản, tuyệt vọng hay giận dữ với cuộc sống. Nhưng họ thanh thản và có đức tin tuyệt vời.

    Thánh giá của Chiara là món quà tự hiến

    Chiara đã mong muốn giữ lại đứa con của mình dù phải hy sinh mạng sống. Đức Thánh Cha nói rằng cô đã theo con đường Phúc Âm của gia đình một cách đơn giản và tự phát. Thánh giá của Chiara là món quà tự hiến: sự sống của cô được trao tặng cho gia đình, cho Giáo hội và cho toàn thế giới. Đức Thánh Cha mong ước Chiara là nguồn cảm hứng trên hành trình nên thánh của chính chúng ta, và ngài xin Chúa nâng đỡ và làm cho mọi thập giá mà các gia đình phải gánh chịu mang lại điều tốt

    3. "Một bước tiến" tiến tới sự tha thứ

    Điều thứ ba Đức Thánh Cha suy tư là "một bước tiếntiến tới sự tha thứ. Đôi vợ chồng Phaolô và Germaine đã chia sẻ về khủng hoảng trong hôn nhân của họ. Họ xác định lý do của khủng hoảng là sự thiếu thành thật, không chung thủy, lạm dụng tiền bạc, thần tượng của quyền lực và sự nghiệp, sự oán giận ngày càng tăng và sự chai lì của con tim.

    Chúa nhìn thấy mong ước sâu thẳm của chúng ta

    Đức Thánh Cha nói rằng câu chuyện của họ đã truyền tải niềm hy vọng, bởi vì, theo ông Phaolô chia sẻ, "vào thời điểm ảm đạm nhất của cuộc khủng hoảng, Chúa đã đáp lại ước muốn sâu xa nhất của trái tim ông và cứu lấy cuộc hôn nhân của ông." Đức Thánh Cha nhận định rằng "sâu thẳm trong trái tim mỗi người là khát khao tình yêu không chấm dứt, hoa trái của tình yêu không bị phân tán." Do đó, "chúng ta vô cùng đau khổ mỗi khi sự thất bại, sự thiếu trách nhiệm và tội lỗi của con người khiến con tàu hôn nhân bị đắm chìm." Nhưng ngay cả trong cơn thử thách, Chúa vẫn nhìn thấy những gì trong trái tim chúng ta. Nhờ sự quan phòng của ngài, đôi vợ chồng đã gặp một nhóm giáo dân dấn thân hỗ trợ các gia đình, giúp họ tái tạo và hàn gắn mối quan hệ của họ. Họ bắt đầu nói chuyện với nhau, cởi mở và chân thành với nhau, thừa nhận lỗi lầm của mình, cùng cầu nguyện với các cặp đôi khác, và tất cả những điều đó đã đưa họ đến sự hòa giải và tha thứ.

    Tha thứ chữa lành mọi vết thương

    Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Tha thứ chữa lành mọi vết thương," và đó là món quà xuất phát từ ơn Chúa ban cho các đôi vợ chồng và toàn thể gia đình khi chúng ta để Người hành động, khi chúng ta hướng về Người. Sự tha thứ của cha mẹ cũng là chứng tá tuyệt vời cho con cái. Chúng nhận ra nơi cha mẹ sự khiêm tốn cầu xin tha thứ và sức mạnh được Chúa ban để nâng mình dậy sau khi vấp ngã. Đức Thánh Cha nói rằng "Đây là điều mà con cái rất cần! Vì họ cũng sẽ phạm sai lầm trong cuộc sống và nhận ra rằng họ cũng không hoàn hảo, nhưng họ cũng sẽ nhớ rằng Chúa nâng chúng ta lên, rằng tất cả chúng ta đều là những tội nhân được tha thứ, rằng chúng ta phải cầu xin sự tha thứ từ người khác nhưng cũng có thể tha thứ cho chính chúng ta. Bài học mà họ học được từ các bạn sẽ đọng mãi trong lòng họ."

    4. "Một bước tiến" tiến tới sự chào đón

    "Một bước tiến" thứ tư là tiến tới sự chào đón. Iryna và Sofia đến từ Ucraina đã nói về cuộc sống của những người bị huỷ diệt bởi cuộc chiến ở đất nước của họ. Họ đã không mất sự tín thác vào sự quan phòng nhưng đã thấy Thiên Chúa hành động qua những con người bằng xương bằng thịt mà Người đã dẫn dắt họ đến gặp gỡ: các gia đình đón tiếp họ, các bác sĩ đã giúp đỡ họ, và những người nam nữ tốt bụng khác. Đức Thánh Cha nói với họ: "Điều quan trọng đối với tất cả chúng ta là không nên tiếp tục chìm đắm trong điều tồi tệ nhất, mà là tối đa hóa điều tốt nhất, lòng tốt tuyệt vời mà mọi người nam nữ có thể có, và bắt đầu lại từ đó."

    Chào đón là một “đặc sủng” đích thực của các gia đình

    Đức Thánh Cha cũng cảm ơn ông bà Phêrô và Erika đã thuật lại chứng tá quảng đại đón tiếp Iryna và Soggia vào gia đình vốn đã đông đúc của họ. Họ chia sẻ rằng họ đã làm như vậy vì lòng biết ơn đối với Chúa và với tinh thần đức tin, như một lời kêu gọi từ Chúa. Chào đón là một “đặc sủng” đích thực của các gia đình, và đặc biệt là các gia đình đông con! Các con cái được “dạy” biết nhường chỗ cho những người khác.

    Và điều quan trọng Đức Thánh Cha nhấn mạnh là "Trong gia đình, chúng ta trải nghiệm cảm giác được chào đón. Vợ và chồng là những người đầu tiên 'chào đón' và chấp nhận nhau, như họ đã nói trong ngày kết hôn... Sau này khi sinh một đứa con, họ sẽ chào đón sự sống mới." Trong các gia đình, việc chào đón người yếu đuối là điều đương nhiên: nhận trẻ khuyết tật, người già cần chăm sóc, một thành viên trong gia đình gặp khó khăn và không còn ai khác… Đức Thánh Cha khẳng định rằng điều này mang lại hy vọng.

    5. "Một bước tiếntiến đến tình huynh đệ

    Và cuối cùng, Đức Thánh Cha nói về "một bước tiếntiến đến tình huynh đệ, khi suy tư về chứng từ của Zakia. Zakia và Luca xây dựng gia đình dựa trên tình yêu đích thực, bằng sự tôn trọng, liên đới và đối thoại giữa các nền văn hóa. Luca là nhà ngoại giao và đã bị sát hại. Câu chuyện của gia đình họ cho thấy những gì là nhân văn và những điều là tôn giáo có thể hòa quyện vào nhau và sinh hoa kết trái quý giá. Đức Thánh Cha nhận xét: "Ở Zakia và Luca, chúng ta tìm thấy vẻ đẹp của tình người, niềm đam mê cuộc sống, lòng vị tha và lòng trung thành với tín ngưỡng và truyền thống tôn giáo của mỗi người, như một nguồn cảm hứng và sức mạnh nội tâm."

    Đức Thánh Cha nói thêm rằng ngoài việc là vợ chồng, họ còn sống như anh chị em trong xã hội loài người, trong kinh nghiệm tôn giáo khác nhau và trong dấn thân của họ với xã hội. Và ngài nhận định đây cũng là một bài học được rút ra trong gia đình. "Cùng sống trong gia đình với những người khác với chính mình, chúng ta học cách trở thành anh chị em. Chúng ta học cách vượt qua sự chia rẽ, định kiến và sự hẹp hòi, và cùng nhau xây dựng một điều gì đó vĩ đại, một điều gì đó đẹp đẽ, trên cơ sở những điểm chung của chúng ta. Những tấm gương sống động về tình huynh đệ, như của Luca và Zakia, cho chúng ta hy vọng; chúng giúp chúng ta tin tưởng hơn khi về thế giới của chúng ta, đang bị giằng xé bởi sự chia rẽ và thù địch."

    Hãy để chúng ta được Chúa biến đổi, để chúng ta cũng có thể thay đổi thế giới

    Kết thúc bài nói chuyện, Đức Thánh Cha nhắc rằng mỗi gia đình có một sứ mạng phải thực hiện trong thế giới của chúng ta, cần làm chứng tá. Các Kitô hữu được đặc biệt kêu gọi để trở thành “sứ điệp mà Chúa Thánh Linh rút lấy từ sự phong phú của Chúa Giêsu Kitô và ban cho dân Người” (Gaudete et Exsultate, 21). Do đó ngài mời họ tự hỏi: Lời mà Chúa muốn nói qua cuộc sống của chúng ta với tất cả những người chúng ta gặp gỡ là gì? “Bước tiến” nào Người đang yêu cầu gia đình chúng ta thực hiện hôm nay?

    Đức Thánh Cha mời gọi hãy để chúng ta được Chúa biến đổi, để chúng ta cũng có thể thay đổi thế giới và biến nó thành “nhà” cho tất cả những ai cần cảm thấy được chào đón và chấp nhận, cho tất cả những ai cần gặp gỡ Chúa Kitô và biết rằng họ được yêu thương. "Chúng ta cần phải sống với đôi mắt hướng về trời: như Chân phước Maria và Luigi Beltrame Quattrocchi thường nói với con cái của họ, đương đầu với những nỗ lực và niềm vui trong cuộc sống, “luôn luôn nhìn từ mái nhà trở lên”.

     

    Nguồn: vaticannews.va/vi

     

    --

CÁ BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TS DUYỆT - TẶNG NỮ TU TAM HIỆP

  •  
    DM Tran
     
    Thu, Jun 23 at 11:34 AM
     
     

    KHIẾT TỊNH VÀ TÌNH YÊU THÁNH HIẾN

    (Riêng tặng các chị em Đaminh Tam Hiệp)

     

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    Trong linh đạo của thánh Catarina Siena có đề cập đến căn phòng nhỏ trong linh hồn, mà theo thánh nữ, đó là nơi mà thánh nhân thường xuyên ra vào để gặp gỡ “Đấng Tình Quân” của mình. Điều này khiến chúng ta nhớ lại căn nhà Bêtania, nơi đó, Chúa Giêsu cũng hằng lui tới nghỉ ngơi trên bước đường truyền giáo. Vậy ở căn phòng thiêng liêng và nơi phòng khách của căn nhà Mátta, Maria, Lazarô tại Bêtania, bằng cặp mắt tâm linh và cặp mắt thể lý chúng ta thấy gì? Và chúng ta có thể hình dung ra những gì đang diễn ra tại hai không gian ấy?   

     

    Trong căn phòng thiêng liêng của Catarina, có Catarina ngồi dưới chân Chúa, và trong phòng khách nhà Maria, cũng có Maria ngồi dưới chân Chúa. Cả hai đều ngồi đó, không làm gì hết ngoài việc nghe và tâm sự với Ngài. Nhưng việc làm của hai con người này lại là những việc làm khiến Chúa vui, và dĩ nhiên là Ngài rất hạnh phúc. Chính Chúa Giêsu đã cho biết như vậy khi Ngài lên tiếng bênh vực cho Maria: “Mátta, Mátta,  con lo lắng và bực bội về nhiều chuyện. Chỉ có một việc cần. Maria đã chọn phần nhất, và sẽ không ai lấy đi đươc.” (Lc 10:41-42)

     

    Vậy chuyện cần ấy là chuyện gì? Đó chẳng phải là chuyện tình yêu giữa Chúa Giêsu và Maria, giữa Chúa Giêsu và Catarina đó sao? Và họ nói với nhau những gì? Không ai biết, nhưng những giây phút ấy, chắc chắn là những thời khắc hạnh phúc cho cả Chúa Giêsu, Maria và Catarina.  

     

    Đấng tình quân

     

    Trong đời sống thánh hiến, chúng ta thường nghe câu: “Khiết tịnh trong ngoài hồn xác”. Đây là lối diễn tả một trong ba lời khấn của bậc tu trì Công Giáo: Vâng lời, khiết tịnh, và khó nghèo. Cách riêng lời khấn khiết tịnh, nó diễn tả một cái gì thật tinh khiết, trong trắng, và thánh thiện của đời sống tận hiến, đặc biệt khi nghĩ về các nữ tu. Họ chính là hình ảnh của các trinh nữ tốt lành mà dầu yêu mến của họ luôn tràn đầy, và ngọn lửa tình yêu thiêu đốt họ trong sự kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà họ nhận là “Tình Quân”, là “Hôn Phu”, là “Thầy”, và là “Chúa”. Chúa của họ đã trở nên tình quân, hôn phu và thầy của họ. Sự trinh nguyên, trong trắng và thánh thiện đã toát ra từ con người họ một cái gì đó khiến cho chúng ta cảm thấy yêu mến, và kính trọng.

     

    Họ cũng là hình ảnh của mối dây liên kết giữa linh hồn với Chúa Kitô đã được nói đến trong Diễm Tình Ca của Salomon. Nhạc sỹ và cũng là đan sỹ Ân Đức đã diễn tả mối tình ấy một cách rất thiết tha, mặn nồng, và say đắm bằng nhạc phẩm Tình Khúc như sau:

     

    Lạy Đấng Tình Quân con tôn thờ. Con nay thuộc về Chúa, Chúa nay thuộc về con. Mũi tên nào say đắm bắn trúng con tim hồng. Để từ nay con sống là sống cho, cho tình yêu. Và dầu cho con chết là chết cho, cho tình yêu.

    1. Con xin làm nô lệ của tình yêu, con xin làm khí cụ của tình yêu. Cho mọi người nhận biết Chúa yêu thương, cho mọi người thức giấc sau đêm trường.

    2. Chúa muốn gì trên bản thể của con, Chúa muốn gì trên cuộc sống của con. Con chỉ là tay trắng với hư không, con chỉ là tỳ nữ bao khốn cùng.

    3. Con ước vọng theo Ngài suốt đời con, xin dâng làm lễ vật cuộc đời con. Trong nguyện cầu thanh vắng với hy sinh, để nên lời ca hát khúc ân tình.

     

    Khiết tịnh hay đồng trinh

     

    Dù là khiết tịnh hay đồng trinh trong đời thánh hiến, thì đây là vẻ đẹp riêng biệt, vẻ đẹp thiên đàng mà Chúa đã ban cho Giáo Hội.

     

    Trinh khiết hay khiết tịnh không phải là độc thân. Đời sống độc thân của các linh mục hay tu sỹ là một lối sống, một đòi hỏi của ơn gọi, nhưng giá trị và ý nghĩa của lời khấn khiết tịnh mới chính là một đặc sủng trổi vượt của đời thánh hiến trong Giáo Hội Công Giáo. Mặc dù trong nhiều sách vở tu đức gần đây có nhắc đến hai từ “độc thân” khi nói về ơn gọi và đời sống tu hành, nhưng xem như quên hoặc ngại không nhắc đến hai từ “khiết tịnh” hay “trinh khiết”.

     

    Thật ra, ở vào thời đại chúng ta đang sống, không ai lại hẹp hòi hoặc thiển cận đòi hỏi rằng các linh mục, tu sỹ nam nữ là những người còn “trinh”, còn “tinh khôi” theo nghĩa hoàn toàn thể lý. Nhưng sự trinh trắng, tinh khôi tâm hồn và ý chí tận hiến toàn thể thân xác và linh hồn cho Thiên Chúa, cho việc rao giảng Tin Mừng mới là điều cần thiết và bắt buộc. Bởi đó, dù bằng bất cứ cách nào, lời khấn khiết tịnh mới chính là linh hồn của đời sống sống độc thân.  

     

    Nó nhắc nhở chúng ta về một thiên đàng hạnh phúc mà các linh hồn thánh thiện được tận hưởng không chỉ ở đời sau, mà ngay trong cuộc sống hiện tại. Nó đưa tâm trí và linh hồn hòa mình vào dòng suối ân sủng, tình yêu Thiên Chúa, khiến con người tuy đang sống ở trần gian, nhưng đã nếm hưởng được cuộc sống “như các thiên thần.” (Mt 22:30) 

     

    Cũng từ hình ảnh do Chúa Giêsu diễn tả về nước trời và về sự sống lại, chúng ta tìm ra một hình ảnh khác về khiết tịnh, về đồng trinh. Đó là sự khiết tịnh và đồng trinh của nước trời, của lòng yêu mến. Nó không tùy thuộc và bị hạn chế vào tình trạng thể lý. (x. Mt 19:12)

     

    Yêu và khiết tịnh

     

    Khi Chúa Giêsu nói về khiết tịnh của nước trời, Ngài dùng hình ảnh những hoạn quan, những người bẩm sinh có vấn đề liên quan đến thể lý, và dĩ nhiên, Ngài cũng không loại bỏ những tai nạn khiến cho ai đó mất đi sự trinh tiết thể lý. Nhưng chắc chắn Chúa không dừng lại ở nghĩa đen của khiết tịnh, mà Ngài chỉ muốn dùng nó như một điều kiện cho những ai yêu mến Ngài, những ai chọn Ngài làm gia nghiệp, và những ai hết lòng vì Ngài. Đó cũng là lý do tại sao dù Ngài nói về khiết tịnh, về thanh khiết nước trời nhưng lại tuyển chọn 12 tông đồ, trong đó duy nhất của một người được coi như đồng trinh là Gioan. Phải chăng Chúa có ý nói lên rằng, sự thanh khiết mà Ngài đòi hỏi không nằm ở ý nghĩa thể lý mà là tinh thần. Đó là một tình yêu trọn vẹn, gắn bó, và không chia cắt. Một tình yêu chung thủy.

     

    Trong Phúc Âm khi Chúa nói về việc tình yêu đền bù và che lấp tội lỗi (x. Lc 7:47). Ngài nói cho ông Simon biết rằng, người thiếu nữ đang ở trước mặt Ngài tuy tội lỗi rất nhiều, nhưng tình yêu cô dành cho Chúa lớn lao đến nỗi Ngài quên mà không còn nhớ đến tội lỗi của nàng nữa. Cũng như sau khi sống lại, Ngài đã không nói gì với Phêrô về tội lỗi quá khứ, về những bội phản của ông, ngoại trừ Ngài chỉ hỏi ông có một câu: “Có yêu mến Thầy không.” (Ga 21:15). Từ đó chúng ta suy thêm ra rằng, đời sống tận hiến, theo Chúa sẽ được hóa giải hết, sẽ được tẩy trắng hết, và sẽ được đổi mới hết quá khứ chỉ với một tình yêu trọn vẹn, đầy đủ, không chia cắt.

     

    Tình yêu thánh hiến

     

    Trong đời sống tình cảm và trong tình trường, những ai đã có một lần yêu, một lần được yêu, và một lần đổ vỡ đều cảm thấy rõ ràng về sức mạnh, sức hấp dẫn và thu hút của tình yêu. Tình yêu dù đơn phương hay song phương, dù ở bất cứ tuổi tác nào, nó vẫn luôn là một điều huyền nhiệm, khó diễn tả. Diễm Tình Ca đã diễn tả sức mạnh của nó như tử thần, dữ dội như âm phủ, và đốt cháy như ngọn lửa thiêng:  

     

    “Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh,

    Như chiếc ấn trên cánh tay anh.

    Phải, tình yêu mãnh liệt như tử thần,

    Cơn đam mê dữ dội như âm phủ.

    Lửa tình là ngọn lửa bừng cháy,

    Một ngọn lửa thần thiêng.” (Diễm Ca 8:6)

     

    Và đó cũng là hình ảnh của khiết tịnh. Chỉ có tình yêu, đôi tình nhân mới có khả năng hy sinh, tận hiến hoàn toàn cho nhau. Chỉ có tình yêu, người tu hành mới có khả năng gìn giữ sự thanh khiết, trinh trong cho Đấng mình yêu mến, và cho lý tưởng tận hiến.

     

    Trên một ghế đá công viên, hay dưới hàng cây bên một đồi chiều gió hiu hiu thổi, hai người tình nhân ngồi bên nhau họ làm gì và họ nói gì? Có khi không làm gì mà chỉ cần bốn mắt nhìn nhau. Có khi không nói gì mà chỉ để nghe tiếng con tim thổn thức, hòa nhịp đập yêu thương. Cứ như vậy họ có thể ngồi bên nhau cả hàng giờ mà không cần biết những gì đang xảy ra chung quanh. Hình ảnh này cũng là hình ảnh của các linh hồn yêu mến khi họ một mình trong một góc giáo đường, chăm chú nhìn lên Chúa trong Nhà Tạm, hoặc trên Thánh Giá. Trong những lúc như vậy, cả Chúa và linh hồn đều không nói gì? Và cũng không làm gì? Tuy vậy, trong từng nhịp đập của con tim, Chúa và linh hồn đều cảm thấy say đắm, ngất ngây…

     

    Từ góc độ tình yêu, khi hai người yêu nhau và thực sự trao hiến thân xác, tình cảm và tâm hồn cho nhau. Chỉ như có vậy, họ mới hòa tan và biến mất vào nhau. Đó là sự trao tặng của tình yêu. Và nó cũng nói lên giá trị trinh khiết, thanh khiết trong tình yêu mà Chúa và linh hồn trao cho nhau. Sự trinh khiết của tình yêu, của lòng mến, và của khát khao được chiếm hữu, được hòa tan trong nhau.

     

    Trong đời sống tình cảm, khi người ta không yêu nhau thì việc chung tình, chung thủy và tận hiến cho nhau là chuyện viển vông, không thực tế, hoặc chỉ là hình thức, bôi bác. Ngoại tình hay mất đi sự thanh khiết tâm linh đến từ hai kẻ không yêu nhau, hoặc tình yêu của họ đã chết! Trinh khiết tâm hồn hay đồng trinh nước trời cũng mang một ý nghĩa tương tự.

     

    Nếu một linh mục, tu sỹ, hay nữ tu đánh mất lòng yêu mến Thiên Chúa, không còn chọn Chúa Giêsu là gia nghiệp, và không để mình thuộc về Ngài, họ rất dễ “ngoại tình”. Ngoại tình trong tư tưởng và ngoại tình theo nghĩa con người. Và điều này dễ hiểu, vì khi một linh hồn không có Chúa, thì những gì thuộc về trần gian, những ước mơ thế tục sẽ có mặt để thay thế.

    Đó là lý do tại sao Chúa đòi hỏi cách đặc biệt các linh hồn tận hiến, là phải: “Yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, và hết trí khôn.” (Mt 22: 37). Chỉ có tình yêu say đắm mới giữ linh hồn trong sự chung thủy. Và lửa tình yêu sẽ thiêu hủy đời sống tận hiến, biến nó thành của lễ toàn thiêu dâng lên Đấng mình yêu mến. 

     

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỜI TỚI - CAC THIÊN THẦN ĐẾN THĂM

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     



     
    THỈNH THOẢNG CÁC THIÊN THẦN ĐẾN THĂM VÀ ỦY LẠO CÁC LINH HỒN ĐAU KHỔ TRONG LUYỆN NGỤC
     
    Theo ý kiến chung của các Thánh: Thỉnh thoảng Chúa phán các Thiên thần xuống Luyện Ngục để viếng thăm và an ủi các Linh Hồn đau khổ.
    Trong những điều tiết lộ của thánh Brigita có nhản nhản truyện thuộc loại đó.
    Dì phước đáng kính Paola, thuộc dòng thánh Catarina ở Ý, hết lòng sùng kính các Đẳng Linh hồn, nên được thưởng những thị kiến kỳ diệu.
    Ngày kia, Dì cầu nguyện cho các Linh Hồn đó và được dẫn bằng tâm trí đến Luyện Ngục.
    Dì thấy một số đông ngụp lặn trong biển lửa hừng hực thiêu đốt. Gần đó Đấng Cứu Thế, có Thiên Thần tháp tùng, chỉ định một vài Linh Hồn được lên trời.
    Các Linh Hồn đó bay lên với niềm hoan lạc khôn tả.
    Thấy vậy Paula trình: “Lạy Chúa, tại sao Chúa tuyển lựa như vậy giữa đám đông bất hạnh”.
    Ta giải thoát những người khi còn sống đã làm những việc bác ái và thương xót lớn lao. Bởi vì Ta đã nói người hay thương xót sẽ được xót thương.
    Dì Paola có thói quen cầu nguyện với Đức Mẹ cho kẻ chết, ngày thứ bảy là ngày dâng kính Đức Trinh Nữ. Ngày thứ bảy kia, Dì lại được ngất trí và được đưa tới Luyện Ngục. Nhưng Dì kinh ngạc xiết bao khi thấy Luyện Ngục biến thành Thiên Đàng đầy hoan lạc đầy ánh sáng. Đang khi Dì tự hỏi lý do sự biến đổi may mắn đó, Dì thấy Đức Mẹ có muôn vàn Thiên Thần chầu kính Ngài. Thấy vậy, Dì hết sức vui mừng nhưng động lòng trắc ẩn đối với những Linh Hồn không được chọn, và phải tiếp tục quằn quại trong đau khổ tùy tội trạng mình đã phạm.
    Dì Paola thường thấy các Thiên Thần xuống Luyện Ngục để an ủi các Linh
    Hồn. Hơn nữa, Dì nghe các Thiên Thần cầu khẩn thiết tha với Chúa cho họ nữa. Trong phước viện thánh Catarina có một tập quán đạo đức là đọc kinh chiều cho kẻ chết trước khi đi ngủ. Như vậy là các nữ tu sĩ muốn đem sự an nghỉ cho các Linh Hồn khốn khổ trước khi họ đi nghỉ.
    Một tối kia, các Dì bận việc khẩn cấp, không đọc được kinh văn khóa cho kẻ chết đó. Chúa cử một phái đoàn Thiên Thần xuống nhà nguyện để tụng thế cho họ.
    Dì Paola, đang cầu nguyện trong phòng mình, nghe hát bản kinh kỳ hảo: ngạc nhiên Dì mở của và thấy một toán Thiên Thần, đông bằng số nữ tu, để chứng minh các Thiên Sứ đến cầu nguyện thế các dì phước. Vì việc cầu xin cho các Đẳng Linh Hồn được siêu thoát hết sức quan trọng và khẩn cấp.
    III. CÁC ĐẲNG LINH HỒN TUÂN LỆNH HÀNG GIÁO PHẨM
    Đọc Kinh Thánh, ta thấy Chúa dùng những kẻ chết để dạy những người dốt, cứu giúp những người túng quẫn, và đưa các tội nhân đến việc tuân giữ Luật Chúa.
    Gotha Giám mục Hano (Hanovre) miền Tây Bắc Đức, có những con chiên đầy tội ác và gây biết bao gương mù gương xấu.
    Ngài tận lực dùng những phương thức tuyệt hảo để đưa họ về chính lộ, nhưng vô hiệu.
    Ngài buộc lòng dứt phép thông công những người bất trị đó. Bị án này, họ không được vào nhà thờ.
    Nhưng ngày hôm sau, khi Đức Cha bước lên bàn thờ, những tên bạo gan nhất cũng vào như thường.
    Thánh Gotha nhìn họ và lớn tiếng truyền:
    “Nhân Danh Đức Thánh Linh, Ta truyền cho tất cả những người bị tuyệt thông, phải rời gấp chốn thánh họ đang xúc phạm”.
    Họ không nhúc nhích.
    Nhưng bỗng chốc nhiều mộ trong nhà thờ mở ra, nhiều kẻ chết sống lại và ra khỏi thánh đường, như lệnh đó được truyền cho họ.
    Thấy vậy, các tội nhân chạy trốn, vì khiếp sợ bài học kỳ lạ đó. Bởi vì có nhiều người bị vạ tuyệt thông, khi chết cũng được chôn trong nơi thánh mà người chôn cất không biết thực trạng của họ, tuy nhiên, họ không phải sa Hỏa
    ngục, vì khi chết họ đã ăn năn tội cách trọn.
    Thánh Giám Mục cũng hết sức kinh ngạc trước sự lạ đó. Khi lễ xong, Ngài ra xem tự sự.
    Các kẻ chết sống lại chờ Ngài ở cửa nhà thờ, trong vị thế rất nghiêm cung.
    Bấy giờ Đức Giám Mục ngỏ lời với họ trước cộng đoàn giáo dân, khen ngợi đã hành động khi được Chúa ban phép và thêm:
    “Được thẩm quyền Chúa ban, Ta cất vạ tuyệt thông các con đã chịu Nhân Danh Đức Chúa Thánh Thần, để các con được vào Thiên Đàng không còn trở ngại nữa.
    Thân xác chúng con hãy trở về bình an trong mộ để chờ ngày chung thẩm.”
    Các người chết gỗi quỳ, tay chắp, đầu cúi, liền đứng dậy tái nhập âm phần.
    LỜI NGUYỆN
    Lạy Chúa, chúng con tin chắc có Luyện Ngục.
    Tha thiết xin Chúa ban cho chúng con ý thức cao độ việc cứu trợ các Đẳng Linh Hồn là hết sức quan trọng và khẩn thiết để chúng con đừng bao giờ quên lãng.